Đề tài Thực trạng & Giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

1. THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

 1.1. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu

1.1.1. Thương hiệu

Thương hiệu trong Marketing được xem là công cụ chính của Marketing. Vì thương hiệu chính là những gì nhà marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình. Trên thế giới khái niệm về thương hiệu đã có từ lâu đời, có thể nói là trước khi ngành marketing trở thành ngành riêng biệt trong kinh doanh.

Theo quan điểm tổng hợp về thương hiệu cho rằng thương hiệu không chỉ là một cái tên mà còn phức tạp hơn nhiều.

"Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu. Như vậy các thành phần của marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và tiếp thị) cũng chỉ là các thành phần của thương hiệu.

Như vậy rõ ràng là đã có sự khác nhau giữa hai quan điểm về thương hiệu và sản phẩm (hình minh hoạ)

 

doc 26 trang chauphong 19/08/2022 13800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng & Giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thực trạng & Giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam

Đề tài Thực trạng & Giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HOC CÔNG NGHIỆP-TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP VỀ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM 
 	GVHD: TS. PHẠM ĐÌNH TỊNH
	Họ tên SV : Hồ Thị Huệ
	MSSV:10016846
	LỚP: ĐHQT6LTNA
	TP Vinh - Tháng 12/2011	
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................2
LỜI NHẬN XÉT................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC....................................................8
1. Thương hiệu là gi............................................................................................8
1.1. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu......................................................8
1.1.1. Thương hiệu..............................................................................................8
1.1.2. Vai trò của thương hiệu.............................................................................9
1.2.Thành phần của thương hiệu.......................................................................11
1.2.1 Thành phần chức năng.............................................................................11
1.2.2. Thành phần cảm xúc...............................................................................11
1.2.2.1 Nhãn hiệu hàng hoá...............................................................................11
1.2.2.2 Tên thương mại.....................................................................................12
1.2.2.3 Chỉ dẫn địa lí và tên gọi.........................................................................12
2. Giá trị thương hiệu........................................................................................12
3. Chiêu thị và công dụng của quảng bá thương hiệu.......................................13
3.1. Quảng cáo...................................................................................................13
3.2 . Khuyến mãi bán hàng................................................................................14
3.3. Chào hàng cá nhân.....................................................................................14
3.4. Marketing trực tiếp....................................................................................14
3.5. Quan hệ cộng đồng....................................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM...................................................15
1. Thực trạng về xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam...........15
1.1. Tình hình du lịch Việt Nam trong thời gian qua........................................15
1.2. Thương hiệu du lịch Việt Nam trong 10 năm qua......................................16
1.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.................................18
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM.............................................................................................19
2.1. Nâng cao nhận thức....................................................................................20
2.2. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu..............................................20
2.3. Tổ chức thực hiện xây dựng và quảng bá thương hiệ du lịch Việt Nam....22
2.4.Xây dựng mô hình quản lí thương hiệu.......................................................23
2.5. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược phát triển thương hiệu.........................24
2.6. Liên kết phát triển thương hiệu..................................................................24
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC.................................27
3.1. Giáo trình....................................................................................................27
3.2. Cơ sở vật chất ............................................................................................27
3.3. Tính hữu ích của môn học..........................................................................27
