Chuyên đề Kỹ năng viết Đề tài, trình bày và bảo vệ Đề tài
A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN
I. QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN:
Căn cứ vào yêu cầu dành cho công trình NCKH, phòng SĐH, QLKH hướng dẫn về
phương pháp trình bày công trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên như sau:
1. Nội dung công trình:
Công trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên cần có nội dung cụ thể sau:
1.1. Tính thời sự, cấp bách của đề tài nghiên cứu: nêu được sự cần thiết của việc thực
hiện đề tài, lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của công trình nhằm đạt được mục đích gì?
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.6. Tổng quan tình hình thực hiện đề tài.
1.7. Kết cấu của đề tài: việc phân chia đề tài thành các chương mục. Và nhiệm vụ cụ
thể của từng chương, mục.
1.8. Giải quyết vấn đề: Nội dung – kết quả nghiên cứu đạt được.
1.9. Các kết luận – kiến nghị: Các vấn đề đặt ra sau khi giải thực hiện đề tài, những
kiến nghị để thực hiện các đề tài tiếp theo, hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.10. Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo.
2. Hình thức trình bày:
2.1. Soạn thảo văn bản:
- Công trình được đánh máy trên một mặt khổ giấy A4( 210*297 mm), font chữ Times
New Roman kiểu Unicode, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang giấy, ở phía trên
mỗi trang.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Dãn dòng ở chế độ 1.5 lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3.5 cm.
2.2. Tiểu mục:
- Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất:
1.;1.1;1.1.1;
- Nhiều nhất là gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương ( ví dụ 3.1.3.2 chỉ tiểu mục 2,
nhóm tiểu mục 3, mục 1 chương 3).
- Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục ( nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1
mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Kỹ năng viết Đề tài, trình bày và bảo vệ Đề tài
Chuyên đề 2 : Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT *** BAN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chuyên đề 2: “Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài” LƯU HÀNH NỘI BỘ TP.HCM – T4/2011 Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 2 MỤC LỤC A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN...................................................... 1 I. Quy định về trình bày đề tài NCKH sinh viên....................................................... 1 II. Viết báo cáo nghiên cứu ....................................................................................... 4 B. BẢO VỆ ĐỀ TÀI NCKH .................................................................................. 8 I. Kỹ năng tư duy có phản biện ................................................................................. 8 II. Quy trình bảo vệ đề tài........................................................................................ 10 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 11 I. Bìa, mục lục mẫu ................................................................................................. 11 II. Tóm tắt đề tài và nhận xét của hội đồng đánh giá .............................................. 14 III. Một số văn bản về NCKH năm 2010 ................................................................ 34 Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 3 A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN I. QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN: Căn cứ vào yêu cầu dành cho công trình NCKH, phòng SĐH, QLKH hướng dẫn về phương pháp trình bày công trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên như sau: 1. Nội dung công trình: Công trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên cần có nội dung cụ thể sau: 1.1. Tính thời sự, cấp bách của đề tài nghiên cứu: nêu được sự cần thiết của việc thực hiện đề tài, lý do chọn đề tài. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của công trình nhằm đạt được mục đích gì? 1.3. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1.6. Tổng quan tình hình thực hiện đề tài. 1.7. Kết cấu của đề tài: việc phân chia đề tài thành các chương mục. Và nhiệm vụ cụ thể của từng chương, mục. 1.8. Giải quyết vấn đề: Nội dung – kết quả nghiên cứu đạt được. 1.9. Các kết luận – kiến nghị: Các vấn đề đặt ra sau khi giải thực hiện đề tài, những kiến nghị để thực hiện các đề tài tiếp theo, hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.10. Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo. 2. Hình thức trình bày: 2.1. Soạn thảo văn bản: - Công trình được đánh máy trên một mặt khổ giấy A4( 210*297 mm), font chữ Times New Roman kiểu Unicode, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang giấy, ở phía trên mỗi trang. - Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. - Dãn dòng ở chế độ 1.5 lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3.5 cm. 2.2. Tiểu mục: - Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.;1.1;1.1.1; - Nhiều nhất là gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương ( ví dụ 3.1.3.2 chỉ tiểu mục 2, nhóm tiểu mục 3, mục 1 chương 3). - Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục ( nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. 2.3. Bảng biểu hình vẽ, phương trình: - Việc đánh số bảng biểu hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương và kèm theo chú thích. Ví dụ: biểu đồ 1.1 ( biểu đồ 1 của chương 1), biểu đò 2.1 ( biểu đồ 2 của chương 1 ). Chú thích phải ghi rõ nguồn. Ví dụ: biểu đồ được trích từ nguồn: Số liệu tăng trương kinh tế 2007, cục thống kê TP.HCM. - Các công thức cần được viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. các ký hiệu cần được chú thích rõ ràng. Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 4 - Nếu trong công trình có nhiều bảng biểu hình vẽ thì các bảng biểu và hình vẽ phải được liệt kê trong danh sách bảng biểu, hình vẽ ở phần đầu của công trình. 2.4. Viết tắt: Không được lạm dụng viết tắt trong đề tài, chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Nếu viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu công trình nghiên cứu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng Danh mục các chữ viết tắt ( xếp theo thứ tự ABC ) ở phần đầu đề tài. 2.5. Tài liệu tham khảo: - Tài liệu tham khảo được xếp theo từng ngôn ngữ ( Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả đối với tài liệu là tiếng Trung, Nhật( Tuy nhiên đối với các tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết đến có thể thêm phần phiên dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu ). - Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự ABC của họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước. - Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành tài liệu hay ấn phẩm đó. Tài liệu tham khảo là sách, luận văn hay báo cáo cần ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành - Năm xuất bản ( đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả). - Tên tài liệu ( in nghiêng ). - Nơi xuất bản. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong 1 ấn phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành ( không có dấu ngăn cách). Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả). Tên bài báo ( Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng). Tên tạp chí hoặc tên sách ( in nghiêng). Tập, số báo Số ( đặt trong ngoặc đơn). Các số trang. Nếu tài liệu tham khảo dài hơn 1 dòng thì từ dòng thứ 2 trở đi phải lùi vào so với dòng thứ nhất. Ví dụ: Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Quách Ngọc Ân ( 1992), “ Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr.10-16. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội. Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 5 Tiếng Anh 3. Anderson J.E, The Relative Inefficiency of Quocta, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp.78-90. 2.6. Quy định khác: Không được viết tên giảng viên hướng dẫn, không viết lời cảm ơn, không dùng các kí hiệu riêng và không được kí tên trong công trình. Trang bìa của công trình phải được đóng bằng bìa cứng, màu xanh nước biển, gáy dán keo màu xanh dương đậm ( không được dùng gáy lò xo). Sẽ có sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. II. VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU : 1. Viết bài nghiên cứu nói chung: Bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu là viết báo cáo nghiên cứu. Mỗi bước của quá trình nghiên cứu đều quan trọng để có được một nghiên cứu có tính xác thực cao – xao lãng bất kì bước nào đều có ảnh hưởng đến toàn bộ bài nghiên cứu, không ở phần tương ứng ở bước đó, bước cuối cùng này là quan trọng nhất vì chính thông qua báo cáo – các kết quả của nghiên cứu và hàm ý của chúng được truyền đạt đến người đọc và người hướng dẫn. Hầu hết người ta không hình dung được khối lượng của công việc bên trong nghiên cứu – sự quan tâm và thực hiện công việc ở mỗi giai đoạn khó khăn của nghiên cứu – nhưng điều mà mọi người đều thấy được đó là bài báo cáo. Do vậy, toàn bộ công trình vất vả này co thể bị hỏng