Tiểu luận Công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019

1.1. Lý do pháp lý:

Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Văn bản hợp nhất số: 07/VBHN-VPQH ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Luật

giáo dục tại Chương I, Điều 15 “Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo” đã nêu rõ:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo

phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học; Nhà nước tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các

điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách

nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh

nghề dạy học”;

Văn bản hợp nhất số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non tại Chương

V, Điều 35 quy định nhiệm vụ của giáo viên là: “Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn

hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em” và Điều 37 quy định quyền và nghĩa vụ của giáo viên và nhân

viên là: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được

hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử

đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”;

Thông tư số 17/2011/BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non.

1.2. Lý do lý luận:

Hoạt động sư phạm là hoạt động của nghề dạy học, chính là hoạt động giảng

dạy, giáo dục trong nhà trường. Nó đặt trọng tâm vào công việc của người giáo viên

tác động vào đối tượng lao động sư phạm là trẻ em nhằm đạt được mục tiêu giáo

dục. Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp

của giáo viên nhằm hướng tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nội

dung đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên bao gồm: phẩm chất đạo đức, lối

sống và kết quả công tác được giao.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình

cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị

cho trẻ em vào lớp một. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được

những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày.4

Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải chỉ đạo toàn diện

và về chuyên môn, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng

thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao cho. Do đó, muốn nâng

cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm

non thì chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên là việc hết sức quan

trọng và cần thiết.

pdf 17 trang chauphong 22/08/2022 13242
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019

