Chuyên đề Tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

chương i: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập

khẩu của ngân hàng thương mại

i. khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

1. Khái niệm về tín dụng:

Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như:

Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc.

Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết như sau:

- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc còn bên kia cam kết sẽ

hoàn lại những đối khoản của số tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theo

một số điều kiện nhất định.

Như vậy chúng ta có thể hiểu về tín dụng như sau:

- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả lẫn nhau.

- Theo các nhà kinh tế: tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ

sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.

- Một định nghĩa khác về tín dụng: Đó là một giao dịch giữa hai bên, trong

đó một bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hoặc hàng hoá hoặc dịch vụ

dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai ở phía bên kia.

Từ các định nghĩa trên ta thấy có yếu tố thời gian vì vậy sẽ có rủi ro, bất trắc

và cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên dựa vào sự tín

nhiệm, sử dụng tín nhiệm của nhau nên có danh từ tín dụng.

2. Tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các

hành vi TDNH có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân

hàng đã tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch về

pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, bảo chứng ). Luật ngân hàng các nước

định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghệp vụ tín dụng bất cứ tác động

nào mà qua đó, một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng hoặcChuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

cam kết bằng chữ ký cho một người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà

có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp:

+ Cho vay tiền.

+ Tín dụng dựa trên việc nhượng trái quyền.

+ Tín dụng chữ ký.

Có thể hiểu tổng quát: TDNH là hình thức tín dụng có sự tham gia của các

ngân hàng trung gian, đóng vai trò là người trung gian trong hoạt động tín dụng này

các ngân hàng sẽ thực hiện hoạt động huy động vốn (vốn này là vốn tiền tệ tạm thời

nhàn rỗi trong nền kinh tế) sau đó sử dụng vốn huy động đó cho vay.

Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn 2 người

thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy một sự

chuyên nghiệp đã xảy ra, và ngày nay khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay tới

các ngân hàng. Vì đơn giản đây là một tổ chức có những nghiệp vụ cụ thể, được

trang bị hiện đại với sự đáp ứng nhu cầu nhanh nhất.