nếu báo cáo viết không được tốt. Theo Burn “Công việc thực tế đầy thú vị và cực kỳ có giá trị có thể bị hỏng ở phút cuối cùng khi sinh viên không có khả năng truyền đạt tốt kết quả” Ngoài hiểu biết về phương pháp luận nghiên cứu chất lượng báo cáo còn phụ thuộc vào các điều sau: các kỹ năng truyền đạt bài viết và tư tưởng mạch lạc, khả năng diễn giải ý nghĩ theo thể thức logic và tuần tự cũng như hiểu biết nền tàng về lĩnh vực hoặc chủ đề nghiên cứu Yếu tố có tính quyết định quan trọng khác là kinh nghiệm viết bài nghiên cứu: kinh nghiệm càng nhiều thì việc viết bài càng có hiệu quả. Việc dùng biểu đồ để trình bày càng có hiệu quả. Việc dùng biểu đồ để trình bày kết quả, dù không bắt buộc, sẽ giúp cho người đọc dễ hiểu thông tin. Biểu đồ có được xây dựng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng của dữ liệu kết quả. Điểm khác nhau cơ bản giữa bài viết nghiên cứu và bài viết khác nằm ở mức độ kiếm soát, tính nghiêm ngặt và độ thận trọng cần thiết. Tính kiểm soát ở đây có nghĩa phải thận trọng về những gì viết ra, từ ngữ đem dùng, cách diễn đạt và tính xác thực cũng như tính dễ kiểm chứng của các cơ sở từ dó rút ra kết luận. Điểm phân biệt rõ nhất của bài nghiên cứu với các bài viết ở chỗ nghiêm ngặt về kiến thức. Bài viết nghiên cứu phải chính xác tuyệt đối, rõ ràng không mơ hồ, logic và xúc tích. Cần tránh các giả định về kiến thức của người đọc. Nhớ rằng phải có khả năng bảo vệ những gi viết ra trước và khả năng phản biện bất ky. Không sử dụng ngôn ngữ hờ hợt và trao chuốt. Thậm chí những người nghiên cứu giỏi nhất cũng phải viết một số bản nháp trước khi có bản cuối cùng. Báo cáo nghiên cứu nên được viết với đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. 2. Tham khảo: Báo cáo nên theo cách tham khảo có tính học thuật. Có 4 hệ thống tham khảo để chọn (Butcher-1992) và nên chọn hệ thống nào được lĩnh vực ngành và trương đại học chấp thuận theo Butcher (1981) “Hệ thống đầu tiên được dùng cho hầu hết các loại sách nói chung; hệ Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 6 thống thứ hai chủ yếu cho sách khoa học và khoa học xã hội; hệ thống thứ ba và tư ít phổ biến”: 1. Hệ thống nhan đề ngắn gọn 2. Hệ thống ngày tháng – tác giả 3. Hệ thống số 4. Hệ thống số - tác giả 3. Thư mục: Có vài hệ thống dùng cho việc viết thư mục và sự lựa chọn hệ thống nào phụ thuộc vào xu hướng của ngành và trường đại học. Trong các lĩnh vực khoa học xã hội, có một số hệ thống được sử dụng phổ biến là ( theo McGraw-Hill Style Manual, 1983): Hệ thống Harvard; Hệ thống của Hội tâm lý Mỹ; Hệ thống của Hội ngôn ngữ hiện đại Hệ thống chú thích 4. Xây dựng đề cương, dàn bài: Trước khi bắt đầu viết báo cáo, thực tế cho thấy nên triển khai dàn bài ( sắp xếp thành chương, mục). Điều này nghĩa là quyết định chia báo cáo thành các chương khác nhau. Và hoạch định sẽ viết gì trong mỗi chương. Trong quá trình phân chương nên dựa vào các mục tiêu phụ của nghiên cứu. Triển khai từng chương xoay quanh các luận đề chính của bài nghiên cứu. Tùy thuộc vào tầm quan trọng của luan đề, có thể giành trọn một chương cho hay kết hợp với các luận đề khác để kết hợp thành một chươn ... i Eureka lần 7 năm 2005. Công trình nghiên cứu khoa học này đã đưa ra những mô tả và phân tích về phương thức hoạt động của franchise Việt Nam gắn với lĩnh vực tiêu dùng thực phẩm – thức uống vào thời điểm thực tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với thời điểm hiện tại thì cách thức hoạt động và môi trường phát triển của loại hình franchise đã có nhiều thay đổi. Do đó, công trình nghiên cứu này không còn mang tính cập nhật nữa. Cần có những nghiên cứu mới sát với tình hình thực tế hơn. VI. KẾT LUẬN : Phở 24 là doanh nghiệp có những bước tiến hiệu quả trong lĩnh vực franchise. Điều này thể hiện qua những nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu từ các nhân tố bên ngoài-thiết kế thương hiệu đến nhân tố bên trong-xây dựng chất lượng thương hiệu, các chiêu thức marketing, các chương trình khuyến mãi v.v. Đây là những bước đầu tiên nhằm tạo một nên tảng vững chắc và cảm tình của khách hàng đối với thương hiệu. Bước tiếp theo là những nỗ lực trong việc chuẩn hóa quá trình chuyển nhượng từ việc lựa chọn kĩ lưỡng người nhận nhượng quyền đến quá trình kí kết hợp đồng, thực hiện chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, do mô hình này chỉ mới hoạt động hơn 6 năm nên bản thân hệ thống vẫn còn những điểm chưa hiệu quả bao gồm vấn đề định hình tính cách cho thương hiệu, khẳng định chất lượng và niềm tin vào thương hiệu ở người tiêu dùng, các