Luận văn Phân tích hoạt động dịch vụ bán laptop trả góp tại Công ty TNHH Tin học Thiên Tân

1.1. Các lý luận cơ bản.

Bản chất và đặc điểm cơ bản của Dịch vụ: Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích

mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không

dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó (Marketing căn bản trang 478, Philip Kotler).

Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới

dạng vật chất của nó.

Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng các chương trình

Marketing: Tính không sờ thấy được; Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc; Tính

không ổn định về chất lượng; Tính không lưu giữ được

Phân loại Dịch vụ:

Nguồn dịch vụ là người hay máy? Dịch vụ có nguồn gốc là con người có những

dịch vụ cần có nhân lực chuyên nghiệp (kế toán, tư vấn về các vấn đề quản lý) hay

những chuyên gia hành nghề (quét dọn, chăm sóc vườn hoa ); Những dịch vụ có

nguồn gốc là máy móc, bao gồm những dịch vụ cần máy tự động (máy tự động rửa ô

tô, máy tự động bán hàng ), hay những thiết bị có người điều khiển, trình độ tay nghề

tương đối thấp (taxi ), hay những thiết bị cần sự điều khiển của những chuyên gia có

trình độ cao (máy bay, máy tính điện tử ) Khách hàng có nhất thiết phải có mặt khi

cung ứng dịch vụ cho họ không? Động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì? Động cơ

của người cung ứng dịch vụ là gì?

Phạm vi phổ biến và tầm quan trọng của Marketing trong lĩnh vực dịch vụ: Các

Công ty Dịch vụ thường lạc hậu so với các công ty sản xuất trong việc sử dụng thực tế

Marketing. Ngày nay, khi tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt, chi phí tăng, nhịp

độ tăng năng suất giảm và chất lượng dịch vụ ngày một sút kém, ngày càng có nhiều tổ

chức dịch vụ bắt đầu quan tâm đến Marketing. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực hoạt

động mà trong một thời gian tương đối ngắn Marketing đã trở nên phổ biến.Lúc đầu

các ngân hàng hình dung Marketing là một sự kết hợp các biện pháp kích thích với

thái độ niềm nở, nhưng bây giờ họ đã có những bộ phận marketing, những hệ thống

thông tin, lập kế hoạch và kiểm tra.

pdf 55 trang chauphong 18300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích hoạt động dịch vụ bán laptop trả góp tại Công ty TNHH Tin học Thiên Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích hoạt động dịch vụ bán laptop trả góp tại Công ty TNHH Tin học Thiên Tân

Luận văn Phân tích hoạt động dịch vụ bán laptop trả góp tại Công ty TNHH Tin học Thiên Tân
z 
  
