Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của trường Mẫu giáo Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
1.1. Lý do pháp lý:
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng
cốt, có vai trò quan trọng.
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu
là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông
qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục
để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Căn cứ vào Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 07 tháng 04 năm
2008, Quyết định ban hành Điều lệ Trường mầm non, tại Điều 16 quy định một
trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Hiệu trưởng là người lãnh
đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục
học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng
là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng
giáo dục ở trường mình. Tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu
trách nhiệm, nhưng Hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xuyên nắm
thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu
trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo
dục thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là
người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Phát triển chất lượng giáo dục.
Thông tư 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15-4-2009 Thông tư liên
tịch giũa Bộ Giáo Dục và Bộ Nội Vụ, cụ thể tại Điều 8 nêu rỏ trách nhiệm của
người đứng đầu đơn vị
Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường
mầm non.
Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015, Quyết
định ban hành Điều lệ Trường mầm non tại Điều 16 quy định một trong các
nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng phong cách lãnh đạo của trường Mẫu giáo Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Trường mầm non và phổ thông tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Tên tiểu luận: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO KIM SƠN, XÃ KIM SƠN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH *Học viên: THÁI THỊ HÀ NHI * Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Trà Vinh, tháng 05 năm 2018 Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 2 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Lý do chọn đề tài: 3-5 2. Thực trạng..của trường Mẫu giáo Kim Sơn 6-11 2.1. Khái quát về trường 6-7 2.2. Thực trạng vấn đề liên quan 7-8 2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới/nâng cao. 8-9 2.4. Những việc mà đơn vị làm được 9-11 3. Kế hoạch hành động .. 11-15 4. Kết luận, kiến nghị. 15-16 4.1 Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu: 15 4.2 Những kiến nghị.. 16 Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 3 XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO KIM SƠN, XÃ KIM SƠN, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Lý do pháp lý: Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Căn cứ vào Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 07 tháng 04 năm 2008, Quyết định ban hành Điều lệ Trường mầm non, tại Điều 16 quy định một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Hiệu trưởng là người lãnh đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu trách nhiệm, nhưng Hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Phát triển chất lượng giáo dục. Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 4 Thông tư 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15-4-2009 Thông tư liên tịch giũa Bộ Giáo Dục và Bộ Nội Vụ, cụ thể tại Điều 8 nêu rỏ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015, Quyết định ban hành Điều lệ Trường mầm non tại Điều 16 quy định một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng 1.2.Lý do lý luận: Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Qua tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý GDMN được học tập và nghiên cứu chuyên đề phong cách lãnh đạo, chúng tôi hiểu rằng, trong lãnh đạo có nhiều loại phong cách: Thứ nhất, dựa vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người, chúng ta có 4 loại phong cách lãnh đạo cực đoan. Đó là phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người cao; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người thấp; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người cao; phong cách lãnh đạo quan tâm đến công việc thấp và con người thấp. Thứ hai, dựa vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới đòi hỏi người lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, ta có 4 phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo chỉ đạo ; phong cách lãnh đạo hướng dẫn, tư vấn’ phong cách lãnh đạo hỗ trợ và phong cách lãnh đạo ủy quyền. Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 5 Thứ ba, dựa vào tiêu chí tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới, ta có 3 loại phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách lãnh đạo có những mặt tích cực và hạn chế riêng của nó và mỗi phong cách lãnh đạo sẽ phát huy tối đa mặt tích cực của nó trong từng tình huống quản lý cụ thể. Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới. Phong cách lãnh đạo đặc trưng của người Hiệu trưởng phải là phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với môi trường lãnh đạo, đó là phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm, đặc điểm tâm lý cảu cấp dưới và tình huống quản lý cụ thể. 1.3. Lý do thực tiễn: Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Sơn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của tập thể sư phạm cũng như chính lãnh đạo nhà trường. Qua quá trình tham gia lớp dưỡng cán bộ quản lý giáo dục MN và được học tập chuyên đề phong cách lãnh đạo, tôi nhận thức rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Sơn đó là Hiệu trưởng chưa xây dựng được phong cách lãnh đạo khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên.Vì thế, vai trò của hiệu trưởng là rất cần thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Đề tài này không chỉ giúp tôi hoàn thành tiểu luận cuối khóa của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục MN mà còn khắc phục những hạn chế về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng nhằm từng bước đưa Trường Mẫu giáo Kim Sơn phát triển tốt đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục nước nhà Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 6 2. Đặc điểm tình hình thực của trường Mẫu giáo Kim Sơn, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” 2.1: Khái quát về trường Mẫu giáo Kim Sơn : Trường Mẫu giáo Kim Sơn nằm trên địa bàn xaõKim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Kim Sơn là xã vùng xâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc, dân tộc khmer chiếm 80% dân số. Mạng lưới trường lớp được bố trí đều khắp các ấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Xã Kim Sơn, huyện Trà Cú có 1 trường Mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS. Trong năm học 2018-2019 trường Mẫu Giáo Kim Sơn có 4 điểm học. ( Một điểm chính và 3 điểm lẽ), Trường có 09 lớp với 286 trẻ, ( khối mầm 1 lớp với 25 trẻ, khối chồi 2 lớp với 60 trẻ, khối lá 6 lớp với 201 trẻ. Tổ chức bán trú 9 lớp. Tổng số CBGVCNV: 26 ; trong đó: CBQL: 03, Giáo viên: 19, nhân viên: 4 Đảng viên: 10. Trình độ: - Chính trị: Trung cấp 2, Sơ cấp 08, Chuyên môn - Đại học: 15 ; cao đẳng: 5; trung cấp: 6. Về cơ sở vật chất trường có 09 phòng học và 2 phòng chức năng, được xây dựng cơ bản. Trường có hàng rào, sân chơi có nhiều loại đồ chơi ngoài trời. *Đặc điểm nổi bật của trường: Năm học 2018 -2019 trường có đủ các phòng học ( từ điểm chính đến điểm lẽ) Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, Thực hiện Nghị quyết hàng năm chi bộ đạt “ Chi bộ Trong sạch vững mạnh” ba năm liền kề. Trong 4 năm liền từ 2015 đến năm 2018 trường liên tục 1 năm đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và 2 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp đạt 80% . Hội làm đồ dùng dạy học nhiều năm liền đạt giài ở cấp huyện. Các hội thị của trẻ như: Bé khỏe -thông Minh nhanh có trẻ tham gia ở cấp huyện đạt giải nhì. Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 7 Trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn I, đang xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II. 2.2. Thực trạng vế công tác Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường Mẫu giáo Kim Sơn, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do, căn cứ vào cách Hiệu trưởng làm việc với cấp dưới trong quản lý chúng tôi có thể nhận thấy rằng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Kim Sơn trong thời gian qua có phong cách lãnh đạo dân chủ với mọi người, mọi tình huống quản lý và mọi giai đoạn phát triển của tập thể. Cụ thể như: Hiệu trưởng có lối sống giản dị, hòa đồng, gần gũi với mọi người và biết quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi giáo viên, nhất là giáo viên nữ có con nhỏ, những giáo viên có tuổi cao, giáo viên có sức khỏe yếu và tạo điều kiện cho những giáo viên đang theo học các lớp nâng cao trình độ. Trong công việc, Hiệu trưởng luôn đề cao và phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nòng cốt, phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên và nhân viên, sẵn sàng giao việc và tin tưởng ở sự thành công của mỗi người. Trong công tác, Hiệu trưởng quản lý “theo kế hoạch và phân định rõ trách nhiệm từng bộ phận quản lý và báo cáo”. Với phong cách lãnh đạo này, Hiệu trưởng đã khai thác tối đa các nguồn lực của tập thể và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập thể sư phạm ở ... i đoạn thử việc và những người ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. Khi có sự bất đồng trong tập thể, chia rẽ nội bộ, nhà cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, chỉ huy, sử dụng tối đa quyền lực của mình. Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các giáo viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo. vì nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ. Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ. Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn. Áp dụng kiểu lãnh đạo dân chủ đối với người lớn tuổi, những người có tinh thần hợp tác và có lối sống tập thể. Ba là, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đúng đắn, tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tập thể sư phạm. Muốn làm được điều này Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên phát huy dân chủ để họ thực sự thấy được vị trí vai trò của mình trong tập thể để cống hiến, xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần lắng nghe dư luận quần chúng để phát hiện, nắm bắt,kịp thời giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn cá nhân để tạo nên sự đoàn kết, hòa hợp, gắn bó, thống nhất giữa các thành viên trong tập thể. Để làm tốt điều này trước hết người cán bộ lãnh đạo phải có bản lĩnh vững vàng, công bằng,là trung tâm của sự đoàn kết, có tinh thần đấu tranh Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 13 phê và tự phê cao, thực sự là chỗ dựa tin cậy của tập thể, xứng đáng với trách nhiệm được giao. 3.3. Các hoạt động dự kiến thực hiện đến tháng 5/2019 Thứ nhất, bản thân có kỹ năng vận dụng thành thạo lý luận về phong cách lãnh đạo trong công tác quản lý nhà trường và biến kỹ năng đó thành phẩm chất cá nhân. Đối với giáo viên mới ra trường, áp dụng phong cách lãnh đạo chỉ dẫn và độc đoán vừa giúp giáo viên mới hoàn thành nhiệm vụ và vừa giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ công tác. Đối với giáo viên đã có khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin, cần áp dụng phong cách lãnh đạo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng không giải quyết hộ nhằm tăng cường tính độc lập và sự tự tin của họ trong công tác. Đối với giáo viên có kỹ năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc và có tin thần trách nhiệm cao thì cấn áp dụng phong cách lãnh đạo ủy quyền. Trong trường hợp này, Hiệu trưởng giao nhiệm vụ và mở rộng quyền cho họ tự giải quyết các công việc được giao. Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ra quyết định để làm cơ sở cho việc thực hiện tốt phong cách lãnh đạo dân chủ. Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của tập thể sư phạm. Hiệu trưởng phải thể hiện được năng lực chuyên môn và vai trò lãnh đạo của mình trong tập thể. Hiệu trưởng vừa là thủ trưởng đồng thời cũng vừa là người đồng chí chân thành, người bạn tin cậy, giàu kinh nghiệm sống và công tác, mình vì mọi người, công tâm, dân chủ, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em đồng nghiệp. được tập thể tín nhiệm, có phẩm chất đạo đức trong sáng, sự công tâm, là trung tâm của sự đoàn kết. Trong cuộc sống cần phải tạo cảm giác gần gũi, thân mật, tế nhị , vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Trong lúc lãnh đạo,điều hành công việc cần phải bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng, linh hoạt. Đây là những phẩm chất đạo đức, lối sống Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 14 và năng lực mà mỗi người hiệu trưởng nếu thiếu thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ ba, thường xuyên theo dõi, phân loại và phân công giáo viên đúng trình độ nghiệp vụ, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm để áp dụng đúng đắn các phong cách lãnh đạo theo từng tình huống, từng cá nhân. Hiệu trưởng cần phải xác định được đây là khâu quan trọng trong công tác quản lí. Vì có sắp xếp sử dụng cán bộ, giáo viên, công nhân viên hợp lý mới giúp mọi người phát huy tài năng, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Qua công việc Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, cán bộ, công nhân viên để phân công hợp lý hơn, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển. Bố trí, sử dụng giáo viên theo chuyên trình đô đào tạo và khối lượng công việc. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ cốt cán. Đối với giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn năng lực vững vàng sắp xếp dạy ở những lớp 5 tuổi. Những giáo viên có năng lực, uy tín nên giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ chuyên môn. Quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi người, ưu tiên đến giáo viên nữ có con nhỏ, những giáo viên có tuổi cao, giảm bớt công việc cho những giáo viên đang theo học các lớp nâng chuẩn. Nhiệm vụ xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh trong nhà trường đây là một trong những nhiệm vụ quản lí trường học chủ yếu, song đây lại là công việc hết sức khoa học, tinh tế và nhạy cảm. Vì vậy muốn làm tốt người hiệu trưởng cần vận dụng linh hoạt các biện pháp trên để đạt hiệu quả như mong muốn. Thứ tư, Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi thành viên và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để làm tốt được điều này Hiệu trưởng cần phải phối kết hợp với ban chấp hành công đoàn tìm biện pháp để tăng thêm thu nhập cho giáo viên như xây dựng quỹ tương trợ đoàn viên, làm thủ tục vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho giáo viên tăng gia sản xuất, chăn nuôi cải thiện đời sống. Về phía nhà trường thực hiện việc chi, trả đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên, đảm bảo Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 15 quyền lợi về vật chất như nâng lương đúng kỳ hạn, thanh toán tiền công tác phí, tiền dạy tăng giờ, chế độ nghỉ dưỡng sức, trợ cấp khó khăn, chế độ thai sản, tiền lương... Về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cung cấp đủ cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, ngoài ra nhà trường cần đặt mua thêm các loại báo, tạp chí cho anh chị em tham khảo, học tập. Tổ chức các hoạt động vui chơi giả trí như thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch.... Trong thực tế mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu và nhược điểm của nó tùy vào tính chất công việc, đặc điểm tập thể và từng tình huống cụ thể để vận dung linh hoạt các phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo này bổ sung cho phong cách lãnh đạo kia, ưu điểm của phong cách này khắc phục nhược điểm của phong cách kia. Chúng ta cần hạn chế những nhược điểm và phát triển những ưu điểm của những phong cách đối với từng tình huống cụ thể, đối tượng, hoàn cảnh trong từng thời điểm. 4/ Kết luận và kiến nghị: 4.1. Những nhận định chung về vấn đề nghiên cứu: Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa giáo dục. Chỉ có như thế tổ chức mới đạt được hiệu quả trong giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân viên. Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo bằng cá tính nhân với môi trường, là tập hợp của những phương pháp hay cách thức tác động mà nhà quản lý thường sử dụng để chỉ huy nhân viên , giáo viên thực hiện một nhiệm vụ GDMN hay công việc nào đó. Kết quả của việc vận dụng phong cách lãnh đạo mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên và sự phát triển nói chung của tập thể sư phạm. 4.2. Kiến nghị Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 16 Một là, kiến nghị với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo sớm giải quyết vấn đề nhân sự của nhà trường. Hai là, Nhà nước cần có chế độ phụ cấp hợp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường vì trường có nhiều điểm học. Trà Cú, ngày 5 tháng 7 năm 2018 Người trình bày Thái Thị Hà Nhi Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia. Hà nội, 2005 2. Điều lệ trường mầm non 3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường mầm non. 4. Quản lí chuyên môn ở trường mầm non theo chương trình sách giáo khoa mới (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí Giáo dục mầm non) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên mầm non. 5. Các văn bản chỉ đạo cấp bộ có liên quan đến việc Xây dựng kế hoạch như: thông tư 17- chuẩn hiệu trưởng, Quyết định số 1840/QĐ-BGDĐT, Thông tư 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày15-4-2000, Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 07 tháng 04 năm 2008 6. Kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học BGĐĐT, SGD- ĐT, PGDĐT, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm học 2017-2018, 7. Tài liệu hướng dẫn viết tiểu luận của giảng viên Lê Khánh Vân- Lớp bồi dưỡng CBQLGDMN. Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 18 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non- Phổ Thông tại huyện Trà Cú, khóa học: 2017- 2018, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Lê Khánh Vân. Th.s trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường, là người đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập một cách thuận lợi, các thầy cô luôn bên cạnh để đóng góp, giúp đỡ những thiếu sót những khuyết điểm mà các em mắc phải trong công tác quản lý và đề ra hướng giải quyết tốt nhất để từ đó em nhận đề tài đến khi hoàn thành tiểu luận của mình. Em xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Duy Dương là giáo viên chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng cán bộ Quản lí lớp Mầm non. Cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong Ban giám hiệu, trong trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý để làm đề tài. Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận được hoàn thành nhưng còn nhiều hạn chế. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Người cám ơn Thái Thị Hà Nhi Xây dựng phong cách lãnh đạo ở trường mẫu giáo Kim sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm học 2018-2019 Học viên: Thái Thị Hà Nhi 19
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_phong_cach_lanh_dao_cua_truong_mau_giao_k.pdf