Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm vừa qua và

đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua tăng trưởng nhanh gắn liền với giảm

tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, nhiều hạn chế được bộc lộ

như hiệu quả đầu tư thấp, hạ tầng kỹ thuật ngày càng bất cập so với mức độ và nhu cầu

phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; hệ thống pháp

luật và hành chính còn quá nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp; hệ thống an sinh xã hội còn mỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn những vấn đề xã hội

mới và ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại. Những hạn chế nêu trên cho thấy chất lượng

tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm qua còn

chưa cao.Dù suy giảm kinh tế từ năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài

chính thế giới, nhưng phần lớn những suy giảm vẫn là do nguyên nhân nội tại của nền

kinh tế. Vì thế, một câu hỏi ngày càng trở nên cấp thiết được đặt ra là trước những diễn

biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế toàn cầu và bối cạnh

tranh ngày một gay gắt hơn sau khủng hoảng, làm thế nào để tăng trưởng nhanh, bền

vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn

tới?

Từ năm 2009, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình theo cách

phân loại của Ngân hàng Thế giới. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, mở ra nhiều cơ

hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều nền

kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong số

đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc.Philippines là quốc gia điển hình

của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000

USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD

vượt lên hơn 2.000 USD/người.Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất

hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD.

Để quá trình phát triển không dừng lại ở mức thu nhập trung bình, hay tránh rơi vào

“bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam phải hoạch định con đường phát triển đất nước

theo hướng duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách bền vững. Đặc biệt, Việt Nam cần có

năng lực bao quát và tầm nhìn phát triển một cách phù hợp, triển khai hiệu quả các biện4

pháp thực hiện tầm nhìn ấy. Trên con đường ấy, có rất nhiều khó khăn, thách thức mà

Việt Nam cần phải vượt qua như mức độ ngày càng gay gắt của cạnh tranh trên thị trường

thế giới, tăng trưởng phải gắn lien với bền vững và bình đẳng xã hội; nâng cao năng lực

quản trị của nhà nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch; đẩy

mạnh việc đa dạng hóa thị trường vốn; tự do hóa thương mại dịch vụ; mở rộng các hệ

thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước chuyển

sang nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi cần phần nhìn nhận một cách toàn diện hơn

bản chất mô hình tăng trưởng ở nước ta, nhất là chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức

cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua để có đối sách kịp thời. Trong bối

cảnh đó, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở

các nước đang phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập

trung bình”, cũng như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh đối với một nước thu

nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực sự quan trọng.

Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài :

“Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển &

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.”