LUẬN VĂN 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BÁN LAPTOP 
TRẢ GÓP TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC THIÊN TÂN 
LỜI MỞ ĐẦU 
* Lý do chọn đề tài 
 Dịch vụ trả góp ra đời gần 2 năm trước nhưng thật sự nở rộ từ tháng 5/2008 
với sự tham gia của Các tổ chức tài chính SGF, PRUDENTIAL, ACS (Tổ chức tài 
chính hỗ trợ việc cho vay) kết hợp với thế giới Di Động, thiết bị số, bee Next, Nam Á, 
Công ty TNHH Tin học Thiên Tân,  
 Công ty TNHH Tin học Thiên Tân đã tạo ra dịch vụ bán hàng trả góp đồng 
thời hợp tác với ACS hỗ trợ khách hàng vay với hình thức trả dần giá trị hàng hóa. 
Qua một quá trình hoạt động công ty TNHH TIN HỌC THIÊN TÂN đã và đang xâm 
nhập vào thị trường với nhiều ưu thế tạo ra uy tín và thương hiệu trong lòng khách 
hàng cũng như đối tác kinh doanh. 
 Nắm bắt được ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động bán hàng trả góp đối với 
Công ty TNHH Tin học Thiên Tân. Tôi quyết định tìm hiểu về cách thức hoạt động 
của lĩnh vực này, dựa vào kiến thức tôi được trang bị trên giảng đường đại học để định 
hướng thị trường laptop với loại hình dịch vụ mua hàng trả góp. Để từ đó hoàn thiện 
chiến lược chiêu thị cho Công ty TNHH Tin học Thiên Tân trong thời kỳ giai đoạn 
đầu của loại hình sản phầm dịch vụ này. 
* Phương hướng làm việc 
 - Thu thập tài liệu của công ty tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty. 
 - Thu thập các thông tin trên mạng, dựa vào các công cụ điện tử truyền thông 
tìm hiểu hoạt động của công ty đối với chương trình này. 
- Nghiên cứu sơ bộ thị trường trả góp, nghiên cứu các thông tin của đối thủ 
cạnh tranh đối chiếu, đưa ra các lập luận. 
 - Dựa vào các lập luận để xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các công cụ chiêu 
thị cho công ty. 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Các lý luận cơ bản. 
Bản chất và đặc điểm cơ bản của Dịch vụ: Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích 
mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không 
dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó (Marketing căn bản trang 478, Philip Kotler). 
Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới 
dạng vật chất của nó. 
Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng các chương trình 
Marketing: Tính không sờ thấy được; Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc; Tính 
không ổn định về chất lượng; Tính không lưu giữ được 
Phân loại Dịch vụ: 
Nguồn dịch vụ là người hay máy? Dịch vụ có nguồn gốc là con người có những 
dịch vụ cần có nhân lực chuyên nghiệp (kế toán, tư vấn về các vấn đề quản lý) hay 
những chuyên gia hành nghề (quét dọn, chăm sóc vườn hoa); Những dịch vụ có 
nguồn gốc là máy móc, bao gồm những dịch vụ cần máy tự động (máy tự động rửa ô 
tô, máy tự động bán hàng), hay những thiết bị có người điều khiển, trình độ tay nghề 
tương đối thấp (taxi), hay những thiết bị cần sự điều khiển của những chuyên gia có 
trình độ cao (máy bay, máy tính điện tử) Khách hàng có nhất thiết phải có mặt khi 
cung ứng dịch vụ cho họ không? Động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì? Động cơ 
của người cung ứng dịch vụ là gì? 
Phạm vi phổ biến và tầm quan trọng của Marketing trong lĩnh vực dịch vụ: Các 
Công ty Dịch vụ thường lạc hậu so với các công ty sản xuất trong việc sử dụng thực tế 
Marketing. Ngày nay, khi tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt, chi phí tăng, nhịp 
độ tăng năng suất giảm và chất lượng dịch vụ ngày một sút kém, ngày càng có nhiều tổ 
chức dịch vụ bắt đầu quan tâm đến Marketing. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực hoạt 
động mà trong một thời gian tương đối ngắn Marketing đã trở nên phổ biến.Lúc đầu 
