Chuyên đề Tốt nghiệp Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương1

lý luận chung về vốn

Và chiến lược huy động vốn

của ngân hàng

1. Khái niệm về vốn và vai trò của nó đối với nền kinh tế

1.1 Khái niệm về vốn:

Vốn là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh

doanh. Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, doanh

nghiệp và mỗi Quốc Gia. Vốn hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nguồn nhân lực,

tài lực chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích lũy của một cá nhân hay một

Quốc gia.

Bài học của các quốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định tích tụ và tập

trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự

nghiệp hiện đại hóa đất nước. Từ xa xưa các nhà kinh tế đã đánh giá cao vai trò

của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia chẳng hạn, luận điểm “

Lao động là cha, đất đai là mẹ” của mọi của cải vật chất đã được nhà kinh tế học

người Anh Uyliam Petty đưa ra từ thế kỉ XVI. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi

đó người ta đã nhận thức rõ những yếu tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho xã

hội. Đó là nguồn lực con người và đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những

tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển, C. Mác đã trình bày quan điểm của mình về

vai trò của vốn qua các học thuyết: Tích lũy, tuần hoàn và chu chuyển, tái sản

xuất tư bản xã hội, học thuyết địa tô Đặc biệt Mác đã chỉ nguồn gốc chủ yếu

của vốn tích lũy là lao động thăng dư do những người lao động tạo ra, và nguồn

vốn đó khi đem dùng vào việc mở rộng và phát triển sản xuất thì nó vận động

như thế nào. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã tìm thấy

những qui luật vận động của tư bản (Vốn) mà qui luật này nếu ta trìu tượng

những biểu hiện cụ thể về mặt xã hội thì sẽ thấy:

Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quá

trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua ba giai đoạn: Mua - sản xuất -

bán hàng. Và điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải

biết tìm cách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn, đầu tư (khi

chuyển hóa thành sức lao động và tư liệu sản xuất) nhằm tạo ra nhiều của cải nhất

cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả xã hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng

trong dòng chảy liên tục của vốn đầu tư nếu như hình thái nào trong ba hình thái

trên chưa đi vào chu trình vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh

doanh, trong trường hợp như vậy thì đồng vốn đó vẫn đang ở dạng tiềm năng chứ

nó chưa đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp và

toàn xã hội. Tích lũy vốn theo Mác là “sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay

chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản ” và Mác đã khẳng định “sự

cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm

cho tư bản ngày càng tăng lên và hắn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó

ngày một tăng lên được, nếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm”

Mác còn chỉ ra những nhân tố qui định qui mô của tích lũy, bao gồm: Khối lượng

giá trị thặng dư (lợi nhuận ), năng suất lao động xã hội và qui mô vốn ban đầu

(lượng tư bản ứng trước)

