Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước đất

nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ

chế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được những thành tựu to lớn như

kiềm chế lạm phát, nhịp độ tăng trưởng về tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế hoạch

đề ra, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta

còn những mặt chưa làm được như: Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà

nước về kinh tế còn lỏng lẻo, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến Đảng và Nhà Nước ta

đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, chúng ta cần phải có nguồn vốn trung - dài hạn

lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến, đồng thời

có sự nâng cấp mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế từ đó tạo đà

cho sự phát triển. Có thể nói, chỉ có nguồn vốn trung - dài hạn mới giúp ta hoàn thành

mục tiêu này. Do đó mà nguồn vốn trung - dài hạn đóng một vai trò quan trọng đối với

sự phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, có nguồn vốn trung - dài hạn thôi là chưa đủ mà phải biết sử dụng

hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực cũng như chống lại sự

lãng phí. Hay nói một cách khác, chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng

tín dụng trung - dài hạn thì nguồn vốn trung - dài hạn mới phát huy được vai trò tích

cực của mình.

Mặc dù vậy, trước những biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường thì

chúng ta không thể nào dự đoán hết được những rủi ro có thể xẩy ra, ảnh hưởng của nó

tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng của toàn bộ ngành

ngân hàng cũng như của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Đây chính là

nguyên nhân mà tôi đã chọn đề tài:

“Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân

Hàng No&PTNT Đông Hà Nội ”

Đề tài của tôi ngoài phần lời nói đầu, kết luận thì nội dụng được chia làm

chương:

ChươngI: Khái quát tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại.

ChươngII: Thực trạng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng

No&PTNT Đông Hà Nội.

ChươngIII: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh

Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội.

Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian

nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề

này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý

của các thầy cô giáo, ban giám đốc ngân hàng và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để

đề tài này được hoàn thiện hơn.

pdf 64 trang chauphong 20/08/2022 10180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội

Chuyên đề Tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
KHOA 
KINH TẾ TÀI CHÍNH 
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài 
hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội ” 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước đất 
nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ 
chế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được những thành tựu to lớn như 
kiềm chế lạm phát, nhịp độ tăng trưởng về tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế hoạch 
đề ra, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảngBên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta 
còn những mặt chưa làm được như: Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà 
nước về kinh tế còn lỏng lẻo, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biếnĐảng và Nhà Nước ta 
đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, chúng ta cần phải có nguồn vốn trung - dài hạn 
lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến, đồng thời 
có sự nâng cấp mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế từ đó tạo đà 
cho sự phát triển. Có thể nói, chỉ có nguồn vốn trung - dài hạn mới giúp ta hoàn thành 
mục tiêu này. Do đó mà nguồn vốn trung - dài hạn đóng một vai trò quan trọng đối với 
sự phát triển của nền kinh tế. 
Tuy nhiên, có nguồn vốn trung - dài hạn thôi là chưa đủ mà phải biết sử dụng 
hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực cũng như chống lại sự 
lãng phí. Hay nói một cách khác, chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng 
tín dụng trung - dài hạn thì nguồn vốn trung - dài hạn mới phát huy được vai trò tích 
cực của mình. 
Mặc dù vậy, trước những biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường thì 
chúng ta không thể nào dự đoán hết được những rủi ro có thể xẩy ra, ảnh hưởng của nó 
tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng của toàn bộ ngành 
ngân hàng cũng như của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Đây chính là 
nguyên nhân mà tôi đã chọn đề tài: 
“Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân 
Hàng No&PTNT Đông Hà Nội ” 
Đề tài của tôi ngoài phần lời nói đầu, kết luận thì nội dụng được chia làm 3 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
chương: 
ChươngI: Khái quát tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại. 
ChươngII: Thực trạng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng 
No&PTNT Đông Hà Nội. 
ChươngIII: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh 
Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội. 
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian 
nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề 
 này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý 
của các thầy cô giáo, ban giám đốc ngân hàng và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để 
đề tài này được hoàn thiện hơn. 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 CHƯƠNG 1 
KHÁI QUÁT TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
1.1. Tín dụng trung - dài hạn và vai trò của tín dụng - trung dài hạn 
1.1.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn 
Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tín 
nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau: 
- Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả. 
- Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên 
nguyên tắc có hoàn trả. 
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang 
người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị 
ban đầu. 
- Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ 
chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định 
trên nguyên tắc hoàn trả. 
Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản 
chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là 
người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. 
Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng, 
là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được định 
nghĩa như sau: 
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản 
(tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên 
đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay 
chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, 
bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
hạn thanh toán. 
Về các hình thức của tín dụng ngân hàng thì có nhiều tiêu thức khác nhau để 
phân chia tín dụng ngân hàng. Dưới đây là một cách phân chia phổ biến mà Ngân hàng 
thường sử dụng khi phân tích và đánh giá: 
 Phân theo thời hạn tín dụng ta có: 
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung 
sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, và nó còn có thể được vay cho 
những tiêu dùng cá nhân. 
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Loại hình tín 
dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới 
kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. 
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời gian trên 5 năm. Loại tín dụng này 
được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các 
công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất, 
Nói chung, tín dụng - trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định 
của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của 
doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở 
rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường.. 
1.1.2. Đặc diểm tín dụng trung dài hạn 
Tín dụng trung dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau: 
- Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong 
việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định. Do đó, đối tuợng cho vay chủ yếu của ngân hàng 
thương mại trong hình thức tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh 
nghiệp. 
- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn vố định của khách hàng, tín dụng trung - 
dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, với 
tín dụng trung hạn thường đầu tư theo chiều sâu, trong khi đó tín dụng dài hạn tập trung 
cho các dự án đầu tư mở rộng. 
- Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn vốn 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần 
từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể hoàn trả khoản vay có 
quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm. 
- Tín dụng trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường 
lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động này có thể 
tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà môt khoản vay dài 
hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì 
xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn . Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài 
hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi 
vốn lâu hơn. 
1.1.3. Các hình thức tín dụng trung - dài hạn 
1.1.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư 
a. Cho vay đồng tài trợ ( Synđicate loan): 
- Là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở 
lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phói hợp với các bên bên 