pdf 27 trang chauphong 20/08/2022 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1 
TIỂU LUẬN 
PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP 
TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 
2 
MỤC LỤC 
Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................2 
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................4 
Phần 3: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................5 
I. Khái quát hiện tượng “bẫy các nước thu nhập trung bình”.......................................3 
 1. Các quan niệm về hiện tượng “bẫy các nước thu nhập trung bình”...................5 
 2. Nguyên nhân tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”.........................6 
 3. Các giải pháp để thoát ra tình trạng “bẫy thu nhập trung bình” ..7 
 3.1 . Các giải pháp để thoát khỏi “bẫy thu nhập trung trung bình” dưới góc 
 nhìn của chuyên gia..7 
 3.2. Chính sách công nghiệp tiên phong...8 
II. Bẫy thu nhập trung bình ở Malayxia và Thái Lan....................................................9 
III. Sức ép từ “bẫy thu nhập trung bình” đối với những nền kinh tế mới nổi.12 
IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất giải pháp.....................................18 
 1. Khái quát kinh tế Việt Nam ..............................................................................18 
 2. Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan .................21 
 3. Đề xuất giải pháp.....23 
3 
V. Kết luận...25 
Phần I 
LỜI MỞ ĐẦU 
 Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm vừa qua và 
đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua tăng trưởng nhanh gắn liền với giảm 
tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, nhiều hạn chế được bộc lộ 
như hiệu quả đầu tư thấp, hạ tầng kỹ thuật ngày càng bất cập so với mức độ và nhu cầu 
phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; hệ thống pháp 
luật và hành chính còn quá nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp; hệ thống an sinh xã hội còn mỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. 
Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn những vấn đề xã hội 
mới và ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại. Những hạn chế nêu trên cho thấy chất lượng 
tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm qua còn 
chưa cao.Dù suy giảm kinh tế từ năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài 
chính thế giới, nhưng phần lớn những suy giảm vẫn là do nguyên nhân nội tại của nền 
kinh tế. Vì thế, một câu hỏi ngày càng trở nên cấp thiết được đặt ra là trước những diễn 
biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế toàn cầu và bối cạnh 
tranh ngày một gay gắt hơn sau khủng hoảng, làm thế nào để tăng trưởng nhanh, bền 
vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn 
tới? 
 Từ năm 2009, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình theo cách 
phân loại của Ngân hàng Thế giới. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, mở ra nhiều cơ 
hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều nền 
kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong số 
đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc.Philippines là quốc gia điển hình 
của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 
USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD 
vượt lên hơn 2.000 USD/người.Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất 
hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD. 
 Để quá trình phát triển không dừng lại ở mức thu nhập trung bình, hay tránh rơi vào 
“bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam phải hoạch định con đường phát triển đất nước 
theo hướng duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách bền vững. Đặc biệt, Việt Nam cần có 
năng lực bao quát và tầm nhìn phát triển một cách phù hợp, triển khai hiệu quả các biện 
4 
pháp thực hiện tầm nhìn ấy. Trên con đường ấy, có rất nhiều khó khăn, thách thức mà 
Việt Nam cần phải vượt qua như mức độ ngày càng gay gắt của cạnh tranh trên thị trường 
thế giới, tăng trưởng phải gắn lien với bền vững và bình đẳng xã hội; nâng cao năng lực 
quản trị của nhà nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch; đẩy 
mạnh việc đa dạng hóa thị trường vốn; tự do hóa thương mại dịch vụ; mở rộng các hệ 
thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước chuyển 
