Tiểu luận Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG
TÍN DỤNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay
mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những điều kiện
mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người cho vay số tài sản
kèm theo một số lợi tức.
Thị trường tín dụng nông thôn là nơi diễn ra hoạt động cung – cầu vốn tín dụng
giữa các chủ thể cho vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn.
Thị trường tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động,
cung ứng và giao dịch vốn, tuân thủ Pháp luật nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn
trên thị trường này là các trung gian tài chính: hệ thống Ngân Hàng, Kho bạc,
QTDND, Lực lượng tham gia cầu vốn tín dụng là hộ gia đình, chủ thể SX-KD ở khu
vực nông thôn.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các định chế tín
dụng nông thôn (ĐCTDNT) thuộc khu vực chính thức
1.2.1 Lãi suất
Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân phối lại thu nhập cho
nông dân nghèo ở vùng nông thôn.
Sự ngộ nhận của việc ứng dụng quan him Keynes “lãi suất thấp là cần thiết để
khuyến khích đầu tư vào sản xuất”
Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch từ các ĐcTDNT
đến người mượn và ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của các định chế.
1.2.2 Huy động tiết kiệm
Von Pischke giải thích nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại của ĐCTDNT trong việc
huy động tiết kiệm là do thiếu dịch vụ huy động tiết kiệm tiện lợi ở nông thôn và
nhiều ĐCTDNT tiến hành nâng cao lãi suất nhưng cũng thất bại vì lãi suất danh nghĩa
tăng nhưng lãi suất thực âm
Theo Seibel, nguyên lý của huy động tiết kiệm chứa đựng hai tiên đề: sự hiện hữu của
tiết kiệm, cơ chế kích thích đối với huy động tiết kiệm (lãi suất thực dương, khả năng
sinh lãi). Khả năng tiết kiệm ở vùng NT là có tiềm năng nhưng lại thiếu cơ chế kích
thích đối với huy động tiết kiệm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 1 TIỂU LUẬN Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN 1.1 Một số khái niệm Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức. Thị trường tín dụng nông thôn là nơi diễn ra hoạt động cung – cầu vốn tín dụng giữa các chủ thể cho vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Thị trường tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn, tuân thủ Pháp luật nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn trên thị trường này là các trung gian tài chính: hệ thống Ngân Hàng, Kho bạc, QTDND,Lực lượng tham gia cầu vốn tín dụng là hộ gia đình, chủ thể SX-KD ở khu vực nông thôn. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các định chế tín dụng nông thôn (ĐCTDNT) thuộc khu vực chính thức 1.2.1 Lãi suất Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân phối lại thu nhập cho nông dân nghèo ở vùng nông thôn. Sự ngộ nhận của việc ứng dụng quan him Keynes “lãi suất thấp là cần thiết để khuyến khích đầu tư vào sản xuất” Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch từ các ĐcTDNT đến người mượn và ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của các định chế. 1.2.2 Huy động tiết kiệm Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 3 Von Pischke giải thích nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại của ĐCTDNT trong việc huy động tiết kiệm là do thiếu dịch vụ huy động tiết kiệm tiện lợi ở nông thôn và nhiều ĐCTDNT tiến hành nâng cao lãi suất nhưng cũng thất bại vì lãi suất danh nghĩa tăng nhưng lãi suất thực âm Theo Seibel, nguyên lý của huy động tiết kiệm chứa đựng hai tiên đề: sự hiện hữu của tiết kiệm, cơ chế kích thích đối với huy động tiết kiệm (lãi suất thực dương, khả năng sinh lãi). Khả năng tiết kiệm ở vùng NT là có tiềm năng nhưng lại thiếu cơ chế kích thích đối với huy động tiết kiệm 1.2.3 Cấu trúc tổ chức của ĐCTDNT Cấu trúc tổ chức thích hợp sẽ đóng góp vào sự thành công của các định chế hơn là lãi suất. Một tổ chức thích hợp nên tiến hành như sau: - Đa dạng hóa loại hình sở hữu đối với hệ thống ĐCTDNT - Mỗi loại định chế cần thiết lập theo hệ thống hội nhập dọc - Mật độ của các chi nhánh cơ sở của một ĐCTDNT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động - Đa dạng hóa chức năng dịch vụ của ĐCTDNT 1.2.4 Cơ chế khắc phục vấn đề thông tin không hoàn hảo - Phương pháp trực tiếp: mở rộng nguồn lực đối với việc sàng lọc, kích thích và cưỡng chế người mượn nhằm giảm tỉ lệ nợ quá hạn bằng cách: thu hồi nợ thường xuyên, kích thích trả lại nợ, khuyến khích tiết kiệm - Phương pháp gián tiếp: sử dụng hình thức cho vay theo nhóm, nếu một thành viên trong nhóm không trả được nợ đúng kì hạn, các thành viên khác sẽ bị ảnh hưởng. 