Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề xuất một số giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long tại Việt Nam

Năm 2009 sẽ là năm bản lề và cũng là năm cuối cùng để các ngân hàng

Việt Nam có những bước chuẩn bị cần thiết để cạnh tranh với các ngân hàng lớn

của nước ngoài khi thị trường ngân hàng hoàn toàn được mở cửa vào năm 2010.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng khá

cao, đặc biệt ngành ngân hàng trong nước cũng phát triển khá mạnh cả về quy

mô và số lượng, song song đó các loại hình kinh doanh và dịch vụ cũng đa dạng

và phong phú hơn. Tuy nhiên nhìn chung các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều

hạn chế và những mặt hạn chế này sẽ gây ra nhiều bất lợi khi thị trường ngân

hàng hoàn toàn mở cửa. Để khắc phục được những điễm yếu này cần nhiều giải

pháp và chiến lược mang tính cấp bách vì thời gian chuẩn bị cho các ngân hàng

nội địa là không còn nhiều. Một trong những điểm yếu của các ngân hàng Việt

Nam hiện nay đó là công tác marketing. Một khoảng thời gian dài từ trước tới

nay, đa số các ngân hàng nội chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh của

mình mà quên đi hoạt động marketing. Trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO

hiện nay và xu thế mở cửa trong tương lai, cạnh tranh giữa các ngân hàng không

còn dừng lại ở lãi suất, các dịch vụ kèm theo mà thương hiệu ngân hàng sẽ là một

trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong bối cảnh hiện nay và sắp tới thì công

tác marketing là hết sức quan trọng.

Một trong những ngân hàng có những sự chuẩn bị tích cực cho giai đoạn

cạnh tranh khốc liệt sắp tới đó là Kienlong Bank. Một trong những mối quan tâm

hàng đầu hiện nay của Kienlong Bank đó chính là việc xây dựng và quảng bá

thương hiệu của mình, nhằm mục đích cạnh tranh với các ngân hàng hàng đầu

trong nước và các ngân hàng mạnh của nước ngoài. Bài báo cáo sẽ nghiên cứu

thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Kienlong Bank, từ đó

rút ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và năng

lực cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên, bài báo cáo vẫn còn một số mặt hạn

chế khách quan nhất định.

Mục đích: Phân tích hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu của

KienlongBank từ đó rút ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao giá trịthương hiệu đồng thời gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng trong thời

gian sắp tới.

Nguồn số liệu

 Nguồn thứ cấp: những báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của

Kienlong Bank.

 Nguồn sơ cấp: nguồn thông tin tự thu nhập qua báo chí, các trang web của

các tổ chức uy tín

Nội dung nghiên cứu

Bài báo cáo sẽ được trình bày trong 3 chương:

Đầu tiên sẽ là lời mở đầu giới thiệu về sơ lược về đề tài

Chương 1 là cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu

Chương 2 sẽ trình bày phần giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên

Long và trình bày thực trạng hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu của

Kienlong Bank.

Chương 3 rút ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động xây

dựng, phát triển thương hiệu của Kienlong Bank.

Cuối cùng là phần kết luận tổng quát lại toàn bộ kết quả của quá trình thực tập và

nghiên cứu.

pdf 53 trang chauphong 20/08/2022 10820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề xuất một số giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề xuất một số giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long tại Việt Nam

