Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Chương 1

Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý

thuế thu nhập cá nhân

1.1 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người

đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và

phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức

năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính

chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có

được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.

Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngân

sách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp

luật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội .

- Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được

chia thành:

+ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông

nghiệp , thuế tài nguyên ), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền

sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ ).

+ Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong

nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt

- Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại là

thuế trực thu và thuế gián thu:

+ Thuế gián thu là các thứ thuế mà người nộp thế gián tiếp nộp thuế cho người

tiêu dùng, họ không phải là người chịu thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là

được cấu thành trong giá cả hành hóa, dịch vụ để bán ra. ở đây có sự chuyển giao

gánh nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá

cả. ở nước ta, đó là các thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu 6

+ Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của các

đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đối tượng nộp

thuế và đối tượng chịu thuế là một. Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là

người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập của họ. ở đây không có hiện

tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu. ở nước ta, đó là các thứ

thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông

nghiệp.

Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò

quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước.

pdf 83 trang chauphong 20/08/2022 12800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay
 1 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá 
nhân ở Việt Nam hiện nay” 
2
Lời Mở đầu 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong báo cáo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 của Ban chấp 
hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng 
sản Việt Nam viết “tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và 
cam kết quốc tế. Bổ sung hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ 
thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác 
nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. áp dụng 
thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm 
công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường 
quản lý của nhà nước”. 
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập thực tế 
mà các cá nhân nhận được trong từng năm, từng tháng, từng lần phát sinh thu nhập. 
Tiến tới Việt Nam gia nhập vào WTO, do vậy tất cả các chính sách thuế hiện 
hành đều đã được thay đổi theo hướng giảm nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn từ năm 2000 
đến nay, thuế chuyển quyền sử dụng đất được giảm tới 25 lần, thuế trước bạ giảm 
50%. Hiện nay ngành thuế cũng đã xóa bỏ trên 300 loại phí không cần thiết, một số 
loại như phí đường bộ, hàng hải.. giảm tới 30%-40%. Theo tính toán ban đầu, khi cắt 
giảm các loại thuế và chi phí này, Nhà nước bị thất thu trên 1.000 tỷ đồng. Hiện ngân 
sách Nhà nước phụ thuộc vào 3 khoản thu chủ yếu gồm xuất nhập khẩu chiếm 25% 
ngân sách, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Số thu từ xuất khẩu dầu thô 
cũng vào khoảng 25%. Như vậy còn khoảng 50% ngân sách Nhà nước là các khoản 
thu nội địa, nhưng khoản thu nội địa này cũng đang một ngày giảm do chính sách thuế 
liên tục được thay đổi để thực hiện theo cam kết. Tính đến thời điểm này đã có tớ trên 
1.000 dòng thuế được cắt giảm. Chính vì thế để bù đắp cho sự giảm sút này Chính phủ 
cần quan tâm hơn đến thuế trực thu. Tuy nhiên, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 
cũng nên giảm dần tới mức tương ứng với các nước trong khu vực nhằm khuyến khích hoạt 
động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chính phủ cần phải sớm có những biện pháp đối với thuế 
thu nhập cá nhân nhằm tận thu cho ngân sách từ loại thuế này. 
ở nước ta hiện nay, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân 
nói riêng còn nhiều hạn chế kể từ việc ban hành pháp lệnh thuế đến tổ chức thực hiện 