Tiểu luận Công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
Lớp bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non – Phổ thông 
Tên tiểu luận: 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TRÀ CÚ, 
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH, NĂM HỌC 2018-2019 
Học viên: Tăng Tú Tiên 
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, 
Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
TRÀ CÚ, THÁNG 7/2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa Trang 
Mục lục 
1. Lý do chọn đề tài 
1.1. Lý do pháp lý 3 
1.2. Lý do lý luận 3 
1.3. Lý do thực tiễn 4 
2. Tình hình thực tế về công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động 
sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, 
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú 5 
2.2. Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư 
phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà 
Cú, tỉnh Trà Vinh 
7 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao 
chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị 
trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
9 
2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý nâng cao chất lượng 
hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, 
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
10 
3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác quản lý nâng cao chất lượng 
hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị trấn 
Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 
11 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 16 
4.2. Kiến nghị 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
3 
1. Lý do chọn đề tài: 
1.1. Lý do pháp lý: 
Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu 
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; 
Văn bản hợp nhất số: 07/VBHN-VPQH ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Luật 
giáo dục tại Chương I, Điều 15 “Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo” đã nêu rõ: 
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo 
phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học; Nhà nước tổ 
chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các 
điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách 
nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh 
nghề dạy học”; 
Văn bản hợp nhất số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non tại Chương 
V, Điều 35 quy định nhiệm vụ của giáo viên là: “Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn 
hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm 
sóc, giáo dục trẻ em” và Điều 37 quy định quyền và nghĩa vụ của giáo viên và nhân 
viên là: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được 
hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử 
đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”; 
Thông tư số 17/2011/BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non. 
1.2. Lý do lý luận: 
Hoạt động sư phạm là hoạt động của nghề dạy học, chính là hoạt động giảng 
dạy, giáo dục trong nhà trường. Nó đặt trọng tâm vào công việc của người giáo viên 
tác động vào đối tượng lao động sư phạm là trẻ em nhằm đạt được mục tiêu giáo 
dục. Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp 
của giáo viên nhằm hướng tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nội 
dung đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên bao gồm: phẩm chất đạo đức, lối 
sống và kết quả công tác được giao. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình 
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị 
cho trẻ em vào lớp một. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được 
những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. 
4 
Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý phải chỉ đạo toàn diện 
và về chuyên môn, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng 
thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao cho. Do đó, muốn nâng 
cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm 
non thì chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên là việc hết sức quan 
trọng và cần thiết. 
1.3. Lý do thực tiễn: 
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở 
gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của trẻ 