3.4. Ý kiến đề xuất xây dựng môn học..............................................................28
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................28
LỜI CẢM ƠN
	Trong thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ quí báu của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè, tôi đã hoàn thành chuyên đề môn học '' Thực trạng và giải pháp về thương hiệu du lịch Việt Nam''
	Hoàn thành chuyên đề này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo Nguyễn Văn Bình, người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi kiến thức về môn Quản Trị Thương Hiệu. Cảm ơn thầy giáo Phạm Đình Tịnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề môn học này.
	Mặc dù đã có nhiều cố gắng học tập và nghiên cứu trong thời gian qua, song do thời gian có hạn,chưa hiểu hết về lĩnh vực du lịch, Quản trị thương hiệu là môn học khó và tương đối trừu tượng. Nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy giáo, cô giáo và những ai quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn
LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ GIÁO
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lời mở đầu
	 Trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam như chợt bừng tỉnh với việc nhận thức rằng có một yếu tố khác nữa ngoài yếu tố chất lượng, giá cả tham gia vào chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó chính là thương hiệu của sản phẩm .
Sản phẩm là những gì được sản xuất ra trong nhà máy nhưng thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản của riêng công ty. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng thương hiệu nếu thành công sẽ không bao giờ bị lạc hậu. Thương hiệu chính là một bộ phận cấu thành của sản phẩm. Nó càng được khẳng định thì uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng càng tăng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm càng lớn. Vì vậy để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu
	Ngành du lịch Việt Nam đã có những chiến lược khá rõ ràng và cụ thể về thương hiệu của mình, và đang đang ngày một khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới. 
	Tuy nhiên trong vấn đè quản lí thương hiệu của nghành du lịch không phải là không có những bất cập. Trong đề tài này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lí hình ảnh của thương hiệu du lịch Việt Nam dựa trên lí thuyết về thương hiệu và thực tế phát triển của nghành.
	Mục đích chọn đề tài
	Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá,  tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia.
	Đề tài giúp chúng ta hiểu được vai trò quan trọng của ngành du lịch Việt Nam . Từ đó nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh. 
Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này, em xin trình bầy một số quan điểm của bản thân về vấn đề thương hiệu của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên thời gian hạn hẹp và trình độ của một sinh viên có hạn, bài chuyên đề này chỉ xin dùng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề nói trên đã được một số nhà nguyên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình thương hiệu du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây .
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu qua sách ,báo,tạp chí, internet.....Phương pháp nghiên cứu tình huống, lý thuyết kết hợp với thu thập xử lý số liệu được sử dụng nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ những nguyên nhân tồn tại cần phải có những giải pháp để qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp duy vạt biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.
Kết cấu chuyên đề gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tống quan về môn học quản trị thương hiệu
Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam trong những năm gần đây
Chương 3: Nhận xét đánh giá môn học
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
1. THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?	
	1.1. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu
1.1.1. Thương hiệu
Thương hiệu trong Marketing được xem là công cụ chính của Marketing. Vì thương hiệu chính là những gì nhà marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình. Trên thế giới khái niệm về thương hiệu đã có từ lâu đời, có thể nói là trước khi ngành marketing trở thành ngành riêng biệt trong kinh doanh.
Theo quan điểm tổng hợp về thương hiệu cho rằng thương hiệu không chỉ là một cái tên mà còn phức tạp hơn nhiều.
"Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khá ... g, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) có trách nhiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch quốc gia và các thương hiệu vùng; hỗ trợ thương hiệu địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm đã được ưu tiên lựa chọn theo chiến lược.
+ Ở địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch địa phương (theo địa danh, khu, điểm du lịch), hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm nổi trội của địa phương.
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp mình và thương hiệu sản phẩm chủ đạo.
