Tiểu luận Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Lý do pháp lý
Luật Giáo dục 2005, điều 21 quy định “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”; Điều 93: “Nhà
trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục
tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015, điều 24
quy định “ Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. Điều 26 quy định
“Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. Chương VII quy định
“Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập với gia đình và xã hội”.
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các
hoạt động giáo dục học sinh;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp
cha mẹ học sinh trong năm học;
c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh
giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học2
tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn
khác.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt
động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban
đại diện cha mẹ học sinh trường;
b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ
trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm
chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục
rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng,
khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học
sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ
học trở lại tiếp tục đi học;
đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ
học sinh lớp.
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy
định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non. Tiêu chí 13 thuộc tiêu chuẩn 3 điều 6 quy
định “ Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ”. Điều 7 quy định
“ Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Mầm non và tiểu học Năm học 2017 – 2018 Tên tiểu luận: CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI NGỌC, HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH NĂM HỌC 2018 – 2019 Học viên: Nguyễn Thị Hồng Luyến Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh TRÀ VINH, THÁNG 9/2018 MỤC LỤC 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1 1.1. Lý do pháp lý 1 1.2. Lý do về lý luận 2 1.3. Lý do thực tiễn 4 2. Tình hình thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 5 2.1. Khái quát về trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc 5 2.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 8 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 15 2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho học sinh 16 3. Kế hoạch hành động nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 19 4. Kết luận và kiến nghị 27 Tài liệu tham khảo 1 ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI NGỌC, HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH, NĂM HỌC 2018 – 2019 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý Luật Giáo dục 2005, điều 21 quy định “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”; Điều 93: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015, điều 24 quy định “ Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. Điều 26 quy định “Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em”. Chương VII quy định “Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội”. Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Điều 4. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học 2 tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường 1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non. Tiêu chí 13 thuộc tiêu chuẩn 3 điều 6 quy định “ Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ”. Điều 7 quy định “ Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội” 1.2. Lý do về lý luận Công tác phối hợp hoạt động giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, 3 đóng góp những ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục “Thực sự là của dân, do dân và vì dân”. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, Bác Hồ căn dặn “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh thì trách nhiệm của Hiệu trưởng là: Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, xây dựng củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tư vấn định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Dư cân và béo phì không chỉ phổ biến ở những nước phát triển mà còn tăng dần ở các nước đang phát triển. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp.... Trẻ em béo phì một yếu tố nguy cơ. Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sự sáng tạo, sự phát triển của trẻ. Mặt khác, ở độ tuổi mầm non, cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan đang dần hoàn thiện, trẻ vận động nhiều để khám phá xung quanh nhiều nên cần một nguồn năng lượng lớn. Lúc này, nếu chế độ ăn không được cung cấp đầy đủ các chất, trẻ sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng. Trẻ ở độ tuổi mầm non bị suy dinh dưỡng thường có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn bạn bè đồng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn 4 như: Tiêu chảy và viêm đường hô hấp, giảm khả nǎng tiếp thu và học tập. Điều đáng chú ý là những trẻ bị suy dưỡng ở thể vừa và nhẹ thường rất ít khi được người nhà phát hiện ra, bởi vậy, nếu không được khắc phục sớm sẽ dễ khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của con. Chính vì vậy để chăm sóc trẻ không còn bị suy dinh dưỡng và béo phì thì công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh là rất cần thiết. Nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường với gia đình để thực hiện mục tiêu chăm sóc trẻ tốt hơn. 1.3. Lý do thực tiễn * Thuận lợi Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc nằm cặp quốc lộ 53 (Có 3 điểm học). Trường có 2 lớp mầm, 5 lớp chồi và 6 lớp lá. Tại điểm chính có 7 lớp học còn lại 6 lớp ở 2 điểm lẻ. Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sắc của Phòng Giáo dục Huyện Càng Long. Cán bộ giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Luôn nhiệt tình với công việc, có đạo đức tốt và có tinh thần học hỏi để nâng cao tay nghề, đặc biệt rất yêu thương học sinh của mình. Cán bộ giáo viên và nhân viên đều được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, đảm bảo đủ sức khoẻ công tác, không mắc các bệnh truyền nhiễm. * Khó khăn Trường có 2 điểm lẻ nên việc quản lý về chăm sóc nuôi dưỡng học sinh gặp khó khăn. Học sinh đa số là ở vùng nông thôn sống với ông bà vì cha mẹ phải đi làm ăn xa nên việc đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng còn nhiều hạn chế. Còn học sinh ở thị trấn thì phụ huynh chưa chú ý đến bữa ăn cho trẻ dẫn đến nhiều trẻ bị béo phì. 5 Cơ sở vật chất trường còn hạn chế, thiếu phòng học, thiếu giáo viên nên trường chưa đủ điều kiện để tổ chức bán trú cho trẻ vì vậy việc quản lý khẩu phần ăn cho trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số giáo viên chưa tự tin trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tổ chức cuộc họp phụ huynh thì rất ít phụ huynh tham gia họp. Còn nhiều phụ huynh chưa phối hợp cùng nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ. Chưa quan tâm đến bản tuyên truyền của nhà trường để biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Chưa nắm được những ảnh hưởng xấu khi trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Qua quá trình học tập và nghiên cứu lớp bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Mầm non và Tiểu học do Thầy, Cô trường Cán bộ Quản lý giáo dục – Thành phố Hồ Chí Minh dạy và nhất là qua học tập chuyên đề 13: “Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non” em nhận thấy qua chuyên đề có những biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh rất hay và em nghĩ là nếu áp dụng những biện pháp của chuyên đề 13 sẽ giải quyết được những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải và đưa chất lượng chăm sóc của nhà trường ngày một tốt hơn. Chính vì vậy em chọn đề tài “Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm học 2018 – 2019” làm tiểu luận, em hy vọng là sau khi áp dụng vào thực tế sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công tác. 2. Tình hình thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc 2.1. Khái quát về trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc 6 Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc khóm 5 thị trấn Càng Long, huyện Càng Long được thành lập ngày 01 tháng 09 năm 2006 theo số quyết định: 145/QĐ-UBND huyện Càng Long. Nhà trường được Uỷ ban nhân dân Huyện Càng Long tiếp nhận từ trường Tiểu học thị trấn Càng Long B Tổng diện tíc ... ơi vận động. Khuyến khích giáo viên nên cho các cháu suy dinh dưỡng, béo phì vận động thường xuyên. - Tự tìm hiểu học hỏi từ bạn đồng nghiệp, học hỏi trên mạng và trao đổi cùng bác sĩ chuyên gia về dinh dưỡng để có kiến thức hỗ trợ kịp thời cho giáo viên và 18 phối hợp cùng cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh về cách chăm sóc, thức ăn hàng ngày cho trẻ. 2.4.2. Nguyên nhân thành công Yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, chăm sóc trẻ luôn mong trẻ được phát triển toàn diện hạn chế bị suy dinh dưỡng, béo phì. Luôn rèn luyện học tập kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thu hút người khác để công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ học sinh phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì đạt hiệu quả tốt hơn. Trao đổi tận tình không phải là ra lệnh cho người khác làm theo. Vui vẻ, hòa đồng với giáo viên, phụ huynh, học sinh Tìm tòi học tập ứng dụng công nghệ thông tin để tìm những hình ảnh, video có liên quan đến nội dung tuyên truyền để cho giáo viên ứng dụng vào các buổi tuyên truyền ở lớp đạt hiệu quả Phối hợp với y tế thị trấn để tổ chức khám sức khỏe cho trẻ ở trường 2 lần/năm. 19 3. Kế hoạch hành động nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho học sinh tại trường mẫu giáo Tuổi Ngọc * Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng (Từ 01/9/2018 đến 30/11/2018) S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục 1 Hướng dẫn giáo viên linh hoạt khi tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ cho phụ huynh học sinh biết và thực hiện Giáo viên vận dụng nội dung, hình ảnh tuyên truyền phong phú Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giáo viên Tháng 9/2018 Tại văn phòng - Giới thiệu các trang wep có hình ảnh tuyên truyền đẹp, video có nội dung phù hợp - Hướng dẫn cách cắt ghép video nội dung tuyên truyền. Cách trình chiếu video Nội dung: - Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao - Bữa ăn phải cân đối các chất dinh dưỡng - Cúp điện - Photo sẵn tài liệu hướng dẫn - Nắm vững các thao tác hướng dẫn giáo viên yếu. 20 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục - Giữ gìn vệ sinh 2 Tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa giáo viên với các bậc cha mẹ học sinh Giáo viên giao tiếp tự tin, lời nói rõ ràng mạch lạc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giáo viên Tháng 9/2018 Tại văn phòng - Cho giáo viên nêu khó khăn khi giao tiếp, ứng xử - Cho giáo viên đóng kịch và xử lý tình huống khi tuyên truyền - Giáo viên xử lý tình huống chưa khéo - Giao tiếp chưa linh hoạt 3 Lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ - Kế hoạch rõ ràng, dễ hiểu, có đủ nội dung, phương pháp phối hợp - Cụ thể, khả thi, thực hiện Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Giáo viên Tháng 10/2018 Tại văn phòng Các văn bản chỉ đạo của PGD Càng - Nghiên cứu kỹ văn bản, soạn thảo kế hoạch đủ nội dung, phương pháp phối hợp. - Trình bày đúng thể thức văn bản. - Hướng dẫn kỹ cho tổ trưởng, giáo viên cách lập kế - Một số giáo viên vắng - Tổ trưởng nắm và hướng dẫn lại giáo viên vắng 21 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục được trong thực tiễn - Giáo viên dựa vào để lập kế hoạch của lớp Long hoạch của tổ, của lớp. - Phân tích thực trạng