Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

1- Lý do chọn đề tài

Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong

những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng

và lãnh đạo. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền

kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

xã hội chủ nghĩa. Từ đó tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời và phát

triển.

Do ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta còn ở giai đoạn sơ khai

nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và hạn chế về nhiều mặt như khả năng tài

chính hạn hẹp; máy móc, thiết bị lạc hậu; trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ

thuật còn yếu kém và hầu hết là các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm

khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh

doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn.

Xác định tầm quan trọng của DNV&N trong công cuộc phát triển kinh tế đất

nước nói chung và đóng góp của DNV&N cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bạc Liêu nói riêng. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DNV&N, đặc

biệt là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có mà trong đó nguồn vốn tài trợ từ

các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một kênh hết sức quan trọng,

tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” để

nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.6

2- Mục đích nghiên cứu:

Phản ánh thực trạng tín dụng tài trợ các DNV&N, phân tích những khó khăn,

vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh

Bạc Liêu, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín

dụng tài trợ DNV&N, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện tình hình tài chính, đáp

ứng được yêu cầu của các NHTM để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các

NHTM dễ dàng hơn.

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng, DNV&N

về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ các DNV&N tại các NHTM

trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

4- Phương pháp nghiên cứu

Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng

kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch.

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa tín dụng ngân hàng với sự phát triển các

DNV&N.

Tìm hiểu, rút kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng tài trợ các DNV&N của các

NHTM ở các nơi khác, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Bạc Liêu. Từ

đó đưa ra những giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N của

các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.

