Chuyên đề Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam

2. Phương pháp dựa trên CPI mới:

Phương pháp mới cũng tương tự như công thức tính chỉ số giá tiêu dùng

đã đề cập ở trên, nhưng điểm khác biệt là ở chổ thay vì so sánh với tháng 12

năm trước thì bây giờ ta so sánh với cùng kỳ năm trước. Lấy trung bình các chỉ

số này đến kỳ nghiên cứu

Ví dụ: chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2007 sẽ là sự thay đổi trong chỉ số

giá tiêu dùng của 11 tháng đầu năm 2007 so với 11 tháng đầu năm 2006 (thay

vì là sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2007 so với tháng 12/2006

theo cách cũ)

Dưới đây là số liệu mới nhất của tổng cục thống kê về chỉ số giá tiêu

dùng tháng 11/2007 được tính theo phương pháp mới.

pdf 13 trang chauphong 19/08/2022 10780
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam

Chuyên đề Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA SAU ĐẠI HỌC 
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 
Chuyên đề 3 
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 
Ở VIỆT NAM 
Câu 1: Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: cách đo lường, nguyên nhân, biện 
pháp 
I. Các phương pháp tính lạm phát 
1. Phương pháp dựa trên CPI cũ 
a. Chỉ số giá tiêu dùng: 
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự thay đổi về giá cả của các loại hàng hóa 
dịch vụ ở kỳ nghiên cứu so với kỳ so sánh 
Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo công thức sau đây 
100100
0
1
0
1 x
p
pDx
pq
pq
CPI
i
i
i
óioi
ioi ∑∑
∑ == 
Trong đó: 
 CPI : chỉ số giá tiêu dùng 
 P1 : giá kỳ báo cáo 
 D0 : quyền số cố định kỳ gốc 
 1 : kỳ báo cáo; 0: kỳ gốc 
 ∑= 00 000 pq
pqD 
Hiện nay chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam được tính theo từng tháng và 
được tổng cục thống kê công bố hàng tháng 
Dưới đây là bảng thống kê chỉ số giá tiêu dùng của tháng 11 năm 2007 
(Xem trang tiếp)
 Chỉ số giá tháng 11 năm 2007 so với 
Kỳ gốc 
năm 2005 
Tháng 11 
năm 2006 
Tháng 12 
năm 2006 
Tháng 10 
năm 2007 
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 118.39 110.01 109.45 101.23 
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn 
uống 124.99 114.89 114.08 102.06 
 Trong đó: 1- Lương thực 129.55 114.74 112.06 102.66 
 2-Thực phẩm 123.7 115.9 115.73 101.95 
II. Đồ uống và thuốc lá 113.74 105.29 105.38 100.4 
III. May mặc, mũ nón, giầy 
dép 112.44 106.21 105.47 100.4 
IV. Nhà ở và vật liệu xây 
dựng 123.07 114.01 113.4 101.87 
V. Thiết bị và đồ dùng gia 
đình 112.68 105.4 104.67 100.2 
VI. Dược phẩm, y tế 112.42 106.6 106.4 100.32 
VII. Phương tiện đi lại, bưu 
điện 110.93 102.85 102.77 100.02 
 Trong đó: Bưu chính viễn 
thông 93.05 97.15 97.2 99.46 
VIII. Giáo dục 107.85 101.94 101.89 100.06 
IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 105.59 101.57 101.39 99.9 
X. Đồ dùng và dịch vụ khác 116.61 108.1 107.29 101.02 
Như ta đã thấy chỉ số giá tiêu dùng của tháng 11/2007 được tính bằng 
nhiều cách trong đó kỳ so sánh có thể là: 
• Kỳ gốc là năm 2005 
• Cùng kỳ năm trước 
• Tháng 12 năm trước 
• Tháng trước 
Vậy ta thấy giá tiêu dùng của tháng 11 so với mức giá của tháng 12/2006 
tăng 9.45% 
Tiếp theo đây ta sẽ tìm hiểu cách tính chỉ số giá tiêu dùng theo phương 
pháp mới 
b. Chỉ số lạm phát: 
Được tính theo công thức 
%100%
1
1 x
CPI
CPTCPI
LP
t
tt
−
−−= 
Trong đó: 
%LP là tỷ lệ lạm phát 
CPIt là chỉ số giá tiêu dùng kỳ t 
CPIt-1 là chỉ số giá tiêu dùng kỳ t-1 
2. Phương pháp dựa trên CPI mới: 
