Tiểu luận Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Trung học phổ thông Tư thục Ấp Bắc
1.1. Lý do pháp lý
Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong
Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu
là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội". Như vậy cho thấy thập niên 90 Chính phủ đã chú
trọng phát triển CNTT ở nước ta nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác quản lý; tạo ra một sự cải tiến và đổi mới sâu sắc trong các lĩnh vực kinh tế - xã
hội và CNTT phải trở thành một đòn bẩy thúc đẩy công cuộc đổi mới của chúng ta.
Ngày nay, sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung góp
phần rất lớn vào sự phát triển của tất cả các ngành, trong đó có ngành Giáo dục và
Đào tạo.
Ngày 25 tháng 01 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số
117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”;
Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
thực hiện Đề án theo Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
“Triển khai xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục
vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn
ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử,
phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các sở
giáo dục và đào tạo; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai
trò, ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy -
học, nghiên cứu khoa học; biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành
tích tiêu biểu đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành
tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá,
nghiên cứu khoa học.”
Hàng năm các Bộ, ngành, tỉnh đã có những văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý: Chỉ thị của Bộ Giáo dục
và Đào tạo số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học
2017 – 2018 đã nêu “Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công3
nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025; áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến (e-learning),
kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến để tạo thuận lợi cho
nhiều người học tập, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.”
Công văn 4116/BGDĐT-CNTT ngày 08/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018 nêu rõ: “Ứng dụng CNTT
trong các hoạt động điều hành và quản lý; ứng dụng CNTT đổi mới nội dung,
phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT;
bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.”
Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 có nêu “Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp
và cơ sở giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu
quả.”
Công văn số 1120/SGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Tiền Giang về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017
– 2018 có nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học;
tăng cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp
học trực tuyến; triển khai đẩy mạnh e-learning trong giảng dạy và học tập ở các
trường trung học; đẩy mạnh việc phối hợp giữa Sở GDĐT và Viễn thông Tiền
Giang trong việc thực hiện công văn số 1003/SGDĐT-VP ngày 18/8/2017 về việc
phối hợp để triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo từ năm học
2017-2018.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Trung học phổ thông Tư thục Ấp Bắc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tại thành phố Trà Vinh QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TƯ THỤC ẤP BẮC Học viên: Lê Hoàng Giang Đơn vị công tác: Trường THPT Tư thục Ấp Bắc, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. THÁNG 9/2018 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 1 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận ........................................................................... 2 1.1. Lý do pháp lý .............................................................................................. 2 1.2. Lý do về lý luận .......................................................................................... 3 1.3. Lý do thực tiễn ............................................................................................ 4 2. Phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Tư thục Ấp Bắc. ............................................ 6 2.1. Khái quát về trường THPT Tư thục Ấp Bắc. ............................................. 6 2.2. Thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THPT Tư thục Ấp Bắc. .............................................................. 6 2.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và sử dụng CNTT của giáo viên: ......... 6 2.2.2. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng 7 2.3. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Tư thục Ấp Bắc. .............. 8 2.3.1. Những điểm mạnh ............................................................................... 8 2.3.2. Những điểm yếu ................................................................................... 9 2.3.3. Những cơ hội ..................................................................................... 10 2.3.4. Những thách thức .............................................................................. 10 2.4. Kinh nghiệm thực tế của trường THPT Tư thục Ấp Bắc trong công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2017 – 2018. ...................... 10 3. Kế hoạch hành động “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học” tại trường THPT Tư thục Ấp Bắc năm học 2018 - 2019. .................................... 12 4. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 19 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin GDĐT Giáo dục đào tạo THPT Trung học phổ thông CSVC Cơ sở vật chất CBQL Cán bộ quản lý TTCM Tổ trưởng chuyên môn GV Giáo viên 2 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". Như vậy cho thấy thập niên 90 Chính phủ đã chú trọng phát triển CNTT ở nước ta nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý; tạo ra một sự cải tiến và đổi mới sâu sắc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và CNTT phải trở thành một đòn bẩy thúc đẩy công cuộc đổi mới của chúng ta. Ngày nay, sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung góp phần rất lớn vào sự phát triển của tất cả các ngành, trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo. Ngày 25 tháng 01 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”; Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án theo Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Triển khai xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các sở giáo dục và đào tạo; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học; biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.” Hàng năm các Bộ, ngành, tỉnh đã có những văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý: Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 đã nêu “Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công 3 nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; áp dụng mạnh mẽ phương pháp học trực tuyến (e-learning), kết hợp giữa phương pháp học truyền thống với học trực tuyến để tạo thuận lợi cho nhiều người học tập, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.” Công văn 4116/BGDĐT-CNTT ngày 08/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018 nêu rõ: “Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý; ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT; bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.” Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 có nêu “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.” Công văn số 1120/SGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 – 2018 có nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến; triển khai đẩy mạnh e-learning trong giảng dạy và học tập ở các trường trung học; đẩy mạnh việc phối hợp giữa Sở GDĐT và Viễn thông Tiền Giang trong việc thực hiện công văn số 1003/SGDĐT-VP ngày 18/8/2017 về việc phối hợp để triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo từ năm học 2017-2018.” 1.2. Lý do về lý luận - Hàng năm các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành đều có yêu cầu tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, điều đó cho thấy rằng CNTT có vai trò và tầm quan trọng trong thực hiện đổi mới giáo dục, cải tiến phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cũng như các hoạt động giáo dục khác, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một hoạt động trong nhà trường nên là đối tượng quản lý của người Hiệu trưởng. Chúng ta đều biết rằng mọi hoạt động trong nhà trường muốn đi đến thành công đều phải có sự tác động của người quản lý và việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng không ngoại lệ. 4 Hiệu trưởng là người tác động vào việc ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc lập kế hoạch trong đó có việc phân tích tình hình nhà trường về việc ứng dụng CNTT để từ đó xác định mục tiêu cần đạt và đề ra các biện pháp thực hiện mục tiêu đó; Hiệu trưởng bố trí và sắp xếp các nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực đồng thời tạo động lực cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện theo hệ thống các biện pháp đã đề ra như là: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong dạy học; triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó Hiệu trưởng thường xuyên tiến hành khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đó để có hướng điều chỉnh kịp thời những hạn chế thiếu sót; kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp khắc phục kịp thời; đưa ứng dụng CNTT vào tiêu chí cứng trong công tác thi đua, khen thưởng cuối học kỳ và năm học; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chuyên môn, cá nhân có thành tích tiêu biểu, đồng thời nhắc nhở các tổ, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giảng dạy. - Muốn quản lý tốt, đạt được mục tiêu đề ra cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học, Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý mà còn là người dẫn đường, là người thầy trong việc ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong những năm tới đây, trong đó có đổi mới quản lý giáo dục, CNTT không chỉ là công cụ mà còn là tài sản của người quản lý nhà trường. Ngoài việc thực hiện tốt chức năng của nhà quản lý là lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, dẫn đường, để làm thầy về CNTT, Hiệu trưởng phải học và không ngừng tự học để việc ứng dụng CNTT vào nhà trường đạt hiệu quả như mong muốn. 1.3. Lý do thực tiễn CNTT là một chủ đề không bao giờ cũ, nó đã và đang góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các lĩnh vực ngành nghề nói chung và trong đó có giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, để việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả thiết thực thì Hiệu trưởng cần quản lý công tác này. Hiện tại, công tác quản lý ứng dụng CNTT tại trường THPT Tư thục Ấp Bắc còn một số bất cập sau: - Trình độ, nhận thức về vai trò của Hiệu trưởng về CNTT chưa cao. 5 - Những chủ trương, chính sách về CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. - Hiệu trưởng chưa có những kế hoạch cụ thể về ứng dụng CNTT trong nhà trường. - Hiệu trưởng chưa có những giải pháp khi biết trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của giáo viên không đồng đều, thậm chí có người chỉ dùng máy tính với mục đích duy nhất là soạn th ... họp hội đồng sư phạm cuối tháng 8 hoặc tháng 9 (nếu văn bản đến chậm). - Quán triệt đội ngũ CBQL (Hiệu trưởng, TTCM), Công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. - Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Rủi ro, khó khăn - Khoảng thời gian 15/8 – 15/9 có thể văn bản đến chậm nên không kịp triển khai trong họp HĐSP cuối tháng 8. - Có thể còn một số giáo viên chưa quan tâm, chưa thay đổi nhận thức. Hướng khắc phục - Văn bản đến sau phiên họp cuối tháng 8 thì triển khai trong họp giao ban đầu tuần với trưởng các bộ phận, từ đó triển khai lại trong họp tổ chuyên môn lần 1 trong tháng 9. - GV chưa quan tâm hoặc chưa nhận thức thì tiếp tục tuyên truyền lại và đưa vào tiêu chí thi đua, đăng kí chỉ tiêu thi đua đầu năm. 