khi đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. 
Đội ngũ giáo viên, nhân viên vững vàng về phẩm chất đạo đức, trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong 
quá trình phát triển của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và nâng cao 
năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là khâu quan trọng nối liền quá 
trình tuyển dụng với quá trình sử dụng con người một cách hiệu quả. Trong quá 
trình đào tạo, bồi dưỡng, mỗi cá nhân sẽ tích lũy được những thiếu hụt về kiến 
thức và kỹ năng, cập nhật thêm kiến thức và học tập những kinh nghiệm của 
những đồng nghiệp khác để đáp ứng đòi hỏi của công việc và đối đầu với 
những thách thức trong tương lai. 
Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ mang tính chiến lược, đây 
là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng đội ngũ đủ 
về số lượng, phù hợp với cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược 
phát triển lâu dài của nhà trường. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát 
triển đội ngũ còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những 
yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục trong giai đoạn hiện nay. 
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý, tôi đã xác định việc nâng cao 
chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm 
vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây 
dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng 
chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. 
Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú với đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên chất lượng hoạt động chuyên môn của giáo 
viên trong trường vẫn còn có sự hạn chế: một số giáo viên còn thực hiện chương 
trình theo phương pháp cũ chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng bài dạy 
theo phương pháp mới, các giáo viên mới do tuổi đời cũng như tuổi nghề còn quá 
5 
trẻ, chưa nắm vững phương pháp, còn lúng túng khi lên lớp. Trên cơ sở thực trạng 
của trường Mầm non Thị trấn Trà Cú cùng với những kiến thức đã được học từ quý 
thầy cô của trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, tôi chọn đề 
tài: “Công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo 
viên Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm học 2018-
2019”. Chất lượng đội ngũ giáo viên được đánh giá trên nhiều lĩnh vực, do thời 
gian nghiên cứu có hạn, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực “nâng cao chất 
lượng hoạt động sư phạm của giáo viên”. 
2. Phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý nâng cao chất lượng 
hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, 
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà 
Cú, tỉnh Trà Vinh: 
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà 
Vinh: 
Thị trấn Trà Cú là một thị trấn thuộc huyện Trà Cú, mạng lưới thông tin phát 
triển, điều kiện kinh tế của người dân nơi đây tương đối khá. Toàn Thị trấn có 01 
trường Mầm non, 02 trường Tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở trực thuộc Phòng 
Giáo dục và Đào tạo; 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy 
nghề, 01 trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và 01 
Trung tâm dạy nghề trực thuộc Phòng Lao động - Thương binh và ã hội. 
2.1.2. Đặc điểm nổi bật của Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, huyện Trà 
Cú, tỉnh Trà Vinh: 
Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú được thành lập và đưa vào hoạt động vào 
năm 2001, là trường Mầm non duy nhất ở huyện Trà Cú. Trường tọa lạc tại Khóm 
5, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nằm ngay trung tâm của Thị trấn 
Trà Cú nên giao thông rất thuận tiện trong việc đi lại và đưa, đón trẻ. 
* Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
Trình độ 
chuyên môn 
Hiệu trưởng P.Hiệu trưởng 
Giáo viên 
dạy lớp 
Nhân viên 
Ghi 
chú Tổng 
số 
Đảng 
viên 
Tổng 
số 
Đảng 
viên 
Tổng 
số 
Đảng 
viên 
Tổng 
số 
Đảng 
viên 
Trên chuẩn 1 1 2 2 15 8 
Đạt chuẩn 2 
Chưa đạt chuẩn 
1 1 
NV 
phục vụ 
Tổng cộng 1 1 2 2 17 8 1 1 
6 
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên của trường là 21 người. Trong đó: 03 
cán bộ quản lý, 17 giáo viên và 01 nhân viên. 
* Về tình hình trường, lớp và trẻ: 
Số điểm trường: 01 
Tổng số nhóm lớp: 16 nhóm, lớp 