sang nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi cần phần nhìn nhận một cách toàn diện hơn 
bản chất mô hình tăng trưởng ở nước ta, nhất là chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức 
cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua để có đối sách kịp thời. Trong bối 
cảnh đó, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở 
các nước đang phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập 
trung bình”, cũng như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh đối với một nước thu 
nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực sự quan trọng. 
Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài : 
 “Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển & 
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.” 
5 
Phần 2 
CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Lý thuyết cho chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về các hiện tượng các quy 
luật trong cuộc sống. Vì vậy cơ sở lí luận của một vấn đề nào đó là một phần rất quan 
trọng trong quá trình đào sâu tìm hiểu và phân tích nó. Trong đề tài này chúng tôi tham 
khảo và ứng dụng những lý thuyết làm nền tảng như sau: 
• Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” , các giải pháp để thoát 
khỏi tình trạng “bẫy của các nước thu nhập trung bình” dưới góc nhìn của các 
chuyên gia như Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng 
của Ngân hàng thế giới. 
• Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập 
trung bình” và khái niệm“chiếc trần thủy tinh vô hình”.của GS. Kenichi Ohno, 
Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo. 
• Kinh nghiệm và phương hướng của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Malaixia 
Najib Tun Razak,... 
6 
Phần 3 
NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
I. KHÁI QUÁT HIỆN TƯỢNG “ BẪY CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG 
BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 
1. CÁC QUAN NIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG “BẪY CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP 
TRUNG BÌNH” 
 Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con 
người hơn là nhờ may mắn vì có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay vị trị địa 
lý thuận lợi để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Nếu phụ thuộc vào những 
yếu tố không tự mình tạo ra, quốc gia có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung 
bình hay cao với một chút nỗ lực, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập 
đó nếu không xây dựng được ý thức quốc gia và những thể chế để khuyến khích nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng này được gọi là “Bẫy phát triển”. Nếu đất nước 
có chút ít lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, đất nước đó sẽ dễ bị rơi vào 
“Bẫy thu nhập trung bình” 
 Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân 
hàng thế giới “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” 
là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt 
đến mức thu nhập trung bình. Có hai mốc quan trọng: GDP trên 1000 USD người/năm 
và khoảng 10.000 USD người/năm. Chỉ có nền kinh tế nào vượt qua mốc thứ nhất và sau 
đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì mới 
trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa. 
 Trong khi đó, GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo 
lại cho rằng : “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” 
có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển 
kinh tế giữa giai đoạn II với giai đoạn III trong quá trình 4 giai đoạn của sự tăng trưởng 
và phát triển . Bốn giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển và “chiếc trần thủy tinh vô 
hình” được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: 
7 
 “Chiếc trần thủy tinh vô hình” giữa giai đoạn II và giai đoạn III chính là “bẫy thu 
nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế 
sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào nội lực. 
Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động nước ngoài, 
nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất lượng cao đáp 
ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. 
 Như vậy, “bẫy thu nhập trung bình” trong quan niệm của Kenichi Ohno và của 
Homi Kharas có khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắn gọn về “ 
