Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO

Phần I – ĐÁNH GIÁ VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM.

1.1.Khái quát về cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán

cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một

khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập

khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược

lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch

đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập

khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại

nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ

tăng lên và ngược lại. này cũng tăng.

Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu

của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và

thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi

xuất khẩu là yếu tố tự định.

Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối

giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền

của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng

xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên

sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.

Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất

lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm và các giải pháp kiềm

chế nhập siêu năm 2009 Thứ Ba, ngày 10/02/2009

Đánh giá 2010

1.Cán Cân Thương Mại Việt Nam Tiếp Tục Bị Thâm Thủng,

Về kinh tế, theo báo cáo mới nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, thâm thủng trong cán

cân thương mại của Việt Nam lên đến 30% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ hồi

năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2009, nhập siêu của Việt Nam là 6.45 tỷ đôla. Trong 9 tháng

đầu năm nay 2010, thâm thủng lên đến 8.5 tỷ theo thẩm định của cơ quan thống kê. Trong thời

gian này, Việt Nam xuất cảng 51.5 tỷ đô la hàng hóa nhưng phải nhập khẩu đến 60 tỷ đôla.

Theo giải thích của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thâm thủng gia tăng là do tăng nhu cầu nhập cảngmáy móc để sản xuất đến 11.6%. Một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ của Việt Nam là dầu

khí, thế nhưng Việt Nam đã phải chi ra đến 4.9 tỷ đôla để sản xuất dầu hỏa nhưng chỉ thu vào

được 3.7 tỷ đôla tiền bán dầu thô trong 9 tháng đầu năm nay. Để thúc đẩy xuất khẩu và chống

thâm thủng mậu dịch, tháng 8 vừa qua Ngân hàng nhà nước phá giá đồng bạc Việt Nam 2.1%

nhưng kết quả không mấy khả quan trong việc kích thích kinh tế.

Cũng trong 9 tháng đầu năm nay vật giá đã tăng 8.6%. Trong một tin khác, trong bản báo cáo

cập nhật về triển vọng phát triển châu Á năm 2010 công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu

Á gọi tắt là ADB, đã đánh giá lạc quan hơn về tăng trưởng của châu Á, trong đó có Việt Nam.

Từ mức 6.5% dự báo vào tháng 4 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được điều

chỉnh lên thành 6.7% cho năm nay và 7% cho năm 2011.

Đồng thời ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam từ 10% xuống còn 8.5% cho năm

2010 và 7.5% cho năm tới. Tuy nhiên trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không còn là nước

có tăng trưởng nhanh nhất, bị xếp sau Singapore, Lào, Thái Lan và Mã Lai. Mức dự trữ ngoại tệ

của Việt Nam, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, chỉ đạt khoảng 13.5 tỷ đô-la tính đến cuối

tháng 6, tương đương gần 10 tuần nhập cảng hàng hóa và dịch vụ, thấp hơn mức 14.1 tỷ đô-la

vào cuối năm 2009.

ADB cũng lo ngại trước tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn ở mức đáng kể, trong

lúc tỷ lệ lạm phát tiếp tục khá cao. Trong bối cảnh người dân Việt Nam vẫn tung tiền đồng ra để

mua vàng và đô-la Mỹ, giá trị đồng bạc Việt Nam tiếp tục bị giảm.

pdf 15 trang chauphong 19/08/2022 10640
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO

Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 
Đề tài 5: 
Đánh giá về cán cân thương mại của Việt 
Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những 
khó khăn thách thức khi là thành viên 
của WTO 
 Phần I – ĐÁNH GIÁ VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 
VIỆT NAM. 
1.1.Khái quát về cán cân thương mại 
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán 
cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một 
khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập 
khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược 
lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch 
đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 
Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập 
khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại 
nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ 
tăng lên và ngược lại. này cũng tăng. 
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu 
của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và 
thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi 
xuất khẩu là yếu tố tự định. 
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối 
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền 
của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng 
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên 
sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. 
Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất 
lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm và các giải pháp kiềm 
chế nhập siêu năm 2009 Thứ Ba, ngày 10/02/2009 
Đánh giá 2010 
1.Cán Cân Thương Mại Việt Nam Tiếp Tục Bị Thâm Thủng, 
Về kinh tế, theo báo cáo mới nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, thâm thủng trong cán 
cân thương mại của Việt Nam lên đến 30% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ hồi 
năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2009, nhập siêu của Việt Nam là 6.45 tỷ đôla. Trong 9 tháng 
đầu năm nay 2010, thâm thủng lên đến 8.5 tỷ theo thẩm định của cơ quan thống kê. Trong thời 
gian này, Việt Nam xuất cảng 51.5 tỷ đô la hàng hóa nhưng phải nhập khẩu đến 60 tỷ đôla. 
Theo giải thích của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thâm thủng gia tăng là do tăng nhu cầu nhập cảng 
máy móc để sản xuất đến 11.6%. Một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ của Việt Nam là dầu 
khí, thế nhưng Việt Nam đã phải chi ra đến 4.9 tỷ đôla để sản xuất dầu hỏa nhưng chỉ thu vào 
được 3.7 tỷ đôla tiền bán dầu thô trong 9 tháng đầu năm nay. Để thúc đẩy xuất khẩu và chống 
thâm thủng mậu dịch, tháng 8 vừa qua Ngân hàng nhà nước phá giá đồng bạc Việt Nam 2.1% 
nhưng kết quả không mấy khả quan trong việc kích thích kinh tế. 
Cũng trong 9 tháng đầu năm nay vật giá đã tăng 8.6%. Trong một tin khác, trong bản báo cáo 
cập nhật về triển vọng phát triển châu Á năm 2010 công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu 
Á gọi tắt là ADB, đã đánh giá lạc quan hơn về tăng trưởng của châu Á, trong đó có Việt Nam. 
Từ mức 6.5% dự báo vào tháng 4 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được điều 
chỉnh lên thành 6.7% cho năm nay và 7% cho năm 2011. 
Đồng thời ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam từ 10% xuống còn 8.5% cho năm 
2010 và 7.5% cho năm tới. Tuy nhiên trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không còn là nước 
có tăng trưởng nhanh nhất, bị xếp sau Singapore, Lào, Thái Lan và Mã Lai. Mức dự trữ ngoại tệ 
của Việt Nam, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, chỉ đạt khoảng 13.5 tỷ đô-la tính đến cuối 
tháng 6, tương đương gần 10 tuần nhập cảng hàng hóa và dịch vụ, thấp hơn mức 14.1 tỷ đô-la 
vào cuối năm 2009. 
ADB cũng lo ngại trước tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn ở mức đáng kể, trong 
lúc tỷ lệ lạm phát tiếp tục khá cao. Trong bối cảnh người dân Việt Nam vẫn tung tiền đồng ra để 
mua vàng và đô-la Mỹ, giá trị đồng bạc Việt Nam tiếp tục bị giảm. 
2. Nền kinh tế đang phục hồi và thể hiện rõ sự ổn định, dẫn tới việc gia tăng cả về kim 
ngạch xuất khẩu (KNXK) và nhập khẩu (XK). Tuy vậy, vấn đề đặt ra là cần quan tâm thỏa 
đáng và khống chế mức nhập siêu thế nào như đã đề ra trong năm kế hoạch 2010... để 
hướng tới mục tiêu cân bằng cán cân thương mại. 
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty May Việt Tiến. Ảnh: Hà 
Thái 
Xuất khẩu đã lấy lại phong độ 
KNXK của cả nước tháng 4 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng 3, trong đó XK của 
các doanh nghiệp (DN) trong nước đạt 2,61 tỷ USD, tăng 6,1%. So với tháng 4-2009 (là tháng 
khó khăn nhất của XK Việt Nam), KNXK tháng 4 năm nay tăng 33,5%. Xét theo nhóm hàng, 
nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tăng 17,8%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng 4,0%; 
nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 39,7%. Tính chung, KNXK 4 tháng đạt 20,16 tỷ USD, 
tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng mừng, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 10,32 tỷ 
USD, tăng 12,7% và là mức tăng cao nhất trong số các nhóm hàng. Thực tế này cho thấy, trình 
độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cải thiện, cơ cấu hàng XK dần thay đổi về chất, theo 
hướng hiện đại, gia tăng tỷ trọng và hàm lượng chế biến trong hàng hóa XK, mang lại giá trị gia 