chương trình marketing, khuyến mãi, cách lựa chọn địa điểm và nhất là sự định hướng phát triển cho thương hiệu. Các giải pháp, đề xuất mà chúng tôi đưa ra là những đóng góp mang tính chất tham khảo dựa trên những tiền đề khách quan mà chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu để có thể giúp Phở 24 bổ sung những điểm chưa hiệu quả, phát huy hơn nữa các thể mạnh của bản thân doanh nghiệp. Qua đó, chúng tôi cũng gởi gắm những kì vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, thành công hơn của không chỉ ở mô hình franchise Phở 24 nói riêng mà còn từ đó là định hướng kiểu mẫu cho các doanh nghiệp Việt Nam đang nuôi hi vọng vươn ra biển lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập, chia sẻ cách thức làm thương hiệu và bán thương hiệu từ Phở Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 26 24 để rút ngắn thời gian, tránh khỏi những sai sót, cụ thể hóa các mục tiêu cần thực hiện để trong một tương lai không xa mô hình, phong cách các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam được biết đến và được khẳng định trên thế giới. Nhận xét 1: 1. Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng 2. Phương pháp nghiên cứu phù hợp 3. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 4. Nội dung trình bày hàm chứa nội dung đề tài, tuy nhiên vẫn còn lộn xộn, thiếu tính kết dính cần thiết. 5. Hình thức trình bày còn lộn xộn, chưa theo quy chuẩn của bài NCKH Đồng ý cho bào vệ trước hội đồng, tuy nhiên trước khi bảo vệ, đề nghị nhóm nghiên cứu sắp xếp lại nội dung cho thật rõ ràng và phải phù hợp với hình thức của 1 NCKH Nhận xét 2: 1. Mục tiêu nghiên cứu: - “Giúp sinh viên kinh tế có thêm tư liệu ” (trang 6) đây không phải là mục tiêu của đề tài mà là tính ứng dụng của đề tài. - “Cung cấp thông tin giúp Phở 24” (trang 6). Nên thay là “đề xuất giải pháp” -> mục tiêu đề tài không rõ ràng. 2. Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp là đủ, tại sao lại phải dùng phương pháp logic và phương pháp phân tích? 3. Ý nghĩa lý luận: đây là dạng đề tài ứng dụng nên không đóng góp về ý nghĩa về lý luận. 4. Ý nghĩa thực tiễn: đây là dạng dự án kinh doanh, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho nhà quản lý Phở 24 về một số giải pháp về sản phẩm, hoạt động quảng cáo, và khuyến mãi. Tôi đánh giá cao sự tích cực của nhóm nghiên cứu đã cố gắng phỏng vấn chuyên gia (Phần phụ lục). Nhưng điều đáng tiếc là nhóm chưa vận dụng kết quả phỏng vấn này vào quá trình phân tích của mình. 5. Nội dung: cấu trúc của báo cáo gồm 4 chương không được phù hợp. Lý do, chương 4 đề cập đến phần xử lý dữ liệu SPSS. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa minh chứng được mối liên kết giữa chương 4 với các chương 2 & 3. 6.Hình thức: trình bày đẹp. Nhưng các Bảng biểu cần có ghi chú. Ví dụ: Hình1.1: Đánh giá của khách hàng về Phở 24. Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 27 Góp ý: + Nhóm tác giả cần làm rõ khi viết trong chương 1 (trang 20) đưa ví dụ về một số công ty nhượng quyền có Kinh đô. Theo tôi, cần phân biệt nhượng quyền (có bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền) và các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối (sở hữu bởi chủ sản xuất). Kinh đô cũng chưa hề có phát biểu hay nhận định của họ về việc nhượng quyền!! + Các giải pháp đề cập đến một phần về hỗn hợp marketing như: sản phẩm, quảng cáo, và khuyến mãi (trang 59 -62), nhưng phần cơ sở lý thuyết thì nhóm tác giả không thấy viết lý thuyết về mảng này! Vậy, vai trò của cơ sở lý thuyết trong báo cáo này là gì?? + Những phần kiến nghị về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi của nhóm tác giả (trang 55-60) khá thú vị. Nhưng nhóm tác giả cần có sự tính toán thêm chi phí cho các khoản này hay có sự phỏng vấn nhà quản lý Phở 24 để tìm hiểu lý do họ không biết hay họ không đủ kinh phí để thực hiện thì giải pháp sẽ thuyết phục người đọc hơn. Ví dụ: mở rộng không gian sử dụng dành cho các đối tượng (trang 59), hay tham gia chương trình từ thiện, (Trích “Kỷ yếu hội nghị NCKH sinh viên 2010”) 3. TRÍCH DẪN NHẬN XÉT VỀ MỘT SỐ LỖI TRONG TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NĂM 2010 Mục tiêu nghiên cứu: trình bày chưa rõ ràng Phương pháp nghiên cứu : - Chưa phân biệt được hoặc chưa sử dụng triệt để các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp, phương pháp thuận tiện ngẫu nhiên, định lượng định tính, sơ cấp & thứ cấp - Không mô tả phương thức chọn mẫu, kích cỡ mẫu, cách thức thu thập thông tin như thế nào? Hình thức : - Không dùng số la mã . - Phải viết hoa bảng