Đề tài Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần Công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội

Tên đề tài: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sự thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm cho người học tích cực chủ động. Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay là nhiệm vụ tất yếu, cấp thiết. Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật – công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyền thụ hệ thống tri thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới. Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng ở thế hệ trẻ các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứng nhanh và quyết đoán trước hoàn cảnh. Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trở thành cụ thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII (01- 1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (02-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (04/1999). Đổi mới PPDH trong dạy học môn GDCD hiện nay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của XH, là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV. Nhất là từ năm học 2006-2007 trở đi, chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo quyết định của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực.

Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong hệ thống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp. Khi kết hợp như vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn có của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thức thuyết trình mới tích cực.

docx 77 trang Minh Tâm 29/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần Công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần Công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội

Đề tài Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần Công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
 TRẦN DUY LÂM
Đề tài:
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT 
 TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 
 PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ 
 CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” TRONG CHƯƠNG 
 TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở 
 TRƯỜNG THPT
(Khảo sát thực tế ở Trường THPT Trưng Vương – Quận 1)
 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
 NGÀNH GIÁO DỤC CHINH TRỊ
 TP. HỒ CHÍ MINH 5/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Đề tài:
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT 
 TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 
 PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ 
 CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” TRONG CHƯƠNG 
 TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở 
 TRƯỜNG THPT
(Khảo sát thực tế ở Trường THPT Trưng Vương – Quận 1)
 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
 NGÀNH GIÁO DỤC CHINH TRỊ
 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phí Văn Thức
 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Lâm
 TP. HỒ CHÍ MINH 5/2014 LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo khoa Giáo 
Dục Chính Trị trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã 
tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ tôi hoàn 
thành tốt khóa học và khóa luận tốt nghiệp.
 Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. 
Phí Văn Thức, người đã bỏ ra nhiều tâm huyết, nhiệt tình giúp 
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đóng góp 
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành cuốn khóa luận tốt 
nghiệp này.
Bên cạnh đó cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy 
cô, công nhân viên cũng như toàn thể học sinh Trường THPT 
Trưng Vương đã nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực 
nghiệm cho đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
 TP. Hồ Chí Minh tháng 05 năm2014
 Tác giả
 Trần Duy Lâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDCD : Giáo dục công dân 
GV : Giáo viên
 HS : Học sinh
 PPDH : Phương pháp dạy học 
PPTT : Phương pháp thuyết trình 
THPT : Trung học phổ thông
XH : Xã hội
DS: Dân số
GDCD: Giáo Dục Công Dân
PPDHTC: Phương Pháp dạy Học Tích Cực MỤC LỤC
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC 
TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG 
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG 
THPT TRƯNG VƯƠNG.
1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy 
 học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân
1.1.1 Phương pháp thuyết trình
1.1.2 Cấu trúc phương pháp thuyết trình
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thuyết trình
1.1.4 Mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn 
 Giáo Dục Công Dân
1.1.4.1 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại
1.1.4.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp giải quyết vấn đề
1.1.4.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan
1.2 Phương pháp dạy học tích cưc
1.2.1 Định hướng để đổi mới
1.2.2 Thế nào là tính tích cực học tập
1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực
1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung 
 tâm
1.2.5 Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực
1.2.5.1 Thuyết trình nêu vấn đề
1.2.5.2 Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện
1.2.5.3 Thuyết trình theo kiểu phân tích
1.2.5.4 Thuyết trình nêu vấn đề có tính giả thuyết
1.2.5.5 Thuyết trình theo kiểu so sánh tổng hợp
1.3 Nội dung chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 11.
 1.3.1 Phần một: Công dân với kinh tế
 1.3.2 Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội 1.4 Tình hình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần 
 “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ở Trường THPT Trưng 
 Vương
1.4.1 Khái quát tình hình trường THPT Trưng Vương
1.4.2 Thực trạng dạy học và những kết quả đạt được trong việc vận dụng PPTT 
 trong giảng dạy phần “ Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ờ 
 trường THPT Trưng Vương.
Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN 
“CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI”
2.1 Chuẩn bị thực nghiệm
2.1.1 Mục đích thực nghiệm
2.1.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm
2.1.3 Giả thuyết thực nghiệm
2.1.4 Kế hoạch thực nghiệm
2.2 Nội dung thực nghiệm
2.2.1 Thiết kế giáo án một số bài thuộc phần “Cộng dân với các vấn đề chính 
trị-xã hội”
2.2.2 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.3 Kết quả thực nghiệm
2.3.1 Lập bảng kết quả thực nghiệm
2.3.2 Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm
Chương 3. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG 
PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ CÔNG 
DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” CHƯƠNG 
TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ 
Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” 3.1.1 Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng phương pháp thuyết trình
3.1.2 Thực hiện tiến trình dạy học trên lớp
3.1.3 Thực hiện dạy học trên lớp
3.1.4 Sử dụng các phương tiện, thiết bị trong quá trình dạy học
3.1.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh
3.2 Giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ 
Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo Dục Công 
Dân 11
3.2.1 Giải pháp đối với GV
3.2.2 Giải pháp đối với học sinh
 3.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo MỞ ĐẦU
Tên đề tài: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD 
phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
1.Tính cấp thiết của đề tài 
 Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sự 
thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm cho 
người học tích cực chủ động. Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước 
ta hiện nay là nhiệm vụ tất yếu, cấp thiết. Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật – 
công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyền 
thụ hệ thống tri thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới. 
Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang 
hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng 
ở thế hệ trẻ các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứng 
nhanh và quyết đoán trước hoàn cảnh. Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trở 
thành cụ thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trong 
đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII 
(01- 1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (02-1996), được thể chế hóa trong Luật 
Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
đặc biệt Chỉ thị số 14 (04/1999). Đổi mới PPDH trong dạy học môn GDCD hiện 
nay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của XH, là nhiệm 
vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV. Nhất là từ năm học 2006-2007 trở đi, 
chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo quyết định của Quốc 
hội bắt đầu có hiệu lực. 
 Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong hệ 
thống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp. Khi kết hợp 
như vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn 
có của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thức 
thuyết trình mới tích cực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 2.1. Mục đích nghiên cứu
 Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của PPTT trong dạy học môn 
GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải tích cực hóa PPTT. Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân với 
các vấn đề chính trị - xã hội” để xây dựng quy trình tích cực hóa PPTT trong 
dạy học môn GDCD ở trường THPT. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, làm 
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích cực hóa PPTT trong dạy học môn 
GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Hai là, xác lập quy 
trình và những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả vận dụng PPTT theo 
hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính 
trị - xã hội”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần 
“Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT Trưng Vương 
Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, bước đầu đề tài chỉ tập trung luận 
giải cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích cực hóa PPTT và khảo sát thực 
trạng, tiến hành thực nghiệm so sánh PPTT truyền thống với PPTT theo hướng 
tích cực trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở 
trường
4. Giả thuyết khoa học
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết khoa học sau:
Nếu vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã 
hội” theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì việc học môn GDCD sẽ hiệu 
quả hơn so với PPTT truyền thống.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ 
nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân 
tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra XH học, thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến của các 
chuyên gia, thống kê toán học 
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận làm rõ các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực và đề ra giải 
pháp tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn 
đề chính trị - xã hội” ở trường THPT. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể 
làm tài liệu trong việc đổi mới phương pháp giáo dục ở trường THPT Trưng 
Vương Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa 
luận gồm có 3 chương, 9 tiết.

File đính kèm:

  • docxde_tai_tich_cuc_hoa_phuong_phap_thuyet_trinh_trong_day_hoc_m.docx