pdf 95 trang chauphong 20/08/2022 10480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chuyên đề Tốt nghiệp Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 1 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 
KHOA 
NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH 
Đề tài: Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại 
SGD I NHĐT&PTVN 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 2 
Lời mở đầu 
Kinh nghiệm của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định 
tích tụ và tập trung vốn đặc biệt là tích tụ và tập trung vốn trong nước có vai trò 
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ở Việt Nam, 
tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung và các nghành công nghiệp nói 
riêng trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải đựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ 
trên cơ sở có một lượng đầu tư mạnh từ nền kinh tế, thông qua quá trình quá trình 
tích tụ và tập trung vốn hay huy động vốn từ các Ngân Hàng, mới có thể đầu tư 
xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị cho các nghành công nghiệp có kĩ thuật cao ... 
Trong những năm trước đây do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chi phối, 
quá trình tích tụ và tập trung vốn không được quan tâm đẩy mạnh. Bây giờ khi 
đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường, có điều kiện để tích tụ và tập trung 
vốn nhưng thực tế trong những năm vừa qua cho thấy, vấn đề bức xúc của nền 
kinh tế nước ta là thiếu vốn để trang bị và đổi mới những công nghệ hiện đại. 
Nguyên nhân của vấn đề trên là do tình trạng thiếu vốn, mà cụ thể là thiếu vốn 
tiền đồng trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. Do đó, các NHTM chưa đáp ứng 
được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư ... 
Từ thực tế trên và trong thời gian thực tập tại SGD I NHĐT&PTVN em nhận 
thấy công tác huy động vốn trong Ngân Hàng có một vị trí đặc biệt quan trọng 
trong hoạt động Ngân Hàng nói riêng và trong sự nghiệp thực hiện công cuộc 
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung. Hơn nữa, SGD I 
NHĐT&PTVN là một NHTM quốc doanh, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh với 
nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đầu tư phát triển đối với các dự án 
thuộc nhiều thành phần kinh tế ... do đó nhu cầu về vốn để đáp ứng cho hoạt động 
đầu tư phát triển và hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng là rất lớn. Vì các lí do 
đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn 
tại SGD I NHĐT&PTVN” 
Đề tài không đi sâu vào việc đề ra chiến lược và phân tích tất cả các bước 
chiến lược về quản lí và huy động vốn, mà chỉ là những phân tích, đánh giá 
mang tính định tính, khái quát căn bản dựa trên cơ sở lí thuyết liên quan đến 
nguồn vốn và thực tiễn tại SGD. 
Đề tài đã được hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết cơ bản về vốn và chiến 
lược huy động vốn của Ngân Hàng. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng công tác 
huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN. Từ đó, em đã rút ra những thành tựu, 
hạnn chế và nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp, chiến lược nhằm huy động 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 3 
và phát triển nguồn vốn. Đồng thời, em cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà 
nước, NHNN cũng như đối với NHĐT&PTVN nhằm đảm bảo tính khả thi của 
các giải pháp và hỗ trợ cho công tác huy động vốn của NHTM. 
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của chuyên đề gồm 4 chương: 
 ChươngI: Lí luận chung về vốn Và chiến lược huy động vốn của Ngân 
Hàng 
 ChươngII: Những vấn đề cơ bản về Ngân Hàng thương mại và huy động 
vốn của Ngân Hàng 
 Chương III: Thực trạng công tác quản lí huy động vốn tại 
 SGD I NHĐT&PTVN 
Chương IV: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn và chiến lược 
phát triển nguồn vốn tại SGD I NHĐT&PT 
Vấn đề trên là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, đan xen nhiều yếu tố vĩ mô 
và vi mô, mang tính khách quan và chủ quan. Bản thân em trong quá trình nghiên 
cứu và tìm hiểu cả về lí luận lẫn thực tiễn còn có những hạn chế nhất định, không 
tránh khỏi tiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy giáo 
hướng dẫn GS .TS Cao Cự Bội và đơn vị thực tập. 
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS .TS Cao Cự Bội, các anh 
chị phòng nguồn vốn kinh doanh SGD I NHĐT&PTVN đã tận tình giúp đỡ em 