biểu , nếu không phải đưa vào phụ lục . - Dùng tùy tiện “i” trong các từ kỹ thuật , quản lý cho thấy sự thiếu nghiêm túc - Nên có tóm tắt từng chương . - Thiếu kết luận . - Lỗi trình bày, lỗi đánh máy, lỗi chính tả, còn sử dụng headline. - Cơ sở lý thuyết phải trích từ sách giáo khoa chứ không nên lấy từ nguồn báo chí phổ thông. - Nên có tóm tắt từng chương để người đọc dễ theo dõi Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 28 - Bảng biểu, hình vẽ thiếu chú thích tên và khi đưa vào bài nghiên cứu chưa được Việt hóa (nếu không phải đưa vào phụ lục). - Báo cáo có đôi chỗ viết không nhất quán. Ví dụ: trang 33: nhóm tác giả viết “phỏng vấn trực tiếp” đối tượng nghiên cứu. Nhưng phần trên (trang 7), lại viết rằng phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng điện thoại. - Đề tài dài, chưa giới lượng được số trang, hàm lượng khoa học thấp - Phần xử lý số liệu tác giả sử dụng “khá tràn lan” các đại lượng thống kê như Mean, std. devmột cách không phù hợp. Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 29 II. MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ NCKH NĂM 2010 : ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT _________________ Số: /QĐ/KTL-SĐH&QLKH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________________________ Tp. HCM, ngày tháng năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật năm 2010 _______________________ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM - Căn cứ quyết định số 16/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia; - Căn cứ quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trường đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh; - Căn cứ vào quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học và cao đẳng ban hành kèm quyết định số 08/2000/QĐ - BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo; - Căn cứ các đề tài hoàn thành và kết quả phản biện của sinh viên, nhóm sinh viên; - Theo đề nghị của Trưởng phòng SĐH & QLKH. QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Nay thành lập các Hội đồng khoa học đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật năm 2010. Danh sách các hội đồng đính kèm. Điều 2. Hội đồng khoa học có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Phòng SĐH & QLKH , phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch – Tài chính và các cán bộ, giảng viên có tên ở điều 1 có trách nhiệm thi hành quyết định này. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như trên - Phòng TC - HC - Lưu P.SĐH & QLKH Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 30 PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 31 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT _________________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________________________ DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÁC HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM 2010 ( Danh sách đính kèm theo quyết định số: /QĐ/KTL- SĐH&QLKH ngày tháng năm 2010 ) 1. Danh sách thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên lĩnh vực xã hội – giáo dục: Stt Họ và tên Chức vụ 1 Chủ tịch 2 .. Thư ký 3 Ủy viên 2. Các đề tài thuộc lính vực xã hội – giáo dục: (1) Thực trạng và xu hướng phát triển loại hình café sách ở Tp. Hồ Chí Minh (2) Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 32 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM 2010 1. Họ và tên thành viên hội đồng: 2. Hội đồng lĩnh vực: Đánh giá Stt Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu ( Điểm tối đa 5) Phươn g pháp nghiên cứu ( Điểm tối đa 10) Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (Điểm tối đa 20) Nội dung ( Điểm tối đa 40 ) Hình thức trình bày ( Điểm tối đa 10) Khả năng trình bày và trả lời câu hỏi ( Điểm tối đa 15 ) Điểm tổng cộng 1 Thực trạng và xu hướng phát triển loại hình café sách ở Tp. Hồ Chí Minh 2 Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam tại EU 3 Pháp luật về dịch vụ Logistics - thực trạng và hướng Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 33 hoàn thiện . 14 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - vấn đề lý luận và thực tiễn Ghi chú: Từ 0-49: Không đạt , từ 50-69: Trung bình, từ 70-79: Khá, từ 80-89: Giỏi, từ 90-100: Xuất sắc .............................................................................................................................................. Ngày 25/09/2010 Người nhận xét Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài 34
File đính kèm:
- chuyen_de_ky_nang_viet_de_tai_trinh_bay_va_bao_ve_de_tai.pdf