1.2.5 Yếu tố ngoại sinh Bao gồm quyền sử dụng đất nông nghiệp làm cho đất có giá trị như tài sản thế chấp và giúp các định chế có thể mở rộng cung tín dụng, môi trường pháp lý giúp giảm bớt chi phí cưỡng chế và cơ sở hạ tầng nông thôn tốt làm thu nhập người dân ổn định, giàm bất cân xứng thông tin, giảm chi phí sàng lọc và rủi ro trong hoạt động cho vay. 1.3 Những đặc điểm cơ bản của thị trường tín dụng nông thôn Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 4 Ta có thể thấy thị trường tín dụng nông thôn là một bộ phận của thị trường tín dụng thông thường. Vì thế ngoài những đặc điểm cơ bản như thị trường tín dụng thông thường ra, nó còn có những đặc điểm khác biệt riêng. Những đặc điểm đó là : - Thị trường tín dụng nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng khách hàng đông đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động vốn, cho vay vốn vừa cản trở quá trình này. Đây là khu vực kinh tế rộng lớn, nhiều tiềm năng, lượng khách hàng cung – cầu vốn tín dụng đông đảo và chuyên về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp khác. Phát triển sẽ thúc đẩy quá trình tiết kiệm và đầu tư. Nhưng chính địa bàn hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn rộng lớn cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn vốn do những món vay nhỏ , lẻ và chi phí giao dịch tăng thêm, làm cho lợi nhuận kinh doanh trên thị trường tín dụng nông thôn thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác. - Chủ thể tham gia hoạt động cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng nông thôn có sự khác biệt so với chủ thể cung- cầu ở các thị trường tài chính khác. Chủ thể cung vốn tín dụng là trung gian tài chính, bao gồm phần lớn các tổ chức tín dụng có mặt hầu hết khu vực nông thôn, song chủ lực cung vốn tín dụng ở địa bàn nông thôn vẫn là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nông dân. Đó chính là những chủ thể gắn bó chặt chẽ với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và cho vay tín dụng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Chủ thể cầu vốn tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các nhà sản xuất, kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp. Chủ thể cầu vốn tín dụng ở nông thôn đa số là những người nghèo, không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng. Trình độ lập dự án kinh doanh cũng như hạch toán kinh doanh còn hạn chế, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng, tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản xuất nhỏđã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sự dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn. Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 5 - Lãi suất trên thị trường tín dụng nông thôn thường đa dạng, phong phú; vừa tuân thủ lãi suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi dẫn tới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng trên thị trường nông thôn không đồng nhất. - Đối tượng vay vốn trên thị trường tín dụng nông thôn đa số là hộ gia đình sản suất nông nghiệp, được phân theo nhiều vùng miền khác nhaudẫn đến số lượng vốn cho vay không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, khoản vốn cho vay phức tạp, rườm rà và nhiều tầng nấc trung gian, lãi suất áp dụng cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớntạo nên sự trì trệ trong toàn hệ thống thị trường tín dụng nông thôn. - Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn không tách rời hoạt động của thị trường tài chính, chịu sự chi phối không chỉ của chính sách tài chính - tiền tệ mà còn bị chi phối của hàng loạt chính sách (chính sách phát triển nông thôn, chính sách đầu tư, chính sách đất đai). Thị trường tín dụng nông thôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. 1.4 Vai trò của định chế tín dụng nông thôn trong bối cảnh Việt Nam Trong giai đoạn 2001-2010, thị trường tài chính nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất – kinh doanh, từng bước nâng cao mức sống cho người nông dân, một số ngân hàng thương mại đã xác định rõ mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, Argibank là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những điểm đáng chú ý trong hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân, nông thôn của Agribank 20 năm qua: - Tăng trưởng liên tục cả về dư nợ, số hộ được vay và chất lượng tín dụng: Tổng tài sản khi mới thành lập năm 1988 là 1.500 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2007 là 325.802 tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD và lớn gấp 220 lần năm 1988. Trong đó 70% tổng dư nợ Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 6 của Agribank dành cho khu vực nông nghiệp.Từ chỗ chỉ có vài nghìn hộ nông dân năm 1991 được vay tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đến nay đã có hơn 10 triệu hộ khách hàng, với trên 70% tổng dư nợ (242.102 tỷ đồng) của Agribank dành cho kinh tế hộ nông dân và nông thôn có quan hệ tín dụng với Agribank. - Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu cầu về vốn. Ngoài sản xuất kinh doanh, hộ nông dân còn được Agribank cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: Xuất khẩu lao động; Mua xe ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà; Khắc phục khó khăn trong sản xuất, đời sống (như thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm) - Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn. - Chất lượng tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng thấp, đến nay là dưới 2%. Hộ nông dân trả nợ tốt, ngay cả khi do có khó khăn được Ngân hàng gia hạn, khoanh nợ, sau đó khi khôi phục và phát triển trở lại, người vay luôn cố gắng trả nợ sòng phẳng như các trường hợp đối với hộ vay trồng cà phê, cao su, dập dịch cúm gà trong những năm qua. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) Thành lập vào ngày 04/10/ 2002, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi với người nghèo đã hỗ trợ vốn cho 10 triệu hộ nghèo, số khách hàng còn dư nợ với NHCSXHVN là 8 triệu, dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/năm vào 2002 đã lên đến 10 triệu đồng năm 2010. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh, bền vững tại 62 huyện nghèo trong cả nước, đã có 144.000 hộ nghèo được vay vốn, dư nợ gần 700 tỷ đồng với lãi suất cho vay bằng 0%. Đến hết năm 2011, tổng dư nợ cho các chương trình tín dụng đạt trên 103 nghìn tỷ đồng, trong đó: Chương trình hộ nghèo, GQVL, HSSV, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 167,... có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả về số tuyệt đối và tương đối. Do đặc điểm riêng có của từng chương trình và đối tượng thụ hưởng, đồng vốn tín dụng của Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 7 NHCSXH phổ biến là từ các thành phố, thị xã "chảy ngược" lên các tỉnh miền núi vùng cao, hải đảo xa xôi, về các cụm dân cư và đồng bào DTTS nghèo trong cả ... t cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tín dụng nông nghiệp của cả nước : - Một bộ phận người dân trình độ quản lý và sử dụng vốn vay thấp, chưa nhận thức đầy đủ về việc có vay, có trả, ít tích luỹ. Nhiều hộ vay đến hạn phải trả nợ Ngân Hàng, đi vay nóng với lãi suất cao, buộc phải dùng vốn tín dụng chính sách để trả nợ vay nóng, tạo ra vòng luẩn quẩn: Mắc nợ ngân hàng, không có vốn sản xuất, nợ chồng nợ. - Hoạt động sản suất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh luôn rình rập, thị thường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định, một số mặt hàng xuất khẩu thì phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới, thêm vào đó, công tác nghiên cứu, dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực này còn yếu nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất. - Thu nhập của các hộ nông dân còn thấp, cùng với việc xử lý quyền sử dụng đất của người nông dân còn có những bất cập, nên việc cho vay các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ gia đình nông thôn là rất hạn chế. - Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai, còn khá phiền hà, làm nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi, và không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Bên cạnh đó, phần lớn người dân ở ĐBSCL cũng như ở các khu vực khác như khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất từ phía người cung cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh, thì khả năng trả nợ ngân hàng của người dân Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 18 cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên các ngân hàng chỉ cho vay nhỏ giọt và vay cầm chừng. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 3.1 Kết luận Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của phần lớn tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như đồng bằng Sông Cửu Long; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần to lớn trong sự phát triển về kinh tế cuả khu vực đồng bằng. Thị trường tín dụng nông thôn là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng của thị trường tài chính cũng như của nền kinh tế thị trường khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, những đóng góp chủ yếu cuả thị trường tín dụng nông thôn trong quá trình phát triển nông nghiệp của khu vực ĐBSCL: - Thị trường tín dụng nông thôn tạo lập các kênh huy động và cung ứng vốn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển năng động và hiệu quả. Ngoài ra, thị trường tín dụng nông thôn còn đóng vai trò quan trọng trong huy động, phân bổ vốn tín dụng đầu tư phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở khu vực đồng bằng, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. - Sự trưởng thành của thị trường tín dụng nông thôn không những tác động trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cuả Đồng bằng Sông cửu Long theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, nâng cao thu nhập và đời sống của hộ nông dân, từng bước xóa đói giảm nghèo. - Nền kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long đã dần khởi sắc và phát triển cùng với thị trường sản phẩm hàng hoá, thị trường và các yếu tố đầu vào cuả sản xuất - Thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò là "cầu nối" giữa các chủ thể có vốn và thừa vốn với các chủ thể thiếu vốn và cần vốn, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 19 đồng bằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bằng theo hướng hiện đại gắn với hội nhập kinh tế quốc tế; - Thị trường tín dụng nông thôn cũng góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở đồng bằng như mạng lưới giao thông, điện, thông tin liên lạc góp phần làm cho đồng bằng ngày càng hiện đại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế , phát triển xã hội văn minh, hiện đại, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, gắn kết chặt chẽ, bảo vệ môi trường sinh thái. Tóm lại, trong thời gian qua, thị trường tín dụng nông thôn đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp; thúc đẩy hình thành thị trường tài chính khu vực ĐBSCL ; đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn; tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên; phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân. Thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn được ngày càng mở rộng. Các hộ nông dân vay vốn được giải quyết nhanh chóng, những thủ tục phiền hà đã giảm bớt, không còn tình trạng phải chờ đợi như những năm trước đây,tạo cơ hội giúp hộ nông dân chủ động thực hiện phương án kinh doanh của mình. Có được bước phát triển trên, có thể nói là do sự hỗ trợ về mặt chính sách, vốn của Chính phủ, của ngân hàng nông nghiệp. Như chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về điều kiện vay vốn, nguồn vốn hỗ trợ cho những rủi ro do hạn hán, mất mùa, lũ lụt, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. 