Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm 2015-2016

Xét nghiệm HIV tại điểm chăm sóc và điều trị (POCT- Point of Care Testing) để

chẩn đoán HIV là mô hình xét nghiệm sử dụng phương cách kết hợp 3 sinh phẩm

nhanh tại cơ sở y tế tuyến huyện nhằm cung cấp xét nghiệm nhanh, chính xác, dễ

tiếp cận để tăng hiệu quả xét nghiệm tại các khu vực đi lại khó khăn, điều kiện tiếp

cận các dịch vụ y tế còn hạn chế.

Kỹ thuật POCT đầu tiên là xét nghiệm đo đường máu vào thập niên 1962, sau

đó được sử dụng cho nhiều loại xét nghiệm khác nhau nhưng chưa được phát triển

rộng rãi. Năm 2002, sinh phẩm nhanh xét nghiệm HIV bắt đầu được các nước phê

duyệt sử dụng; năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới mới khuyến cáo và hướng dẫn sử

dụng trên thực địa để sàng lọc HIV, nhưng do hạn chế về chất lượng sinh phẩm,

kiểm soát đảm bảo chất lượng và yêu cầu mức độ thận trọng với kết quả xét nghiệm

HIV nên chưa dùng để khẳng định HIV. Đến năm 2007, mô hình POCT HIV đã bắt

đầu được áp dụng để sàng lọc HIV, kết quả phản ứng dương tính mang tính chất gợi

ý ban đầu và kết quả khẳng định vẫn phải đợi từ phòng xét nghiệm chuẩn thức. Mô

hình này dần được mở rộng sang các nước đang phát triển, nước có dịch cao như

khu vực Châu Phi, Châu Á nơi nguồn lực hạn chế.

Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa là 3 tỉnh trọng điểm dịch HIV/AIDS tại Việt

Nam, số ca nhiễm mới HIV phát hiện trung bình hằng năm cao hơn 200 trường hợp,

thuộc 20 tỉnh có số nhiễm mới cao nhất cả nước. Đây cũng là các tỉnh có địa bàn

trải rộng, nhiều huyện miền núi đi lại khó khăn, đa dạng nhiều văn hóa sắc tộc nên

có nhiều nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng khó lường đến diễn biến của dịch, việc

tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế khó khăn kể cả các dịch vụ về HIV. Chỉ có

khoảng 1/2 số người nhiễm HIV được phát hiện, được tiếp cận với điều trị ARV: Tỷ

lệ người nhiễm HIV được phát hiện còn hạn chế chỉ chiếm 49,79% ở Điện Biên,

56,35% ở Sơn La và 49,85% ở Thanh Hóa; Tỷ lệ bệnh nhân HIV phát hiện được

tiếp cận với điều trị ARV thấp 61,99% ở Điện Biên, 39,52% ở Sơn La và 48,66% ở

Thanh Hóa. 05 huyện gồm: Tuần Giáo, huyện Điện Biên của Điện Biên, Quan Hóa,xi

Mường Lát của Thanh Hóa, Mộc Châu của Sơn La là các huyện miền núi, xa xôi,

khó tiếp cận với dịch vụ y tế, điểm nóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch HIV.

Với mục đích tìm ra các giải pháp tăng cường việc tiếp cận, sử dụng xét nghiệm

HIV phù hợp hiệu quả. Mô hình can thiệp POCT khẳng định HIV ở tuyến huyện

giúp hỗ trợ cho mô hình xét nghiệm HIV khẳng định HIV bằng kỹ thuật miễn dịch

(Standard laboratory – SLab) tại tỉnh/thành phố để cung cấp xét nghiệm HIV nhanh,

kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận cho các khu vực và đối tượng khó tiếp cận dịch vụ

y tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá can thiệp “Hiệu quả mô hình can thiệp

xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm

2015-2016” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1/ Mô tả thực trạng và các yếu tố ảnh

hưởng hoạt động xét nghiệm HIV theo mô hình chuẩn thức (mô hình SLab) tại 5

huyện miền núi (huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mộc Châu, Quan Hóa, Mường Lát)

năm 2015; 2/ Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của mô hình can thiệp xét nghiệm

khẳng định HIV tại 5 cơ sở y tế tuyến huyện miền núi (mô hình POCT) năm 2016.