pdf 73 trang chauphong 12240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chuyên đề Tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 1 
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài 
trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và 
Phát triển Việt Nam 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 2 
 Lời nói đầu 
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà 
nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh 
tế ở mức cao và ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong 
nước và quốc tế ngày càng được mở rộng Có được những kết quả này là nhờ một 
phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt 
Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp 
cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá. 
 Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa 
phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển 
kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên 
nhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 
trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng. 
 Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng 
không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích 
cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời 
chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và 
Phát triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và 
Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã 
có những thành công nhất định. 
 Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu 
tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạn 
chế, doanh số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức. Do 
vậy, việc thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi 
bức xúc đối với Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. 
Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt 
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và 
Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 3 
 Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương: 
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 
của ngân hàng thương mại. 
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất 
nhập khẩu tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN. 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 4 
chương i: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập 
khẩu của ngân hàng thương mại 
i. khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 
1. Khái niệm về tín dụng: 
 Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: 
Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. 
Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết như sau: 
- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc còn bên kia cam kết sẽ 
hoàn lại những đối khoản của số tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theo 
một số điều kiện nhất định. 
Như vậy chúng ta có thể hiểu về tín dụng như sau: 
- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả lẫn nhau. 
- Theo các nhà kinh tế: tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ 
sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá. 
- Một định nghĩa khác về tín dụng: Đó là một giao dịch giữa hai bên, trong 
đó một bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hoặc hàng hoá hoặc dịch vụ 
dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai ở phía bên kia. 
Từ các định nghĩa trên ta thấy có yếu tố thời gian vì vậy sẽ có rủi ro, bất trắc 
và cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên dựa vào sự tín 
nhiệm, sử dụng tín nhiệm của nhau nên có danh từ tín dụng. 
2. Tín dụng ngân hàng: 
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các 
hành vi TDNH có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân 
hàng đã tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch về 
pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, bảo chứng). Luật ngân hàng các nước 
định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghệp vụ tín dụng bất cứ tác động 
nào mà qua đó, một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng hoặc 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 5 
cam kết bằng chữ ký cho một người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà 
có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp: 
 + Cho vay tiền. 
 + Tín dụng dựa trên việc nhượng trái quyền. 
 + Tín dụng chữ ký. 
Có thể hiểu tổng quát: TDNH là hình thức tín dụng có sự tham gia của các 
ngân hàng trung gian, đóng vai trò là người trung gian trong hoạt động tín dụng này 
các ngân hàng sẽ thực hiện hoạt động huy động vốn (vốn này là vốn tiền tệ tạm thời 
nhàn rỗi trong nền kinh tế) sau đó sử dụng vốn huy động đó cho vay. 
Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn 2 người 
thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy một sự 
chuyên nghiệp đã xảy ra, và ngày nay khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay tới 
các ngân hàng. Vì đơn giản đây là một tổ chức có những nghiệp vụ cụ thể, được 
trang bị hiện đại với sự đáp ứng nhu cầu nhanh nhất. 
3. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu: 
 Tín dụng tài trợ xuất khẩu: là việc cung cấp cho vay để giúp doanh 
nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu. 
Mục đích của tín dụng tài trợ xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất trong nước, 
khuyến khích xuất khẩu. Đây còn là một kênh tái tạo ngoai tệ để phục vụ hoạt động 
