Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ

I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ

1. Khái niệm

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền,

thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản

xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.

Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá

2. Mục đích

Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế.

Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để:

 Ưu đãi thuế quan.

 Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

 Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch

3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ

Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:

 Tên và địa chỉ người mua

 Tên và địa chỉ người bán

 Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu

 Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng

 Xác nhận cơ quan có thẩm quyền

pdf 61 trang chauphong 18700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ

Tiểu luận Chứng nhận xuất xứ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM 
MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 
GVHD: TS Bùi Thanh Tráng 
Chứng nhận xuất xứ Trang 1 
 Trần Chân Phương (Trưởng nhóm) 
 Nguyễn Minh Thành 
 Phạm Duy Nghiệp 
 Phạm Lê Phương Uyên 
 Võ Lê Thuỳ Dung 
 Trần Văn Dũng 
 Nguyễn Tố Ngân 
 Lê Thị Mỹ Dung 
Chứng nhận xuất xứ Trang 2 
 MỤC LỤC 
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4 
1. Khái niệm ................................................................................................................................. 4 
2. Mục đích .................................................................................................................................. 4 
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4 
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai...................................................................... 5 
1. C/O form A: ............................................................................................................................. 5 
2. C/O form B: .............................................................................................................................. 8 
3. C/O form ICO: ........................................................................................................................ 11 
a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng .............................................................................. 13 
4. C/O form T: (C/O form Textitle)............................................................................................. 18 
5. C/O Form D ............................................................................................................................ 20 
a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT ....................................................... 24 
6. C/O form E: ............................................................................................................................ 27 
7. C/O form AK: ......................................................................................................................... 30 
8. C/O form AJ: .......................................................................................................................... 31 
III. Cơ quan thẩm quyền cấp: ........................................................................................................ 31 
1. Cơ quan cấp C/O .................................................................................................................... 31 
2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: .............................................................................................. 31 
IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ................................................................................ 33 
1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O ................................................................ 33 
2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết ....................................................................................... 34 
a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) ......................................................................................... 34 
b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM ................................................... 36 
c. Đơn xin cấp C/O ................................................................................................................. 37 
d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ 
phần trăm................................................................................................................................... 37 
3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp ................................................................................... 38 
V. Tác dụng của C/O ...................................................................................................................... 43 
1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: ....................................................................................... 43 
a. Đối với người xuất khẩu: ..................................................................................................... 43 
b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: .................................................................... 43 
2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: ........................................................................... 44 
a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: ............................................... 44 
b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: .......................................... 44 
3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. .. 44 
a. Đối với nước xuất khẩu ....................................................................................................... 44 
Chứng nhận xuất xứ Trang 3 
b. Đối với nước nhập khẩu ................................................................................................... 45 
VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: ...................................................... 46 
1. Khái quát: ............................................................................................................................... 46 
a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam ............................................................................... 46 
b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp: ................................................................................... 49 
2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O .................................... 49 
a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: ............................................................... 49 
b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: ................................................... 51 
c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: .............................................. 52 
VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:.......................................................... 53 
1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:.......................................................................... 54 