Nghiên cứu được thiết kế mô phỏng can thiệp dựa trên phương pháp nghiên cứu

cắt ngang định lượng kết hợp định tính. Số liệu ghi chép hoạt động xét nghiệm HIV

được thực hiện trước, trong thời gian can thiệp. Thông tin khách hàng xét nghiệm

HIV tại các cơ sở trong thời gian nghiên cứu bao gồm tuổi, giới, yếu tố hành vi

nguy cơ và các kết quả xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán HIV, đăng ký, điều trị HIV,

mất dấu tử vong và các thông tin khác có liên quan được ghi chép, thu thập, quản lý

và phân tích trên phần mềm SPSS 18.0. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xét

nghiệm HIV, đánh giá tính khả thi mô hình POCT HIV được tìm hiểu, quản lý,

phân tích bằng phần mềm NVivo.

Kết quả: Trong thời gian 2 năm nghiên cứu, 13313 khách hàng được xét nghiệm

HIV, phát hiện 401 khách hàng dương tính với HIV, chuyển gửi thành công điều trị

ARV được 303 người nhiễm HIV mới phát hiện. Mô hình POCT khẳng định HIV

được đánh giá làm tăng 1,34 lần hiệu quả xét nghiệm. Các hiệu quả cụ thể: góp

phần cải thiện tiếp cận khách hàng xét nghiệm, đặc biệt ở nhóm khó tiếp cận hay xét

nghiệm muộn như nhóm tuổi >40 tuổi, có yếu tố/hành vi nguy cơ; Phát hiện nhiềuxii

người nhiễm HIV hơn (tăng 1,2%) và ở giai đoạn sớm hơn (tăng 17,6% khách hàng

được phát hiện sớm); Rút ngắn được 7 ngày thời gian chờ nhận kết quả từ đó cải

thiện tỷ lệ quay trở nhận kết quả, tỷ lệ khách hàng dương tính được nhận kết quả

nhanh trong ngày tăng thêm được 77,3%; Góp phần rút ngắn được 20 ngày thời

gian chờ điều trị ARV, cải thiện tỷ lệ được điều trị nhanh trong vòng 1 tuần thêm

được 28,3%; Cải thiện tỷ lệ chuyển gửi đúng đến các dịch vụ sau xét nghiệm từ

22,7% lên 24,6%; Tiếp kiệm 14,5% chi phí cho vận hành cơ sở xét nghiệm và

52,6% chi phí trung bình cho việc phát hiện một trường hợp HIV dương tính. Phát

hiện ra các nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, môi trường xã hội, hệ thống y tế đặc

trưng tại địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động xét nghiệm HIV; các yếu tố thành

phần gây khó khăn, thách thức hay thuận lợi cho việc triển khai mô hình POCT.

Nghiên cứu cũng cho mô hình can thiệp POCT khẳng định HIV đang là giải pháp

có tính thời sự, khả thi hiệu quả cao và có tính bền vững trong bối cảnh của Việt

Nam hiện tại.

pdf 232 trang chauphong 17/08/2022 11320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm 2015-2016