trong quá trình nghiên cứu đề tài này. 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 4 
Chương1 
lý luận chung về vốn 
Và chiến lược huy động vốn 
của ngân hàng 
1. Khái niệm về vốn và vai trò của nó đối với nền kinh tế 
 1.1 Khái niệm về vốn: 
Vốn là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh 
doanh. Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, doanh 
nghiệp và mỗi Quốc Gia. Vốn hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nguồn nhân lực, 
tài lực chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích lũy của một cá nhân hay một 
Quốc gia. 
Bài học của các quốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định tích tụ và tập 
trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự 
nghiệp hiện đại hóa đất nước. Từ xa xưa các nhà kinh tế đã đánh giá cao vai trò 
của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia chẳng hạn, luận điểm “ 
Lao động là cha, đất đai là mẹ” của mọi của cải vật chất đã được nhà kinh tế học 
người Anh Uyliam Petty đưa ra từ thế kỉ XVI. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi 
đó người ta đã nhận thức rõ những yếu tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho xã 
hội. Đó là nguồn lực con người và đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những 
tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển, C. Mác đã trình bày quan điểm của mình về 
vai trò của vốn qua các học thuyết: Tích lũy, tuần hoàn và chu chuyển, tái sản 
xuất tư bản xã hội, học thuyết địa tô  Đặc biệt Mác đã chỉ nguồn gốc chủ yếu 
của vốn tích lũy là lao động thăng dư do những người lao động tạo ra, và nguồn 
vốn đó khi đem dùng vào việc mở rộng và phát triển sản xuất thì nó vận động 
như thế nào. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác đã tìm thấy 
những qui luật vận động của tư bản (Vốn) mà qui luật này nếu ta trìu tượng 
những biểu hiện cụ thể về mặt xã hội thì sẽ thấy: 
 SLĐ 
 T - H  SX H’ - T' 
 TLSX 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 5 
Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quá 
trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua ba giai đoạn: Mua - sản xuất - 
bán hàng. Và điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải 
biết tìm cách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn, đầu tư (khi 
chuyển hóa thành sức lao động và tư liệu sản xuất) nhằm tạo ra nhiều của cải nhất 
cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả xã hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng 
trong dòng chảy liên tục của vốn đầu tư nếu như hình thái nào trong ba hình thái 
trên chưa đi vào chu trình vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh 
doanh, trong trường hợp như vậy thì đồng vốn đó vẫn đang ở dạng tiềm năng chứ 
nó chưa đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp và 
toàn xã hội. Tích lũy vốn theo Mác là “sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay 
chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản ” và Mác đã khẳng định “sự 
cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm 
cho tư bản ngày càng tăng lên và hắn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó 
ngày một tăng lên được, nếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm” 
Mác còn chỉ ra những nhân tố qui định qui mô của tích lũy, bao gồm: Khối lượng 
giá trị thặng dư (lợi nhuận ), năng suất lao động xã hội và qui mô vốn ban đầu 
(lượng tư bản ứng trước) 
Vốn là một nhân tố quan trọng trong ba nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng 
về kinh tế gồm: Lao động, vốn, công nghệ. Đối với nước ta lao động dồi dào 
nhưng vốn khan hiếm, công nghệ lạc hậu. Tất nhiên muốn đổi mới công nghệ thì 
cần phải có vốn. 
Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung 
trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải dựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ trên cơ 
sở có một lượng đầu tư mạnh từ việc tích lũy nội bộ nền kinh tế, thông qua quá 
trình tích tụ và tập trung vốn cả các doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng dân 
cư, mới có thể trang bị cho nghành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiều 
nhân công và khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên đất nước. 
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ. 
Sự tăng trưởng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung vốn. 
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, vấn đề bức xúc của nền kinh tế nước ta 
là thiếu vốn để trang bị và đổi mới công nghệ hiên đại. Mặt khác, hiệu quả sử 