2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: ................................................................. 56 
3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: ............................................................................ 57 
VIII. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 59 
Chứng nhận xuất xứ Trang 4 
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ 
1. Khái niệm 
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, 
thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản 
xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. 
Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá 
2. Mục đích 
Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. 
Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để: 
 Ưu đãi thuế quan. 
 Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá 
 Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch 
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ 
Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm: 
 Tên và địa chỉ người mua 
 Tên và địa chỉ người bán 
 Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu 
 Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng 
 Xác nhận cơ quan có thẩm quyền 
Chứng nhận xuất xứ Trang 5 
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai 
1. C/O form A: 
 Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán 
quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh 
toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương 
mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc 
gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc 
gia đang phát triển. 
 Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định 
được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã 
được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A 
cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với 
cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. 
C/O Form A 
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
Chứng nhận xuất xứ Trang 6 
 Cách khai: 
Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A) 
 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam 
 Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định 
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF , thống nhất với 
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác. 
 Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện 
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng 
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ: 
BY SEA : BACH DANG V.03 
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG 
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 
Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 
phải cùng một nước nhập (ô 12). 
 Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau : 
 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY 
 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số 
C/O> DATED WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ 
C/O phó bản. 
 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả 
C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. DATED <ngày 
cấp> . 
Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản 
xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU, 
Switzerland, Norway, Turkey,... Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP 
cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận 
sản xuất, gia công cộng gộp khu vực. 
 Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo. 
 Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có). 
 Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng 
 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS 
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan 
hàng xuất> DATED . Trường hợp người khai báo 
hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai 
báo: DECLARED BY . 
 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầ ... iệp Việt Nam vì cấp C/O không chính xác 
làm họ thiệt hại. 
 Tuy nhiên, để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, mở rộng khả năng sản xuất, 
nâng cao trình độ công nghệ ... doanh nghiệp lại gặp vấn đề thiếu vốn. Thu hút các 
nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay vay vốn từ các ngân hàng là 
câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng là khá phức 
tạp và số tiền được vay không lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm 
ảnh hưởng đến nguồn tài sản và quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ 
phần hoá cũng là một biện pháp hữu ích. Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp cần phải 
làm cho cán bộ công nhân viên tin tưởng vào khả năng sản xuất - kinh doanh của 
mình, tạo ra sự trung thành, yêu mến của họ đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần 
có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vướng mắc đó. 
2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: 
 Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu kiểm tra khi cấp C/O đặc biệt là 
C/O Form A, Form D, tổ chức cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản 
xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm tra thành phần nguyên phụ 
liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy định 
hay không. Việc kiểm tra có thể tiến hành thường kỳ hay đột xuất để từng bước khắc 
phục việc doanh nghiệp sử dụng chứng từ giả để làm bằng chứng về tính xuất xứ của 
sản phẩm. Để làm tốt công việc này cần phải có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về 
kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm. Hiện nay thủ tục cấp C/O 
Form D của Việt Nam quy định trước khi cấp C/O Form D doanh nghiệp cần phải xin 
được Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D của công ty Giám định hàng 
hoá xuất nhập khẩu (VINACONTROL) thuộc Bộ thương mại. Bên cạnh đó các tổ 
chức cấp C/O khác (các bộ phận cấp của VCCI) cũng nên có quy định về kiểm tra 
xuất xứ hàng hoá xuất khẩu trước khi cấp các loại C/O nói chung và đặc biệt là C/O 
Form A. VCCI có thể kết hợp với VINACONTROL kiểm tra thường kỳ hoặc đột 
xuất quy trình sản xuất, chế biến, gia công của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất 
khẩu. 
 C/O cần phải luôn tỉnh táo, kiểm tra, cẩn thận, nắm vững những quy định về cách 
khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu để được cấp C/O đúng 
Form. Các cán bộ cấp C/O cần phải nắm vững quy chế cấp C/O ở Việt Nam cũng như 
Chứng nhận xuất xứ Trang 57 
ở các nước cho hưởng ưu đãi, có những hiểu biết cơ bản về mặt hàng được mô tả 
trong Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và mã HS của chúng để đối chiếu với lời 
khai trên mẫu C/O. 
 + Tổ chức cấp C/O cần luôn cập nhật các thông tin liên quan đến C/O; các thay 
đổi trong chế độ ưu đãi, danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi, các tiêu chuẩn xác 
định xuất xứ ...; tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt 
Nam tại nước ngoài, với Chính phủ các nước nhập khẩu nhất là của các nước cho 
hưởng ưu đãi để nắm bắt được chính sách nhập khẩu của các nước đó. Những thông 
tin này sẽ được thông báo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các lớp bồi 
dưỡng. 
 + Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ cấp C/O là rất cần thiết. 
Thông qua các lớp học này các cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm thực tế 
cũng như các khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau rút ra những biện pháp hữu 
ích trong công việc của mình. Mặt khác các cán bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, hướng 