Luận án Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm 2015-2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
-------- 
Nguyễn Việt Nga 
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP 
XÉT NGHIỆM KHẲNG ĐỊNH HIV TẠI 05 HUYỆN MIỀN NÚI 
PHÍA BẮC VIỆT NAM, NĂM 2015-2016 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.03.01 
Hà Nội – Năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
--------- 
Nguyễn Việt Nga 
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP 
XÉT NGHIỆM KHẲNG ĐỊNH HIV TẠI 05 HUYỆN MIỀN NÚI 
PHÍA BẮC VIỆT NAM, NĂM 2015-2016 
Chuyên ngành: Y tế công cộng 
Mã số: 62.72.03.01 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS. TS. Hồ Thị Hiền 
 2. GS. TS. Nguyễn Thanh Long 
Hà Nội – Năm 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hiệu quả mô hình can thiệp xét 
nghiệm khẳng định HIV tại 05 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, năm 2015-
2016” là của Tôi, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia nghiên cứu từ Cục Phòng, 
chống HIV/AIDS, Trƣờng Đại học Y tế công cộng và các đơn vị có liên quan trong 
việc triển khai mô hình can thiệp tại tuyến huyện. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố 
trong bất kỳ một công trình nào khác. 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Việt Nga 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành tới 
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, PGS. TS. Hồ Thị Hiền, là những thầy, cô có nhiều 
kiến thức, giàu kinh nghiệm và đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá 
trình học tập, thực hiện đề tài cũng nhƣ hoàn thành luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau 
đại học, các Bộ môn, khoa phòng Trƣờng Đại học Y tế công cộng đã luôn tạo điều 
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiên và hoàn thành luận án của 
mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo và các đồng nghiệp, Cục Phòng 
chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tập thể Lãnh đạo, cán bộ các Trung tâm PC HIV/AIDS 
các tỉnh Thanh Hóa, Điện Biên, Sơn La và Tập thể Lãnh đạo, cán bộ các Trung tâm 
Y tế huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mƣờng Lát, Quan Hóa, Mộc Châu đã tạo điều 
kiện, hỗ trợ nhiệt tình cho tôi thực hiện, hoàn thành nghiên cứu quan trọng này. 
Tôi xin đƣợc trân trọng cám ơn TS. Bùi Thu Hiền, Chuyên gia của Tổ chức 
CDC, TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt 
Nam, TS. Phạm Hồng Thắng, ThS. Hoàng Thị Hồng Hà, Viện Vệ sinh dịch tễ 
Trung ƣơng, PGS.TS. Trƣơng Xuân Liên, TS. Trần Tôn, Viện Pasteur TP. Hồ Chí 
Minh và các Anh/Chị em chuyên gia về các ý kiến đóng góp trong lĩnh vực nghiên 
cứu mô hình xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện. 
Sau cùng, tôi xin cảm ơn bố, mẹ, chồng và các con, anh chị em và những 
ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá 
trình học tập, là động lực giúp tôi vƣợt qua những khó khăn để đạt hoàn thành khóa 
học và luận án. 
Nghiên cứu sinh 
iii 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 
MỤC TIÊU .................................................................................................................. 3 
Chƣơng 1 ..................................................................................................................... 4 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 4 
1. 1. Xét nghiệm HIV .................................................................................................. 4 
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 4 
1.1.2. Phƣơng pháp .............................................................................................. 4 