Phương pháp mới cũng tương tự như công thức tính chỉ số giá tiêu dùng 
đã đề cập ở trên, nhưng điểm khác biệt là ở chổ thay vì so sánh với tháng 12 
năm trước thì bây giờ ta so sánh với cùng kỳ năm trước. Lấy trung bình các chỉ 
số này đến kỳ nghiên cứu 
Ví dụ: chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2007 sẽ là sự thay đổi trong chỉ số 
giá tiêu dùng của 11 tháng đầu năm 2007 so với 11 tháng đầu năm 2006 (thay 
vì là sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2007 so với tháng 12/2006 
theo cách cũ) 
Dưới đây là số liệu mới nhất của tổng cục thống kê về chỉ số giá tiêu 
dùng tháng 11/2007 được tính theo phương pháp mới. 
Chỉ số giá 11 tháng đầu năm 2007 so với 
11 tháng đầu năm 2006 
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 107.92 
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn 
uống 110.51 
 Trong đó: 1- Lương thực 114.98 
 2- Thực phẩm 109.17 
II. Đồ uống và thuốc lá 105.95 
III. May mặc, mũ nón, giầy 
dép 106.10 
IV. Nhà ở và vật liệu xây 
dựng 110.48 
V. Thiết bị và đồ dùng gia 
đình 106.24 
VI. Dược phẩm, y tế 104.95 
VII. Phương tiện đi lại, bưu 
điện 103.28 
 Trong đó: Bưu chính viễn 
thông 97.26 
VIII. Giáo dục 103.42 
IX. Văn hoá, thể thao, giải trí 103.32 
X. Đồ dùng và dịch vụ khác 107.60 
Vậy chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm tháng 11/2007 tương ứng sẽ là 
7.92% (thay vì là 9.45% theo cách cũ) 
So sánh 2 phương pháp: 
90.00
95.00
100.00
105.00
110.00
115.00
120.00
Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov
Old method-base 12/06 Old method-base 2005 New methodology
Biểu đồ trên thể hiện chỉ số giá tiêu dùng qua các tháng trong năm 2007 
của 2 phương pháp mới và cũ. 
Ở đây xin được đưa ra 3 phương pháp tính CPI: 
• PP1: CPI theo cách cũ so với kỳ gốc là tháng 12/2006 (như đã đưa vì dụ 
ở trên) 
• PP2: CPI theo cách cũ theo kỳ gốc 2005 
• PP3: CPI theo cách mới 
Ta thấy CPI theo PP3 chỉ thật sự nhỏ hơn rõ rệt PP2, còn so với PP1, PP3 
chỉ thực sự nhỏ hơn ở 2 tháng gần đây 
Tiếp theo ta xét chỉ số lạm phát của 3 phương pháp tương ứng này. 
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov
Old method-base 12/06 Old method-base 2005 New methodology
Rõ ràng PP1 & PP2 có chỉ số lạm phát tương tự nhau trong khi PP thề 
hiện 1 chỉ số lạm phát ổn định và thấp hơn 2 phương pháp cũ. 
Chưa thể kết luận được phương pháp nào tốt hơn, nhưng ít ra ta có thể 
nhận thấy 1 điều rằng lạm phát đang tăng nhanh trong những tháng cuối năm. 
Năm 2007 là một năm mà Việt Nam đạt nhiều kỷ lục. Đầu tư trực tiếp 
của nước ngoài – FDI đạt tới con số hơn 15 tỉ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu 
vượt ngưỡng 100 tỉ USD, trong đó xuất khẩu 48 tỉ USD. tốc độ tăng trưởng 
kinh tế của năm 2007 được dự báo ở mức 8,5% cũng là một kỷ lục trong nhiều 
năm. 
Cùng với những thành tích trên, còn có một gia kỷ lục gia tăng chỉ sồ 
CPI. Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát năm 2007 co thể sẽ lên đến 2 con số. 
căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê ta có thể thấy vào cuối tháng 11 chỉ 
số giá tiêu dùng CPI đã bước đến mức tăng 9,45% so với năm 2006 và nếu 
trong tháng 12, tháng thường xuyên có mức tăng giá cao vì những những mua 
sắm cho những ngày lễ tết vào cuối năm cũ và đầu năm mới, cộng với việc tăng 
giá xăng dầu vào cuối tháng 11- lạm phát việt nam có thể vược ngưỡng 10%, 
một kỹ lục khác của nền kinh tế Việt nam trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 
XXI. 
II. Nguyên nhân lạm phát 