cũng như thanh tra thuế. Nếu như chúng ta không sớm khắc phục những hạn chế này 
thì khi Việt Nam gia nhập vào WTO sẽ gặp phải rât nhiều bất lợi. Chính vì thế, công 
3
tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện để đáp ứng 
những yêu cầu trong xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng hiện nay. 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
 Xuất phát từ thực tế của Việt Nam, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh 
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và để chống lại nạn thất thu thuế thu nhập cá 
nhân và tăng ngân sách nhà nước, nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: 
“Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay” 
để nghiên cứu và phát triển thành công trình dự thi “giải thưởng sinh viên nghiên 
cứu khoa học”. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Trong phạm vi của đề tài này em tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thuế 
thu nhập cá nhân ở nước ta từ năm 1990 đến nay. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương 
pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và các công cụ 
thống kê, khảo sát thực tế. 
5 Những đóng góp khoa học của đề tài 
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. 
- Trình bày thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của nước ta từ 
năm 1990 đến nay. 
- Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở 
nước ta. 
6. Kết cấu của luận văn 
 Mục lục 
 Mở đầu 
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân 
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay 
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 
Kết luận 
Danh mục tài liệu tham khảo 
4
5
Chương 1 
Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý 
thuế thu nhập cá nhân 
 1.1 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 
 1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người 
đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và 
phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức 
năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính 
chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có 
được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. 
Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngân 
sách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp 
luật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội . 
- Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được 
chia thành: 
+ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp  
+ Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông 
nghiệp , thuế tài nguyên ), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền 
sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ ). 
+ Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong 
nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt 
 - Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại là 
thuế trực thu và thuế gián thu: 
+ Thuế gián thu là các thứ thuế mà người nộp thế gián tiếp nộp thuế cho người 
tiêu dùng, họ không phải là người chịu thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là 
được cấu thành trong giá cả hành hóa, dịch vụ để bán ra. ở đây có sự chuyển giao 
gánh nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá 
cả. ở nước ta, đó là các thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất 
khẩu, thuế nhập khẩu  
6
+ Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của các 
đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đối tượng nộp 
thuế và đối tượng chịu thuế là một. Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là 
người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập của họ. ở đây không có hiện 
tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu. ở nước ta, đó là các thứ 
thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông 
nghiệp. 
 Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò 
quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. 
 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân : 
 Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều 
coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động 
nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. 
 Vậy ta có khái niệm về thuế thu nhập cá nhân như sau: “Thuế thu nhập cá nhân 
là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một 
năm, từng tháng hoặc từng lần”. 
Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật (1887), 
Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân 
lớn nhất thế giới chiếm tới 35% - 60% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. 
Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở 