1.1.3. Chiến lƣợc .................................................................................................. 5 
1.1.4. Sinh phẩm, phƣơng cách ........................................................................... 5 
1.1.5. Các hình thức, mô hình cung cấp xét nghiệm HIV ................................... 5 
1.2. Tiếp cận, sử dụng xét nghiệm HIV .................................................................... 10 
1.2.1. Quá trình tiếp cận, sử dụng ...................................................................... 10 
1.2.2. Thực trạng tiếp cận, sử dụng xét nghiệm HIV ........................................ 11 
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng .............................................................................. 22 
1.3. Mô hình xét nghiệm HIV trong nghiên cứu ....................................................... 25 
1.3.1. Khái niệm POCT ..................................................................................... 25 
1.3.2. Hình thức và ứng dụng POCT trong xét nghiệm HIV............................. 25 
1.3.3. Đặc điểm của POCT HIV ........................................................................ 25 
1.3.4. Đảm bảo chất lƣợng POCT HIV ............................................................. 26 
1.3.5. Mô hình POCT HIV đƣợc ƣa thích và chấp nhận sử dụng ..................... 28 
1.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp POCT HIV ............................................................ 29 
1.4.1. Hiệu quả chƣơng trình ............................................................................. 29 
1.4.2. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 35 
1.4.3. Một số hiệu quả khác ............................................................................... 37 
1.5. Khung lý thuyết .................................................................................................. 38 
1.6. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 40 
Chƣơng 2 ................................................................................................................... 42 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 42 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 42 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 42 
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 43 
2.4. Xây dựng và can thiệp mô hình ......................................................................... 45 
2.4.1. Thiết kế và xây dựng mô hình ................................................................. 45 
2.4.2. Triển khai can thiệp ................................................................................. 47 
2.5. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu.................................................................... 49 
2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................ 49 
2.5.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 49 
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu/thông tin ............................................................. 51 
2.6.1. Công cụ thu thập dữ liệu .......................................................................... 51 
2.6.2. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số ........................................ 51 
2.7. Các biến số/chỉ số/chủ đề nghiên cứu ................................................................ 53 
2.7.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 53 
2.7.2. Nhóm chỉ số/chủ đề cho mục tiêu 1......................................................... 54 
iv 