3.2 Hướng phát triển cho thị trường tín dụng nông thôn trong tương lai 3.2.1 Đường lối và chính sách của Chính phủ trong phát triển thị trường tín dụng nông thôn Tổng kết 10 năm thực hiện quyết định 67 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu như cuối năm 1998 (thời điểm trước khi ban hành Quyết định 67), dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ mới Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 20 đạt 34.000 tỷ đồng, thì sau 10 năm dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngành ngân hàng đã tăng gấp gần 9 lần và đạt hơn 292.919 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) và đến 31/5/2010 dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt 315.672 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong 10 năm là 21,78%. Trong năm 2009, cho vay trung và dài hạn chiếm 40%, cho vay ngắn hạn chiếm 60%. Chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn được đảm bảo. Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn được duy trì ở mức thấp, cuối năm 2009 là 2,75%. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tạo ra bước phát triển vượt bậc của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra thị trường hàng hóa trong nông nghiệp với nhiều mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu cao. Cơ cấu kinh tế ở nông thôn từng bước được chuyển dịch, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó cũng có những tồn tại hạn chế khi thực hiện Quyết định 67. Đó là nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn chưa thỏa mãn được hết nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống ở nông thôn. Chính sách cho vay của các ngân hàng theo Quyết định 67 còn có những hạn chế như chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, tiêu thụ sản phẩm vì thế hiệu quả đầu tư còn kém. Triển khai Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị định 41 nêu rõ, ngoài những đối tượng đầu tư theo Quyết định 67, các tổ chức tín dụng được cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn. Nghị định cũng quy định 8 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; mở rộng thêm nhiều đối tượng so với Quyết định 67. Việc các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng các dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn đều được hưởng các chính sách theo Nghị định sẽ có tác động thúc đẩy tích cực việc đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đề tài Thị trường tín dụng nông thôn GVHD: Mai Lê Thúy Vân cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nhóm 2 – K09401 21 Nhờ nghị định mới, việc vận hành cơ chế, chính sách, tài chính của các ngân hàng sẽ thông thoáng hơn và tác động to lớn, tích cực hơn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, giúp họ vươn lên, chủ động làm giàu thuận lợi, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Đây cũng là chính sách hỗ trợ đắc lực cho Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông thôn và bài học cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Tăng cường nguồn vốn vay hỗ trợ do nhu cầu vay vốn hiện nay lớn hơn mức cho vay quy định - Có cơ chế xử lý rủi ro triệt để cho người nghèo vay vốn khi gặp rủi ro bất khả kháng. Điều đó có nghĩa khi các đối tượng vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, tai nạn lao động, thiệt hại về người thì Chính phủ nên xóa nợ cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp tục vươn lên. - Mạng lưới tín dụng cần phải phát triển hơn nữa, đến tận vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước, để giảm chi phí giao dịch cho người dân. Đội ngũ nhân viên của các tổ chức tín dụng cần tư vấn, hướng dẫn cho nông dân cả về các thủ tục vay vốn cũng như phương hướng phát triển kinh tế. - Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích nhiều tổ chức hơn nữa đầu tư trong vấn đề bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp. - Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, đảm bảo hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện. Phải gắn kết giữa thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa với vai trò ngân hàng là cầu nối. - Phát huy ưu điểm các loại hình hợp tác xã tín dụng trong việc khắc phục hiện tượng bất cân xứng thông tin. Người vay sẽ được thẩm định bởi các thành viên trong ban quản lý hợp tác xã. Thông tin địa phương sẽ giúp các hợp tác xã tín dụng ước lượng được rủi ro của người vay cũng như giảm chi phí giao dịch. Hợp tác xã tín dụng cung cấp dịch vụ gửi tiền để huy động các khoản tiết kiệm nhỏ.
File đính kèm:
- tieu_luan_thi_truong_tin_dung_nong_thon_cho_khu_vuc_dong_ban.pdf