thành một sắc thuế độc lập. ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô 
năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST& 
YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay thế giới có hơn 136 nước áp dụng thuế 
thu nhập cá nhân. 
Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh 
doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có 
lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác 
định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt . 
1.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân 
+ Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên 
nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn 
với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước. 
7
+ Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người 
nộp. Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả 
cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. 
 + Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. hầu 
hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã 
hội khác ( như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe). 
+ Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là 
người chịu thuế. 
+ Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu 
nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay 
không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá 
nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài 
nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân 
rất cao. 
+ Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất 
lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá 
nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. 
Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần 
thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. 
+ Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với 
các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo 
theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế 
1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 
 Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các vai trò 
chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có 
được. 
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội 
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước. 
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá 
nhân là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp 
một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân 
được tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó, 
thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của 
8
bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để 
nâng cao đời sốngvật chất tinh thần. Thuế thu nhập cá nhân lu ... ần có các biện pháp để biết chính xác được thu nhập của 
họ bằng cách như sau: 
Trước tiên để các ca sĩ tự kê khai theo tờ khai mẫu số 08, có bổ sung chi tiết về 
thu nhập chịu thuế hàng tháng vì đối tượng nộp tờ khai quyết toán năm có thu nhập từ 
nhiều nơi. Có người thu nhập đến mức chịu thuế, có người thu nhập chưa đên mức 
chịu thuế; đảm bảo tổng hợp tất cả các nguồn thu để tính đúng thu nhập bình quân 
tháng. Sau đó căn cứ căn cứ trên chứng từ, hóa đơn lưu giữ các chương trình biểu diễn 
để đối chiếu. Với các ca sĩ trong nước đi biểu diễn có thu nhập ở nước ngoài, cục thuế 
cần phối hợp với cục xuất nhập cảnh để lấy tên ca sĩ nước đến, số lần đi lưu diễn 
Việt Nam đã kí hiệp định thuế với trên 40 nước trên thế giới, Tổng cục thuế sẽ rất 
thuận lợi trong việc lấy nguồn tin từ bên nước bạn. Tuy nhiên, chúng ta cần mở rộng 
kí kết hiệp đinh thuế với nhiều nước hơn nữa như Mỹ chẳng hạn. 
Ngoài ra ca sĩ hát ở phòng trà, quán bar sẽ khấu trừ 10% thu nhập. Nhưng để 
chính xác Tổng cục thuế cần tổ chức các cuộc kiểm ta thử một vài phòng trà hoặc rà 
soát các phòng trà. Sau đó, nếu ca sĩ không kê khai trung thực mức thu nhập của mình, 
khi bị phát hiện họ sẽ phải nộp phạt với mức cao từ 1 đến 3 lần so với số thuế phải 
nộp, thậm chí có thể thu hồi giấy phép biểu diễn. Bộ văn hóa Thông tin cũng cần phối 
hợp với Tổng cục thuế với hình thức xử lý này. 
- Rà soát phòng trà để thu thuế thu nhập của ca sĩ: 
Cục thuế cần phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin kiểm tra gắt gao việc kê khai 
thu nhập của ca sĩ trên địa bàn.Các phòng trà, quán bar. 
Việc đánh thuế thu nhập của các ca sĩ là rất khó. Họ là những người hoạt động 
tự do, khó kiểm soát, trừ trường hợp ca sĩ có đăng ký với đơn vị tổ chức chương trình. 
Hiện Cục thuế không thể quản lý được việc thu nhập của giới ca sĩ nên chủ yếu dựa 
vào các công ty tổ chức biểu diễn để khấu trừ thuế thu nhập. Nếu tiền cát xê cho ca sĩ 