Do tác động của giá dầu thế giới có lúc chạm ngưởng 100USD/thùng là 
yếu tố gây nên một đợt triều cường giá cả kéo dài làm cho giá cả chung của các 
nhóm hàng tăng lên cao. Trong quý đầu năm nay, những nhóm hàng tăng 
nhanh nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (4,89%), lương thực thực phẩm 
(4,18%) và đồ uống, thuốc lá (3,46%).sự nóng lên của thị trường nhà đất cùng 
với những bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng của ngành nông nghiệp và chăn 
nuôi ở trong nước. 
Đóng góp nhiều nhất vào tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm 
là nhóm hàng lương thực, thực phẩm. theo cách tính của Tổng cục thống kê 
nhóm hàng này chiếm 42,8% trong chỉ số giá chung, mà nguyên nhân là do: 
- Ở các tỉnh phiá Bắc, tuy nguồn lương thực trong dân còn nhiều, 
nhưng do thời tiết, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, chi phí sản xuất tăng 
trong khi thời vụ kéo dài nên giá lương thực ở nhiều nơi tăng với mức tăng 
200-500/kg, gạo tẻ thường cũng tăng lên mức 5500-6500đồng/kg.Thêm vào đó 
nhu cầu nhập khẩu gạo từ các nước Châu á, trung Đông và Châu Phi tăng, 
trong khi nguồn cung giảm từ Việt Nam và ấn Độ sẽ khiến cho giá gạo tăng 
lên. 
- Đặc biệt nguồn lương thực đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong 
nước, nhưng do tình hình dịch bệnh lan tràn trên đàn gia súc, từ bệnh cúm gà 
đến bệnh lở mòm long móng, bệnh bò điên cho đến bệnh heo tai xanh, ảnh 
hưởng của bảo lũ cộng với nhu cầu cho dịp Tết đã tác động mạnh đến giá thực 
phẩm, nhất là những vùng bị lũ. Giá thực phẩm, rau quả, trái cây tăng cao do 
nguồn cung bị giảm mạnh. 
- Các ngành chế biến thuỷ hãỉ sản thì phải vật lộn với tình trạng thiếu 
nguyên liệu, giá xăng dầu, điện nước lại tăng àm cho khả năng cung ứng giảm, 
giá thành sản xuất tăng, dẫn đến giá cả tăng lên trong đó sốt nhất là thị trường 
bất động sản. 
- Cùng với sự gia tăng của giá dầu là giá vàng. Giá vàng có khi lên đến 
1.000USD/ lượng đã tác động không nhỏ đến giá cả các mặt hàng khác 
- Năm 2007, xuất khẩu của nước ta tăng mạnh (tăng 20% do với năm 
2006) khiến nền kinh tế nội điạ mất đi một lượng hàng hoá lớn và nhận về một 
khối lượng tiền lớn, tạo một áp lực tăng giá mạnh. Thêm vào đó, việc neo tỷ 
giá đồng Việt Nam vào USD, trong khi giá USD liên tục mất giá là một yếu tố 
thuận lợi cho việc xuất khẩu nhưng cũng khiến cho giá cả nhiều loại hàng hoá 
tăng lên trong mối tương quan so sánh với đồng Việt Nam. 
- Việc gia tăng đầu tư khiến cho giá cả các yếu tố đầu vào như lao 
động, nguyên vật liệu, tiền vốn đều gia tăng, một lượng tiền lớn được tung 
vào nền kinh tế trong khi phải chờ đợi đến một thời gian sau sản phẩm mới 
được sản xuất, dịch vụ mới được cung ứng cho người tiêu dùng. 
III. Giải pháp khắc phục 
Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã có chỉ đạo trong việc điều hành giá cả, 
chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện triệt để các biện pháp cấp bách 
kiềm chế tốc độ tăng giá. 
Về phương án lâu dài để ổn định giá các mặt hàng thực phẩm trong nước, 
nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Bộ NN-PTNT phải có quy hoạch đầu tư thật 
khoa học cho vùng nguyên liệu làm thức ăn gia súc. Theo phân tích của các 
chuyên gia, tuy VN xuất khẩu được 1 tỉ USD gạo nhưng cũng phải nhập khẩu 
gần 1 tỉ USD bột bắp, đậu nành... phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bình ổn 
giá, tức là phải đưa giá hàng hoá về giá trị thực, chống tăng giá quá mức. 