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề xuất một số giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long tại Việt Nam
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG 
VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG TẠI VIỆT NAM 
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Phi Hoàng 
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Uyên Tùng 
 Lớp: ĐHQT1A 
 Khóa: 2005 - 2009 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2009 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý 
thầy cô trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các 
thầy cô của khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em 
những kiến thức quý giá trong suốt 4 năm học. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm 
ơn chân thành nhất đến Th.S Trần Phi Hoàng, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em 
từ lúc hình thành ý tưởng đề tài cho đến khi hoàn tất như ngày hôm nay. Những 
lời hướng dẫn, chỉ dạy của thầy đã giúp em hiểu được những điều thực tế khi làm 
việc từ những chi tiết nhỏ nhất. 
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Ngân hàng Kiên Long. Đặc biệt 
xin chân thành cám ơn các anh chị trong phòng Tổ chức – hành chánh và phòng 
Tiếp thị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại 
Ngân hàng, cũng như tận tình giúp đỡ em về nội dung của bài báo cáo, lý giải 
những vấn đề có liên quan giữa lý luận và thực tiễn một cách thiết thực nhất. 
 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2009 
 NGUYỄN UYÊN TÙNG 
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
 ....................................................................................................... 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 
THƯƠNG HIỆU ...................................................................................... 1 
1.1 Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 1 
1.1.1 Khái niệm về marketing..................................................................... 1 
1.1.2 Khái niệm về marketing ngân hàng ................................................... 1 
1.1.3 Khái niệm về thương hiệu.................................................................. 1 
1.1.4 Các khái niệm khác ........................................................................... 2 
1.1.4.1 Khách hàng ..................................................................................... 2 
1.1.4.2Nhu cầu ........................................................................................... 2 
1.1.4.3 Sản phẩm, dịch vụ ........................... ... ch phải làm lại (chi nhánh ĐakLak) 
Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Khoa Quản trị kinh doanh 
GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng 35 SVTH: Nguyễn Uyên Tùng 
CHƯƠNG 3 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHO HOẠT 
ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 
CỦA NGÂN HÀNG KIÊN LONG 
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
3.1.1. Hoạt động khuyến mãi 
 Đa dạng hóa các chương trình khuyến mãi và tăng thêm số lượng các 
chương trình khuyến mãi. Ngoài các ngày lễ như Quốc tế phụ nữ, dịp kỷ niệm 
ngày thành lập, Ngân hàng nên tổ chức khuyến mãi vào dịp Tết cổ truyền, lễ 
Quốc khánh hay dịp lễ 30/4 Ngân hàng Kiên Long có thể tổ chức chương trình 
khuyến mãi gửi tiền tiết kiệm trúng vàng, xe hơi, xe máy, sổ tiết kiệm có giá 
trị để thu hút tiền gửi nhàn rỗi nhân một dịp nào đó. Trong các dịp Lễ Tết, kỷ 
niệm ngày thành lập của Ngân hàng có thể tặng các sản phẩm thiết thực, có ý 
nghĩa trong đời sống hàng ngày cho khách hàng như áo đi mưa, nón bảo hiểm 
theo đúng hệ thống nhận diện thương hiệu của Ngân hàng vừa gây được cảm tình 
nơi khách hàng, vừa là cách quảng bá thương hiệu Ngân hàng sâu rộng hơn. 
Ngoài ra, Ngân hàng có thể đề ra các hình thức khuyến mãi khác như 
giảm phí, tăng lãi suất, miễn phí một số dịch vụ bổ sung cho các khách hàng thân 
thiết, giao dịch tận nhà cho khách hàng có số tiền giao dịch lớn 
Chương trình khuyến mãi nên tập trung vào những tháng gần cuối năm vì 
đây là giai đoạn các cá nhân, doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn để sản xuất 
kinh doanh. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn ở giai đoạn này sẽ thu hút lượng 
tiền nhàn rỗi trong người dân và chuyển đến những doanh nghiệp, cá nhân đang 
cần nguồn vốn. 
3.1.2. Hoạt động quảng cáo – PR - website 
Ngoài các hình thức quảng cáo truyền thống như trên báo, tạp chí, trên 
truyền hình, Ngân hàng sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến trên internet. 
Quảng cáo trực tuyến có ưu điểm rất lớn là chi phí thấp và có hiệu quả khá cao 
trong hiện tại và tương lai vì hiện nay số lượng người Việt Nam truy cập internet 