Tổng số trẻ: 498 trẻ. Trong đó: 
 Nhóm trẻ 25-36 tháng: 45 trẻ/ 2 nhóm; 
 Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 98 trẻ/ 3 lớp; 
 Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 151 trẻ/ 5 lớp; 
 Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 204 trẻ/ 6 lớp. 
* Về tình hình cơ sở vật chất: 
Trường có sân chơi sạch đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ với 7 loại đồ chơi 
ngoài trời. 
Trường có 11 phòng học, trong đó gồm 8 phòng cơ bản và 3 phòng bán cơ 
bản. Hiện nay đang thiếu phòng học dành cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 
100% các nhóm, lớp được trang bị đủ thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đảm 
bảo cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
* Thành tích nổi bật của trường: 
- GV-NV tham gia hội thi làm đồ dùng dạy học vòng huyện đạt giải I toàn 
đội, giải I nhóm, giải khuyến khích cá nhân, giải III trưng bày; vòng tỉnh đạt giải 
khuyến khích trưng bày, nhóm đạt giải III. 
- Trường tham gia cuộc thi “ ây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đạt 
giải III. 
- Có 10 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường. 
- Có 04 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi vòng huyện. 
- Có 01 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh. 
- Bồi dưỡng trẻ tham gia hội thi “Bé khỏe - ngoan – thông minh” vòng cụm 
đạt giải II, hội thi “Thiếu thi tuyên truyền, giới thiệu, kể truyện sách” vòng huyện 
đạt giải II tiết mục năng khiếu múa. 
- Trường còn tham gia các phong trào, hội thi do các ban ngành, đoàn thể 
phát động: Hội thi “Khéo tay hay làm” do Liên đoàn lao động huyện tổ chức chào 
mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, hội thao “Giải bóng đá nữ” do Phòng Giáo dục và 
Đào tạo tổ chức chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày chạy Olympic vì sức 
khỏe toàn dân do Ủy ban nhân dân Thị trấn phát động. 
- Ngoài ra, tập thể, cá nhân trong nhà trường còn được xét đề nghị tặng các 
7 
danh hiệu cao như: Bằng khen tập thể lao động xuất sắc của Ủy ban ...  dẫn tổ chức các hoạt động vui chơi, thống nhất việc trang trí 
lớp và dạy học theo chủ đề theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
Chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dự giờ trong khối và các 
giáo viên sẽ phối hợp dự giờ chéo lẫn nhau. Phân công tổ trưởng tổ chức họp 
khối để thảo luận và chọn ra mỗi tổ 01-02 giáo viên dạy thao giảng hàng tháng, 
qua đó tập thể cùng nhau nhận xét, góp ý và học hỏi kinh nghiệm. 
Bồi dưỡng các chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và 
Đào tạo tổ chức. Sau khi được tập huấn về thì cán bộ giáo viên được cử đi học 
cùng các tổ trưởng đi sâu nghiên cứu kỹ chuyên đề, trao đổi, thống nhất cách 
thức triển khai, yêu cầu giáo viên có năng lực dạy mẫu để đội ngũ giáo viên 
hiểu rõ hơn về nội dung chuyên đề, rút ra những ưu, khuyết điểm. 
Bồi dưỡng qua các hội thi: giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học 
Thông qua các hội thi tạo cho giáo viên có cơ hội phát huy năng lực, tính tích 
cực chủ động sáng tạo của mình. 
Đối với những giáo viên năng lực chuyên môn còn yếu, giáo viên mới ra 
trường, nhà trường tăng cường dự giờ giáo viên thường xuyên. Qua đó đưa ra 
11 
những nhận xét, góp ý, khuyến khích giáo viên phát huy những mặt mạnh, kịp 
thời điều chỉnh những hạn chế, bên cạnh đó, truyền đạt lại những kinh nghiệm, 
những kỹ năng lên lớp để giáo viên tham khảo và sẽ dự giờ lại vào tuần sau để 
xem giáo viên có sự tiến bộ hay không. 
Qua những việc làm trên, nhà trường đã bước đầu thành công trong công 
tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của mình, để có được kết quả 
đó là nhờ vào những nguyên nhân sau: 
- Cán bộ, giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết 
của các biện pháp quản lý, vai trò của giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà 
trường. 
- Cán bộ quản lý nhà trường rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao 
kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng 
như hình thức bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm cho 
giáo viên, luôn tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tiếp cận kiến thức mới, phương 
pháp mới vận dụng thiết thực có hiệu quả vào tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục 