Đề nghị Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan theo dõi sát diễn 
biến giá cả, thị trường hàng hoá và tiền tệ đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc 
cho vay đầu tư chứng khoán, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống tín dụng, 
tiền tệ. 
Thực hiện lộ trình xoá bao cấp qua giá đối với các mặt hàng có tính theo 
sát thị trường thế giới nhằm hạn chế các tiêu cực làm méo mó giá cả, buôn lậu 
qua biên giới, tác động xấu đến ngân sách quốc gia. 
Để phát triển bền vững và kiềm chế lạm phát, vấn đề quan trọng là cải 
cách để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh lãng phí và chống tham nhũng để 
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 
Câu 2 : Các hình thức thất nhiệp chủ yếu ở Việt Nam hiện nay? Các giải 
pháp 
I . Các hình thức thất nghiệp chủ yếu ở VN hiện nay 
- Khái niệm về thất nghiệp: 
Đó là những người ở trong hạn tuổi lao động, có khả năng lao động, 
muốn lao động nhưng không tìm được việc làm. 
- Ở nước ta hiện nay có những hình thức thất nghiệp chủ yếu sau: 
a/ Thất nghiệp tạm thời: 
Hình thức này bao gồm những người tạm thời không có việc làm trong 
thời gian chuyển công tác hoặc chuyển chỗ ở. Hoặc thời gian chờ đến mùa vụ ở 
khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. 
Nguyên nhân : 
+ Do ảnh hưởng trực tiếp của tiến trình sắp xếp, bố trí, cổ phần hoá các 
doanh nghiệp hiện nay hoặc do Công ty giải thể, ngừng sản xuất và người lao 
động đang trong thời gian tìm việc làm mới. 
 + Do công tác đào tạo không đáp ứng yêu cầu thực tế. 
- Sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng là do thiếu một quy hoạch tổng 
thể. 
- Sự mất cân đối thứ hai là trong đào tạo ngành nghề. 
- Chưa chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn kịp thời 
b/ Thất nghiệp do cơ cấu: 
Đó là hình thức thất nghiệp do sự thay đổi về cơ cấu phát triển các ngành 
khác nhau trong nền kinh tế. 
 Nguyên nhân chủ yếu là do việc cơ cấu lại các ngành kinh tế, các vùng, 
các khu vực kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
 Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng là một trong những nguyên nhân 
gián tiếp tạo nên áp lực đối với các doanh nghiệp và từ đó làm gia tăng tỷ lệ 
thất nghiệp. 
II. Các biện pháp khắc phục thất nghiệp ở VN hiện nay 
a. Cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực hợp lý hơn nhằm đáp ứng 
nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Làm thế nào để khoảng cách giữa 
nhà trường, doanh nghiệp ngày càng ngắn hơn. 
b. Phát triển hơn nữa việc sử dụng, tuyển dụng, tạo công ăn việc làm cho 
phần lớn lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn bằng các ngành thủ công 
mây tre lá, thuỷ hải sản,  
c. Sắp xếp, bố trí cơ cấu kinh tế ngành, vùng, miền hợp lý hơn để tận dụng 
lợi thế so sánh về lực lượng lao động sẵn có. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu 
kinh tế khu vực nông thôn, đưa công nghệ sinh học vào phát triển khu vực kinh 
tế này. 
d. Có chính sách sử dụng lực lượng lao động dôi dư trong tiến trình sắp 
xếp, cơ cấu, bố trí lại các doanh nghiệp nhà nước. 
e. Tạo mọi điều kiện, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa. 
Đây chính là khu vực kinh tế giải quyết được nhiều công ăn việc làm trong giai 
đoạn hiện nay. 
f. Đẩy mạnh hơn nữa, tạo mọi điều kiện hơn nữa để thu hút nguồn vốn 
FDI. Đây cũng là khu vực giải quyết được nhiều công ăn việc làm. 
Câu 3 : Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, minh hoạ bằng số liệu ở 