Các ngành, các cấp liên quan, hiệp hội du lịch, các hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia tích cực trong việc hưởng ứng, phối hợp liên kết trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam.
2.3. Tổ chức thực hiện xây dựng và quảng bá thương hiệu
Căn cứ chiến lược phát triển thương hiệu ở mỗi cấp cần tiến hành xây dựng kế hoạch xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch. Nhiệm vụ cơ bản và các bước tiến hành bao gồm:
- Nghiên cứu xây dựng biểu trưng và biểu ngữ cho thương hiệu du lịch Việt Nam và các thương hiệu thành phần. Biểu trưng, biểu ngữ phải thể hiện được nét tinh túy, đặc sắc, dễ nhớ và dễ liên tưởng tới nội dung hoạt động du lịch hấp dẫn của Việt Nam, phải kế thừa những dấu ấn tích cực của quảng bá du lịch giai đoạn trước. 
- Trên cơ sở mô phỏng được hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam thông qua tiêu đề và biểu tượng (chẳng hạn Việt Nam- sự khác biệt Á đông), bước tiếp theo là hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp xây dựng tiêu đề, biểu tượng thể hiện nội hàm của thương hiệu du lịch vùng, địa phương, địa danh, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu của thương hiệu du lịch quốc gia.
- Tổ chức thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch Việt Nam ở tầm quốc gia. Hoạt động quảng bá, xúc tiến đảm bảo nhất quán từ Trung ương tới các địa phương và doanh nghiệp. Mỗi vùng, địa phương, doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu trong phạm vi của mình đồng thời liên kết chặt chẽ với chương trình quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia. Ở đây sự hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chương trình quảng bá. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể xem xét thành lập quỹ xúc tiến du lịch. Qũy được hình thành trên cơ sở đóng góp của ngân sách và phần chính từ các doanh nghiệp căn cứ theo doanh thu du lịch.
- Tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến theo chương trình, chiến dịch nhằm vào thị trường mục tiêu, bao gồm: thiết kế sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến, tham gia, tổ chức các hội trợ, triển lãm, sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao, chiến dịch phát động thị trường, road show, fam trip, press trip, hội nghị, hội thảo, quảng cáo trên các phương tiên thông tin đại chúng toàn cầu và kênh phân phối du lịch toàn cầu tất cả những hoạt động này phải thể hiện được những nội dung cơ bản mà mục tiêu phát triển thương hiệu đã đề ra.
2.4. Xây dựng mô hình quản lý thương hiệu
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) có vai trò chủ đạo trong việc quản lý và giám sát phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam và khuyến khích, bảo hộ, hỗ trợ các thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm du lịch.
Quản lý thương hiệu du lịch được thể hiện qua hoạt động chức năng sau:
- Định hướng phát triển thương hiệu du lịch
- Hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương hiệu du lịch
- Đánh giá, công nhận, vinh danh thương hiệu du lịch
- Kiểm soát và giải quyết tranh chấp về thương hiệu 
- Tuyên truyền quảng bá và hỗ trợ, liên kết tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch
- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao kiến thức về thương hiệu du lịch
- Hợp tác quốc tế về quảng bá thương hiệu du lịch
Ngành Du lịch cần duy trì và mở rộng vinh danh đối với các danh hiệu điểm đến du lịch, TOP TEN cho các công ty lữ hành, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, cơ sở kinh doanh đạt chuẩn phục vụ du lịch; đánh giá và công nhận điểm hấp dẫn du lịch để phát triển thương hiệu điểm đến. Các hoạt động khuyến khích chất lượng và tính chuyên nghiệp để củng cố cho thương hiệu như hội thi hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ bàn, bartender, thi ẩm thực.. cần được tổ chức thường xuyên.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể xem xét thiết lập Hội đồng Thương hiệu Du lịch Việt Nam để thực hiện vai trò định hướng, công nhận, kiểm soát, bảo hộ, tôn vinh các thương hiệu du lịch. Hội đồng bao gồm đại diện phía quản lý, chuyên gia du lịch, doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp.
2.5. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược phát triển thương hiệu
	Thương hiệu sau một thời gian được hình thành và quảng bá trên thị trường thì việc tiếp theo là đánh giá đầy đủ về sự hiện diện và hiệu quả của thương hiệu ấy. 
Để tránh sự rủi ro của việc mất thương hiệu hoặc định vị thương hiệu sai lệch so với mục tiêu, việc đánh giá phải được thực hiện bài bản thể hiện từ khâu nghiên cứu đánh giá các giá trị thương hiệu, phân tích thị trường, phân tích cạnh tranh đến nghiên cứu định kỳ kiểm chứng thương hiệu; đánh giá việc ứng dụng, triển khai thực hiện phát triển thương hiệu, quản lý thương hiệu và kiểm soát hiệu quả thương hiệu.
Trên cơ sở những đánh giá đó tiến hành điều chỉnh những nội hàm của thương hiệu, bổ sung những yếu tố mới hoặc chuyển hướng thị trường mục tiêu. Những điều chỉnh đó dẫn tới xây dựng tiêu đề, biểu tượng phù hợp hơn.
2.6. Liên kết phát triển thương hiệu
	Liên kết các chủ thể, lĩnh vực, hoạt động để tạo tiếng vang cho thương hiệu du lịch Việt Nam: 