các ngân hàng hình dung Marketing là một sự kết hợp các biện pháp kích thích với 
thái độ niềm nở, nhưng bây giờ họ đã có những bộ phận marketing, những hệ thống 
thông tin, lập kế hoạch và kiểm tra. 
1.2. Dịch vụ trả góp. 
1.2.1. Thị trường tài chính 
1.2.1.1 Lịch sử hình thành thị trường tài chính 
Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế - xã hội khi mà ở đó xuất hiện 
nền sản xuất hàng hóa. Lịch sử phát triển của xã hội đã cho thấy, khi phân công lao 
động xã hội phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện, thì dẫn đến sự ra đời của một nền sản 
xuất dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và tiền tệ trở thành một phương tiện không thể 
thiếu được cho chính sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất đó(Nhập môn Tài Chính 
– Tiền Tệ trang 2, PGS.TS Sử Đình Thành – TS Vũ Thị Minh Hằng). Sự xuất hiện tiền 
tệ đã nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, đồng thời làm nên cuộc 
cách mạng trong công nghiệp phân phối: từ phân phối bằng hiện vật sang phân phối 
bằng giá trị. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, sản phẩm sản xuất ra để bán. Hàng 
hóa khi trao đổi trên thị trường cần phải biểu thị giá cả của nó. Giá cả là hình thức biểu 
hiện bằng tiền của giá trị. 
Khi hàng hóa thực hiện giá trị phải gắn liền với sự vận động của tiền tệ đồng 
thời phát sinh thu nhập cho người cung cấp hàng hóa. Các khoản thu nhập này, trải 
qua quá trình phân phối, tạo ra nguồn tài chính hay quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế. 
Sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hóa luôn luôn đòi hỏi các quỹ tiền tệ phải được 
tạo lập, phân phối, sử dụng và đây chính là cơ sở làm nảy sinh thị trường tài chính. 
1.2.1.2. Định nghĩa thị trường tài chính. 
Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới 
hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch 
từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Một hệ thống thị 
trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ thống thị trường tiền tệ hoạt động chủ 
yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, các công ty tài chính và thị 
trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán giữ vai trò quan trọng( Nhập môn Tài 
Chính – Tiền Tệ trang 15 – PGS.TS Sử Đình Thành – TS Vũ Thị Minh Hằng) Thị 
trường tài chính là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối 
toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần 
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. 
1.2.1.3. Vai trò, Chức năng thị trường tài chính 
Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người 
kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến 
những người có cơ hội đầu tư sinh lời. 
Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung nguồn vốn để đáp ứng 
nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. 
Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối 
với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có 
lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó 
hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo 
thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình. 
Thị trường tài chính tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải 
cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước 
ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh 
trong nước. 
Thị trường tài chính cho phép thực hiện các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái 
phiếu, đổi tiền. 
1.2.1.4 Các hình thức của thị trường tài chính 
Cấu trúc thị trường tài chính gồm: Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần, Thị 
trường cấp một và thị trường cấp hai, Thị trường tiền tệ và thị trường vốn (Website: 