Bẫy của các nước thu nhập trung bình ” như sau: 
 “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là một 
thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, gia nhập 
vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành 
quốc gia phát triển. 
8 
2. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG VƯỚNG VÀO “BẪY THU NHẬP 
TRUNG BÌNH”: 
 Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do các 
nguyên nhân chính sau : 
 + Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng. 
 + Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công . 
 + Sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn. 
 Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũng ngầm 
chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự hủy hoại 
môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục, sự thay đổi môi 
trường xã hội dễ tạo ra những xung đột, tâm lý đòi thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu 
hưởng thụ sớm. 
 Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung 
bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc. 
Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã 
không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn 
một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người. Còn Thái Lan thì bất 
ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD. 
 Nước ta với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD như hiện nay, 
nếu không rút kinh nghiệm từ các nước láng giềng trên đây, cũng như không học tập mô 
hình phát triển của Đài Loan và Hàn Quốc thì liệu 15 đến 20 năm nữa có vượt qua bẫy 
thu nhập trung bình hay không? Chính vì thế mà Việt Nam phải cẩn trọng để tránh vướng 
vào “bẫy thu nhập trung bình”. 
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG “ BẪY THU NHẬP 
TRUNG BÌNH” : 
3.1 Các giải ph ... n của chính quyền của Tổng thống Park Chung Hee lúc 
đó là “xuất khẩu là hàng đầu” và “xây dựng đất nước bằng thúc đẩy xuất khẩu”. 
Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp mạnh mẽ bằng việc cung cấp các 
nguồn đầu tư và các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Tất cả những ngành xuất 
khẩu đều được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu. 
• Sau khi củng cố khả năng công nghệ, vào những năm giữa thế kỷ XX, Hàn Quốc 
đã bắt đầu tự do hóa thương mại bằng việc giảm thuế quan. 
• Dựa vào sở hữu trong nước, có xu hướng công nghiệp hóa kiểu “cú hích lớn”. 
Nâng cấp và tái cấu trúc ngành công nghiệp từ thâm dụng vốn và lao động sang 
thâm dụng công nghệ. 
• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao có kĩ năng phục vụ cho quá trình 
phát triền ngành công nghệ cao và xuất khẩu nhân lực có kĩ năng sang các nước 
khác. 
Ö Liên hệ thực tiễn Việt Nam 
• Việc tập trung vào xuất khẩu cũng là một hướng đi đúng cho Việt Nam với thế 
mạnh về hàng nông sản. Bên cạnh đó thị trường nội địa cho nông sản Việt Nam 
cũng cần được quan tâm chú trọng. 
23 
• Học tập từ Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực 
chất lượng cao. Xây dựng những chính sách khuyến học, tạo cơ hội đi học tập ở 
nước ngoài, khuyến khích sự sang tạo, nghiên cứu khoa học, mở thêm nhiều 
trường dạy nghề ở các vùng nông thôn, vùng nghèo. 
 2.2. Liên hệ từ Thái Lan: 
Thái Lan mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong tiến trình công nghiệp 
hóa, nhưng cùng với Malaysia, Thái Lan chưa thành công trong vượt “bẫy của các 
nước thu nhập trung bình”. (GDP bình quân đầu người: 3.973 $; theo ước tính 
của IMF 2009). 
• Dựa vào nguyên tắc tăng trưởng kinh tế dựa trên công nghiệp hóa phải thông qua 
sự phát triển của ngành chế tạo. 
• Tuy nhiên, Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp 
thâm dụng lao động và tài nguyên như trước khủng hoảng. Việc tái cơ cấu kinh tế 
đã không xảy ra. Theo nhiều đánh giá, nền công nghiệp Thái Lan hiện nay chủ yếu 
gia công và lắp ráp, nghĩa là Thái Lan chưa làm chủ được công nghệ, mà chủ yếu 
vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. 
• Sự phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan là nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu 
dùng tư nhân do các khuyến khích tài chính và tín dụng chỉ định. 
• Tuy nhiên vốn đầu tư tư nhân tại Thái Lan lại tập trung vào xây dựng dân dụng 
chứ không phải ngành chế tạo như tiêu chí ban đầu(sự bất ổn chính trị làm mất 
lòng tin của các nhà đầu tư). 