nhập khẩu của ngân hàng. 
 Tín dụng tài trợ nhập khẩu: là việc cung cấp các khoản vay (ngắn, 
trung, dài hạn) để giúp doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu cần thiết phục vụ 
sản xuất kinh doanh. 
Mục đích của tín dụng tài trợ nhập khẩu là cho vay để giúp các doanh nghiệp 
nhập nguyên liệu , vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất 
II. Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 6 
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan 
trọng. Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường 
tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh 
nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp không 
phải lúc nào cũng đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quan 
hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của các ngân hàng. 
Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, 
nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho 
các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong 
lĩnh vực quan trọng này. 
Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất 
yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với 
nhau. 
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và 
phát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với 
sự phát triển của ngoại thương và hệ thống ngân hàng, hoạt động hỗ trợ xuất nhập 
khẩu của ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú: 
- Hình thức đơn giản đầu tiên là ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các 
đơn vị nhập khẩu như cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua chế biến sản xuất 
hàng xuất khẩu theo các hợp đồng đã được ký kết, cho vay để thanh toán các 
nguyên liệu, hàng hoá, vật tư nhập từ nước ngoài. 
- Từ hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu, ngân hàng đã mở rộng trung, 
dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân hàng 
cho vay để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa 
học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị 
trường thế giới. 
- Ngân hàng còn thực hiện cho vay gián tiếp, đứng ra bảo lãnh để vay vốn 
nước ngoài cho các đơn vị xuất nhập khẩu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể vay vốn 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 7 
mà không phải thế chấp hay cầm cố tài sản, bảo lãnh mở L/C thanh toán hàng nhập 
khẩu, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh hợp đồng, .v.v.. 
- Nếu doanh nghiệp có hối phiếu trong tay có thể đưa đến ngân hàng chiết 
khấu cũng như các chứng từ có giá trị thanh toán khác. Ngân hàng sẽ mua lại bộ 
chứng từ và có quyền đòi tiền nhà nhập khẩu theo hối phiếu. Trường hợp nhà nhà 
xuất khảu có những hợp đồng xuất liên tục và dài hạn theo định kỳ với điều kiện 
thanh toán trả chậm, nhưng có nhu cầu vốn ngay, nhà xuất khẩu bán các khoản 
thanh toán chưa đến hạn cho ngân hàng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ thu tiền từ nhà 
nhập khẩu, đây chính là hình thức tín dụng bao thanh toán. 
Như vậy, do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán ngày càng phát triển, các 
phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập 
khẩu phát triển dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phục vụ tích cực và có 
hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu. 
III. vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. 
1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền 
kinh tế. 
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất 
trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều 
kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước không 
thể cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nền 
kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc 
thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất 
với chi phí cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh 
tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên 
thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước 
để nhập khẩu các mặt hàng còn thiếu và để trả nợ. 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 
 8 
Như vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao 
dịch hàng hoá giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu 
là yêu cầu khách quan của nền kinh tế. 
2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 
 Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và 
phát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. 
2.1 Đối với nền kinh tế đất nước 
- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng 
hoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá 
XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện t ... .2. Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá: 
Thanh toán viên thực hiện chiết khấu theo “Quy trình thanh toán quốc tế” do 
Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành ngày 
01/09/2001. 
Hoạt động chiết khấu bộ vhứng từ hàng xuất là hoạt động tài trợ xuất khẩu 
an toàn nhất đối với ngân hàng, do vậy lãi suất chiết khấu luôn thấp hơn lãi suất của 
các hình thức tài trợ khác. Hoạt động này mới được thực hiện tại Sở giao dịch từ 
năm 2000 nên còn nhiều hạn chế, chủ yếu do các nguyên nhân sau: 
Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch chủ yếu nhằm phục vụ toàn 
diện nhu cầu của khách hàng. Các khách hàng được thanh toán L/C xuất qua Sở 
giao dịch phần lớn đều là các doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, có 