www.wikipedia.org – Thị trường tài chính) 
Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần 
Thị trường nợ : phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn 
trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một 
món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất 
cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 
năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ 
nợ kể trên. Dịch vụ trả góp nằm trong hình thức này. 
Thị trường vốn cổ phần: phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty 
phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có 
quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho 
chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ). 
 Thị trường cấp một và thị trường cấp hai 
Thị trường cấp một là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng 
khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị 
trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng. 
Thị trường cấp hai là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. 
Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bán 
chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được 
tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên 
trên thị trường cấp một. 
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn 
Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ 
hạn thanh toán dưới 1 năm). 
Thị trường vốn là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như 
cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ 
phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu. 
1.2.2. Dịch vụ trả góp. 
1.2.2.1. Lịch sử hình thành Dịch vụ trả góp. 
Dịch vụ trả góp xuất hiện đầu tiên tại Mỹ từ khoảng năm 1850 với hình thức 
mua máy may trả góp. Phụ nữ rất hào hứng với dịch vụ này, vì lần đầu tiên xuất hiện 
máy may, giúp phụ nữ có thể rút ngắn thời gian may một cái áo từ 14 giờ xuống còn 
chỉ trong 1 giờ đồng hồ, và lại còn được mua trả góp. Đó là một sự tiết kiệm sức lao 
động rất lớn và đến khoảng năm 1870 giá của một chiếc máy may chỉ khoảng 30 – 40 
đôla nếu mua bằng trả góp. Mặt hàng trang trí nội thất sau đó cũng được bán bằng hình 
thức trả góp. Một bài báo vào năm 1899 ở Boston đã viết rằng nửa số lượng các cửa 
hàng trang trí nội thất đang sử dụng dịch vụ trả góp. Vào khoảng năm 1900, với sự ra 
đời của dịch vụ trả góp mua xe hơi, dịch vụ trả góp đã thật sự bùng nổ và 7 năm sau 
đó, giao dịch trả góp đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng khắp cho nhiều mặt 
hàng như máy may, radio, tủ lạnh, máy hát đĩa, máy giặt, máy hút bụi, nữ trang, quần 
áo và cả xe hơi. Năm 1924, 75% xe hơi được bán với hình thức trả góp, 80% máy hát 
đĩa, 75% máy giặt, 65% máy hút bụi và 25% nữ trang cũng được bán dưới hình thức 
trả góp. Dịch vụ trả góp cũng từ đó được lan rộng sang các nước khác tại Bắc Mỹ, 
Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và phát triển mạnh mẽ đến ngày hôm nay(Website: 
www.myvesta.org/history/hisotryinstallment) 
1.2.2.2. Định nghĩa Dịch vụ trả góp 
Trả góp là một hình thức cho vay mà người vay có thể trả trước hoặc không trả 
trước một số tiền, phần còn lại sẽ được trả định kỳ theo lịch trình định sẵn. Khoảng 
thời gian trả phần còn lại có thể vài tháng hoặc thậm chí đến 30 năm. Một tài sản thế 
chấp trả dần có thể xem là một hình thức trả góp. Tù ... ữ chân được khách hàng cũ đồng thời xây 
dựng vững chắc niềm tin nơi khách hàng mới. 
- Đẩy mạnh dịch vụ hậu mãi, nhằm tạo thêm nhiều cảm tình nơi khách hàng, giúp 
củng cố bền vững lượng khách hàng. 
- Thủ tục phải thật sự luôn thông thoáng, phê duyệt hồ sơ nhanh chóng với những 
điều kiện thật dễ dàng giúp đáp ứng được mọi tầng lớp người tiêu dùng. 