• Thái Lan đang dần mất đi lợi thế so sánh do “mắc kẹt” trong sức ép từ các nước 
xuất khẩu hàng hóa thâm dụng lao động giá rẻ, cũng như hàng công nghệ cao từ 
các nước phát triển hơn. Việc thiếu hụt lao động kỹ năng sẽ tạo ra những rào cản 
cho tăng trưởng của nước này. 
• Sự bất bình đẳng và chênh lệch trong chính sách phát triển giữa các khu vực, vùng 
miền và các nhóm người trong xã hội, tạo ra những khía cạnh tiêu cực về mặt xã 
hội. 
Ö Liên hệ thực tiễn Việt Nam 
• Việt Nam cũng cần chú trọng đến việc phát triển đồng đều giữa các khu vực vùng 
miền khi nước ta vẫn đang có nhiều tỉnh nghèo, còn nhiều nguồn lực chưa khai 
thác hết, sự đầu tư vẫn tập trung vào các thành phố lớn và khu trọng điểm công 
nghiệp. Tình trạng này còn dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều gây ra 
nhiều vấn đề xã hội. 
24 
• Ổn định chính trị và khiến cho nhân dân tin vào Chính Phủ là một yếu tố quan 
trọng nhất trong việc tăng trưởng dài hạn và thoát khỏi bẫy này. Nhìn từ bài học 
của Thái Lan để thấy hậu quả của việc “nội bộ lục đục”. Không những từ cấp cao 
mà còn toàn bộ bộ máy chính quyền địa phương phải tạo lòng tin trong dân chúng. 
Làm việc minh bạch là điều mà nhân dân mong muốn. 
• Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng là đòi hỏi bức thiết lúc này của Việt Nam. Chính 
phủ cũng đã có hướng đi đúng đắn với 3 hướng chính: tái cơ cấu đầu tư công, tái 
cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc thực hiện tái cơ cấu 
này nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thu hút nguồn vốn đầu tư tránh 
việc để mất nhiều cơ hội (năm mở cửa 1993 và năm Thái Lan bị lũ lụt 2011). 
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM THOÁT KHỎI “BẪY THU NHẬP 
TRUNG BÌNH” 
 Năm 2009 Việt Nam (VN) bước qua ngưỡng thu nhập bình quân đầu người 
trên 1000 USD. Đây là một trong những dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế VN. 
Tuy nhiên nhiều người cho rằng VN sẽ đứng trước nguy cơ mới của xã hội là “bẫy 
của các nước thu nhập trung bình” của nền kinh tế. Vậy làm thế nào VN có thể 
thoát khỏi cái bẫy đó. 
 Trước tiên, chúng ta cần biết ngọn nguồn của căn bệnh này, đó chính là nền 
kinh tế thiếu năng suất và chất lượng mà chỉ nhờ vào tài nguyên và những lợi thế 
ban đầu nhất định. Để làm được điều này vai trò của chính phủ là rất quan trọng 
trong việc cải cách hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội để đưa đất nước thoát khỏi 
tình trạng “bẫy của các nước thu nhập trung bình”, tạo điều kiện đổi mới liên 
tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao 
chất lượng và năng suất lao động. 
 Thứ nhất, về mặt thể chế, để một đất nước tăng trưởng cao và phát triển bền 
vững cần phải có một nền tảng pháp lý vững chắc và nghiêm minh. Nước ta đang 
xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ắt hẳn sẽ không 
tránh khỏi những thất bại mà thị trường tạo nên, vậy nên hệ thống pháp luật kinh 
tế là không thể thiếu để đảm bảo cho sự vận hành cơ chế thị trường được diễn ra 
theo đúng lịch trình của nó. 
 Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố vô cũng quan trọng, 
đầu tiên là hệ thống đường sá sau đó là điện năng, cảng và hệ thống cấp thoát 
nước. 
25 
 Hệ thống quản trị với tham nhũng, hối lộ, mua bán chức quyền bằng cấp 
luôn là một vấn đề nan giải đối với nước ta, nếu còn những tình trạng này thì Việt 
Nam sẽ không bao giờ có thể đi lên bằng chính năng suất và chất lượng được. 
Điều cấp thiết đặt ra là hãy tạo một môi trường quản trị trong sạch và liêm chính. 
 Cân đối vĩ mô, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, 
đưa ra được đường lối chiến lược phù hợp với thực tiễn đất nước. Việt Nam cần 
tăng trưởng chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Tạo điều kiện cho các doanh 
nghiệp tư nhân phát triển bằng cách cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, quy 
định và thủ tục không cần thiết. 
 Xây dựng hệ thống tài chính với nhiều ngân hàng có chất lượng và có tính 
cạnh tranh cao, quản lý chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng tránh tình trạng 
cạnh tranh không lành mạnh và mất thanh khoản cao dẫn đến nguy cơ sụp đổ. 
 Thứ hai, về mặt con người, trước tiên cần đáp ứng đầy đủ những nhu cầu 
cơ bản của con người: lương thực, nhà ở, sức khỏe và sự bảo vệ; đảm bảo mức 
sống chung được cải thiện, xóa bỏ tình trạng nghèo đói tuyệt đối (hay tình trạng bị 