pdf 77 trang chauphong 20/08/2022 9980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 
TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 
 1
MỤC LỤC 
LỜI MỞI ĐẦU 
CHƯƠNG I 
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N ...........................................................................1 
1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng........................................................................1 
 1.1.1 Khái niệm tín dụng...........................................................................................1 
 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng.................................................................1 
 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng .................................................................................1 
 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ..............................................................................1 
 1.1.3 Vai trò của tín dụng..........................................................................................2 
 1.1.4 Tín dụng ngân hàng..........................................................................................2 
 1.1.4.1 Khái niệm ....................................................................................................2 
 1.1.4.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ..............................................................4 
 1.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng.....................................................................4 
 1.1.4.4 Hiệu quả của tín dụng ngân hàng ...............................................................5 
1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................................................6 
 1.2.1 Khái niệm về DNV&N.....................................................................................6 
 1.2.2 Đặc điểm của DNV&N ....................................................................................7 
 1.2.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế .........................................................7 
 1.2.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo đời 
sống cho người lao động. ............................................................................................8 
 1.2.3.2 Có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 
góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá dịch vụ................................8 
 2
 1.2.3.3 Góp phần to lớn trong việc phát triển những nhà kinh doanh, những nhà 
quản trị và đội ngũ công nhân lành nghề. ..................................................................9 
 1.2.3.4 Góp phần duy trì sự tự do cạnh tranh, ngăn chặn độc quyền.....................9 
 1.2.3.5 Làm cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn..............................................9 
 1.2.3.6 Góp phần quan trọng vào quá trình tích luỹ kinh tế, tập trung sản xuất và là 
cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn......................................9 
 1.2.3.7 Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. .................................................10 
1.3 Sự cần thiết mở rộng và nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân hàng ..........10 
 1.3.1 Vai trò của TDNH đối với sự phát triển của DNV&N ..................................10 
 1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động TDNH đối với DNV&N.............12 
 1.3.3 Đặc điểm của hoạt động TDNH đối với DNV&N.........................................12 
1.4 Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................13 
 1.4.1 Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNV&N................................13 
 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về TDNH đối với DNV&N..................14 
CHƯƠNG II. 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ......................................................................16 
2.1 Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ...........................................16 
 2.1.1 Giới thiệu về các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .................................16 
 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn ..........................................................................................18 
 2.1.3. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh. .................................................................20 
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...22 
 2.2.1 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu..............................22 
 2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu. ...........28 
 2.2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N..........................28 
 3
 2.2.2.2 Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay DNV&N........................................34 
 2.2.3 Đánh giá chung về các DNV&N có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa 
bàn tỉnh Bạc Liêu. .....................................................................................................37 
2.3 Đánh giá những kết đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ DNV&N 
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...........................................................39 
 2.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được .................................................................39 
 2.3.2 Đánh giá những khó khăn, tồn tại ..................................................................40 
 2.3.2.1 Những khó khăn, tồn tại về phía các doanh nghiệp..................................40 
 2.3.2.2 Những khó khăn, tồn tại từ phía các NHTM .............................................42 
 2.3.2.3 Những khó khăn, tồn tại từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước .............45 
CHƯƠNG III. 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ 
DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .......................46 
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 ..................46 
3.2 Các giải pháp giúp các DNV&N tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả ....48 
 3.2.1 Nâng cao khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh................................48 
 3.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng............................49 
3.3 Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM ......50 
 3.3.1 Các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tài trợ DNV&N ................................50 
 3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn .............................................................50 
 3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng .......52 
 3.2.1.3 Đơn giản hoá thủ tục cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ đối với 
DNV&N .....................................................................................................................53
....................................................................................................................................... 
 3.2.1.4 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay 
 4
phù hợp......................................................................................................................54 