3.3.2.5. Chiến lược mạng lưới phân phối. 
Hiện nay Thiên Tân đang có mặt tại các thành phố: TP. HCM, TP. Biên Hòa, 
TP. Hà Nội và 3 tỉnh thành Vĩnh Long, Long An, Bình Dương với 1 trụ sở chính đặt 
tại TP.HCM. Điều này cho thấy Thiên Tân vẫn chưa thật sự lớn mạnh và phát triển có 
hệ thống với sự chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng. Một số nơi như Long An, Bình 
Dương, khách hàng vẫn gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán định kỳ mỗi tháng vì 
sự hạn hẹp về độ phủ chi nhánh. 
Để giải quyết triệt để các vấn đề trên, Thiên Tân cần có những chiến lược phát 
triển mạng lưới phân phối với các bước chuẩn bị chi tiết và toàn vẹn. Có thể thực hiện 
theo các trình tự sau: 
Bước 1: Ban điều hành kết hợp cùng với bộ phận phát triển kinh doanh, hoạch 
định kế hoạch phát triển thị trường mục tiêu cần nhắm tới cụ thể theo từng năm, từng 
quý, từng tháng. 
Bước 2: bộ phận nghiên cứu thị trường tiến hành khảo sát thị trường mục tiêu 
bao gồm các yếu tố: nhu cầu khách hàng, độ rủi ro khi thu hồi nợ, tổng quan về thị 
trường tiềm năng: dân số, mức thu nhập, sở thích tiêu dùngTừ đó đưa ra các nhận 
xét cho quyết định xâm nhập hoặc không xâm nhập thị trường. 
Bước 3: xác định mức độ ưu tiên, dựa vào nội lực công ty và nhu cầu thị trường 
có thứ tự phát triển cho từng thị trường theo lịch trình cụ thể. 
Bước 4: các bước chuẩn bị cho sự chính thức hoạt động tại thị trường mục tiêu, 
bao gồm: tuyển dụng nhân sự; khảo sát mạng, đường truyền; lắp đặt máy móc; kiểm 
tra độ phủ của ngân hàng đảm bảo tính dễ dàng trong việc thanh toán trả góp mỗi 
tháng cho khách hàng. 
Bước 5: rà soát, kiểm tra, thử nghiệm mọi thứ trước khi chính thức đưa thị 
trường mục tiêu vào hoạt động, cần đẩy mạnh hơn nữa, mở rộng độ phủ nhanh chóng 
tại các tỉnh thành miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là thành phố lớn Đà Nẵng. Đối với 
miền Nam, cần xâm nhập sâu hơn, trên diện rộng hơn đến các tỉnh như: An Giang, 
Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng 
3.3.2.6. Chiến lược thương hiệu. 
Với thời gian hình thành và phát triển hiện nay công ty Thiên Tân đang dần 
được biết đến nhiều hơn trong dịch vụ trả góp laptop tại thị trường Việt Nam. 
Tuy nhiên, để có một thương hiệu vững bền, giữ được vị trí chủ chốt trên thị 
trường, công ty tin học Thiên Tân cần phải phát triển mạnh hơn nữa hình ảnh công ty 
trên thị trường. Chiến lược phát triển thương hiệu cần được xây dựng và phát triển thật 
chặt chẽ theo các chuẩn mực sau: 
- Định vị đúng thị trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng qua việc thực hiện 
tốt, hiệu quả công việc nghiên cứu thị trường. 
- Nắm được nhu cầu thật sự của khách hàng. 
- Từ đó phát triển những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. 
- Tạo dựng được niềm tin nơi sản phẩm cung cấp, giúp khách hàng vững tin và 
an tâm khi sử dụng sản phẩm. 
- Việc quảng bá phải thật sự gây ấn tượng, đi đúng mục tiêu đã định, phù hợp với 
yêu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán người dân Việt, đảm bảo giữ vững được 
các yếu tố cần truyền đạt đến khách hàng. 
- Đồng thời cũng cần nắm chắc các chiến lược quảng bá của đối thủ, không tạo 
kẻ hở cho đối thủ có thể dễ dàng tấn công và đánh trả lại các sản phẩm cung cấp 
cũng như thương hiệu đang được xây dựng, làm lệch hướng so với định hướng 
đã được hoạch định. 
- Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu cũng cần phải được thay đổi kịp thời, 
uyển chuyển theo tình hình thay đổi của thị trường nhằm nhanh chóng thích 
nghi, tránh tình trạng lạc hậu, nhàm chán nơi khách hàng. 
3.3.2.7. Chiến lược chiêu thị. 
Hiện nay, vì độ phủ chưa rộng, nên Thiên Tân chỉ đang tập trung chiến lược 