2.7.3. Nhóm chỉ số/chủ đề cho mục tiêu 2......................................................... 57 
2.8. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................... 58 
2.8.1. Khái niệm áp dụng cho khách hàng xét nghiệm HIV.............................. 58 
2.8.2. Thƣớc đo đánh giá hiệu quả .................................................................... 58 
2.9. Phƣơng pháp thu thập, phân tích số liệu ............................................................ 60 
2.9.1. Số liệu định lƣợng .................................................................................... 60 
2.9.2. Dữ liệu định tính ...................................................................................... 61 
2.9.3. Quản lý số liệu và kết quả nghiên cứu ..................................................... 61 
2.10. Đạo đức của nghiên cứu ................................................................................... 62 
Chƣơng 3 ................................................................................................................... 63 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 63 
3.1. Đặc điểm khách hàng tham gia nghiên cứu ....................................................... 63 
3.1.1. Đặc điểm khách hàng xét nghiệm HIV ................................................... 63 
3.1.2. Đặc điểm khách hàng nhiễm HIV ........................................................... 65 
3.1.3. Mối liên quan giữa đặc điểm khách hàng và tình trạng HIV .................. 67 
3.2. Thực trạng, các yếu tố liên quan hoạt động xét nghiệm HIV (SLab) ................ 69 
3.2.1. Thực trạng hoạt động xét nghiệm HIV theo mô hình Slab ..................... 69 
3.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm khách hàng và xét nghiệm HIV ................ 77 
3.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến xét nghiệm HIV ....................................... 83 
3.3. Hiệu quả, tính khả thi của mô hình can thiệp ..................................................... 96 
3.3.1. Kết quả, hiệu quả mô hình xét nghiệm POCT khẳng định HIV .............. 96 
3.3.2. Đánh giá tính khả thi của mô hình can thiệp ......................................... 112 
Chƣơng 4 ................................................................................................................. 138 
BÀN LUẬN ............................................................................................................ 138 
4.1. Đặc điểm đối tƣợng tham gia nghiên cứu ........................................................ 138 
4.1.1. Đặc điểm chung khách hàng xét nghiệm ............................................... 138 
4.1.2. Thực trạng nhiễm HIV trong nhóm khách hàng và các mối liên quan . 139 
4.2. Thực trạng, các yếu tố liên quan hoạt động xét nghiệm (mô hình SLab) ........ 142 
4.2.1. Thực trạng hoạt động xét nghiệm HIV trƣớc can thiệp ......................... 142 
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động xét nghiệm HIV ............................ 147 
4.3. Hiệu quả, tính khả thi của mô hình can thiệp ................................................... 148 
4.3.1. Hiệu quả mô hình POCT khẳng định HIV ............................. ... g lực 
 Phát triển các chính 
sách và tài liệu 
Hoạt động 
 Cán bộ xét nghiệm HIV của huyện, tỉnh 
 Hệ thống y tế 
 Cơ sở y tế huyện 
 Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS 
 Khách hàng nhiễm HIV 
Nhóm đích 
 05 POCT KĐ HIV đƣợc 
thiết lập 
 01 Hệ thống cung ứng quản 
lý phân bổ TTB, SP từ tỉnh 
xuống huyện xã. 
 01 Hệ thống ghi chép báo 
cáo hoạt động định kỳ 
 01 Bộ quy trình quản lý 
đảm bảo chất lƣợng xét 
nghiệm 