dụng đồng vốn cũng chưa cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước. 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 6 
Vì vậy, con đường tích tụ và tập trung vốn đặc biệt là vốn trong nước có hiệu 
quả là bài toán cần phải tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam và Ngân Hàng 
đóng một vai trò quan trọng để thực hiện vấn đề này. 
1. 2 Vai trò của vốn đối với nền kinh tế: 
Chính vì vốn có vai trò quyết định trong việc tạo ra mọi của cải vật chất và 
những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tó vô cùng quan trọng để thực hiện quá 
trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ 
cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ngày 
một nâng cao các nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giao cũng 
được khai thác hiệu quả hơn. Từ đó tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của đất 
nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại 
hóa, làm cho nền kinh tế có các nghành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao 
hướng mạnh về xuất khẩu. Cjính điều đó đã dẫn tới nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng 
trưởng cao và ổn định. 
Đất nước chúng ta sau 10 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến 
quan trọng và đạt được những thành tựu lớn lao, nhưng chúng ta vẫn là nước 
nghèo mức sống vẫn còn thấp, tích tụ và tập trung vốn trong nền kinh tế vẫn còn 
quá thấp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư cho cả nền kinh tế nói chung là rất lớn 
và cấp bách. Theo số liệu thông kê cho thấy tổng vốn đầu tư phát triển của toàn 
xã hội năm 1995 ước tính khoảng hơn 62 000 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do 
Nhà nước đầu tư chiếm khoảng 43%. Đẻ thực hiện các chương trình kinh tế quan 
trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 chúng ta phải 
huy động được một số vốn ít nhất là 55 đến 60 tỉ USD trong thời kì 2003 – 2010 
trong đó nguồn vốn tích lũy từ trong nước từ 25 đến 30 tỉ USD. 
Vì vậy, trong quá trình tạo các tiền dề cho CNH-HĐH cũng như để triển khai 
CNH-HĐH không thể thiếu vai trò của vốn. Mặt khác, muốn phát huy nguồn 
nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho 
công cuộc CNH-HĐH cũng cần phải có vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đẩy 
nhanh ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất, cũng như việc xây 
dựng cơ sở hạ tầng càng không thể thiếu vai trò củ ...  nhà xuất khẩu bằng tỉ 
giá cao. 
Các chính sách thu hút vốn từ dân phải được thể chế hóa và có tác dụng đi 
vào cuộc sống thực tiễn. Chính những người công tác Ngân Hàng phải đem chính 
sách này đến với người và làm cho người dân hiểu được chứ không phải người 
tự đi tìm tòi lấy. Vì vậy, chính sách về thu hút vốn phải được cụ thể và công bố 
rộng rãi. NHNN cần phổ biến các chính sách mới về Ngân Hàng có liên quan 
thiết thực đến người dân, giải thích cho dân được thông hiểu. Có thể thực hiện 
dưới dạng hỏi đáp để làm rõ thêm những vấn đề thắc mắc xoay quanh các chính 
sách cũng như việc thu hút tiền tiết kiệm. 
Cần xử lí những vụ việc có dính líu đến Ngân Hàng vì hiện nay lĩnh vực này 
là vấn đề rất nhạy cảm. Làm rõ trách nhiệm của những cá nhân lãnh đạo của 
Ngân Hàng làm sai để làm gương cho nghành Ngân Hàng mặt khác tạo sự tin 
tưởng cho người dân. 
NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM áp dụng khoa học công 
nghệ Ngân Hàng, có chính sách đào tạo nhân viên có năng lực, cử cán bộ có 
nghiệp vụ đi tham quan các Ngân Hàng bạn trong khu vực và trên thế giới  để 
NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh Ngân Hàng mà các 
nước trên thế giới đang làm và đặc biệt là tham gia vào thị trường chứng khoán – 
một loại hình kinh doanh mới mà NHNN đang triển khai. NHNN cho phép và 
khuyến khích các NHTM được cải tiến công tác thanh toán, kĩ thuật và trình độ 
công nghệ theo định hướng chung của NHNN để có thể thanh toán nhanh chóng, 
chính xác, an toàn và tiện lợi. Có như vậy thì mới thu hút được mọi nguồn vốn 
trong dân cư và các tổ chức kinh tế. 
Một vấn đề mà hiện nay các NHTM đang quan tâm là bổ sung vốn tự có cho 
Ngân Hàng. Theo thông lệ quốc tế, vốn chủ sở bao gồm: Vốn do ngân sách Nhà 
nước cấp, vốn vay trung, dài hạn (phát hành trái phiếu ). Tuy nhiên, ở Việt 
Nam hiện nay vốn vay trung, dài hạn không được đưa vào vốn chủ sở hữu mà 
đưa vào vốn huy động trung, dài hạn. Điều này dẫn đến vốn chủ sở hữu/ tổng tài 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 91 
sản ngày càng nhỏ do tổng tài sản của Ngân Hàng liên tục tăng trong khi vốn chủ 