dẫn kịp thời cho cán bộ chuyên môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của 
từng nước cho hưởng. Điều này là rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay 
các cơ quan đại diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau. 
 + Phải thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đoán tình 
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế 
hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập 
khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn nguyên phụ liệu 
đó. Ngoài ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ 
quan quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này 
kiến nghị với Nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho 
doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu 
chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn. 
 + Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về C/O, cơ quan cấp 
C/O cần nhanh chóng tiến hành trả lời khiếu nại để họ có thể xác minh tính chân thực 
của C/O do mình cấp, giải toả mối nghi ngờ về tính xuất xứ của sản phẩm. Từ đó Cơ 
quan Hải quan nước nhập khẩu mới nhanh chóng làm thủ tục thông quan cho hàng 
hoá, tránh phải nộp các khoản tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, lưu bãi, vận 
chuyển, giám định. Đồng thời, nó cũng tạo được uy tín cho cơ quan cấp C/O và thiết 
lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa họ với Cơ quan Hải quan của các nước nhập 
khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các lô hàng sau. 
3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: 
 + Hiện tại cơ quan quản lý cấp C/O tập trung một mối về Bộ thương mại mà trực 
tiếp là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy 
nhiên, chưa có văn bản pháp luật riêng nào được ban hành quy định cụ thể về nhiệm 
vụ và trách nhiệm của các cơ quan đó. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính 
chất sự vụ; việc đến đâu giải quyết đến đó; không theo một thể chế, nhất quán. Đây là 
một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý cấp C/O. 
Do đó, Bộ thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng 
và nhiệm vụ có liên quan đến việc quản lý cấp C/O của các Vụ quản lý thị trường 
này. Đồng thời cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và 
Chứng nhận xuất xứ Trang 58 
các cơ quan hữu quan tránh hiện tượng thủ tục hành chính rườm rà làm mất nhiều 
thời gian cho cơ quan cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mối quan hệ dọc từ 
Vụ xuống các cơ quan cấp C/O phải là mối quan hệ "một - một" vì thực chất hoạt 
động cấp C/O rất đơn giản và gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết 
nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được C/O trong vòng một ngày nếu hồ sơ đầy đủ, 
không có thiếu sót hoặc trong vòng ba ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng 
hoá. 
 + Bộ thương mại cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ nhằm có các điều chỉnh, 
quy định riêng cho hoạt động cấp C/O tại các Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh cho 
phù hợp với hoạt động thực tiễn tại đây. 
 + Thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O bằng cách cử cán bộ tham gia chỉ 
đạo và giám sát hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI cũng như các Phòng 
quản lý xuất nhập khẩu khu vực. 
 + Chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật để đảm bảo xin và cấp 
C/O đúng thủ tục và không có sự vi phạm pháp luật như : quy định cụ thể hình thức 
phạt với những mức độ vi phạm các quy định về khai báo C/O của doanh nghiệp và 
mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O. Các mức 
phạt phải có tính khả thi tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi 
nhẹ việc xin, cấp C/O nhưng cũng không nên trở thành gánh nặng cho các doanh 
nghiệp và các cơ quan này. 
 + Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã 
cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có 
những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính 
xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau 
nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại 
Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục tình 
trạng trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng 
hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc. 
 + Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến 
nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của 
doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách 
cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ. Liên quan 
đến C/O Form A, cơ quan quản lý cấp C/O không phê duyệt các hợp đồng gia công 
mà sản phẩm gia công không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Form A dù cho các doanh 
nghiệp đã cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu. 
 + Tăng cường quan hệ với Chính phủ các nước cho hưởng ưu đãi để kịp thời 
nắm bắt được các thay đổi trong chế độ GSP của các nước này. Trên cơ sở đó, cơ 
quan quản lý C/O cần ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp C/O và hỗ trợ 
họ trong việc tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ. 
 + Hiện tại, C/O Form D và Form A cho giầy dép do Bộ thương mại cấp. Nhiệm 
vụ này nên chuyển cho VCCI thực hiện để thích hợp với chương trình cải cách hành 
chính hiện nay của Chính phủ. Hơn nữa, hoạt động cấp C/O là một hoạt động mang 
tính chất dịch vụ, không nên để cho Bộ thương mại là cơ quan quản lý Nhà Nước trực 
Chứng nhận xuất xứ Trang 59 
tiếp thực hiện vì không đảm bảo tính khách quan. Giao nhiệm vụ này cho VCCI sẽ 
đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời tạo điều kiện cho VCCI nắm đầy 
đủ hơn tình hình xin cấp C/O của doanh nghiệp, có điều kiện làm tốt hơn công tác tư 
vấn, xúc tiến thương mại. 
 + Hiện nay C/O Form A cùng được Bộ thương mại và VCCI cấp nên sự chồng 
chéo và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thành lập Ban quản lý 
GSP là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc được hưởng ưu đãi GSP vẫn rất cần thiết cho 
sự phát triển kinh tế nước nhà và cần phải sử dụng hiệu quả các ưu đãi này. Vấn đề 
thành lập Ban quản lý GSP trước đây đã được Bộ thương mại đưa ra trong văn bản 
gửi Tổng cục Hải quan và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam số 2340 
TM/AM ngày 02/08/2995 "V/v thành lập Ban quản lý GSP của Việt Nam" được 
VCCI nhất trí và đã có dự thảo về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý này nhưng 
suốt từ đó việc thành lập vẫn chưa được xúc tiến. Do đó, Bộ thương mại nên tiếp tục 
nguyên cứu, xem xét vấn đề này. 
VIII. Tài liệu tham khảo 
Sách Quản Trị Xuất Nhập Khẩu - GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp 
TPHCM 
Sách Quan hệ Kinh tế Quốc Tế - GS.TS Võ Thanh Thu – NXB Lao động Xã hội 
ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc 
roducts 
hoa/45/4959906.epi 
chung-nhan-xuat-xu.htm 
xuat-xu-long-leo.html 
hoa/45/4959906.epi 
chong-thuan-loi-cho-doanh-nghiep/45/7898880.epi 
mID=12
aspx?ItemID=6 
ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc 
2012122109504832ca33.chn 
Chứng nhận xuất xứ Trang 60 
v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-h%C3%A0ng-
ho%C3%A1-c%E1%BB%A7a-Hoa-K%E1%BB%B3/1539/14697 
%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A5y-
ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-
h%C3%A0ng-ho%C3%A1/1537/14673 
%20dan/co%20quan%20cap%20co.htm 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_chung_nhan_xuat_xu.pdf