 3.2.1.5 Phát triển tín dụng thuê mua.....................................................................55 
 3.2.1.6 Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng ...............56 
 3.2.1.7 Tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ nhân viên 
tín dụng .....................................................................................................................56 
 3.2.1.8 Mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng.................................................57 
 3.2.1.9 Nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán........................58 
 3.3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ..................................................58 
 3.2.2.1 Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin DNV&N .....................58 
 3.2.2.2 Thẩm định năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp .............................59 
 3.2.2.3 Tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng ..............60 
 3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay ........................66 
 3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xử lý và thu hồi 
nợ quá hạn.................................................................................................................66 
3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác ...........................................................................67 
 3.4.1 Hỗ trợ công tác huy động vốn của các cơ quan Nhà nước ............................67 
 3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N......................................67 
 3.4.3 Tăng cường công tác xử lý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơ quan chức năng 
có liên quan. ................................................................................... 68 
 5
LỜI MỞ ĐẦU 
1- Lý do chọn đề tài 
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong 
những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng 
và lãnh đạo. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền 
kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 
xã hội chủ nghĩa. Từ đó tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời và phát 
triển. 
Do ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta còn ở giai đoạn sơ khai 
nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và hạn chế về nhiều mặt như khả năng tài 
chính hạn hẹp; máy móc, thiết bị lạc hậu; trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ 
thuật còn yếu kém và hầu hết là các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. 
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm 
khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh 
doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn. 
Xác định tầm quan trọng của DNV&N trong công cuộc phát triển kinh tế đất 
nước nói chung và đóng góp của DNV&N cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 
Bạc Liêu nói riêng. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DNV&N, đặc 
biệt là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có mà trong đó nguồn vốn tài trợ từ 
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một kênh hết sức quan trọng, 
tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh 
nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” để 
nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ kinh tế. 
 6
2- Mục đích nghiên cứu: 
 Phản ánh thực trạng tín dụng tài trợ các DNV&N, phân tích những khó khăn, 
vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh 
Bạc Liêu, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín 
dụng tài trợ DNV&N, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện tình hình tài chính, đáp 
ứng được yêu cầu của các NHTM để có thể tiế ... ủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 
Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng 
cao và ngược lại. 
Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn: trong quá trình hoạt động, tài sản 
và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về quy mô và cơ cấu. 
Thông thường, khi tổng tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản 
xuất kinh doanh và kết quả là doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo. Trường hợp tổng tài 
sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do tài sản cố 
định mới đưa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng có thể do 
quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí... Những trường hợp tổng tài sản tăng mà 
doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang 
bị giảm sút và phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp. 
Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy mỗi loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu 
trong tổng tài sản, mức độ biến động của mỗi loại tài sản trong kỳ để đánh giá chất 
lượng tài sản có của doanh nghiệp. 
Các khoản nợ ngân hàng: qua việc xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với 
các Ngân hàng khác phần nào thể hiện được uy tín của khách hàng trong quan hệ tín 
dụng, đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời hạn vay. 
Khi xem xét các khoản nợ này đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ 
quá hạn và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và cách khắc phục. 
 71
Các khoản phải thu, phải trả: các khoản phải thu sẽ cho chúng ta thấy được số 
vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu phụ thuộc vào địa 
điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi xem 
xét các khoản phải thu là phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín 
của bạn hàng và đặc biệt chú ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng 
không thu được. 
Nợ phải trả là nguồn vốn chiếm dụng của các đối tác. Xét về mặt lợi ích thì doanh 
nghiệp không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả quá lớn thì 
có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ 
dây dưa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín. 
Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối 
tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây cũng là cơ sở để tính nhu 
cầu vay vốn của doanh nghiệp. 
Tồn kho: cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu 
và hàng hoá của doanh nghiệp. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình 
kinh doanh của khách hàng, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào 
nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc 
biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu hàng ế chậm luân chuyển, bao 
nhiêu hàng kém chất lượng. 
Chu kỳ kinh doanh: việc xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho 
việc xác định được thời hạn cho vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn. 
Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ vòng quay vốn, 
thời gian dự trữ trung bình, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Nếu 
chu kỳ kinh doanh càng gần chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tốt, ít để tồn kho. 
Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ngân hàng sẽ chú trọng phân tích yếu tố 
này hay yếu tố khác. Ngoài các chỉ tiêu trên có thể phân tích bổ sung các chỉ tiêu khác 
 72
để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp 
cũng như dự báo xu hướng biến động. 
Ngoài ra, cần chú trọng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh 
nghiệp. Qua đó ngân hàng có thể đánh giá được các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu 
tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng 
của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Đồng thời 
dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các 
luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các 
luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền 
thuần và những tác động của thay đổi giá cả. 
3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay 
Các NHTM thường chú trọng vào công tác thẩm định trước khi cho vay nhưng 
thường ít chú ý đến công tác kiểm tra và giám sát tình hình sử dụng vốn sau khi cho 
vay. Do đó các NHTM cần chú trọng việc kiểm tra và giám sát chặt chẽ các khoản vay 
để hướng dẫn đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả gốc 
và lãi đúng hạn, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời nếu người vay không sử dụng 
tiền vay như đã cam kết. 
3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xử lý và thu hồi nợ 
quá hạn. 
Việc áp dụng cho vay dưới hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối 
với những khách hàng có uy tín, tình hình tài chính tốt, có khả năng trả nợ đúng hạn là 
cần thiết để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, các NHTM cần áp dụng hình thức cho có 
bảo đảm bằng tài sản bằng nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm hạn chế những thiệt 
hại có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ. Đồng thời, việc cho vay có bảo 
đảm bằng tài sản cũng góp phần ngăn ngừa tâm lý ỷ lại của khách hàng sau khi cấp tín 
dụng. 
 73
Các NHTM và các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để 
ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Khi nợ quá hạn phát sinh thì phải tìm mọi 
biện pháp để xử lý và thu hồi nợ quá hạn như xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bán 
cho công ty mua bán nợ 
3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác 
3.4.1 Hỗ trợ công tác huy động vốn của các cơ quan Nhà nước 
Chi nhánh NHNN tỉnh cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho 
các ngân hàng trên địa bàn trong công tác huy động vốn như liên kết với các phương 
tiện truyền thông của tỉnh xây dựng các chương trình giới thiệu dưới nhiều hình thức 
khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu biết rõ hơn, 
củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng... 
 Chính quyền tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân 
hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện 
thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng 
3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N 
Các nghiên cứu khác nhau về Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N ở Việt Nam cho 
thấy rằng Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ giúp các DNV&N giảm bớt những khó khăn về thế 
chấp khi vay vốn ngân hàng. Thực tế, Qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo 
lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành từ 20/12/2001 theo 
Quyết định số 193 của Thủ tướng Chính phủ. Cuối năm 2002 UBND tỉnh Bạc Liêu đã 
có văn bản chỉ đạo các ngành có liên quan xúc tiến thành lập, tổ chức và hoạt động 
Quỹ bảo lãnh tín dụng Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp nhất nhiều khó 
khăn. Một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong việc thành lập quỹ bảo 
lãnh tín dụng ở Bạc Liêu là việc góp vốn để thành lập quỹ. Các doanh nghiệp không 
muốn góp vốn vì thực tế vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế. Còn ngân sách địa 
phương thì rất hạn hẹp, nên việc góp vốn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các 
NHTM trên địa bàn tỉnh không mặn mà với việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín 
 74
dụng vì thiếu vốn và việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho chính khách 
hàng vay của tổ chức tín dụng là không có ý nghĩa thực tiễn và lo ngại về tính bền 
vững của tổ chức này. Hơn nữa, các NHTM vẫn chưa có văn bản hướng dẫn các chi 
nhánh về việc góp vốn thành lập Quỹ. Vì vậy cho đến nay, Quỹ bảo lãnh tín dụng Bạc 
Liêu vẫn chưa được thành lập và hoạt động. 
Do đó, cần có sự phối hợp giữa Chính quyền địa phương với ngành ngân hàng để 
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đẩy nhanh việc thành lập và hoạt động Quỹ bảo 
lãnh tín dụng DNV&N tỉnh Bạc Liêu nhằm bảo lãnh các doanh nghiệp khi vay vốn của 
các NHTM trong điều kiện không đủ tài sản thế chấp. 
3.4.3 Tăng cường công tác xử lý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơ quan chức 
năng có liên quan. 
Các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay 
cần có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền 
vay, giúp các NHTM có thể thu hồi nợ quá hạn nhanh chóng và hiệu quả. 
 75
KẾT LUẬN 
Thực tiễn cho thấy rằng DNV&N đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh 
tế. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển 
DNV&N. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn, 
nhất là khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đã và đang 
kiềm hãm sự phát triển của các DNV&N. 
Qua việc phân tích thực trạng tín dụng, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân 
của những khó khăn đó trong việc tài trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh 
Bạc Liêu, luận văn đã đưa ra được những giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực 
tiễn. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định 
nhưng phải được thực hiện đồng bộ từ các DNV&N, các NHTM và cơ quan quản lý 
Nhà nước có liên quan thì mới có thể mở rộng và nâng cao được hiệu quả tín dụng tài 
trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đồng thời giúp các DNV&N 
có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM hiệu quả hơn. 
Từ những phân tích trong luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý 
luận và thực tiễn của vấn đề TDNH đối với DNV&N, góp phần phát triển kinh tế của 
tỉnh Bạc Liêu theo những mục tiêu đã đề ra. 
Xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hoàng Ngân và Quí Thầy Cô Trường Đại Học 
Kinh Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em 
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian viết luận văn. 
Tuy nhiên, do hn ch v trình  và kinh nghim công tác ca bn thân, lun 
vn khó tránh khi nhng hn ch và thiu sót, rt mong nhn c s óng góp góp 
 kin quí báo ca Thy cô và ng nghip.
 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1- PGS. TS. Nguyễn văn Dờn (2003), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê. 
2- Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê 
3- TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thành Phố 
Hồ Chí Minh. 
4- Một số tài liệu của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF). 
5- Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002, 2003, 2004, 2005, Nhà 
xuất bản Thống kê, Hà nội. 
6- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ 
7- Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010, UBND tỉnh Bạc 
Liêu. 
8- Các trang web: 
Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn) 
Tạp chí phát triển kinh tế - Đại học Kinh tế TPHCM ( 
Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn) 
Chương trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT ( 
Tạp chí Ngân hàng - Học viện ngân hàng 
 Ngân hàng Nhà nước ( 
Hỗ trợ DNV&N của VCCI và GTZ ( 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mo_rong_va_nang_cao_hieu_qua_tin_dung_tai_tro_doanh.pdf