chiêu thị chủ yếu cho lĩnh vực khuyến mãi, chăm sóc khách hàng Tuy nhiên, cùng 
với kế hoạch xâm nhập thị trường và phát triển lâu dài, chiến lược chiêu thị cũng cần 
được xây dựng sao cho phù hợp với những chiến lược đã được đề ra. 
Cần xây dựng kinh phí chiêu thị đủ cho tất cả các mảng thuộc lĩnh vực 
Marketing bao gồm: nghiên cứu thị trường, truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi, các 
hoạt động Marketing bổ trợ, phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển mạnh hơn nữa 
việc tận dụng mối quan hệ với khách hàng cũ cho việc chào mới các sản phẩm mới, 
các sản phẩm dành riêng cho khách hàng thân thiết. 
Để việc phát triển Marketing phù hợp sát với chiến lược phát triển và tình hình 
thực tế của công ty, các yếu tố cần được chú trọng khi phát triển các lĩnh vực này: 
- Nghiên cứu thị trường: hiện nay việc nghiên cứu thị trường của Thiên Tân chỉ 
dừng lại với qui mô nhỏ lẻ, phát sinh theo nhu cầu tại từng thời điểm, chưa thật 
sự có một chiến lược phát triển mạnh và lâu dài, chưa tạo được tiền đề cho sự 
phát triển mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm. Cần đẩy mạnh xây dựng một chiến 
lược nghiên cứu thị trường sâu và sát, mẫu nghiên cứu lớn và trải dài nhằm 
phân khúc thị trường, giúp cho bộ phận phát triển sản phẩm có thể dựa vào đó 
cho ra những dòng sản phẩm mới đa dạng hơn phục vụ nhu cầu ngày càng cao 
của khách hàng, đồng thời giúp cho bộ phận phát triển nhãn hàng có thể định vị 
tốt thương hiệu của mình trên thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược quảng 
bá phù hợp và lâu dài. 
- Truyền thông: với tình hình hiện nay, khi hầu hết người tiêu dùng Việt Nam 
đều chuộng xu hướng tiêu dùng trả thẳng hơn trả góp, đều cho rằng nếu mua 
hàng trả góp phải chịu mức lãi suất cao, bị mắc nợnên việc phát triển mạnh 
mảng PR, giúp cho khách hàng dần dần thay đổi quan điểm, dần dần nhận ra 
được các tiện ích của việc mua trả góp, mua trả góp giúp khách hàng có thể dễ 
dàng có được món hàng mình yêu thích với số tiền nhỏ mà vẫn còn tiền để dành 
là mục tiêu trước mắt cần phải đạt được. Thiên Tân cần kết hợp chặt chẽ với 
các kênh truyền thông báo đài, giới thiệu với người tiêu dùng xu hướng tiêu 
dùng hiện đại, đầy tiện ích từ các nước phương Đông, Châu Mỹ để hướng 
khách hàng chuyển đổi xu hướng tiêu dùng từ trả thẳng sang trả góp. 
- Quảng cáo: hiện nay Thiên Tân đang thực hiện quảng cáo dịch vụ cung cấp 
theo hai kênh chủ yếu là báo và các băng rôn treo tại các cửa hàng. Đặc biệt 
việc quảng cáo với băng rôn treo tại cửa hàng đã giúp tăng độ phủ của nhãn 
hàng, tăng độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu Thiên Tân, cần tiếp 
tục củng cố và phát huy mạnh hơn nữa khía cạnh này. Riêng đối với quảng cáo 
trên báo vẫn còn lác đác, đứt quảng, chưa thật sự có một chiến dịch quảng cáo 
rầm rộ, quy mô nhằm đánh động và gây sự chú ý lớn đối với khách hàng, cần 
xây dựng kế hoạch quảng cáo đối với kênh này nhiều hơn, liên tục hơn. Ngoài 
ra, vì hiện nay độ phủ của Thiên Tân tại thị trường Việt Nam chưa nhiều nên 
việc quảng cáo trên các đài truyền hình vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, 
đây là một kênh tiếp cận rất hữu hiệu đối với tất cả đối tượng tiêu dùng, vậy nên 
cùng với kế hoạch bành trướng và phát triển lâu dài, Thiên Tân cũng cần chuẩn 
bị kinh phí cho việc quảng cáo trên các kênh truyền hình nhằm tăng độ nhận 
biết của khách hàng đối với thương hiệu cũng như các sản phẩm được cung cấp 
bởi Thiên Tân, dần dần củng cố thương hiệu trên thị trường. Nội dung quảng 
cáo hiện nay chỉ tập trung vào những tiện ích của sản phẩm để chào mời khách 
hàng, vì qua các cuộc khảo sát, hầu hết người dân Việt Nam sẽ rất ấn tượng với 