quan hệ tín dụng thường xuyên, được Sở giao dịch cho vay theo hạn mức tín dụng. 
Do vậy doanh nghiệp ít có nhu cầu xin chiết khấu. 
Quan hệ ngân hàng đại lý của Sở giao dịch chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất 
khẩu của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho hoạt động chiết khấu bộ chứng từ 
hàng xuất vì khi Sở giao dịch có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C thi việc thu 
xếp thanh toán sẽ dễ dàng hơn nhiều. 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 69 
Về yếu tố khách quan, sau khi pháp luật về thương phiếu ban hành nhưng lại 
thiếu những văn bản dưới luật thương phiếu do vậy thương phiếu chưa trở thành 
hàng hoá trên thị trường tài chính nhằm tăng tính thanh khoản của các ngân hàng. 
Tín dung tài trợ nhập khẩu: 
2.3. Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung tài trợ nhập 
khẩu: 
Trong chương trình tín dụng xuất khẩu của các nước xuất khẩu có chương trình 
hỗ trợ gián tiếp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện nhập khẩu máy móc, 
thiết bị thông qua các kênh tín dụng của các nước nhập khẩu. Ngân hàng Đầu tư và Phát 
triển Việt Nam là một đầu mối tiếp nhận kênh tín dụng này. 
Lợi ích đối với nhà nhập khẩu: 
- Thứ nhất, hình thức này có sự tham gia của các công ty bảo hiểm tín dụng 
nên các doanh nghiệp có thể yên tâm về chất lượng cũng như trình độ hiện đại của thiết 
bị như quy định trong hợp đồng 
Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn lãi suất áp dụng cố định hay thả nổi và có quyền 
chuyển đổi từ lãi suất cố định sang thả nổi (hoặc ngược lại) để tránh rủi ro. Lãi suất cố 
định mà ngân hàng áp dụng thường thấp hơn lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy 
định và thấp hơn lãi suất bình quân trên thị trường Liên Ngân hàng. 
Lãi suất thả nổi: Định kỳ 06 tháng/ lần, Ngân hàng nước ngoài sẽ thông báo mức 
lãi suất được áp dụng cho 06 tháng tiếp theo cho số dư còn lại của khoản vay. 
Lãi suất thả nổi được tính trên cơ sở chào giá Liên Ngân hàng tại thị trường đã 
được quy định theo thông lệ quốc tế (ví dụ Libor cho đồng $, Fibor cho đồng DEM 
cộng với lãi lề cố định) 
Lãi suất cố định: Được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi trong suốt thời 
gian khoản vay. Mức lãi suất này do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) xác 
định hàng tháng và được áp dụng từ ngày 14 của tháng thông báo đến ngày 15 tháng sau 
cho những đơn xin tài trợ được chấp nhận trong thời gian đó. 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 70 
Thứ hai, Ngân hàng cho phép các doanh nghiệp ký các Hợp đồng mua bán ngoại 
tệ giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn để tránh rủi ro hối đoái. 
Thứ ba, ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về đối tác nước 
ngoài, tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, máy móc, dây chuyền 
công nghệ, giá cả và các điều khoản thanh toán tiết kiệm chi phí nhất. 
Thứ tư, doanh nghiệp có thể được gia hạn nợ nếu tình hình sản xuất kinh doanh 
gặp khó khăn hay đang trong giai đoạn chạy thử, lắp đặt máy móc thiết bị 
Nhược điểm của loại hình tài trợ này 
- Thứ nhất, đây là nguồn tài trợ của phía nước ngoài nên các khách hàng xin 
vay ngoài việc phải thoả mãn các điều kiện của một hợp đồng tín dụng thông thường 
còn phải thoả mãn các điều kiện của nhà tài trợ: 
+ Giá trị máy móc lớn hơn 150.000 USD. 
+ Có Hợp đồng nhập khẩu với nhà nhập khẩu có đủ tư cách pháp nhân hoạt động 
trên đất nước xuất khẩu và tài trợ. 
+ Trong hợp đồng nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu phải có ít nhất 60% hàng hoá 
được sản xuất ở nước xuất khẩu và tài trợ. 
- Mặc dù có những ưu đãi và linh động đối với khách hàng trong việc lựa chọn 
lãi suất, tuy nhiên do thời hạn vay và trả nợ dài nên những biến động lãi suất trên thi 
trường quốc tế, biến động về tỷ giá là rủi ro lớn tác động đến nhà nhập khẩu. 
- Ngoài việc trả lãi và nợ gốc, nhà nhập khẩu phải trả thêm các khoản sau; 
+ Phí bảo hiểm tín dụng (tính trên giá trị khoản vay) khoảng 6 – 6,5% được trả 
một lần hoặc trả suốt thời gian vay 
+ Phí quản lý: khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vay vốn, 
được thanh toán trước khi giải ngân. 
Phí cam kết: là khoản phí được tính theo tỷ lệ % tính trên số tiền chưa được rút 
vốn của hợp đồng nhập khẩu riêng lẻ. 
Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung là loại hình tài trợ nhập 
khẩu, ra đời sớm mhất và riêng có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 71 
nhiên, từ năm 1998 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là những căng thẳng 
của nhu cầu ngoại tệ, tâm lý lo sợ tỷ giá tăng cao nên việc tài trợ xuất nhập khẩu qua 
hiệp định khung không còn hấp dẫn khách hàng như trước nữa. Vì vậy, doanh số phát 
hành bảo lãnh vay vốn nước ngoài trong 03 năm gần đây đều bằng 0. 
2.4. Cho vay ứng trước thanh toán hàng nhập: 
Đây là hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu được thực hiện phổ biến nhất tại 
Sở giao dịch từ trước đến nay. Tuỳ theo đối tượng khách hàng, tình hình tài chính, mục 
đích vay vốn, đặc điểm sản xuất kinh doanh mà cán bộ tín dụng lựa chọn hình thức 
cho vay phù hợp. Ví dụ đối với khách hàng truyền thống, có uy tín cao, tình hình tài 
chính tốt, có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thường xuyên, cán bộ tín dụng xem xét 
và cho vay dưới hình thức hạn mức tín dụng. 