- Gắn phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam với Chương trình Thương hiệu Quốc gia phù hợp với mục tiêu “khuyến khích phát triển du lịch; tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam..”của Chương trình. 
- Liên kết giữa các địa phương để phát triển thương hiệu du lịch Vùng với sự điều phối của cơ quan phát triển vùng. Ví dụ: hành trình di sản, du lịch về cội nguồn 
- Phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch Việt Nam: Hội đồng, quỹ
- Liên kết giữa các quốc gia để quảng bá thương hiệu điểm đến quốc gia vứi điểm đến khu vực. Ví dụ thương hiệu điểm đến quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá chương trình 3 quốc gia-Một điểm đến (Việt Nam- Lào- Căm Pu Chia); hay Việt Nam trong GMS 
- Liên kết với các hội nghề nghiệp du lịch toàn cầu để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Ví dụ thông qua hiệp hội khách sạn thế giới để quảng bá cho thương hiệu khách sạn Việt Nam
- Liên kết với các lĩnh vực: phim, ảnh, nghệ thuật, ẩm thực, thể thao, âm nhạc, năm du lịch quốc gia, sự kiện lớn (mega-event) có hiệu ứng mạnh mẽ về quảng bá. 
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ''QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU''
3.1. Giáo trình: 
Quản tri thương hiệu là một bộ môn mới và tương đối trừu tượng. Mở đầu là giới thiệu tổng quan về thương hiệu, giúp chúng ta hiểu được thương hiệu là gì, nhận dạng thương hiệu căn cứ vào đâu, tài sản thương hiệu được tạo ra bởi cái gì. Tiếp đến là xác định tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu, hoạch đinh chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu, thiết kế yếu tó nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Marketing, kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu.Có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin Marketing Lập  kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, khai thác thương hiệu, quản lý nhãn hàng... 
	3.2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
Giáo trình học lẫn tài liệu đầy đủ chi tiết, dễ hiểu .Phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như âm thanh, máy chiếu, thoáng mát, khuôn viên trường có cây xanh thoáng mát, Thư viện đầy đủ tài liệu cho sinh viên tham khảo ngoài ra còn có cả phòng máy internet các phòng thư viện đều được yên tỉnh và lắp ráp máy lạnh.
3.3. Tính hữu ích của môn học 
	Thương hiệu là tài sản quí giá nhất của doanh nghiệp, là biểu tượng sức mạnh về kinh tế, văn hoá của một tổ chức. Một thương hiệu mạnh còn là tài sản quốc gia, niềm tự hào dân tộc và là cơ sở cho sự phát triển lâu dài, bền vững cho các sản phẩm và dịch vụ. Môn học giúp chúng em trang bị và tiếp cận một nền tảng kiến thức quản trị thương hiệu vững vàng cùng kinh nghiệm làm việc nhóm, dự án để tự tin hội nhập nhanh vào thực tiễn xây dựng phát triển thương hiệu tại Việt Nam. Có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin Marketing Lập  kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, khai thác thương hiệu, quản lý nhãn hàng...
	Củng cố và hoàn thiện và phát triển những vấn đề chủ yếu về lý thuyết thương hiệu và quản trị thương hiệu và làm thế nào để sử dụng chúng một cách đúng đắn vao việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty, một doanh nghiệp, tổ chức, một ngành hay thương hiệu cho một ca nhân. Thông qua môn học,chúng em sẽ biết cách học tập, làm việc, cách giao tiép ứng xử...thế nào để tạo thương hiệu riêng cho bản thân mình.
3.4. Ý kiến đề xuất xây dựng môn học
Thương hiệu là vấn đề hay và rộng. Để hiểu rõ vấn đề đòi hỏi phải có thời gian .Bởi vạy nên nhà trường nên bố trí thêm chút thời gian cho môn học này.Trong quá trình học giảng viên nên cho sinh viên thực hành, thảo luận và trao đổi nhiều hơn. Có thể hướng dẫn và cho sinh viên thực hành cách xây dựng thưong hiệu theo ý tưởng của mình.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy môn học cần được đầu tư nhiều hơn.Tài liệu cho sinh viên học tập cần được kiểm duyệt về nôi dung. Trang thiêt bi phòng học cần được đàu tư hiện đại hơn, thay mới hoặc sửa chữa các dụng cụ,thiêt bị đã bị hư hỏng. Thư viện nên có thêm nhiều giáo trình nâng cao và mở rộng kiến thức cho môn học.
Giảng viên chuẩn bị chu đáo bài giảng trước khi lên lớp, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm thực tế , nhiệt tình giảng dạy, tâm huyết với nghề.
Sinh viên đến lớp nghiêm túc, chăm chi trau dồi kiến thức. Thực hành, thảo luận, trao đổi với giảng viên và ban bè để tiếp thu tôt môn học.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị thương hiệu - ThS. Nguyễn Văn Bình
2. Tôn Thất Nguyễn Thiêm – Dấu ấn thương hiệu: Tài sản & Giá trị – Tập I & Tập II  - NXB Trẻ – 2005.
3. Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Thị trường, chiến lược, cơ cấu - NXB Tp.HCM – 2004.
4. PaulTemporal - Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu Châu Á -Nhà xuất bản Trẻ - 2007
5. Paul Temporal - Quản trị thương hiệu cao cấp - Nhà xuất bản Trẻ - 2008
6. Martin Roll - Chiến lược Thương Hiệu Châu Á – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội - 2009
7. Jacky Tai - Đặt tên cho thương hiệu - Nhà xuất bản Trẻ - 2010
 8. website

File đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_giai_phap_ve_thuong_hieu_du_lich_viet_nam.doc