sở hữu không tăng hoạc tăng chậm hơn vốn huy động. Theo qui định hiện hành, 
tổng số vốn huy động không được vượt quá 5 lần số vốn tự có. Mặt khác, qui mô 
vốn tự có là yếu tố quan trọng trong đánh giá uy tín và sức cạnh tranh của một 
Ngân Hàng. Do đó, vấn đề hiện nay mà các Ngân Hàng đang rất quan tâm là 
được cấp bổ sung vốn điều lệ và cấp bổ sung dưới hình thức nào bằng tiền mặt 
hay trái phiếu chính phủ (trái quyền) 
3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển 
 Việt Nam 
NHĐT&PTVN là cơ quan quản lí trực tiếp SGD I NHĐT&PT, do đó để giúp 
SGD thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, SGD I NHĐT&PT cần 
có các kiến nghị: 
* Kiến nghị về các chính sách huy động vốn 
 - Cần triển khai sớm công tác dự báo dài hạn, vĩ mô giúp các chi nhánh nắm 
được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù 
hợp. 
- NHĐT&PTVN cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động 
vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục 
tiêu của chiến lược phát triển trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù 
hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh 
doanh từng thời kì. 
- Qua mỗi chiến dịch huy động cần tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ 
biến những kinh nghiệm hay, hạn chế những thiếu sót của toàn hệ thống. 
- Có chế độ thưởng phạt hợp lí đối với bộ phận làm công tác huy động vốn 
trong các kì huy động. 
- Phát động bằng cách đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến hoạt động 
thu gửi tiền tiết kiệm, sao cho người dân có được những thông tin về những địa 
phương đơn vị tham gia tích cực vào việc gửi tiết kiệm. 
* Kiến nghị về chính sách lãi suất, điều hành nguồn vốn 
- Xây dựng trên cơ sở thực hiện đầy đủ các qui định của NHNN (tỉ lệ dự trữ 
bắt buộc, kí quĩ bảo lãnh, đảm bảo khả năng thanh toán ) theo nguyên tắc đánh 
giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh. 
- Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế lãi 
suất phù hợp với qui mô và đặc điểm của SGD, được xây dựng theo hướng tạo 
khuôn khổ pháp lí, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong 
hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của chi nhánh đầu tàu trong hệ 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 92 
thống. Các văn bản phải được đưa ra kịp thời cụ thể và tránh chồng chéo giữa các 
văn bản với nhau. 
- Cho phép các chi nhánh được quyền chủ động xác định lãi suất đầu vào đầu 
ra trong khung lãi suất phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn. 
* Các kiến nghị khác 
- Đối với các dự án của tổng công ti lớn, đề nghị NHĐT&PTVN cân đối, hỗ 
trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lí đảm bảo khả năng cạnh tranh của SGD. 
- Sớm ban hành văn bản chiết khấu các chứng từ có giá. 
- Hoàn thiện công tác hoạt động của thông tin tín dụng (CIC) và có biện pháp 
tăng cường chất lượng thông tin 
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của SGD theo hướng tăng thêm số phòng tín 
dụng, phòng giao dịch và mạng lưới huy động vốn. Củng cố tăng cường đối với 
một số phòng: Quản lí khách hàng, tổ chức hành chính  
- Trang bị công nghệ hiện đại và các phần mềm ứng dụng tiên tiến, trang bị 
cổng SWIFT phục vụ công tác thanh toán quốc tế nhằm tăng nhanh sức cạnh 
tranh của SGD, góp phần nâng cao thế mạnh của hệ thống trên địa bàn thủ đô. 
- Có chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng hoạt động trong cơ 
chế thị trường đối với các cán bộ nhất là các cán bộ trực tiếp giao dịch. 
- Tăng cường năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện 
ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp 
thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành đối với những chi nhánh lớn, trên 
những địa bàn mà sức ép cạnh tranh lớn. 
- Hỗ trợ SGD trong công tác đào tạo cán bộ (ngắn hạn, dài hạn, trong nước 
ngoài nước) nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng hoạt động trong cơ chế thị trường, 
đặc biệt là các kiến thức về cong tác quản trị điều hành, quản lí kinh doanh và 
Marketing Ngân Hàng  Có kế hoạch tăng cường hơn nưa giúp SGD đào tạo về 
nghiệp vụ chuyên môn: Ngoại ngữ, tin học, thanh toán quốc tế, thẩm định tín 
dụng, mua bán ngoại tệ  nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ Ngân Hàng. 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 93 
Kết luận 
 Vốn là một nhân tố quan trọng trong ba nhân tố quyết định đến sự tăng 
trưởng về kinh tế gồm: Lao động, vốn, công nghệ. Đối với nước ta lao động dồii 