3. Đánh giá những mặt mạnh, yếu trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất 
nhập khẩu của Sở giao dịch. 
3.1. Những thành tựu đạt được và thế mạnh của Sở giao dịch trong hoạt dộng 
tài trợ xuất nhạp khẩu: 
- Trong 3 năm liên tiếp (2000 - 2002), nguồn vốn huy động của Sở giao dịch 
tăng trưởng mạnh và có sự chuyển dịch theo hướng tăng nguồn vốn dài hạn, năm 2000 
đã cơ bản tự chủ được nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Sở giao dịch không ngừng 
tăng cường các biện pháp huy động ngoại tệ, thu hút nâng cao số lượng khách hàng gửi 
tiền, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ. Do vậy, Sở giao 
dịch luôn chủ động được nguồn ngoại tệ ngay cẩ trong những thời điểm khó khăn về 
ngoại tệ. 
- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu máy móc thiết bị là mặt mạnh và 
là hoạt động truyền thống của Sở giao dịch với các loại hình đa dạng: cho vay nhập 
khẩu theo hiệp định khung, bảo lãnh trả chậm, bảo lãnh vay vốn, thuê mua tài chính 
- Là một chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 
được giao nhiệm vụ thẩm định, cho vay theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư 
xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, khách hàng truyền thống của Sở giao dịch là những 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 72 
công ty lớn, uy tín cao, tình hình tài chính vững mạnh, làm ăn hiệu quả cũng chính là 
những khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu lớn. 
- Qua 4 năm đi vào hoạt động, phòng thanh toán quốc tế đã có những kinh 
bước phát triển đáng kể. Đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, 
giàu kinh nghiệm, năng động, được trang bị mạng SWIFT, không những phục vụ an 
toàn hiệu quả nhu cầu thanh toán của khách hàng truyền thống mà còn thu hút được các 
khách hàng là các công ty TNHH, những khách hàng chuyên doanh nhập khẩu thiết lập 
quan hệ với Sở giao dịch. 
3.2. Những tồn tại và yếu kém của Sở giao dịch trong hoạt động tài trợ xuất 
nhập khẩu: 
- Tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch mới chỉ tồn tại ở hình thức cổ điển là 
cho vay theo món, cho vay luân chuyển và cho vay theo hạn mức tín dụng. Trừ hoạt 
động mở L/C trả chậm trên 1 năm, các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu hiện đại khác 
còn quá mới mẻ hoặc chưa có. 
- Sở giao dịch có thị phần tín dụng và huy động vốn lớn nhất, nhì trên địa bàn 
Hà Nội nhưng đối tượng khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu mà ngân 
hàng có thê mua lại quá nhỏ bé do khách hàng truyền thống chủ yếu là các Tổng công ty 
xây dựng. 
3.3. Nguyên nhân của những yếu kém trên là: 
- Đa số đội ngũ cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch nói riêng và của hệ 
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung vẫn mang nặng quan điểm cũ rằng tín 
dụng đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ của Ngân hàng mình. Thêm vào đó, cán bộ 
tín dụng vẫn nhìn nhận tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu theo quan điểm truyền thống chỉ 
gồm các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng và tín dung tài trợ 
cho người đặt hàng theo hiệp định khung. 
- Lĩnh vực hoạt động truyền thống 45 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát 
triển Việt Nam là đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động 
mới được thực hiện trong mấy năm trở lại đây. Do vậy, thị phần thanh toán quốc tế của 
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 
 73 
Sở giao dịch trên địa bàn còn nhỏ bé. Đội ngũ cán bộ tín dụng chưa được đào tạo về 
nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng, 
thiếu kinh nghiệm và thông tin về các sản phẩm, thị trường nước ngoài. 
- Chưa có cơ chế phối kết hợp giữa trung ương và chi nhánh để mở rộng hoạt 
động này đặc biệt là hoạt động tài trợ xuất khẩu. Thể hiện rõ nét nhất là Ngân hàng Đầu 
tư và Phát triển chưa ban hành quy trình chính thức cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chưa 
thành lập phòng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch. 
4. Sự cần thiết mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch: 
4.1. Cơ hội để Sở giao dịch mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. 
- Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng 
quan hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh đối ngoại với nhiều quốc gia, tổ chức kinh tế trên 
thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh trong những năm qua. Doanh số xuất 
khẩu tăg nhanh và có sự chuyển dịch cơ cấu từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến, 
gia công và sản phẩm công nghiệp nhẹ. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song 
phương với Hoa Kỳ. Trong năm 2003, Việt Nam sẽ thực hiện một số cam kết trong 
AFTA, tiến tới gia nhập WTO. 
- Một loạt các biện pháp như cổ phần hoá, giao bán, cho thuê các doanh 
nghiệp nhà nước, cùng với việc ban hành Luật doanh nghiệp đã làm tăng tính cạnh tranh 
của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, đồng thời thành 
lập thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới chủ yếu là các công ty TNHH và các công ty cổ 
phần. Trong số này chắc chắn có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, họ sẽ có 
nhu cầu được tài trợ của ngân hàng. Do đó, Sở giao dịch cần phải mở rộng hoạt động tín 
dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_mot_so_giai_phap_nham_mo_rong_hoat_dong.pdf