Chuyên đề Tốt nghiệp Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại

Chương I

Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng

Thương mại

1.1 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng.

Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình

thức khác nhau. vậy tín dụng là gì ?

Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Tín

dụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm, tin tưởng tên gọi này xuất phát

từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho

người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho

vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng .vv. Trong quan hệ đó người cho vay tin

tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận,

làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn .

Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng ta

có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc

hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay .

Có thể định nghĩa tín dụng như sau :

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng,

một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức,

cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là

người cho vay.

Hiện nay, ngân hàng thương mại là người cho vay lớn nhất đối với các tổ

chức kinh tế, và dân cư. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng

đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp

họ có thêm vốn để bổ sung vào hạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ

hội làm ăn tăng lợi nhuận cho chính mình .

Là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm, và thu hút vốn

từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, là người cho vay, ngân hàng đáp

ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần

được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này,

tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng

yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng phân phối

lại vốn tiền tệ cuả tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá

trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn

ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu

vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số

lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá

trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã

không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh

doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò

vừa là người đi vay vừa là người cho vay

Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm :

+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.

+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài

nước.

Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất

phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ

trong nền kinh tế thị trường. .

pdf 83 trang chauphong 20/08/2022 10160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại

Chuyên đề Tốt nghiệp Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
1ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
ĐỀ TÀI: Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài 
Hạn Của Ngân Hàng Thương mại 
Sinh viên: Ninh Xuân Điệp 
Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 41 B 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
2ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
Chương I 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng 
Thương mại 
1.1 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng. 
 Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình 
thức khác nhau. vậy tín dụng là gì ? 
 Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Tín 
dụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm, tin tưởng tên gọi này xuất phát 
từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho 
người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho 
vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng ..vv. Trong quan hệ đó người cho vay tin 
tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, 
làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn . 
 Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng ta 
có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc 
hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay . 
Có thể định nghĩa tín dụng như sau : 
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, 
một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, 
cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là 
người cho vay. 
 Hiện nay, ngân hàng thương mại là người cho vay lớn nhất đối với các tổ 
chức kinh tế, và dân cư. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng 
đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp 
họ có thêm vốn để bổ sung vào hạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ 
hội làm ăn tăng lợi nhuận cho chính mình . 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
3ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
 Là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm, và thu hút vốn 
từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, là người cho vay, ngân hàng đáp 
ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần 
được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, 
tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng 
yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng phân phối 
lại vốn tiền tệ cuả tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá 
trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn 
ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu 
vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số 
lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá 
trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã 
không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh 
doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò 
vừa là người đi vay vừa là người cho vay 
Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm : 
 + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp. 
 + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư. 
 + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài 
nước. 
 Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất 
phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ 
trong nền kinh tế thị trường. . 
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 
a, Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 
- Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, nó 
quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
4ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
trường. Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một ngân hàng 
thương mại. 
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng 
trong sự phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm 
thờ nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư, Ngay từ buổi ban đầu, hoạt động của 
ngân hàng thượng mại đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho 
vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 
trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu càu tiêu dùng cá nhân. Trong quá 
trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương 
pháp, sản phẩm mới, công cụ kinh doanh mới xuất hiện và được ứng dụng vào 
kinh doanh song hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng 
lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay 
thường chiếm trên 70% tổng tài sản có. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng 
thường chiếm tỷ lệ cao, ở các nước phát triển khoảng 60% trên tổng lợi nhuận 
của ngân hàng. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chiếm khoảng 90% lợi nhuận. 
Điều này thể hiện rõ hoạt động tín dụng là hoạt động quan trong bậc nhất của một 
ngân hàng thương mại. 
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng 
được phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo 
đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt 
động tín dụng ngân hàng càng đa dạng và phức tạp hơn. Hiện nay, các doanh 
nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng 
cũng không nằm ngoài xu thế đó .Để ngân hàng thương mại có thể đứng vững 
trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng 
tốt hơn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá hoạt động kinh 
doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động , nghiên cứu và đưa nhiều sản phẩm 
mới vào phục vụ khách hàng , và đặc biệt là nầng cao chất lượng tín dụng của 
ngân hàng thích ứng tốt với tình hình mới. 
b. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
5ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
 Tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong 
tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, góp phần 
mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức 
kinh tế, Khi có đủ vốn ho có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch 
đầu tư sản xuất hay xây dựng cơ bản của mình , ngược lại khi thiếu vốn họ sẽ 
luôn gặp khó khăn trong các quyết định kinh tế, khi có vốn tạm thời nhàn rỗi ho 
cũng mất chi phí cơ hội của vốn, trước tình hình đó các doanh nghiệp cần vốn 
phải tìm kiếm nguồn vốn để bù đắp, ngững doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi lại 
muốn cho vay . Tuy nhiên việc các tổ chức thiếu vốn tìm được chủ thể khác thừa 
vốn tạm thời trong nền kinh tế là hết sức khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín 
dụng ngân hàng được coi như là một công cụ để kết lối nhu cầu của người có vốn 
tạm thời nhàn rỗi và người thiếu vốn. Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng 
luôn là công cụ điều chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có ngân 
hàng mà vốn tiền tệ được vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả 
năng tích luỹ tư bản của các ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh 
tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng. 
 Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát 
triển với các ngành kinh tế mũi nhọn. 
Trong nền kinh tế thường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối lập 
nhau, một số ngành do có điều kiện thuận lợi và cò lịch sử lâu dài có thể phát 
triển tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một 
số ngành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển. Trong chiến lược 
phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại 
những ngành kinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kếm phát triển để có kế 
hoạch đầu tư nhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp -nông nghiệp - dịch vụ. 
Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần 
đáp ứng điều đó. Ngân hàng cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả 
chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
6ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực, điều này thể hiện qua việc 
cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển để khuyến khích đẩy nhanh 
tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 
 Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh 
tranh trong nền kinh tế thị trường. 
 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp cần 
vốn đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ... tín dụng ngân 
hàng đáp ứng được yêu cầu đó với điều kiện phải hoàn trả cả vốn vay và lãi ; nếu 
vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quá 
hạn cao, mất quyền sử dụng tài sản thế chấp...do vậy, doanh nghiệp luôn phải 
nâng cao hiệu quả sản xuất, cạnh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu 
hồi vốn đầu tư trả nợ cho ngân hàng. 
 Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty cổ 
phần. 
Để thành lập công ty cổ phần đòi hỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ 
đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình hoạt 
động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữu hiệu 
tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian . 
Hiện nay, nhà nước ta đang có chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp , 
ngân hàng cần phải có kế hoạch để tham gia nhiều hơn vào các công ty cổ phần 
nhằm thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước và đa dang hoá các hoạt động 
giảm rủi ro. 
 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế 
đối ngoại. 
Trong điều kiện hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên nhu cầu 
giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng ngân hàng là một 
phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn 
xuyên quốc gia. Ngoài ra , muốn thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thì phải 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
7ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
có vốn và vốn tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu này kịp thời. Ngày nay, 
xuất phát từ nhu cầu vốn để hỗ trợ xuất nhập khẩu nhiều ngân hàng đã và đang 
xúc tiến quá trình xây dựng các ngân hàng hỗ trợ xuất nhập khẩu như ngân hàng 
hỗ trợ xuất nhập khẩu Excimbank..vv. 
Tín dụng ngân hàng có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với ngân hàng mà 
còn đối với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân hàng c ... cơ sở 
cho vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi tài sản thế chấp thì 
ngân hàng mới đồng ý cho vay. Ngân hàng cần xem xét tình hình thực tế của 
khách hàng như khả năng về tài chính, uy tín, lịch sử phát triển của doanh 
nghiệp..vv tất cả các thông tin nói trên sẽ tạo ra bức tranh toàn cảnh về tình hình 
khách hàng và nguy cơ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải, từ đó sẽ có quyết định 
tín dụng đúng đắn nhất với rủi ro thấp nhất. 
3.2.1.8 Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của ngân hàng. 
 Hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với các rủi ro, rủi ro có nhiều loại 
như rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất ..vv. Trong những rủi ro thì rủi 
ro tín dụng được đặc biệt chú ý. Quá trình đầu tư phát triển kinh tế cần một lượng 
vốn rất lớn, thời hạn dài dẫn đến rủi ro xây ra là rất lớn có thể gây thiệt hại cho 
ngân hành về nhiều mặt. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của sở I 
NHĐT&PTVN là hết sức cần thiết. 
 Để thiết lập quỹ dự phòng rủi ro một cách thích hợp và có hiệu quả ngân 
hàng có thể phân chia các khoản tín dụng theo các tiêu thức thich hợp với các 
mức rủi ro khác nhau từ đó sẽ có thể xác lập tỷ lệ dự phòng rủi ro. Các tiêu thức 
này có thể là theo thời gian của các khoản tín dụng, theo hình thức tín dụng ..vv. 
 3.2.1.9 Có kế hoạch chuẩn hoá cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính 
sách đối với cán bộ tín dụng . 
 Vai trò con người trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung và 
ngành ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận. Thực tế cho thấy ngân hàng 
nào có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhanh nhậy, sáng tạo trong công việc, có tinh 
thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng 
đó sẽ đứng vững và không ngừng phát triển trước những điều kiện khó khăn, sóng 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
78ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
gió của cơ chế thị trường khắc nghiệt. Nếu đi sâu tìm hiểu vấn đề này chúng ta 
nhận thấy có các vấn đề sau khiến nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng là cấp 
bách. 
 + Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư chuyển vốn trên phạm vi 
quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, chính sự hội nhập này đặt ra yêu cầu phải nâng 
cao trình độ. 
 + Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và trong lĩnh vực 
ngân hàng nói riêng, dẫn tới công nghệ ngân hàng hiện đại hơn song cũng kéo 
theo sự phức tạp. Để vận hành tốt các thiết bị máy móc cần phải thường xuyên 
nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. 
 + Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, 
nếu không thường xuyên nâng cao trình độ thì sẽ bị thua thiệt trong kinh doanh, 
mất thị phần..vv. 
Sau đây tôi xin kiến nghị một số giải pháp để ngân hàng thực hiện tốt công tác 
này. 
 + Bổ xung đội ngũ cán bộ ngân hàng trẻ, có năng lực, nhiệt tình, hăng hái, 
điều này đòi hỏi công tác tuyển người trong các ngân hàng phải được thực hiện 
nghiêm túc hơn để có được các cán bộ có chất lượng cao. 
 + Đối với các cán bộ tín dụng phải giao nhiệm vụ cụ thể, không giao một 
cách chung chung, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành công việc 
Thực ra khi nhân nhiệm vụ các cán bộ tín dụng thường biết họ phải làm gì. 
Nhưng nhìn trung để có được kết quả cao nhất thì một trong số những nhân tố 
quan trọng là mức độ cụ thể bao nhiêu khi giao cho từng người thì càng dễ thực 
hiện và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ ngân hàng. 
 + Tín dụng ngân hàng là hoạt động tạo ra thu nhập lớn cho ngân hàng, tuy 
nhiên cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng phần lớn đến ngân hàng. Tầm 
quan trọng đó của tín dụng ngân hàng không chỉ làm người cán bộ tín dụng thấy 
vinh dự tự hào mà còn trao cho họ trách nhiệm rất nặng nề bởi vì đánh giá rủi ro 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
79ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
tín dụng là một hoạt động hết sức phức tạp và đầy rẫy những khó khăn. Công việc 
của cán bộ tín dụng đòi hỏi họ không chỉ có kiến thức chuyên sâu trong kinh 
doanh ở lĩnh vực mình mà phải có kiến thức khá toàn diện, có khả năng phán 
đoán tốt để đưa ra các quyết định chính xác. Đòi hỏi của công việc thì cao, trách 
nhiệm thì nặng nề nhưng quyền lợi của họ như thế nào thì ít được quan tâm tới, 
chính điều này đã tạo ra sự thiếu nhiệt tình trong công việc, trốn tránh trách 
nhiệm. Nếu làm tốt thì hưởng chung còn làm dở thì phải gánh chịu hậu quả một 
mình vì vậy cần phải có chính sách thưởng phạt nghiêm minh thoả đáng. Cụ thể 
ngân nên xây dựng chính sách khen thưởng cho cán bộ công nhân viên tạo động 
lực cho họ làm việc hiệu quả hơn. 
3.2.2 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ, các ngành. 
1, Chính phủ cần có những định hướng quy hoạch phát triển đối với từng vùng 
kinh tế, từng ngành, địa phương để hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu tránh 
tình trạng đầu tư chàn lan không hiệu quả, cung lớn hơn cầu . 
2, Nhà nước nên có chính sách tạo nguồn vốn lâu dài cho nền kinh tế phát triển 
ổn định. Lãi suất ngân hàng cần sớm được xã hội hoá, thị trường hoá tính toán 
trên cơ sở các yếu tố liên quan như tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ lạm phát và 
quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách điều 
hành lãi suất, tỷ giá hợp lý vừa ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát đồng thời vừa 
khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm, người sản xuất yên tâm đầu tư . 
3, Nhà nước cần lành mạnh hoá tình hình tài chính, môi trường hoạt động của các 
doanh nghiệp, tổ chức sắp sếp lại doanh nghiệp nhà nước.Với các doanh nghiệp 
hoạt động có hiệu quả chưa cao, xét thấy không cần duy trì sở hưu nhà nước thì 
có thể cổ phần hoá để doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Đối với các 
doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả có thể cho phép phá sản, giải thể. 
4, Chấn chỉnh lại công tác ban hành các văn bản pháp quy như luật ngân hàng, 
luật doanh nghiệp, các thông tư hứơng dẫn, các nghị định của chính phủ về bảo 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
80ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
đảm tiền vay, tài sản thế chấp ..vv tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân 
hàng thương mại. 
5, Chính phủ cần có chính sách tách bạch chức năng cho vay chính sách với chức 
năng cho vay thương mại của ngân hàng thương mại quốc doanh, Không để ngân 
hàng vừa thực hiện chức năng vừa cho vay thương mại vừa cho vay chính sách. 
6, Chính phủ, ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 
các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm những sai 
sót, vi phạm trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng 
thương mại với các dự án. Vì hiện nay, do cạnh tranh gay gắt nên một số ngân 
hàng đã bỏ qua một số thủ tục trong điều kiện thủ tục cho vay vốn, buông lỏng 
trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dẫn đến nhiều khoản cho vay có chất 
lượng kém Có biện pháp thích đáng để xử lý các ngân hàng cố ý vi phạm pháp 
luật để giành khách hàng. 
7, Chính phủ, các bộ ngành cần có chính sách xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó 
đòi của các doanh nghiệp do nguỷên nhân khách quan như lũ lut, thiên tai..vv cần 
tạo nguồn cho các ngân hàng bù đắp các khoản nợ khoanh, để xoá nợ. Ngoài ra có 
thể thành lập các công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ, khai thác và quản lý 
các tài sản bảo đảm tồn đọng. 
8, Chính phủ, các bộ, ngành và ngân hàng trung ương cần có các biện pháp hỗ 
trợ về vốn để áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của hệ thống ngân hàng 
thương mại nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, việc hiện đại hoá công 
nghệ giúp ngân hàng có thể đưa công nghệ tiên tíên vào quản lý, kiểm soát rủi ro , 
từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng giúp hội nhập quốc tế 
được nhanh chóng. 
9, Ngân hàng có thể phối hợp với các bộ ngành xây dựng trung tâm chuyên thu 
thập các thông tin về doanh nghiệp, về thị trường, về chính sách, luật pháp của 
nhà nước ..vv để cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy và kịp thời cho 
ngân hàng giúp nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng. 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
81ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
82ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
Kết Luận 
 Trong những năm qua, cùng với những hoạt động khác trong lĩnh vực tài 
chính ngân hàng, hoạt độn tín dụng của sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát 
triển việt nam luôn tự đổi mới và hoàn thiện, khắc phục những hạn chế và khó 
khăn còn tồn tại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của 
ngân hàng cũng như công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. 
 Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Sở I ngân hàng đầu tư và phát 
triển việt nam không ngừng phát triển trở thành một trong số những ngân hàng 
thương mại quốc doanh hàng đầu , những kinh nghiệm trong hoạt động của sở I 
ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam là một bài học quý báu. 
Khó khăn là không bao giờ hết, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh hiện nay 
song với bề dầy truyền thống , ết hợp với tư duy sáng suốt, việc chỉ đạo điều hành 
kiên quyết, sáng tạo của nban lãnh đạo, sở I ngân hàng đầu tư sẽ vượt qua mọi trở 
ngại để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, cChính phủ và nhân dân tin 
tưởng giao phó 
 Đối với em, việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư 
và phát triển Việt nam” trong giai đoạn vừa qua là hết sức bổ ích và lý thú . Nó 
không chỉ góp phần bổ sung kiến thức mà còn giúp em tích luỹ thêm kuiến thức, 
kinh nghiệm và bài học hết sức quý báu giúp ích cho quá trình học tập và làm 
việc thực tế sau này. Đây là đề tài tương đối rộng, mang tính thời sự cả về thực 
tiễn lẫn lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bản 
luận văn nhưng do hạn chế về kinh nghiệm va f thời gian nên những kiến thức mà 
em đưa ra trong bản luận vưn này chắ chắn không tránh khỏi sai sót. Em mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn 
của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn các các anh chị trong phòng tín 
dụng I của sở I NHĐT&PTVN và đặc biệt cảm ơn thầy giáo.PGS.TS Nguyễn 
Văn Nam đã giúp đỡ góp ý cho em trong quá trình làm bản luận văn này. 
 Em xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội tháng 5 năm 2002 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp 
 Ninh Xuân Điệp 
83ớp: Tài Chớnh Doanh Nghiệp 41D 
tài liệu tham khảo 
1./ Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. FS.Minshkin- NXB khoa học kĩ 
thuật. 
2./ Ngân hàng thương mại -Nhà xuất bản thống kê. 
3./ Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê. 
4./ Quy trình tín dung vủa sở I Ngân hàng ĐT&PT VN. 
5./ Báo cáo thường niên của sở I Ngân hàng ĐT&PT VN năm 
2000,2001,2002. 
6./ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh cuả sở I Ngân hàng ĐT&PT VN. 
7./ Phương hướng kinh doanh của sở I NHĐT&PT VN năm 2002. 
8./ Một số văm bản của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và của 
NHĐT&PT VN liên quan đến cơ chế hoạt động tín dụng. 
9./ Tạp chí ngân hàng số 5,8,10,12/2002. 
10./ Một số tài liệu khác. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_hoat_dong_tin_dung_trung_va_dai_han_cua.pdf