dào nhưng vốn khan hiếm, công nghệ lạc hậu. Tất nhiên muốn đổi mới công nghệ 
thì cần phải có vốn. Và Ngân Hàng sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nhu cầu 
vốn này của nền kinh tế. 
Ngân Hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt 
đó là “tiền tệ”. Thực chất, các Ngân Hàng kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền 
tệ”, và Ngân Hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn huy động. Vì vậy, đối với các 
Ngân Hàng thương mại huy động vốn sẽ đang và sẽ là một trong những hoạt 
động truyền thống quan trọng, có tính chất quyết định đến mọi hoạt động khác 
của Ngân Hàng. 
Một chiến lược quản lí và huy động vốn hoàn hảo phải được đặt trong hoạt 
động thực tiễn tại SGD. Trước những thực trạng đã trình bày, giải pháp chiến 
lược tiên quyết đặt ra trong thời gian tới là “gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu 
sử dụng nguồn của các công trình quốc gia, các dự án lớn ... 
Về dài hạn, đơn vị nên hướng tới mlột chiến lược quản lí nguồn vốn chủ động 
phát triển nguồn vốn bền vững ổn định lâu dài ... Bằng cách vận dụng lí thuyết 
quản lí khe hở thanh khoản, sử dụng các thiết bị đã được mô hình và lượng hóa 
trong công tác hoạch định của mình. 
Hoàn thành khóa luận này, em mong muốn phần nào đó có thể áp dụng cho 
thực tiễn hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng, đóng góp một phần nhỏ kiến 
thức của mình vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn của SGD I 
NHĐT&PTVN. Tuy nhiên để đạt được những kết quả như mong muốn, SGD 
phải có các biện pháp kết hợp đồng bộ giữa sự cố gắng của bản thân với sự hỗ trợ 
của Nhà nước, NHNN, NHĐT&PTVN và các ngành các cấp có liên quan ... 
trong việc thực hiện tốt các chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn của 
mình 
Do những hạn chế của bản thân về tư duy phương pháp luận, về kiến thức 
cũng như đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót, bố cục của đề tài có thể 
còn chưa ăn khớp với nhau, một số đánh giá của bản trhân còn mang nặng tính 
chủ quan, duy ý chí . Trong đè tài này, em đã không tập trung nhấn mạnh vào đặc 
điểm riêng có của Ngân Hàng đầu tư & phát triển mà coi SGD I như một Ngân 
Hàng hoạt động đa năng trên tất cả các lĩnh vực nên có thể nhiều phân tích còn 
chưa đúng trọng tâm còn nhiều thiếu sót. Với ý thức cầu tiến, em mong mỏi nhận 
được sự nhận xét, đánh giá thẳng thắn của thầy cô và các bạn. 
Em xin chân thành cảm ơn. 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 94 
Danh Mục TàI Liêu Tham Khảo 
1- TS. Phan thị Thu Hà, giáo trình Ngân hàng thương Mại Quản trị và nghiệp Vụ 
2- TS.Vũ Duy Hào, Quản trị Tài chính doanh nghiệp,NXB -Giáo dục 2002 
3- PGS - TS. Lưu Thị Hương, Giáo trìnhTài Chính Doanh nghiệp, 
 NXB -Giáo dục 2002. 
4- TS.Nguyễn Thị Thu Hà, Giáo Trình Marketing Ngân hàng 
 NXB-Thống kê. 
5- Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn của BIDV 
6- Báo Cáo thường niên 2001- 2003 của BIDV 
7- Báo Cáo tổng kết hoạt động năm 2002 
8- Định hưóng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2005 của Việt 
Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư. 4/2004 
9- Tạp chí Ngân hàng số năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 
10- Thời báo kinh tế 2001, 2002, 2003 
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân Hàng- Tài chính 
Lê Minh Đức Tài chính Doanh Nghiệp 
41A 
 95 
mục lục 
Lời mở đầu ................................................................................................1 
Chương 1. Lý luận chung về vốn và chiến lược huy động vốn của 
ngân hàng ..................................................................................................3 
1. Khái niệm về vốn và vai trò của nó đối vời nền kinh tế .........................3 
1.1. Khái niệm về vốn ................................................................................3 
1.2. Vai trò của vốn đối với nền kinh tế ....................................................4 
2. Chiến lược quản lý, huy đọng vốn và vai trò của nó đối với hoạt động 
ngân hàng .......................................................................................................5 
2.1. Nhận định chung về chiến lược ................................................................5 
2.2. Các giai đoạn của kế hoạch hoá chiến lược trong Ngân hàng 
 thương mại.....................................................................................................8 
2.3. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_chien_luoc_huy_dong_va_phat_trien_nguon.pdf