công tác này ở năm học vừa qua để thấy làm được gì và chưa làm được gì, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất biện pháp cải tiến công tác này có hiệu quả hơn trong năm học này. - Tham khảo ý kiến của giáo viên, ý kiến của các bậc cha mẹ học sinh để lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh kế hoạch sao cho hiệu quả nhất khi thực hiện phòng chống 22 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì ở trẻ. 4 Họp phụ huynh đầu năm học, hình thành ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp và cấp trường để phối hợp cùng nhà trường trong việc phòng chống suy dinh - Phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe của trẻ - Phối hợp cùng giáo viên tốt hơn - Nhiệt tình hỗ trợ giáo viên Giáo viên, Hội trưởng PHHS, Phụ huynh Tháng 9/2018 Phòng học Có nội dung họp rõ ràng - Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp đầu năm. - Thảo luận thống nhất chung giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về cách chăm sóc trẻ khi ở trường, ở nhà. - Vận động phụ huynh hỗ trợ ngày công, nguyên vật liệu làm đồ chơi cho trẻ - Tuyên truyền, tập huấn, trao đổi với phụ huynh học sinh về vấn đề sức khỏe của - Phụ huynh không đi họp - Thông báo mời họp trước 3 ngày - Vận động phụ huynh tham gia họp đầy đủ 23 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục dưỡng, chống béo phì ở trẻ. trẻ ở lứa tuổi mầm non, tâm sinh lý của trẻ; môi trường sống của trẻ ở trường, ở nhà; khả năng phát triển của trẻ về cân nặng, chiều cao, nhận thức; thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ; 5 Chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chăm sóc trẻ - Tất cả trẻ đều được chăm sóc tốt. - Giáo viên chăm sóc trẻ tận tâm. Đối xử công bằng với trẻ. Phó Hiệu trưởng Giáo viên Tháng 11/2018 Môi trường trong lớp đảm bảo vệ sinh. - Nhắc nhỡ giáo viên thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Một khẩu phần ăn cân đối, đủ chất là một trong những giải pháp hàng đầu giúp phòng chống sẽ dinh dưỡng cho trẻ. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ - Giáo viên chưa đối xử công bằng với trẻ. - Nhắc nhỡ, kiểm điểm giáo viên vi phạm đạo đức nhà 24 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục để phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ. - Tự đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở lớp. giúp cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Trẻ ăn nhiều mà không hoạt động sẽ bị thừa năng lượng dễ gây béo phì, nếu trẻ ăn không đủ chất, không đủ năng lượng sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Để phòng ngừa suy dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm, đường, béo, vitamin. Nguồn giáo 25 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục cung cấp các dưỡng chất này là từ các thực phẩm như: thịt, cá, đậu phụ, ngũ cốc, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng, rau xanh và trái cây tươi. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi cách chế biến để trẻ thấy lạ miệng và sẽ ăn được nhiều hơn. - Quan sát cách thức giáo viên tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Kiểm tra việc giữ vệ sinh ở lớp. Nên đảm bảo cho trẻ ăn 26 S T T Tên công việc Mục tiêu cần đạt Người thực hiện Người phối hợp Thời gian thực hiện Điều kiện thực hiện Cách thức thực hiện Dự kiến khó khăn; Biện pháp khắc phục chín, uống sôi, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong, không để trẻ ăn những thức ăn đã để quá lâu. Bên cạnh đó, cần tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Chú ý tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng/lần, bởi giún sán trong bụng sẽ hút hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến trẻ ăn hoài không lớn. 27 4. Kết luận và kiến nghị - Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ là rất cần thiết vì nó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện sau này. Nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng “Béo phì”, nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị “suy dinh dưỡng”. Cho nên việc cân đối, chế biến món ăn sao cho đủ chất dinh dưỡng, tạo cho trẻ có những bữa ăn ngon góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ là trách nhiệm chung của nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động phối hợp với phụ huynh, phụ huynh cần tích cực phối hợp thống nhất chung với nhà trường về cách phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ. Nếu làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh để phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì sẽ giảm đáng kể, nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cha mẹ học sinh vui mừng khi thấy con khỏe mạnh. - Kiến nghị * Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh: Cần mở lớp bồi dưỡng về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, béo phì * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Càng Long: Trang bị đầy đủ hơn các thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhất là cân và thước đo nhằm hỗ trợ giáo viên cân đo học sinh chính xác hơn. * Đối với Hiệu trưởng: Khi chỉ đạo cần sâu sắc hơn. Phối hợp cùng Phó Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, kiểm tra tốt hơn./. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyên đề 13 “Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non” 2013, Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TPHCM. 2. Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 ( Có điều chỉnh, sửa đổi một số điều vào năm 2009). 3. Điều lệ trường mầm non Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015. 4. Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. 5. Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non. 6. Một số bài tiểu luận của anh chị khóa trước. 7. Báo cáo năm học 2017 - 2018 của Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc.
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_phoi_hop_giua_nha_truong_voi_gia_dinh_va.pdf