quốc gia mà bạn lực chọn 
Quan điểm kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đã có 
nhiều thay đổi kể từ khi giáo sư Phillips phát hiện ra mối quan hệ thống kê giữa 
tỷ lệ thất nghiệp hàng năm và tỷ lệ lạm phát hàng năm ở nước Anh. 
Trước đây, vào những thập niên 1960, người ta tin rằng có sự đánh đổi 
giữa lạm phát và thất nghiệp. Điều này được biểu thị qua đường Phillips với 
hàm ý một tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đi kèm với một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 
và ngược lại. 
H1: Đường Phillips giản đơn 
thất nghiệp 
lạ
m
 p
há
t 
Ngày nay, đường Phillips giản đơn không còn phù hợp với thực tế. 
Những nghiên cứu của giáo sư Friedman (Nobel kinh tế năm 1976) và giáo sư 
Phelps (Nobel kinh tế năm 2006) chỉ ra rằng đường Phillips chỉ có ý nghĩa 
trong ngắn hạn. Theo Friedman: “Luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát 
và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài. Sự đánh đổi tạm thời 
không đánh đổi từ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, mà điều 
này nhìn chúng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng”. Còn Phelps thì cho 
rằng lạm phát không chỉ lệ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào dự tính 
của doanh nghiệp, của người lao động về khả năng tăng lên của giá cả, của mức 
lương. Cũng theo Phelps về dài hạn không có mối quan hệ giữa lạm phát và 
thất nghiệp, cân bằng trong thất nghiệp chỉ được định đoạt bởi các nhân tố từ 
thị trường lao động. 
Quan điểm mới về đường Phillips bao gồm đường Phillips ngắn hạn và 
đường Phillips dài hạn. 
Phương trình đại số đường Phillips có dạng: 
trong đó: 
- π: Lạm phát 
- πe: Lạm phát dự kiến 
- β: Tham số >0 
- ε: Cú sốc cung 
- u: Thất nghiệp 
- un: Thất nghiệp tự nhiên 
- (u-un): Thất nghiệp chu kỳ 
π = πe – β(u-un) + ε 
un
lạ
m
 p
há
t Đường Phillips 
dài hạn 
thất 
hiệ
πe + ε 
β 
1 
Đường Phillips 
ngắn hạn E
F
H2: Đường Phillips ngắn hạn và đường Philips dài hạn 
ƒ Đường Phlipps trong ngắn hạn có độ dốc âm, biểu thị mối quan hệ tỷ 
lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Các nhà hoạch định chính 
sách có thể chọn lấy một kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trên 
đường Phillips ngắn hạn này. 
ƒ Khi xảy ra một cú sốc cung bất lợi, đường Phillips sẽ dịch chuyển 
lên trên 
ƒ Trong dài hạn, đường Phillips thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự 
nhiên 
(2.00)
-
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00
Thất nghiệp
L
ạm
 p
há
t
Năm Tỷ lệ lạm 
phát 
Tỷ lệ 
thất 
nghiệp 
1990 8.1 7.0 
1991 6.7 8.6 
1992 4.7 9.8 
1993 3.0 10.5 
1994 2.3 9.7 
1995 2.9 8.8 
1996 3.0 8.3 
1997 2.8 7.2 
1998 2.6 6.2 
1999 2.3 6.1 
2000 2.1 5.6 
2001 2.1 4.9 
2002 2.2 5.2 
2003 2.8 5.0 
Bảng 1: Lạm phát và thất nghiệp ở Liên Hiệp Anh thời kỳ 1990 – 2003 
Nguồn: www.statistics.co.uk 
Năm Tỷ lệ lạm 
phát 
Tỷ lệ 
thất 
nghiệp 
1996 4.50 5.88 
1997 3.60 6.01 
1998 9.20 6.85 
1999 0.10 6.74 
2000 (0.60) 6.42 
2001 0.80 6.28 
2002 4.00 6.01 
2003 3.00 5.78 
2004 9.50 5.6 
2005 8.40 5.31 
2006 6.60 4.82 
Bảng 2: Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 1996 – 2006 
Nguồn: Tổng cục Thống Kê 
Thật khó có thể chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 
bằng những đồ thị giản đơn. 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0 2 4 6 8 10 12
Thất Nghiệp
L
ạm
 p
há
t

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_lam_phat_va_that_nghiep_o_viet_nam.pdf