thường xuyên là rất lớn (hơn 20 triệu người và không ngừng tăng lên). Ngân 
Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Khoa Quản trị kinh doanh 
GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng 36 SVTH: Nguyễn Uyên Tùng 
hàng có thể đặt các banner trên các báo điện tử hàng đầu Việt Nam như 
Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online hoặc trên các 
diễn đàn chuyên ngành kinh tế hàng đầu Việt Nam như www.diendankinhte.info, 
www.webketoan.com, www.ttvol.com... Một phương pháp quảng cáo trực tuyến 
rất có hiệu quả khác là quảng cáo website Kienlong Bank trên trang web tìm 
kiếm hàng đầu thế giới hiện nay là Google. Đây là một phương thức quảng cáo 
mới, khi khách hàng muốn tìm kiếm thông tin về ngân hàng, tài chính, cho vay, 
lãi suất thì địa chỉ website Ngân hàng Kiên Long sẽ nằm ở vị trí ưu tiên (một 
trong những vị trí đầu tiên khi hiện ra kết quả tìm kiếm), và chi phí mà Ngân 
hàng phải trả sẽ tùy thuộc vào số lần khách hàng nhấn vào địa chỉ trang web của 
Kienlong Bank. Ngoài ra, có thể đặt banner quảng cáo trên website của các đơn 
vị liên kết, đối tác chiến lược như Saigontourist, Đại học kinh tế 
Tăng cường các hình thức quảng cáo phục vụ cho các đợt khuyến mãi của 
Ngân hàng. Ngoài báo, tạp chí, website của Ngân hàng thì có thể đặt các banner 
về hoạt động khuyến mãi trên các báo điện tử như đã nêu ở trên. 
Ngân hàng có thể nghiên cứu và sử dụng một số phương thức quảng cáo 
mới như quảng cáo bên hông xe buýt, xe khách, nhà chờ xe buýt, xe đẩy hành lý 
sân bay Các hình thức quảng cáo mới này có khả năng tiếp cận trực tiếp với 
khách hàng khá cao và có chi phí hợp lý, do đó đạt hiệu quả cao hơn một số 
phương thức quảng cáo kiểu cũ. 
Phương hướng trong năm 2009 là sẽ tập trung quảng bá tại khu vực miền 
Bắc và miền Trung, do đó Ngân hàng nên xem xét đặt panô quảng cáo tại Hà 
Nội, Hải Phòng và tiến hành một số hoạt động PR khác tại hai khu vực này. 
Về hoạt động PR, Ngân hàng nên tăng cường quan hệ với các cơ quan báo 
chí để thực hiện việc quảng bá thông qua các bài viết trên báo, tạp chí chuyên 
ngành hoặc nhật báo thông thường. Trong các bài viết này, có đề cập đến Ngân 
hàng hoặc đăng tải ý kiến của ban lãnh đạo Ngân hàng về một vấn đề nào đó. 
Sức lan tỏa của các bài viết này khá tốt, việc quảng bá đạt được hiệu quả cao hơn 
phương thức quảng cáo truyền thống. 
Tặng lịch cho tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ hoặc có tài 
khoản tại Ngân hàng nhân dịp cuối năm. Theo văn hóa Việt Nam, tờ lịch thường 
được treo trang trọng trong phòng khách, nếu tờ lịch của Ngân hàng Kiên Long 
Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Khoa Quản trị kinh doanh 
GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng 37 SVTH: Nguyễn Uyên Tùng 
được trao tặng cho khách hàng thì chẳng những góp phần củng cố mối quan hệ 
với khách hàng mà còn góp phần quảng bá thương hiệu Ngân hàng một cách hiệu 
quả. 
 Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, các cuộc thi trong nội bộ 
Ngân hàng như thi nấu ăn, thi văn nghệ, thi cắm hoa, các cuộc thi đấu thể dục thể 
thao nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tinh thần đoàn kết trong toàn thể 
nhân viên, tiến tới xây dựng bản sắc văn hóa của Ngân hàng Kiên Long. 
3.1.3. Tài trợ – sự kiện và các hoạt động xã hội 
Các hoạt động xã hội, tài trợ và sự kiện của Ngân hàng Kiên Long nên tập 
trung vào 2 đặc điểm chính của Kiên Long là “Xanh – môi trường” và “Sẵn lòng 
chia sẻ” chứ không nên phân tán. Trong đó chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh 
doanh nghiệp “Xanh” vì đây là hình ảnh của Ngân hàng được xác định ngay từ 
đầu nhưng trong suốt thời gian vừa qua hầu như bị lãng quên. Một số hoạt động 
cụ thể nhằm xây dựng hình ảnh Ngân hàng “Xanh”: 
 Tổ chức cho ban lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Kiên Long tham 
gia trồng rừng, tham gia phong trào Tết trồng cây, tài trợ hoặc phối hợp với các 
ban ngành địa phương trực tiếp trồng cây xanh trên các tuyến đường ở tỉnh/thành 
phố nơi có đặt chi nhánh hoặc dự định đặt chi nhánh trong tương lai. 
 Tổ chức cho nhân viên Ngân hàng tham gia các ngày chủ nhật làm đẹp 
đường phố, tài trợ cho các chương trình truyền thông về môi trường tại các 
tỉnh/thành trong cả nước, nhất là tại các tỉnh có chi nhánh của Ngân hàng. Ví dụ 
như hoạt động “Đi bộ vì môi trường” nhân dịp ngày môi trường thế giới (ngày 05 
tháng 06 hàng năm). 
 Động viên toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng tham gia chiến dịch 
“Giờ trái đất” do WWF (Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên) tổ chức diễn ra mỗi 
năm một lần, tài trợ chi phí để quảng bá chiến dịch “Giờ trái đất” tại Việt Nam. 
 Thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng trên toàn bộ các trụ sở 
chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Kiên Long. Theo đó khuyến khích 
toàn thể nhân viên tắt các thiết bị sử dụng điện trong giờ nghỉ trưa nhằm tiết 
kiệm năng lượng. 
 Đầu tư cho mảng cây xanh, hoa viên tại các trụ sở, chi nhánh và phòng 
giao dịch của Ngân hàng. 
Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Khoa Quản trị kinh doanh 
GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng 38 SVTH: Nguyễn Uyên Tùng 
Ngân hàng có thể kết hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tổ chức 
các chương trình từ thiện, tặng quà cho người nghèo, người già neo đơn, trẻ 
khuyết tật hoặc kịp thời tham gia ủng hộ cứu trợ đồng bào bị thiên tai để thể 
hiện hình ảnh một doanh nghiệp luôn “Sẵn lòng chia sẻ” với tất cả mọi người. 
Ngoài việc tham gia tài trợ chương trình “Chắp cánh ước mơ”, Ngân hàng Kiên 
Long cũng có thể tham gia một số chương trình thực tế mang tính nhân đạo khác. 
Ngân hàng nên có chiến lược riêng và đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc 
tiến và các hoạt động tiếp thị dành riêng cho khu vực miền Bắc và miền Trung 
(tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang) vì thời gian qua vẫn chưa được 
quan tâm đúng mức và các thị trường này hiện đang có tiềm năng phát triển rất 
lớn. 
Ngân hàng nên tham gia tài trợ cho các hoạt động của sinh viên nhiều hơn 
nữa vì chi phí tài trợ cho các hoạt động của sinh viên thường không lớn, tuy 
nhiên hiệu quả thu được sẽ rất cao. Các hoạt động của sinh viên rất đa dạng như 
hội thao toàn trường, khoa, hội diễn văn nghệ, các buổi hội thảo chuyên đề Tài 
trợ cho hoạt động của sinh viên sẽ xây dựng được hình ảnh của Ngân hàng trong 
cộng đồng sinh viên, thu hút các bạn sinh viên giỏi về công tác tại Ngân hàng sau 
này. Có thể liên hệ, hợp tác với các khoa, trường hoặc phòng quan hệ doanh 
nghiệp/hỗ trợ sinh viên của các trường đại học để hiệu quả của các chương trình 
sinh viên, nhất là chương trình sinh viên thực tập được nâng cao. Thông tin về 
chương trình thực tập nếu được quảng bá ngay tại các trường đại học thì hiệu quả 
chương trình sẽ tốt hơn, sức lan tỏa mạnh hơn. 
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát 
triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động marketing, 
thương hiệu nói riêng. Do đó Ngân hàng Kiên Long cần mở rộng và nâng cao 
công tác đào tạo chuyên viên về marketing ngân hàng. Ngân hàng có thể liên kết 
với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung marketing ngân hàng vào giảng 
dạy sâu hơn. Ngoài ra, Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh 
nghiệm trong nội bộ Ngân hàng, mời các chuyên gia marketing giỏi về giảng 
dạy, cử cán bộ có kinh nghiệm về marketing theo học những khóa đào tạo 
chuyên ngành marketing ngân hàng ở nước ngoài. 
PHỤ LỤC 
Một vài hình ảnh về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên 
Long 
Ông Trương Hoàng Lương – Tổng Giám Đốc Ngân hàng thương mại cổ phần 
Kiên Long nhận huân chương lao động hạng Ba. 
Lễ khai trương chi nhánh Sài Gòn ngày 26/07/2007 
Lễ khai trương chi nhánh Đà Nẵng ngày 09/11/2007 
Lễ khai trương Ngân hàng Kiên Long – chi nhánh Cần Thơ ngày 26/10/2007 
Lễ khai trương Ngân hàng Kiên Long – chi nhánh Hải Phòng ngày 22/02/2008 
Ngân hàng Kiên Long – chi nhánh Rạch Giá 
Kienlong Bank tặng quà liên hoan Văn nghệ - thể thao trẻ em thiệt thòi năm 2008 
Kienlong Bank nhận cúp vàng topten Sản phẩm - Dịch vụ uy tín chất lượng - 
thương hiệu Việt hội nhập WTO lần thứ III năm 2008 
Ngày 17/10/2008, Kienlong Bank trao tặng học bổng cho sinh viên Trường cao 
đẳng văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Marketing căn bản, TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 
2006. 
2. Marketing ngân hàng, TS. Trịnh Quốc Trung, Nhà xuất bản Thống Kê – 
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 
3. Nghiên cứu tiếp thị, Trần Xuân Kiêm – Nguyễn Văn Thi, NXB Lao động – 
Xã hội, năm 2006. 
4. Nghiên cứu thị trường, Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, NXB 
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2007. 
5. Những nguyên lý tiếp thị, Philip Kotler, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 
2004. 
6. Quản trị marketing, PGS.TS Vũ Thế Phú, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 
thành phố Hồ Chí Minh. 
7. Quản trị Marketing, Philip Kotler, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 
8. Website www.marketingchienluoc.com 
9. Website www.lantabrand.com 
10. Website www.saga.vn 
Một số luận văn, báo cáo tốt nghiệp của các khóa trước. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_de_xuat_mot_so_giai_phap_cho_con.pdf