thiếu thốn các mặt hang thiết yếu cho cuộc sống).Giảm mức độ bất bình đẳng 
trong thu nhập và cơ hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng công 
cụ thuế để giảm thiểu mức độ bất bình đẳng, có những chính sách hỗ trợ đối với 
nông thôn và dân nghèo. 
 Đầu tư giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp phát 
triển con người, trước tiên, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn trong việc coi 
đào tạo như một hình thức đầu tư vì vậy nước ta phải thường xuyên nâng cao chất 
lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo trình, sách giáo 
khoa, cơ sở vật chất, các chính sách liên kết bên trong và bên ngoài của chính quá 
trình đào tạo đó. Giáo dục ngày nay không chỉ gói gọn ở cấp phổ thông mà còn 
cao hơn là bậc đại học và sau đại học, làm nền tảng cho những lao động tương lai 
với tay nghề cao, có kỹ năng và có sáng tạo. Trong quá trình đào tạo, cần mở rộng 
hợp tác quốc tế trong giáo dục và thúc đẩy quá trình tiếp thu nhanh những công 
nghệ hiện đại của thế giới với những hình thức phù hợp. Với một đội ngũ lao động 
được trang bị một cách bài bản như vậy không những có thể sử dụng những công 
nghệ hiện đại mà còn tìm tòi phát minh trong quá trình làm việc với công nghệ kỹ 
thuật, hiện đại đó. 
26 
V. KẾT LUẬN 
 Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình 
quân đạt 7,4% trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2009. Năm 1990, Việt Nam 
là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP bình quân đầu người là 
98 đôla Mỹ ( theo dự liệu của ADB). Đến năm 2009, với mức GDP bình quân đầu 
người đạt 1.109 đô la Mỹ, Việt Nam đã được xếp vào hàng các nước có thu nhập 
trung bình thấp theo cách xếp của Ngân hàng Thế giới. Việt Nam đang đứng ở vị 
trí mà từ đây, để có thể tiến lên mức thu nhập cao hơn, chúng ta phải tăng cường 
tạo ra các giá trị nội tại. Điều này đòi hỏi hành động phù hợp từ phía chính phủ 
hơn là theo chính sách thị trường tự do, nhằm định hướng và hỗ trợ sự năng động 
của khu vực tư nhân và tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Để tăng chất 
lượng chính sách, Việt Nam cần phải thay đổi quá trình hoạch định chính sách của 
mình. Điều này đỏi hỏi phải cải cách căn bản trong hệ thống hành chính công. 
Phạm vi và quy mô cải cách này cần phải được lựa chọn một cách thận trọng 
nhằm tối thiểu hóa năng lượng chính trị và xã hội để tiến hành thay đổi và tối đa 
hóa tác động tích cực của cải cách. Bên cạnh đó,yếu tố nội tại có trong nguồn vốn 
con người, yếu tố được xem là quan trọng nhất, cần phải được chú trọng bồi 
dưỡng, và phát huy một cách tối đa. Thực hiện và ngày một hoàn thiện các biện 
pháp nói trên, Việt Nam mới hy vọng tránh được “bẫy thu nhập trung bình”, 
tránh được tình trạng đình trệ mà các nước có thu nhập trung bình đi trước đã từng 
mắc phải. 
-----------------------------------o0o--------------------------------------- 
27 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bài giảng môn Kinh tế học phát triển – TS Nguyễn Chí Hải, Đại học Kinh tế - 
Luật, ĐHQG HCM. 
2. Kinh tế học cho thế giới thứ ba – Michael P. Todaro, NXB Giáo dục. 
3. Chỉ số tăng trưởng của Việt Nam và các nước: Tổng cục thống kê, trang web 
Ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ thế giới. 
4. Vượt “bẫy của các nước thu nhập trung bình”. Diễn đàn phát triển Việt Nam. 
5. Các chỉ số chính của Ngân hàng phát triển châu Á (2008), Các tính toán về tăng 
trưởng – Đại học kinh tế Quốc dân giai đoạn 1990 – 2004. 
6. Hoàng Ly ( 2011), Việt Nam đang đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”, 
nhap-trung-binh/ 
7. Thanh Thảo (2011), Bẫy thu nhập trung bình, 
thu-nhap-trung-binh.htm 
8. Lan Hương (2011), Ba nhân tố giúp Việt Nam vượt qua “Bẫy thu nhập trung 
bình”, 
binh 
9. Ngân Hà (2011), Tránh “Bẫy thu nhập trung bình”, 
10. Thái Bảo (2011), Việt Nam với thách thức “Bẫy thu nhập trung bình”, 
bc14c86686.html 
11. Minh Bích ( Theo Economist- 2011), Trung Quốc và “Cái bẫy thu nhập trung 
bình”, 
binh.html 
12. Hữu Nghị (2011), Bẫy thu nhập trung bình trong “Thế kỷ châu Á”, 
binh-trong-%E2%80%9Cthe-ky-chau-A%E2%80%9D.html 
13. Minh Đức (2011), Cẩn trọngsa “Bẫy thu nhập trung bình”, 
14. Đình Ngân (2010), Việt Nam nỗ lực thoát “Bẫy thu nhập trung bình”, 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_phan_tich_hien_tuong_bay_thu_nhap_trung_binh_o_cac.pdf