 01 Hƣớng dẫn về việc xây dựng 
và mở rộng POCT KĐ HIV 
 01 Bộ tài liệu đào tạo về XN KĐ 
HIV tại POC 
 Tích hợp POCT KĐ HIV vào 
mạng lƣới PXNKĐ HIV tỉnh 
 Điều phối phân vùng chuyển 
mẫu 
 Quy trình XNKĐ HIV 
 Đánh giá POCT KĐ HIV 
 Chia sẻ kinh nghiệm quảng 
bá mô hình qua hội thảo 
 Chia sẻ kinh nghiệm và tăng 
cƣờng sự hợp tác giữa các cơ 
sở y tế thông qua việc hỗ trợ 
kỹ thuật tại chỗ hoặc điện 
thoại. Họp nhóm kỹ thuật hỗ 
trợ quốc gia định kỳ 
 Hỗ trợ thêm cho nhƣng cam 
kết của quốc gia và các đánh 
giá về y tế 
Đầu ra 
 Tăng số lƣợng PXNKĐ HIV 
tại tỉnh và quốc gia 
 Mở rộng XN HIV tới những 
cộng đồng miền núi xa ở tỉnh, 
huyện, xã 
 Thƣờng xuyên áp dụng SOP 
chuẩn trong thực hiện XN 
HIV 
 Tăng hiểu biết và kiến thức về XN HIV cho cán 
bộ PC HIV/AIDS tỉnh. 
 Tăng số lƣợng cán bộ y tế có kiến thức và kỹ 
năng về XN HIV 
 Tăng chấp nhận và tiếp cận cao của cán bộ quản 
lý và cán bộ chƣơng trình PC HIV/AIDS về 
POCT HIV 
 Mở rộng XN HIV tới những cộng đồng miền núi 
xa xôi ở tỉnh, huyện, xã 
 Tăng tỷ lệ tiếp cập, chấp nhận 
và sử dụng dịch vụ XN HIV 
 Tăng tỷ lệ XN HIV tại tỉnh, 
huyện 
 Phát hiện ca nhiễm mới HIV 
 Tăng kết nối chuyển gửi ngƣời 
nhiễm HIV tới chăm sóc điều 
trị 
Kết quả 
ngắn hạn 
 Đảm bảo dịch vụ chẩn đoán điều trị HIVAIDS kịp thời chất lượng 
 Giảm số lượng người nhiễm mới HIV 
 Giảm tác động của HIV/AIDS qua việc sàng lọc và phát hiện sớm 
 Cải thiện hiệu quả và chi phí của các dịch vụ HIV/AIDS 
Kết quả 
lâu dài 
208 
Phụ lục 3. Tổng hợp các phát hiện định tính 
Bảng PL3.1. tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng tiếp cận sử dụng xét nghiệm HIV 
Yếu tố liên quan Rào cản Thúc đẩy 
Cá nhân 
Đặc điểm ngƣời dân Môi trường hoàn cảnh sống khó khăn Trình độ 
dân trí thấp; Đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế 
giao tiếp 
 Trình độ dân trí cao 
Nhận thức về HIV, 
xét nghiệm HIV hạn 
chế 
 Thiếu kiến thức về HIV và ảnh hưởng của HIV. 
Hiểu sai về xét nghi m và điều trị HIV. Thiếu 
hiểu biết, niềm tin vào dịch vụ y tế. 
 Khách hàng được tuyên truyền đầy đủ 
về HI 
Tâm lý khách hàng Lo sợ kỳ thị phân bi t đối xử. Mặc cảm trì hoãn 
xét nghi m. Sợ lộ thông tin, dấu diếm tình trạng 
nhiễm. 
 Tâm lý lo sợ cho bản thân/gia đình 
Môi trƣờng xã hội của địa 
bàn nghiên cứu 
Đặc thù địa hình Hiểm trở, trải rộng, giáp ranh biên giới 
Đặc điểm dân cƣ 
khu vực vùng núi 
phía Bắc. 
 Người dân định cư không tập trung thường ở 
vùng sâu và xa. 
Sinh sống theo cộng đồng và ảnh hưởng lẫn 
nhau. 
Quan tâm của các 
cấp chính quyền địa 
phƣơng chƣa cao. 
 Còn coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là của 
ngành y tế. 
Triển khai số giải pháp chưa thống nhất, đồng 
bộ. 
Hệ thống cung cấp dịch vụ 
y tế trên địa bàn 
Cán bộ y tế địa 
phƣơng. 
 Thiếu số lượng, yếu chất lượng. 
Thiếu nhân lực xét nghi m Năng lực/trách 
 Cán bộ tư vấn và xét nghi m HIV có 
đủ năng lực và trình độ. 
209 
Yếu tố liên quan Rào cản Thúc đẩy 
nhi m cán bộ y tế hạn chế Cán bộ y tế có trách nhi m, tâm huyết. 
Cán bộ y tế có khả năng am hiểu văn 
hóa, sử dụng ngôn ngữ của khách 
hàng. 
Có sự liên kết/hỗ trợ của đội ngũ cộng 
tác viên. 
Mô hình xét nghiệm 
HIV 
 Thời gian chờ đợi nhận kết quả lâu. 
Quản lý dữ li u thông tin khách hàng chưa khoa 
học. 
Thủ tục hành chính chưa phù hợp, không hi u 
quả 
H thống thu gom, vận chuyển mẫu thụ động gây 
lãng phí nguồn lực. 
H thống cơ sở vật chất lạc hậu xuống cấp. 
Cung ứng sinh phẩm vật tư/thiết bị đi kèm chưa 
đầy đủ/kịp thời. 
Công tác quảng bá giới thi u xét nghi m HIV 
chưa phù hợp. 
 Cơ sở xét nghi m có trang thiết bị đầy 
đủ, thời gian xét nghi m nhanh. 
Cung cấp xét nghi m miễn phí. 
