Tiểu luận Xử lý đơn khiếu nại về việc dạy thêm, học thêm của giáo viên trường TH A, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

(Bản scan)

Ở nước ta, quyền được giáo dục, học tập nói riêng đã được ghi nhận trong văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 2013 tại Điều 39 đó là: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, với hiến định này thì không phân biệt về giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, độ tuổi,... nếu là công dân Việt Nam đều có quyền được học tập. Riêng đối với công dân là trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, thuộc người chưa thành niên, nhóm cá nhân có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ nên cũng được pháp luật nước ta bảo vệ những quyền cơ bản nói chung và quyền được giáo dục, học tập nói riêng tại Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Theo Điều 39 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” và Khoản 1 Điều 16 Luật Trẻ em năm 2016 thì: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân". Đồng thời tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...”

Cho nên, với những quy định, chủ trương này đã nhấn mạnh học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, điều này cũng đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục trong đời sống xã hội, trong đó mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tể có quyền được đi học, đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Cho nên Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược học tập suốt đời, theo đó mọi người đều có cơ hội được đi học, các hình thức học tập phù hợp với từng đối tượng và được quản lý một cách chặt chẽ theo tiêu chuẩn thống nhất tương ứng với trình độ. Đổi mới nền giáo dục theo hướng phát triển năng lực và nhân cách người học, xây dựng nền giáo dục thực chất và hiện đại.

Mặt khác ngoài việc học tập ở trong nhà trường thì hiện nay nhu cầu học thêm của học sinh bậc tiểu học, phổ thông là rất cần thiết. Được biết, các nước phát triển trên thế giới đều có dạy thêm học thêm dù ở mức độ này hay mức độ khác. Ngay cả phụ huynh, ai không muốn con mình giỏi hơn các bạn khác và đa số phụ huynh cho con học thêm cũng vì mục đích đó.



pdf 30 trang chauphong 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xử lý đơn khiếu nại về việc dạy thêm, học thêm của giáo viên trường TH A, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xu_ly_don_khieu_nai_ve_viec_day_them_hoc_them_cua.pdf