đồng tài trợ để thực hiện, nhằn phân tán rủi ro của các tổ chức tín dụng. 
- Hình thức này được được áp dụng trong các trường hợp : Các dự án đầu tư đòi hỏi 
một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ thìo không đáp ứng hết được ngân hàng 
thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của 
mình và không được đầu tư qúa nhiều vốn vào một công ty để đảm bảo an toàn vốn tài sản. 
Thậm chí đối với một vài dự án ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá lớn 
ngân hàng không muốn đảm nhận hết. Do vậy, cho vay đồng tài trợ là một họat động tín 
dụng giúp ngân hàng phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của họ cho đầu tư 
vào các dự án dài hạn. 
b. Cho vay trực tiếp theo dự án: 
- Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị trường. 
ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm với từng dự án 
đầu tư của khách hàng mà họ đẫ lựa chọn để tài trợ. 
Chính vì vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
phải quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan đến trực thi có hiệu quả của 
dự án như : quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thiết bị máy 
móc, giá cả thị trường, hiệu quả đầu tư.. Bởi vì việc quy định cấp một khoản tín dụng sẽ 
dàng buộc ngân hàng với người vay trong một số thời gian, cho nên cần phải nghiên 
cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xẩy ra. 
1.1.3.2. Tín dụng thuê mua (leasing credit) 
- Thuê mua là hình thức cho vay tài sản thông qua một hợp đồng tín dụng thuê 
mua qua đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người 
đi thuê sử dụng và ngưòi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn 
thuê và có thể đựoc quyền sở hữu tài sản thuê, được quyền mua tài sản thuê hoặc được 
quyền thuê tiếp theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận. 
* Tài sản thuê bao gồm cả động sản và bất động sản : 
- Động sản chủ yếu gồm máy móc thiết bị, ô tô dây chuyền công nghệ 
- Bất động sản chủ yếu là cửa hàng, văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất 
Về mặt pháp lý, tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, còn đi thuê 
chỉ được quyền sử dụng. Vì vậy, người đi thuê không đựơc bán chuyển nhượng cho 
người khác. Song họ được hưởng những lợi ích do việc sử dụng tài sản đó đem lại, 
đồng thời chịu phần vốn rủi ro có liên quan đến tài sản. Tín dụng thuê mua có một số 
hình thức như : thuê mua có tham gia của ba bên, thuê mua có sự tham gia của hai bên, 
tái thuê mua (sale – base back), thuê mua hợp tác (levereged lease, thuê mua giáp lưng 
(under lease) 
* Xét về lợi ích thì cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi 
- Đối với ngân hàng (bên cho thuê): đây là hình thức tài trợ bổ sung cho các hình 
thức tài trợ khác đang tồn tại ở ngân hàng, nó giúp ngân hàng mở rộng dịch vụ, nâng 
cao năng lự ... anh nhằm không ngừng mở 
rộng và nâng cao chất luợng tín dụng. 
- Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa về chiến lược con người để phát huy mọi 
tiềm năng thế mạnh của cán bộ. Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm 
từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho CBTD để tiếp cận 
với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hoá của nghành ngân hàng. 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
- Chi nhánh nên đề nghị với ngân hàng cấp trên trang bị thêm về cơ sở vật chất kĩ 
thuật nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để có điều kiện thu thập thông tin, phân 
tích, kiểm tra và xử lý thông tin được nhánh chóng chính xác. 
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, một hình ảnh đẹp một cử chỉ nhẹ 
nhàng, một lời khen đúng lúc, một lá thư cảm ơn, một lãng hoa sinh nhật doanh nghiệp 
là món quà vô giá thể hiện sự tôn trọng khách hàng làm doanh nghiệp chi nhánh hiểu 
nhau hơn. 
- Chi nhánh nên không ngừng cải tiến đổi mới các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục 
vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. 
- Chi nhánh nên xây dựng một hình ảnh đẹp của riêng mình truớc công chúng. 
Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác quảng cáo khuyếch trương như tổ chức các hội nghị 
khách hàng hội thảo khao học để thu nhận được các ý kiến khách quan nhằm có một 
sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về các hoạt động của chi nhánh cũng như của khách 
hàng. 
 - Chi nhánh nên củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức cho các phòng ban, nhất 
là đối với phòng tín dụng,bổ sung biên chế cho phòng tín dụng thêm từ 3 đến 5 người 
so với biên chế 31/12/2003. 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
KẾT LUẬN 
Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn một năm, hoạt động tín 
dụng trung - dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội đã đạt được 
thành tựu đáng kể. Hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự 
phát triển của toàn hệ thống, tín dụng trung - dài hạn của chi nhánh đã khẳng định được 
vai trò của mình nhằm góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp. Tổng dư nợ trung - dài hạn của chi nhánh ngày càng cao, các khách hàng không 
chỉ là doanh nghiệp quốc doanh mà còn cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chi 
nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế hạn chế về nguồn vốn trung - dài 
hạn để có thể đáp ứng cao nhất nguồn vốn trung - dài hạn của doanh nghiệp. Đồng thời 
chi nhánh cũng rất trú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi 
chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản 
vay trung - dài hạn. Nhờ vậy mà chất lượng hoạt động tín dụng trung - dài hạn của chi 
nhánh không ngừng được nâng cao. 
Đây là những ý kiến đóng góp về một số giải pháp nhằm mở rộng gắn liền với 
việc nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT 
Đông Hà Nội, tôi mong rằng trong tương lai, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt 
động tín dụng trung - dài hạn nói riêng của chi nhánh sẽ đạt được những thành công hơn 
nữa, nâng cao mức doanh lợi, nâng cao uy tín cho chi nhánh trên thị trường trong nước 
và quốc tế. Hơn nữa tôi hi vọng rằng hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh sẽ 
góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và đổi mới phát triển toàn diện nền kinh tế nước 
ta, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế nước ta 
hoà nhịp vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. 
Bài khoá luận đã được hòan thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Thạc Sỹ Phan 
Hữu Nghị giảng viên khoa Ngân Hàng Tài Chính và chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT 
Đông Hà Nội. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian thực tập có hạn 
nên bài khoá luận còn không ít những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến 
đóng góp quý báu của bất cứ ái quan tâm đến đề tài này để bài khoá luận đựơc hoàn 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
thiện hơn nữa. Một lần nữa tỗi chân thành gửi lời cảm ơn tới Th.Sỹ Phan Hữu Nghị, chi 
nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội, những người đã giúp tôi rất nhiều để hoàn 
thành bài khoá luận này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: 
T.s Phan Thị thu Hà. 
- Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: 
PGS.TS Lưu Thị Hương. 
- Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
- Commercial Bank – Petter.S.Rose. 
- Commercial Bank – Edward Reed & Edward Gill. 
- Tiền tệ Ngân hàng và thị trường Tài chính – Frederic S.Mishkin. 
- Tín dụng Ngân hàng - Hồ Diệu. 
- Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng No&PT Nông thôn Đông Hà 
Nội năm 2003-2004. 
- Bảng Cân đối kế toán Chi nhánh ngân hàng No&PT Nông thôn Đông Hà Nội 
năm 2003-2004. 
- Văn kiện Đại hội IX. 
- Luật Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức Tín dụng. 
- Các tài liệu khác. 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU 
CHƯƠNG 1 
KHÁI QUÁT TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG 
MẠI ......................................................................................................... 4 
1.1. Tín dụng trung - dài hạn và vai trò của tín dụng - trung dài hạn.. 4 
1.1.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn ...................................... 4 
1.1.2. Đặc diểm tín dụng trung dài hạn ............................................. 5 
1.1.3. Các hình thức tín dụng trung - dài hạn ..................................... 6 
1.1.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư ........................................... 6 
1.1.3.2. Tín dụng thuê mua (leasing credit)................................ 7 
1.1.4. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn trong nền kinh tế thị trường 8 
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế ........................................................ 8 
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp .................................................... 9 
1.1.4.3. Đối với ngân hàng....................................................... 10 
1.2. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn trong hoạt động của các ngân hàng 
thương mại ............................................................................... 11 
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn 11 
1.2.1.1. Nâng cao chất lượng tín dụng trung - đài hạn là đòi hỏi bức 
thiết đối với sự phát triển kinh tế ................................. 11 
1.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển 
của các ngân hàng thương mại.................................... 13 
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung - đài hạn... 14 
1.2.2.1. Về phía khách hàng:.................................................... 14 
1.2.2.2. Về phía ngân hàng ...................................................... 14 
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn
....................................................................................... 17 
1.2.3.1. Những nhân tố khách quan.......................................... 17 
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan.................................................. 19 
CHƯƠNG 2 
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN 
HÀNG No&PT ĐÔNG HÀ NỘI ........................................................... 27 
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội....... 27 
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NH 
No&PTNT Đông Hà Nội ................................................... 27 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
2.1.2.1. Nguồn vốn huy động: .................................................. 28 
2.1.2.2. Sử dụng vốn ................................................................ 31 
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại ................................. 32 
2.1.2.4. Đổi mới công nghệ ngân hàng..................................... 33 
2.1.2.5. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ ............................. 33 
2.2. Thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng No&PT 
Đông Hà Nội ............................................................................ 33 
2.2.1. Tình hình tạo lập nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn .... 34 
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo 
& PTNT Đông Hà Nội ....................................................... 35 
2.2.3. Những biện pháp mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng
........................................................................................... 41 
2.2.3.1. Biện pháp mở rộng cho vay:........................................ 41 
2.2.3.2. Nâng cao chất lượng tín dụng: .................................... 42 
2.2.4. Tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội 
– Những kết quả đạt được và tồn tại................................... 43 
2.2.4.1. Kết quả đạt được......................................................... 43 
2.2.4.2. Những tồn tại của ngân hàng ...................................... 45 
2.2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên: ................... 46 
CHƯƠNG 3 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN 
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PT ĐÔNG HÀ NỘI ................. 47 
3.1. Phương hướng hoạt động thời gian tới của ngân hàng .............. 47 
3.1.1. Về công tác huy động vốn .................................................. 47 
3.1.2. Về đầu tư ........................................................................... 47 
3.1.3. Về hoạt động của ngân hàng .............................................. 47 
3.1.4. Về thanh toán quốc tế......................................................... 47 
3.1.5. Các mặt công tác khác ....................................................... 47 
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài 
hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PT Đông Hà Nội .................. 48 
3.2.1. Giải pháp trực tiếp.............................................................. 48 
3.2.2. Gỉải pháp hỗ trợ.................................................................. 54 
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng gắn liền với việc nâng cao chất lượng 
trong cho vay trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông 
Hà Nội ...................................................................................... 54 
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước................................................ 54 
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ............................... 55 
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam ....................... 56 
3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vay vốn...................... 57 
3.3.5. Kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội 
 57 
KẾT LUẬN ........................................................................................... 59 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_thuc_trang_va_giai_phap_doi_voi_tin_dun.pdf