trẻ. 
- Tập thể cán bộ giáo viên rất nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách 
nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần đoàn kết nội bộ. 
3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác quản lý nâng cao chất lượng 
hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Thị trấn Trà Cú, 
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019: 
Tên 
công 
việc 
Mục 
tiêu/ kết 
quả cần 
đạt 
Người/ 
đơn vị 
thực 
hiện/ 
phối hợp 
thực 
hiện 
Điều 
kiện, 
phương 
tiện thực 
hiện 
Thời gian 
Biện pháp 
thực hiện 
Dự kiến 
khó 
khăn, rủi 
ro 
Dự kiến 
hướng 
khắc 
phục 
- Triển 
khai các 
văn bản, 
chỉ thị, 
nhiệm 
vụ năm 
- 100% 
giáo viên 
trường 
nắm rõ 
các văn 
bản, chỉ 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
các tổ 
trưởng 
- Các văn 
bản, chỉ 
thị, nhiệm 
vụ năm 
học. 
- Tháng 
- Tổ chức 
cuộc họp 
triển khai 
và phát tài 
liệu để giáo 
viên nghiên 
- Giáo 
viên 
không có 
thời gian 
để nghiên 
cứu các 
- Giao 
nhiệm vụ 
cho Tổ 
trưởng 
chuyên 
môn triển 
12 
học đến 
giáo 
viên. 
thị, 
nhiệm vụ 
năm học. 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên. 
8/2018. cứu thêm. văn bản, 
chỉ thị 
khai thêm 
trong các 
cuộc họp 
tổ. 
- Xây 
dựng kế 
hoạch 
thực 
hiện. 
- Xác 
định nội 
dung, 
hình thức 
đào tạo, 
bồi 
dưỡng. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng. 
- Nhiệm 
vụ năm 
học của 
ngành. 
- Tháng 
9/2018 
- Hiệu 
trưởng xây 
dựng kế 
hoạch dựa 
trên 
phương 
hướng, 
nhiệm vụ 
năm học 
của ngành, 
lựa chọn 
nội dung 
cho phù 
hợp. 
- Kế 
hoạch 
không khả 
thi, không 
đầy đủ 
các nội 
dung. 
- Giao 
cho Phó 
Hiệu 
trưởng, tổ 
chuyên 
môn lựa 
chọn nội 
dung bồi 
dưỡng 
theo yêu 
cầu năm 
học. 
- Hướng 
dẫn xây 
dựng 
các hồ 
sơ 
chuyên 
môn tổ 
chuyên 
môn, 
của giáo 
viên 
- Tổ 
chuyên 
môn, 
giáo viên 
có đầy 
đủ các 
loại hồ 
sơ 
chuyên 
môn, 
thực hiện 
đúng 
theo quy 
định, sử 
dụng có 
hiệu quả. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
tổ trưởng 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên. 
- Dựa trên 
quy chế 
chuyên 
môn của 
ngành. 
- Tháng 
9/2018. 
- Tổ chức 
cuộc họp, 
triển khai 
thực hiện 
các loại hồ 
sơ chuyên 
môn theo 
quy định. 
- Một số 
giáo viên 
sao chép 
hồ sơ của 
đồng 
nghiệp, 
không 
quan tâm 
xây dựng 
hồ sơ 
đúng theo 
tình hình 
thực tế 
của nhóm, 
lớp. 
- Thống 
nhất và 
quy định 
nội dung, 
cách xây 
dựng các 
loại hồ sơ, 
thường 
xuyên 
kiểm tra, 
đánh giá 
việc thực 
hiện quy 
chế 
chuyên 
môn của 
giáo viên. 
13 
- Tổ 
chức bồi 
dưỡng 
chuyên 
môn cho 
giáo 
viên về 
dạy học 
theo chủ 
đề, dạy 
học theo 
hướng 
tích cực, 
giúp 
giáo 
viên 
nắm 
chắc nội 
dung 
phân 
phối 
chương 
trình. 
- 100% 
giáo viên 
được bồi 
dưỡng 
chuyên 
môn và 
nắm chắc 
được nội 
dung 
chương 
trình. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
tổ trưởng 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên. 
- Tháng 
10/2018. 
- Tổ chức 
bồi dưỡng 
cho giáo 
viên vào 
các cuộc 
họp chuyên 
môn. 
- Giáo 
viên ít 
tham gia 
đóng góp 
ý kiến để 
thống 
nhất cách 
thực hiện. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng 
cần gợi ý 
để giáo 
viên 
thống 
nhất cách 
thực hiện. 
- Tổ 
chức các 
hội thi: 
Giáo 
viên dạy 
giỏi, làm 
đồ dùng 
dạy học. 
- 100% 
giáo viên 
đăng ký 
tham gia 
hội thi, 
tự bồi 
dưỡng 
kiến thức 
kỹ năng, 
thể hiện 
sự chủ 
động 
sáng tạo. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
tổ trưởng 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên. 
- Kế 
hoạch 
trọng tâm 
năm học. 
- Tháng 
11/2018. 
- Phó hiệu 
trưởng 
chuyên 
môn xây 
dựng kế 
hoạch hội 
thi, trình 
Hiệu 
trưởng 
duyệt, triển 
khai qua 
cuộc họp. 
- Trường 
- Giáo 
viên đăng 
ký nhưng 
tham gia 
cho có 
phong 
trào, chưa 
tích cực 
sáng tạo 
trong hội 
thi. 
- Động 
viên, 
khuyến 
khích giáo 
viên tham 
gia hội thi 
tích cực. 
14 
lập danh 
sách giáo 
viên đăng 
ký dự thi 
giáo viên 
dạy giỏi, tổ 
chức thi lý 
thuyết và 
thực hành. 
- Tổ chức 
hội thi làm 
đồ dùng 
dạy học 
phục vụ các 
hoạt động 
chăm sóc 
giáo dục trẻ 
qua các 
hình thức 
thi nhóm, 
cá nhân. 
- Tổ 
chức hội 
giảng, 
trao đổi 
học hỏi 
kinh 
nghiệm 
với 
trường 
bạn 
trong 
cụm. 
- Tạo 
điều kiện 
cho giáo 
viên 
được học 