các tiện ích của sản phẩm. Tuy nhiên, để phát triển bền vững một thương hiệu, 
ngoài việc gởi đến khách hàng được những tiện ích của sản phẩm, việc quảng 
cáo cũng cần phải đi từ nhu cầu sâu xa của khách hàng, mối quan tâm thật sự, 
đánh động được tâm lý khách hàng Từ việc phối hợp quảng cáo dựa trên nhu 
cầu và từ đó chào mời sản phẩm với đầy đủ tiện ích phù hợp sẽ dễ dàng xâm 
nhập và gắn bó với khách hàng hơn. 
- Khuyến mãi: nhằm mục đích chăm sóc khách hàng tốt hơn, dễ dàng lôi cuốn 
khách hàng tìm đến sản phẩm, thì việc khuyến mãi luôn được áp dụng như một 
công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, sản phẩm khuyến mãi cũng cần phải phù hợp với 
từng chiến dịch với các chủ đề khác nhau, các giai đoạn khác nhau, địa bàn 
khác nhau. Đối với lĩnh vực khuyến mãi này hiện nay Easy đang thực hiện còn 
ít và khá mờ nhạt chưa tạo ấn tượng sâu trong lòng khách hàng. 
- Phát triển sản phẩm: phát triển sản phẩm luôn là một phần rất quan trọng trong 
các lĩnh vực Marketing, sản phẩm cung cấp có phù hợp với khách hàng hay 
không, có đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng hay 
không đều nhờ vào việc phát triển sản phẩm này. Đây cũng là một công cụ để 
có thể tạo được ưu thế vượt trội với đối thủ cạnh tranh khi đưa ra thị trường 
những dòng sản phẩm hoàn toàn mới, thích ứng tối đa nhu cầu khách hàng. 
Hiện nay Thiên Tân vẫn chưa có bộ phận này, đây là một điều thiếu sót cần 
phải được nhanh chóng triển khai để có thể theo kịp đà phát triển của thị trường 
nói chung, của công ty tin học Thiên Tân nói riêng, có thể kết hợp chặt chẽ với 
các bộ phận nghiên cứu thị trường, phát triển nhãn hàng để cùng thực hiện 
chiến lược phát triển và xâm nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. 
- Phát triển quan hệ khách hàng: lĩnh vực này hiện nay vẫn chưa được các công 
ty Việt Nam áp dụng rộng rãi, chọn lọc những khách hàng tốt từ kho khách 
hàng sẵn có để tiếp tục chào mời thêm một lần nữa sản phẩm đang sử dụng 
hoặc cho những sản phẩm tiếp theo. Nắm bắt được tiện ích từ việc phát triển 
quan hệ khách hàng này, hiện nay Thiên Tân cũng đang xúc tiến việc khai thác 
thêm khách hàng, chào mời sản phẩm từ dữ liệu khách hàng hiện tại. Cần phải 
tiếp tục phát huy và củng cố lĩnh vực này cho sự phát triển bền vững, dần dần 
chiếm lĩnh thị trường, và thực hiện được mục tiêu xâm nhập, khai thác, xây 
dựng, phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam. 
KẾT LUẬN 
 Trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu đề tài trả góp laptop tại công ty 
Thiên Tân, dưới sự hướng dẫn của Th.s Trần Phi Hoàng vận dụng kiến thức học tập tại 
trường với việc tham gia vào môi trường thực tế của lĩnh vực bán laptop trả góp laptop 
ở địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh, đặc biệt là phân khúc thị trường sinh viên. Từ đó tôi 
đã thu được nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm thực tế bổ ích cho công việc sau 
này. 
 Trong quá trình tìm hiều, thực tập viên đã thu thập được kiến thức trong tâm 
sau: 
- tổng quan tình hình thị trường trả góp sản phẩm laptop, định hướng tiềm năng 
của thị trường này trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện 
nay 
- các hoạt động chiêu thị của các công ty trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong 
lĩnh vực trả góp laptop 
- tiềm năng của khúc thị trường sinh viên, cũng như những đặc điểm của khúc thị 
trường này đối với mặt hàng laptop hiện nay. 
- Những hoạt động dịch vụ trả góp của công ty Thiên Tân 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các trang web: 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_hoat_dong_dich_vu_ban_laptop_tra_gop_tai.pdf