mỗi lần hát từ 667.000 đồng trở lên thì phải khấu trừ 10% nộp thuế. 
77 
Cục thuế thành phố cần phải có một đợt kiểm tra nghiêm ngặt hoạt động, thu 
nhập của ca sĩ bằng cách phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin để nắm rõ giấy phép 
biểu diễn, từ đó mới có thể tính mẫu thuế thu nhập của họ. 
Tại các phòng trà, quán bar, ca sĩ thường không có giấy phép biểu diễn nên 
không thể biết được thu nhập của họ. Do đó, Cục thuế cần kiểm tra chặt chẽ các 
phònh trà bằng cách nâng thuế phòng trà, quán bar lên, buộc họ phải chứng minh chi 
phí của mình một cách rõ ràng (như buộc ca sĩ khi nhận tiền cát xê phải có ký nhận). 
Như thế việc tính biểu mẫu thuế thu nhập đối với ca sĩ sẽ được thực hiện nhanh chóng 
dễ dàng hơn. Các ca sĩ chịu sự quản lý của đơn vị tổ chức mà không kê khai nộp thuế 
sẽ bị buộc cấm biểu diễn. 
3.2.2.15 Cần để ý tới thu nhập của họa sĩ 
Thuế là nguồn thu quan trọng cho bất cứ quốc gia nào và thuế thu nhập đươcj 
nhiều nước áp dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên thuế thu nhập cá nhân ở 
Việt Nam đến năm 1997 mới được thực hiện. Do kinh tế còn nghèo, thanh toán bằng 
tiền mặt là hình thức phổ biến và trình độ quản lý còn thấp nên việc thu thuế là rất khó 
khăn. 
Từ khi áp dụng, ngành thuế chỉ trông chờ vào sự tự giác khai báo của các nhân, 
cơ quan, doanh nghiệp nên mức thu còn rất thấp. Thực tế cho thấy nhiều cá nhân có 
thu nhập rất cao nhưng tuyệt nhiên không đóng thuế vì ngành tài chính không thể 
kiểm soát được. 
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ bàn về thuế thu nhập của ca sĩ, vận động viên 
thể thao, đặc biệt là cầu thủ bóng đá. Cát- xê của ca sĩ có khi tới 10 triệu trong 1 đêm 
diễn nhưng tuyệt nhiên họ không phải đóng thuế. Song không chỉ có ca sĩ, từ khi đổi 
mới có họa sĩ bán tranh và thu được tiền tỉ thậm chí cả triệu đôla mà họ cũng chẳng 
phải đóng thuế. Thực ra lỗi không hoàn toàn thuộc về họa sĩ vì họ chỉ chuyên tâm vào 
sáng tác nghệ thuật thì lấy đâu thời gian để ý đến việc đóng thuế thu nhập cá nhân mà 
lỗi ở đây là ngành thuế không đả động gì đến họ. Ngành thuế cũng có những giải pháp 
đối với các công ty tổ chức biểu diễn để hạn chế ca sĩ trốn thuế. Tuy nhiên với họa sĩ 
thì việc thu thuế không hề dễ dàng vì họ hoạt động độc lập và không phải họa sĩ nào 
cũng có tranh bán với giá cao, cũng có những họa sĩ cả đời sáng tác nhưng vẫn không 
thể bán được tranh nhưng có những họa sĩ họ tạo ra những bức tranh có giá trị cao. Do 
vậy ngành thuế cũng nên lưu ý đến việc thu thuế thu nhập cá nhân của giới họa sĩ mà 
nhất là họa sĩ mà tranh của họ bán luôn với giá rất cao. Ngành thuế nên huy động tính 
tự giác của các họa sĩ. 
78 
3.2.2.16 Tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 
thuế thu nhập cá nhân 
- Tăng cường thanh tra thuế thu nhập cá nhân: 
Từ thực tế hiện nay, ngàh thuế vẫn luôn thất thu thuế thu nhập cá nhân ở những 
con số vẫn còn quá cao, đó là do hiện tương trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu 
cực đến mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính công bằng của thuế. 
Thanh tra thuế sẽ làm nhiệm vụ là phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, 
những sai phạm chính cơ quan thuế, của các cán bộ thuế. Đồng thời thanh tra thuế 
cũng giúp cơ quan thuế tìm ra những sơ hở, hạn chế trong chính sách thuế. Những sơ 
hở đó sẽ tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn thuế. Việc thanh tra thường xuyên 
sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của đối tượng nộp thuế, tăng tính nghiêm túc của cơ 
quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được 
các trường hợp thông đồng, cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Thanh tra 
thuế sẽ góp phần đảm bảo việc thu đúng và đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia. 
Trong thời gian qua, công tác thanh tra thuế ở ta chưa được coi trọng. Vì vậy, trong 
thời gian tới cơ quan thanh tra thuế cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế 
để phát hiện ra các trường hợp, cố tình khai man, trốn thuế. 
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân: 
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm 
túc và dứt khoát. Cơ quan thuế nếu như phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có 
những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ phải có trách nhiệm nộp 
phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu như có những hành vi chống đối thì 
cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh 
sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm. Nếu các đối tượng nộp 
thuế thu nhập cá nhân không đóng thuế thì sẽ bị truy tố hình sự. 
3.2.2.17 Tổ chức khen thưởng với những đơn vị và cán bộ thuế tích cực 
trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân 
Để khuyến khích các đơn vị quản lý thuế được tốt thì Tổng cục thuế cần chú 
trọng đến việc khen thưởng các đơn vị có thành tích cao trong công tác và cả những 
cán bộ thu thuế hoàn thành tôt nhiệm vụ. Có chế độ khen thưởng như vậy sẽ tạo ra 
những động lực tốt tới các đơn vị quản lý thuế. 
79 
80 
Kết luận 
Với việc thực hiện đề tài “hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở 
Việt Nam hiện nay”. Đề tài đã thực hiện được nhiệm vụ: 
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế thu nhập cá 
nhân. 
- Nêu và phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập ở Việt Nam từ 
năm 1990 đến nay. 
- Nêu được các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế 
thu nhập cá nhân ở Việt Nam. 
Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề rất phức tạp và nhạy 
cảm nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của hàng loạt các quan điểm, chính sách kinh 
tế- xã hội và sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý 
thuế thu nhập cá nhân nhằm khơi tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực 
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 
81 
Danh mục tài liệu tham khảo 
- Giáo trình luật thuế Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà 
xuất bản Tư Pháp. 
- Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính. 
- Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2004, năm 2005, năm 
2006, Bộ Tài Chính. 
- Quyết toán thu cân đối ngân sách nhà nước từ năm 1990 đến năm 2003, 
Bộ Tài Chính. 
- Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001. 
- Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 sửa đổi bổ sung 
một số điều của Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 
- Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng 
dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ. 
- Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/2/2005 của Bộ Tài Chính sửa đổi 
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài 
chính. 
- Hệ thống các văn bản pháp lệnh thuế thu nhâp từ năm 1990 đến năm 
2005, Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế. 
- Các báo điện tử: VN economy, VN express, VietNam net, BBC Việt 
Nam, 
- Trang thông tin điện tử ngành thuế,  
- Tạp Chí Thuế Nhà Nước. 
- Báo cáo thu thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế Hà Nội. 
 Và một số các tài liệu có liên quan khác. 
82 
MỤC LỤC 
Số tt Nội dung 
Trang 
 Lời mở đầu 1 
 Chương I 
Những vấn đề cơ bản về cụng tỏc quản lý Thuế thu nhập cỏ 
nhõn 
3 
1.1 Vai trũ của thuế thu nhập cỏ nhõn 3 
1.1.1 Khỏi niệm về thuế thu nhập cỏ nhõn 3 
1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cỏ nhõn 4 
1.1.3 vai trũ thuế thu nhập cỏ nhõn 5 
1.2 Nội dung cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn 6 
1.2.1 Khỏi niệm cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn 7 
1.2.2 Nội dung cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn 8 
1.3 Cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến cụng tỏc thuế thu nhập cỏ nhõn 23 
1.3.1 Quan điểm của tầng lớp lónh đạo Nhà nước 23 
1.3.2 Cơ sở vật chất của cỏc ngành nghề 24 
1.3.3 Trỡnh độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ lónh đạo cỏn bộ 
thuế 
24 
1.3.4 Phương thức thanh toỏn chủ yếu trong dõn cư 25 
1.3.5 Tớnh nghiờm minh của phỏp luật 25 
1.3.6 Tỡnh hỡnh kinh tế và mức sống của người dõn 25 
1.3.7 í thức chấp hành phỏp luật của đối tượng nộp thuế 25 
 Chương II 
Thực trạng cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn ở Việt 
Nam hiờn nay 
26 
2.1 Khỏi niờm về thuế thu nhập cỏ nhõn ở Việt Nam hiờn nay 26 
2.1.1 Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thuế 
thu nhập cỏ nhõn 
26 
83 
2.2 Thực trạng cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn ở Việt 
Nam hiện nay 
29 
2.2.1 Ban hành chớnh sỏch thuế 29 
2.2.2 Cụng tỏc tổ chức thực hiện chớnh thuế 39 
2.2.3 Xử lý trường hợp vi pham kờ khai và nộp thuế 42 
2.2.4 Tổ chức bộ mỏy quản lý 42 
2.3 Đỏnh giỏ thực trạng quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn ở Việt 
Nam hiện nay 
44 
2.3.1 Những thành tựu đạt được 44 
2.3.2 Những hạn chế và nguyờn nhõn 49 
 Chương III 
Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ nhõn 
ở nước ta hiện nay 
56 
3.1 Định hướng và hoàn thiờn cụng tỏc quản lý thuế thu nhập cỏ 
nhõn ở Việt Nam hiện nay 
56 
3.2 Giải phỏp hoàn thiện luật thuế thu nhập cỏ nhõn 58 
3.2.1 Ban hành luật và hoàn thiện luật thuế thu nhập cỏ nhõn 58 
3.2.2 Cụng tỏc tổ chức thực hiờn và chớnh sỏch thuế 59 
 Kết luận 72 
 Danh mục tham khảo 73 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_o.pdf