tăng cao hơn tính trên từng đầu sản phẩm. Hiện đã có 6 mặt hàng có KNXK hơn 1 tỷ USD là 
thủy sản, gạo, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép. Cụ thể, thủy sản đạt kim ngạch 
1,28 tỷ USD, gạo: 1,12 tỷ USD, dầu thô: 1,78 tỷ USD, sản phẩm gỗ: 1 tỷ USD, dệt may: 3,04 tỷ 
USD, da giày: 1,36 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng 
XK, như than đá đạt 485 triệu USD (tăng 27,8%); linh kiện điện tử ước đạt 0,99 tỷ USD (tăng 
39,1%); máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 0,9 tỷ USD (tăng 78,4%); dây và cáp điện và phương tiện 
vận tải và phụ tùng hơn 2 lần. Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm, như sắn và sản phẩm sắn giảm 
52,4% về lượng và 12,9% về kim ngạch; cà phê giảm 16,1% về lượng và 22,7% về kim ngạch 
(tương đương 193 triệu USD). Đáng chú ý là, giá nhiều mặt hàng XK tăng trên thị trường thế 
giới đã đóng góp đáng kể vào KNXK, như giá hạt điều tăng 16,3%, chè các loại tăng 5,5%, hạt 
tiêu: 28,7%, gạo: 15,2%, sắn và sản phẩm từ sắn: 83,4%, than đá: 44,9%, dầu thô: 72,1%, cao su: 
96,5%. Tính chung, sự tăng giá này góp phần tăng thêm khoảng 1,45 tỷ USD trong tổng KNXK. 
Tốc độ tăng trưởng KNXK tháng 4 và bốn tháng vào một số thị trường chính như châu Á tăng 
lần lượt so với cùng kỳ năm ngoái là 42,4% và tăng 37,8%; EU tăng 11,3% và tăng 5,5%; Hoa 
Kỳ tăng 22,3% và tăng 22,6%; Trung Quốc tăng 62,3% và tăng 54,6%. . 
Cảnh báo mất cân bằng cán cân thương mại 
 KNNK tháng 4 ước 6,95 tỷ USD, tăng 3% so với tháng 3 và tăng 25% so với tháng 4-
2009, trong đó NK của các DN trong nước ước đạt 4 tỷ USD, tăng 10,7%; nhưng DN có vốn đầu 
tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 2,95 tỷ USD, tăng 51,5%. Tính chung bốn tháng, KNNK đạt 24,8 tỷ 
USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Trong đó NK của các DN trong nước đạt 14,56 tỷ USD, tăng 
23,4%, NK của các DN có vốn ĐTNN ước đạt gần 10,25 tỷ USD, tăng 55,6%. Điều này cho 
thấy, hoạt động sản xuất đã phục hồi và kéo theo nhu cầu NK phục vụ sản xuất của DN tăng trở 
lại. Xét theo nhóm hàng, thì nhóm hàng cần thiết NK bốn tháng ước đạt 19,24 tỷ USD (tăng 
31,5% so với cùng kỳ); nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 2,91 tỷ USD (tăng 58,8% so với 
cùng kỳ); nhóm hàng hạn chế NK ước đạt 2,66 tỷ USD (tăng 44,5% so với cùng kỳ)... 
Cũng như XK, giá nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những 
nguyên nhân khiến KNNK tăng cao. Trong đó giá xăng dầu các loại tăng 55,8%, khí đốt hóa 
lỏng: 50,8%, chất dẻo nguyên liệu: 45,5%, sợi các loại: 34,3%, phôi thép: 19,7%, kim loại 
thường: 56%... Yếu tố tăng giá của các mặt hàng này làm KNNK tăng thêm hơn 1,8 tỷ USD. 
Giá trị nhập siêu bốn tháng đầu năm đạt hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 23,1% KNXK. Đáng lưu ý là 
nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 75,4% tổng mức nhập siêu của cả nước. Bộ Công 
thương đánh giá, nhìn chung mức nhập siêu vẫn đáng báo động, có thể gây mất ổn định cho nền 
kinh tế. Do vậy, để khống chế được tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cả năm dưới mức 20% như kế 
hoạch, giải pháp trước mắt cần làm là kiểm tra chặt chẽ việc NK các nhóm hàng cần kiểm soát, 
nhất là nhóm hàng cần hạn chế NK. Các chuyên gia khuyến cáo, ngành chức năng phải theo dõi, 
khống chế những mặt hàng có KNNK lớn, các mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh trong thời gian 
gần đây, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (như sắt, thép các loại, phân bón, một số loại 
máy móc thiết bị phụ tùng...). Đồng thời, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại nhằm tìm thị 
trường mới; đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh XK, kiểm soát NK; theo dõi sát 
diễn biến thị trường trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, tránh nhập hàng 
xa xỉ hoặc chưa cần thiết. 
3.Tình hình cán cân thanh toán năm 2010 
Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế 
hoạch phát triển 2011, được Chính phủ công bố ngày 17/10 vừa qua. 
Trước đó, con số này cũng đã được đề cập trong một báo cùng tên của Bộ Kế hoạch và Đầu 
tư trình lên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, ngày 30-31/8. Về cơ bản, tình hình 
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA... không có sự khác biệt nhiều giữa hai báo cáo. 
 Các con số đáng chú ý là đầu tư nước ngoài vẫn được giữ ở mức dự báo trước, ước đạt 
171,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 tỷ USD (không bao gồm phần đóng góp trong 
nước), bằng 21,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng gần 28% so với năm 2009. 
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA cả năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD (vốn vay là 3,2 tỷ USD, 
viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD), trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân 
nhanh. 
 Tuy nhiên, nhập siêu năm 2010 được dự báo khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim 
ngạch xuất khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt 
68 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD. 
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội ngày 18/10 tỏ ra lo lắng về tình hình thâm 
hụt thương mại tăng cao. 
Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 
tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại 
quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%. 
“Đây là yếu t ... hành viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức 
đưa ra những cam kết thấp. 
2.2..2.Bất lợi của người đi sau 
 Việc gia nhập WTO sau 148 nước, trong đó có những nước tiềm năng xuất khẩu lớn như 
Thái Lan, Trung Quốc càng làm tăng sự bất lợi của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở thành 
thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạnh 
tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ. Việt Nam và 
Trung Quốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàng xuất khẩu. 
Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung Quốc, đó là hàng dệt may, 
giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có mục tiêu là xuất sang các 
thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. Là thành viên của WTO, Trung Quốc được hưởng những 
mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay 
gắt. 
2.2.3.Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển 
 Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng. Nhiều nước đang phát triển có 
cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụ tương tự như chúng ta, nhưng 
họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng một số ưu đãi. Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh 
với các nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU Để 
duy trì lợi thế cạnh tranh, các nước này không muốn chúng ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ 
khi chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, trong quá trình đàm phán đa phương và song phương, Việt 
Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc 
gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải 
thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng. 
 Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các nước đã phát triển, nhất là 
trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Việt Nam mong muốn giữ nguyên mức 
trợ cấp xuất khẩu như hiện nay và dần dần giảm xuống phù hợp với các điều khoản của WTO. 
Thế nhưng, tại một số nước phát triển, nông sản vẫn tiếp tục được trợ giá và rõ ràng hàng nông 
sản Việt Nam xuất sang các nước phát triển sẽ khó cạnh tranh được với hàng nông sản nội địa 
vốn vẫn đang được các nước này bảo hộ. 
2.2..4.Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết 
 Để tham gia WTO, Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luật pháp đáp ứng điều 
kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túc thực hiện cam kết đó. Để đáp ứng các yêu 
cầu trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra Chương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với 
hai phần: luật phục vụ nghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc) như: Luật Cạnh tranh; 
Luật Thương mại; Luật Đầu tư (không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước); Sở hữu trí tuệ, 
Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi và luật về quyền của nước thành viên (không bắt buộc) như 
Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp Việt Nam hứa sẽ tuân thủ các cam kết 
của mình ngay sau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luật 
hiện hành. Tuy vậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nước rất cao trong khi hệ 
thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mới được thông qua, hoặc mới ban hành 
nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn. 
 Theo Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của 
WTO, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn 
mác hàng hóa rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn 
cắp bản quyền, mẫu mã vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên 
làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường 
thế giới. 
III, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 
 3.1. Cơ hội 
¾ Tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước thành viên, mở rộng thị trường 
xuất khẩu 
¾ Cơ hội cải thiện môi trường kinh doanh : phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế 
trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất, công 
nghệ quản lý, rút ngắn khoảng cách phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 
¾ Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác : nghĩa là có 
tiếng nói trong thị trường thương mại thế giới, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật 
tự kinh tế mới công bằng và hợp lý hơn, và có thể bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp cũng 
như đất nước mình. 
¾ Là cơ hội để chúng ta có thể thúc đẩy quá trình cải cách của ta đồng bộ hơn hiệu quả hơn. 
¾ Cơ hội cho Việt Nam có thể nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 
3.2 Thách thức 
3.2.1.Về sức ép cạnh tranh: 
Khi gia nhập vào tổ chức WTO, các thành viên phải tiến hành tiến trình giảm thuế, cắt 
giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ,Cùng với quá trình 
hội nhập, VN sẽ phải thực hiện mở cửa dẫn đến việc hàng loạt các mặt hàng từ các nước đổ vào 
tràn ngập thị trường Việt Nam. Chính những điều đó khiến môi trường kinh doanh ở nước ta 
ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, 
nhất là đối với những doanh nghiệp nhà nước đã quen với “bầu vú cao cấp” của nhà nước. Hơn 
