Tiểu luận Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ - Năm học 2016-2017

(Bản scan)

1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận

1.1. Lý do pháp lý

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

| Quốc hội cũng đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực ngày 01/7/2013.

| Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chính về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”.

Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2017 - 2021.

| Quyết định số 6239/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ GD&ĐT quyết định Ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của ngành giáo dục,

1.2. Lý do về lý luận

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường. Nhà trường là nơi thực hiện chức năng dạy học có tổ chức. Giáo dục trong nhà trường là hoạt động mang tính mục đích, thực hiện mục tiêu của giáo dục. Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường được lựa chọn và có độ tin cậy cao. Giáo dục nhà trường giữ vai trò, tuy không phải | duy nhất, nhưng rất trọng yêu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành

nhân cách người học, tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội.

| Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trang bị cho các em những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. Với vốn kiến thức và ý thức pháp luật được trang bị các em phải dần dần tự điều chỉnh hành vi của mình theo khuôn khổ của pháp luật một cách tự giác. Có thể nói rằng việc giáo dục pháp luật cho học sinh là một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật.



pdf 20 trang chauphong 13361
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_tuyen_truyen_pho_bien_giao_duc_phap_luat.pdf