hỏi, trao 
đổi kinh 
nghiệm 
với nhau, 
tự bồi 
dưỡng 
chuyên 
môn, 
nghiệp 
vụ. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
tổ trưởng 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên, các 
đơn vị 
trường 
trong 
cụm. 
- Tháng 
12/2018 
đến tháng 
02/2019. 
- Hiệu 
trưởng phối 
hợp với 
trường bạn 
thực hiện 
hội giảng 
cụm trao 
đổi kinh 
nghiệm. 
- Thời 
gian tổ 
chức hội 
giảng 
không 
phù hợp. 
- Sắp xếp 
thời gian 
lại cho 
phù hợp. 
15 
- Đẩy 
mạnh 
công tác 
kiểm tra, 
đánh giá 
giáo 
viên. 
- Phát 
hiện 
được 
những 
mặt 
mạnh, 
mặt yếu 
của giáo 
viên và 
có kế 
hoạch 
bồi 
dưỡng 
kịp thời. 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó hiệu 
trưởng 
và Ban 
kiểm tra 
nội bộ 
của nhà 
trường. 
- Căn cứ 
vào 
hướng 
dẫn của 
các cấp, 
ngành chỉ 
đạo công 
tác kiểm 
tra, đánh 
giá giáo 
viên. 
- Dựa 
theo kế 
hoạch 
kiểm tra 
nội bộ của 
trường, 
dựa vào 
tiêu chí 
đánh giá 
giáo viên. 
Từ tháng 
9/2018 
đến tháng 
4/2019. 
- Chỉ đạo, 
hướng dẫn 
các thành 
viên kiểm 
tra theo kế 
hoạch kiểm 
tra nội bộ 
từng tháng. 
- Tăng 
cường hình 
thức kiểm 
tra toàn 
diện để có 
đánh giá 
toàn diện 
về khả năng 
sư phạm 
cũng như 
trình độ 
chuyên 
môn của 
giáo viên. 
- Ban 
Giám hiệu 
có nhiều 
việc, 
không thể 
kiểm tra 
hết từng 
cá nhân, 
nên phân 
công Ban 
kiểm tra 
hỗ trợ 
thực hiện, 
dẫn đến 
tình trạng 
bao che 
lẫn nhau, 
kết quả 
kiểm tra 
thiếu tính 
trung 
thực, 
không 
công 
bằng. 
- Khi 
thành lập 
Ban kiểm 
tra, cần 
lựa chọn 
kỹ các 
thành viên 
có trình 
độ hiểu 
biết về 
lĩnh vực 
kiểm tra, 
có trách 
nhiệm 
cao, xây 
dựng các 
tiêu chí 
kiểm tra, 
đánh giá 
sao cho 
phù hợp. 
- Tổng 
kết, 
đánh 
giá. 
- Kiểm 
tra, rút 
kinh 
nghiệm 
công tác 
nâng cao 
chất 
lượng 
hoạt 
động 
chuyên 
- Hiệu 
trưởng, 
Phó Hiệu 
trưởng, 
tổ trưởng 
chuyên 
môn, 
giáo 
viên. 
- Tháng 
5/2019. 
- Hiệu 
trưởng tổng 
kết các hoạt 
động, dựa 
trên báo 
cáo của các 
tổ trưởng 
chuyên 
môn về 
chất lượng 
hoạt động 
- Không 
thực hiện 
được do 
cuối năm 
năm học 
có nhiều 
hoạt động 
cần phải 
thực hiện. 
- Bố trí, 
sắp xếp 
thời gian 
phù hợp. 
16 
môn của 
giáo viên 
trong 
năm. 
chuyên 
môn của tổ. 
Tiến hành 
tổ chức họp 
đánh giá, 
rút kinh 
nghiệm. 
4. Kết luận và kiến nghị: 
4.1. Kết luận: 
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục, vận dụng những 
điều đã học vào thực tế công tác và điều kiện của nhà trường, tôi đã hiểu được ý 
nghĩa, mục đích của công tác nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ 
giáo viên trong trường mầm non và nhận thấy rằng giáo viên là nhân tố quyết định 
chất lượng giáo dục và đào tạo. 
Chính vì vậy công tác nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm cho đội ngũ 
giáo viên là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ 
quản lý trong tình hình hiện nay là nhằm đưa đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, 
vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là sứ mệnh, là việc làm thường xuyên, 
liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường. Làm tốt công tác nâng cao chất 
lượng hoạt động sư phạm cho giáo viên, chắc chắn đội ngũ giáo viên sẽ có một 
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. 
4.2. Kiến nghị: 
- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh: Chỉ đạo tốt các lớp tập huấn, 
bồi dưỡng cán bộ quản lý – giáo viên, cải tiến công tác thanh tra, kiểm tra, tạo động 
lực cho các trường mầm non hoạt động, giáo viên yên tâm công tác. 
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Cú: 
Đầu tư thêm cơ sở vật chất đảm bảo đủ phòng học; 
Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; 
Tổ chức một số chuyên đề trọng điểm về đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; 
Bổ nhiệm thêm nhân sự cho trường để đảm bảo đủ giáo viên dạy lớp theo 
quy định nhằm tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động sư phạm được tốt hơn. 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn bản hợp nhất số: 07/VBHN-VPQH Luật Giáo dục 2015; 
2. Chương trình Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
3. Điều lệ Trường Mầm non; 
 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm 
non; 
 5. Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_quan_ly_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_su.pdf