thế nữa, đây là cuộc cạnh tranh diển ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” mạnh hơn, trên bình diện 
rộng hơn,sâu hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức 
này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua 
trên con đường hướng tới kết quả phồn vinh. Dù có không gia nhập WTO thì thách thức này sớm 
muộn cũng sẽ đến. 
 Đặc biệt, hai lĩnh vực chủ lực của Việt Nam là nông nghiệp và dệt may cũng phải đối đầu 
với những khó khăn khi VN gia nhập WTO. Thị trường nông nghiệp của các nước phát triển vẫn 
được bảo hộ cao , sự duy trì các biện pháp trợ cấp được ngụy trang khéo; thị trường dệt may vẫn 
chịu sự chi phối của các hạn ngạch và thời gian xóa bỏ các hạnh ngạch là rất dài. Các nước WTO 
sẽ sử dụng những quy định chặt chẽ hơn về trợ cấp xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu với hành 
nông sản. điều này gây khó khăn không nhỏ cho VN bởi ta đang trợ cấp XK 4 mặt hàng: gạo, 
café, thịt lợn, rau quả đóng hộp và đang mở rộng sang những mặt hàng khác. Mà hệ thống 
thương mại thế giới dưới sự điều chỉnh của WTO, dường như thiên về thực hiện các thỏa thuận 
dựa trên cơ sở “có đi có lại”. Điều này hạn chế rất nhiều sự phát triền kinh tế của các nước thành 
viên đang phát triển khi điều kiện kinh tế của họ còn kém hơn nhiều so với cá nước phát triển. 
Việt Nam nằm trong số những Quốc Gia chịu sức ép cạnh tranh lớn như vậy. 
3.2.2. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 
Một trong những hệ quả tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc tế là chuyển dịch 
cơ cấu và bố trí nguồn lực. dưới sức ép cạnh tranh 1 ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ 
phải mất đi để nhường chỗ cho 1 ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều 
rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách 
thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng 
thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải 
pháp an ninh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn. 
3.2.3. Thách thức của việc hoàn thành thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia 
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lí liên quan đến kinh tế thương 
mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết phải liên tục hoàn 
thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo 1 môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng 
khi hội nhập. Sau đó phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động 
và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quy định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố 
trí nguồn lực. Cuối cùng những cam kết mở cửa thị trường của ta là cam kết theo lộ trình nên tiến 
trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài. 
 Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa. Đây là thách thức to lớn đối 
với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải 
có sự thay đổi theo hướng công khai nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính 
vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, khắc phục “sức ỳ” của tư duy và khắc 
phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy, 
sẽ không thể tận dụng được cơ hội do WTO mang lại. 
3.2.4. Thách thức về mặt xã hội 
 Trên thế giới sự phân phối lợi ích của tòn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền 
kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ích ít hơn. Ở mỗi Quốc Gia, sự phân phối lợi ích cũng 
không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực 
của toàn cầu hóa, nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thật nghiệp sẽ tăng 
lên phân hóa giàu nghèo trong XH sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và 
an sinh xã hội đúng đắn phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng:”tăng cường 
kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước 
phát triển. 
 Bên cạnh đó hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, 
giữ gìn trật tự XH bảo vệ an ninh QG giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc chống lại lối sống thực dụng tha hóa về mặt đạo đức. 
3.2.5. Thách thức về nguồn nhân lực 
 Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các 
nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, 
kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là một khó khăn không nhỏ, tạo 
thách thức lớn đối với nguồn nhân lực nước nhà. 
 Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo 
dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên 
cạnh quan tâm về mặt chủ trương cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ trung 
ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của 
ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở có sự tham gia của các yếu tố 
nước ngoài. Nếu không có sự cân bằng từ bây giờ thách thức này sẽ chuyển thành khó khăn dài 
hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra , để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và 
tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cần phải 
có một đội ngũ cán bộ thông thạo quy định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm 
phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập ta đã từng bước xây dựng đội ngũ này nhưng vẫn 
còn thiếu. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_ve_can_can_thuong_mai_cua_viet_nam_nhung_thu.pdf