 Cơ sở y tế cung cấp đa dạng, toàn 
di n các dịch vụ liên quan. 
Quảng bá dịch vụ xét nghi m của cơ 
sở hi u quả. 
Bảng PL3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi hiệu quả của mô hình POCT khẳng định HIV 
Khía cạnh 
xem xét 
 Nhóm chủ đề 
lớn 
 Các yếu tố liên quan 
Hiệu quả 
khả thi của 
mô hình 
 Tính chấp nhận Lãnh đạo các cấp nhận thức được sự cần thiết và ưu tiên xây dựng mô hình. 
Cán bộ xét nghi m mong muốn triển khai can thi p. 
 Tính tiếp nhận Hầu hết các đơn vị đều cố gắng nỗ lực triển khai mô hình trên địa bàn. 
Cố gắng hoàn thi n và thực hi n mô hình trong điều ki n tối thiểu. 
Xác định được những khó khăn, thách thức và chủ động tìm phương pháp giải quyết. 
Sự cố gắng thích ứng mô hình của các cán bộ trực tiếp tham gia. 
210 
Khía cạnh 
xem xét 
 Nhóm chủ đề 
lớn 
 Các yếu tố liên quan 
 Tính thích hợp Phù hợp triển khai tại tuyến huy n trở lên. 
Phù hợp về đơn vị lựa chọn can thi p. 
Phù hợp về yêu cầu điều ki n đảm bảo thực hi n mô hình. 
 Tính khả thi Cán bộ y tế các cấp đều nhận thấy mô hình phù hợp với điều ki n địa phương, nên 
dù có khó khăn cũng đã có gắng thực hiện, từ đó mang lại các hiệu quả can thiệp đối 
với bệnh nhân và cán bộ y tế 
Chủ động nghiên cứu đề xuất các kiến nghị bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp. 
 Tính trung 
thành với kế 
hoạch can 
thiệp 
 Những lý do ảnh hưởng đến kế hoạch cần phải điều chỉnh. 
Những lý do liên quan đến năng lực, khả năng thực hi n của địa phương cần được 
xem xét để khắc phục trong giai đoạn mở rộng. 
Sự nỗ lực, quyết tâm của đơn vị và hỗ trợ kỹ thuật góp phần đạt được tiến độ kế 
hoạch can thi p. 
 Chi phí thực 
hiện 
 Tiết ki m chi phí chủ yếu ở công đoạn làm xét nghi m khẳng định HIV 
Một số phát sinh khi triển khai xét nghi m khẳng định HIV tại cơ sở. 
Một số chính sách về định mức bộc lộ những bất cập. 
 Khả năng bao 
phủ can thiệp 
 Mang lại lợi ích cho các cán bộ y tế tham gia chương trình can thi p. 
Mang lại lợi ích cho chương trình y tế. 
 Tính bền vững Mô hình can thi p nhận được sự quan tâm chỉ đạo thống nhất từ Sở Y tế đến tận 
tuyến xã. 
Mô hình đã gây được niềm tin cho khách hàng và cán bộ y tế. 
Mô hình được kiến nghị nhân rộng. 
Những yếu 
tố ảnh hƣởng 
đến việc 
triển khai 
mô hình can 
 Sinh phẩm vật 
tƣ trang thiết bị 
xét nghiệm 
HIV 
 Đặc điểm sinh phẩm gặp dương tính giả trong một số trường hợp. 
Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm chưa chi tiết đầy đủ. 
Cung ứng sinh phẩm/vật tư tiêu hao/trang thiết bị chưa phù hợp. 
 Tổ chức hệ Thay đổi tổ chức nhân sự, cơ chế phối hợp chưa nhuần nhuyễn. 
211 
Khía cạnh 
xem xét 
 Nhóm chủ đề 
lớn 
 Các yếu tố liên quan 
thiệp thống chính 
sách y tế. 
Các hướng dẫn/quy trình chuyên môn chưa thống nhất, đồng bộ và phù hợp. 
Chính sách/cơ chế hỗ trợ chưa khuyến khích tạo điều ki n được cán bộ y tế. 
 Ngƣời cung 
cấp dịch vụ 
 Tâm lý lo sợ và căng thẳng về vi c thực hi n xét nghi m khẳng định HIV. 
Thiếu kiến thức/kỹ năng có liên quan đến xét nghi m HIV. 
Thói quen làm công vi c đơn giản, ít trách nhi m, ngại thay đổi. 
Thiếu trao đổi chuyên môn, chia sẻ thông tin giữa các cán bộ/bộ phận trong cơ sở 
can thi p. 
 Đặc điểm 
khách hàng xét 
nghiệm ở khu 
vực vùng núi 
 Đặc điểm điều ki n hoàn cảnh sống khó khăn 
Đặc trưng văn hóa tín ngưỡng còn lạc hậu, chưa cởi mở. 
Hiểu biết, niềm tin về dịch vụ y tế địa phương hạn chế. 
Những vấn 
đề bất cập và 
kiến nghị 
điều chỉnh về 
mô hình 
 Các Điều kiện 
triển khai mô 
hình 
 Tiêu chuẩn yêu cầu cán bộ tham gia mô hình cao. 
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất chưa phù hợp/thống nhất. 
 Các hƣớng dẫn 
chuyên môn 
trong mô hình. 
 Sổ sách biểu mẫu báo cáo chưa đơn giản, tinh gọn. 
Phiếu trả kết quả còn bất cập. 
Tài li u đào tạo chưa tương thích 
 Chƣơng trình 
ngoại kiểm. 
 Mẫu thực hi n ngoại kiểm là mẫu tươi khó vận chuyển và bảo quản. 
 Hỗ trợ kỹ thuật Hướng dẫn nội dung hỗ trợ giữa các tuyến chưa đồng bộ 
212 
Phụ lục 4. Trang thông tin của nghiên cứu 
TRANG THÔNG TIN 
Đề tài nghiên cứu đánh giá can thiệp 
“Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm khẳng định HIV tại 5 huyện 
miền núi phía Bắc, Việt Nam, năm 2015-2016”. 
Nhiễm HIV gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, phát 
triển kinh tế an sinh xã hội. Theo UNAIDS năm 2013, toàn cầu có 2,1 triệu ngƣời 
nhiễm mới trong đó có 240.000 trẻ em, 1,5 triệu ngƣời chết vì HIV/AIDS và tiêu 
tốn hơn 10 tỷ USD hàng năm cho HIV/AIDS. Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên đƣợc 
phát hiện năm 1990, đến 31/12/2014, toàn quốc phát hiện 226.819 ngƣời nhiễm 
HIV, 71.332 ngƣời nhiễm HIV tử vong. ngƣời nhiễm tập trung chủ yếu ở vùng 
miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, trong các quần thể có hành vi nguy cơ cao nhƣ 
NCMT, PNBD và MSM. 
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác 
phát hiện, chẩn đoán chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Tuy 
nhiên trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực và ở những vùng địa bàn khó tiếp cận 
cần phải sáng tạo và phát huy những mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp, hiệu quả 
và tiếp kiệm chi phí. 
Với mong muốn phổ cập và nâng cao chất lƣợng dịch vụ xét nghiệm HIV, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá can thiệp “Hiệu quả mô hình can thiệp xét 
nghiệm khẳng định HIV tại 5 huyện miền núi phía Bắc, Việt Nam 2015-2016”. 
Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm khẳng 
định HIV tại cơ sở y tế tuyến huyện và thu thập số liệu trƣớc và sau khi cung cấp 
dịch vụ của khách hàng đến xét nghiệm tại cơ sở y tế, phỏng vấn sâu một số khách 
hàng và cán bộ y tế. Nội dung thông tin nhằm đánh giá thực trạng tiếp cận và sử 
dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tại địa bàn nghiên cứu và các yếu tố có liên quan, 
đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp trên địa bàn huyện. 
Các thông tin thu đƣợc sẽ đƣợc bảo mật và chỉ nhằm phục vụ mục đích 
nghiên cứu, học tập.Việc tham gia trả lời là hoàn toàn tự nguyện. Ngƣời đƣợc mời 
cung cấp thông tin/ tham gia có quyền từ chối trả lời bất kỳ lúc nào. 
Việc thu thập thông tin bắt đầu từ tháng 1 năm 2015. Chúng tôi sẽ sử dụng 
các thông tin thu đƣợc vào việc nghiên cứu “Hiệu quả mô hình can thiệp xét nghiệm 
khẳng định HIV tại 5 huyện miền núi phía Bắc, Việt Nam, năm 2015-2016”. Mọi 
câu hỏi có liên quan đến việc thu thập thông tin này xin liên hệ với: 
1 Nghiên cứu viên Nguyễn i t Nga, lớp NCS 9 trường Đại học Y tế công cộng Hà 
Nội, đi n thoại 98 351 7 
 Hội đồng đạo đức, trường Đại học Y tế công cộng, 1A Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, 
Hà Nội Số đi n thoại: ( 4)6 66 386 
3 Phòng đào tạo sau đại học, trường Đại học Y tế công cộng, 1 A Đức Thắng, Bắc 
Từ Liêm, Hà Nội Số đi n thoại: ( 4)6 66 335 
Xin chân thành cám ơn! 
213 
Phụ lục 5. Bản đồ địa bàn nghiên cứu 
Bản đồ Huyện Điện Biên 
214 
Bản đồ Huyện Mƣờng Lát 
Bản đồ Huyện Quan Hóa 
215 
Bản đồ Huyện Mộc Châu 
216 
Phụ lục 6. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu 
217 
218 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_hieu_qua_mo_hinh_can_thiep_xet_nghiem_khang_dinh_hiv.pdf
  • pdfInformation of Thesis.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Nguyễn Việt Nga.pdf
  • pdfTrang thông tin luận án.pdf