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2018 – 2019. Mục đích/kết quả cần đạt - Làm cơ sở pháp lý để quản lý tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. - Mặt khác nó cho thấy cái nhìn tổng thể, toàn diện về các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; thấy được mối quan hệ, sự 14 tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố từ đó cho phép có những tác động, những điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho việc biến các mục tiêu đề ra thành hiện thực. Người/đơn vị thực hiện Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Người/đơn vị phối hợp (nếu có) Hội đồng trường. Điều kiện thực hiện Từ 25/8 -15/9/2018. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chung xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học; xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: không chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền internet, xây dựng website, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý; xây dựng kế hoạch về con người: kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng phần mềm và qua mạng internet. Trong kế hoạch cần chỉ rõ người hay bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra. Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn khác nên công việc này cần giao cụ thể cho TTCM có trình độ về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học đối với giáo viên. Điều này hết sức quan trọng giúp cho các hoạt động quản lý được triển khai một cách có hiệu quả. - Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ. - Giáo viên lập kế hoạch cá nhân và thực hiện theo kế hoạch của mình. - Hội đồng trường đóng góp ý kiến về ứng dụng CNTT trong dạy học. 15 Rủi ro, khó khăn - Có thể tiết dạy chưa hoàn chỉnh. - Có một số giáo viên gặp khó khăn trong việc sử dụng CNTT. Hướng khắc phục - Tổ chức rút kinh nghiệm. - Cử giáo viên cốt cán, có kinh nghiệm sử dụng CNTT hỗ trợ. 3.3. Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2018 – 2019. Mục đích/kết quả cần đạt Thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Người/đơn vị thực hiện Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Người/đơn vị phối hợp (nếu có) Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên. Điều kiện thực hiện Sau khi triển khai kế hoạch của trường, tổ chuyên môn. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phối hợp với giáo viên thực hiện kế hoạch, đồng thời tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của tổ viên có đúng theo kế hoạch đã đề ra. - Ban chấp hành công đoàn thường xuyên nhắc nhở, động viên công đoàn viên thực hiện tốt sự chỉ đạo của Hiệu trưởng; Đoàn thanh niên nhắc nhở các đoàn viên giáo viên thực hiện tốt kế hoạch. Rủi ro, khó khăn Còn một số giáo viên chưa thực hiện, ngại khó. Hướng khắc phục Hiệu trưởng, công đoàn, đoàn thanh niên động viên, nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời. 3.4. Mua sắm nhỏ, sữa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT. Mục đích/kết quả cần đạt - Trang bị mỗi lớp một cáp kết nối HDMI vì đa số giáo viên sử dụng laptop mới chỉ có cổng HDMI không có cổng vga. - Sữa chữa 2 tivi có màn hình mờ. - Máy vi tính cài microsoft office mới tối thiểu 2010, quét virut toàn bộ các máy. 16 Người/đơn vị thực hiện Hiệu trưởng, tổ trưởng văn phòng, chú Thanh quản lý cơ sở vật chất. Người/đơn vị phối hợp (nếu có) Công ty TNHH thương mại kỹ thuật Thanh Lâm, kế toán, thủ quỹ. Điều kiện thực hiện Dự trù kinh phí thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Hội đồng Quản trị. Cách thức thực hiện Hiệu trưởng giao tổ trưởng văn phòng và chú Thanh phụ trách kiểm tra, báo cáo số lượng hư hỏng đề xuất sữa chữa hoặc thay mới; liên hệ công ty Thanh Lâm hỗ trợ khi cần thiết. Rủi ro, khó khăn Màn hình mờ có thể không sửa chữa được phải mua mới. Hướng khắc phục Dự trù kinh phí mua mới 2 tivi. 3.5. Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT trong năm học 2018 – 2019. Mục đích/kết quả cần đạt Mỗi giáo viên thuộc tổ chuyên môn thực hiện một tiết thao giảng có ứng dụng CNTT, tất cả các giáo viên đều ứng dụng CNTT trong dạy học tối thiểu 30%/tổng số tiết/năm học. Người/đơn vị thực hiện Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Người/đơn vị phối hợp (nếu có) Hiệu trưởng. Điều kiện thực hiện Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019. Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng giao tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch thao giảng 2 đợt/năm. - Giao ban thi đua theo dõi chỉ tiêu đăng kí thi đua về ứng dụng CNTT trong dạy học 30%/tổng số tiết. Rủi ro, khó khăn Một số giáo viên gặp khó khăn trong bài giảng điện tử. Hướng khắc phục Phân công giáo viên cốt cán hỗ trợ giáo viên còn yếu về CNTT trong soạn giảng. 17 3.6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm Mục đích/kết quả cần đạt Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm qua việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. Người/đơn vị thực hiện Tổ trưởng chuyên môn, bộ phân thi đua. Người/đơn vị phối hợp (nếu có) Hiệu trưởng. Điều kiện thực hiện - Kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Đánh giá và rút kinh nghiệm cuối tháng 4/2019 đến đầu tháng 5/2019. Cách thức thực hiện - Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, động viên kịp thời; đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT của giáo viên và rút kinh nghiệm. - Hiệu trưởng đánh giá chung và rút kinh nghiệm cho năm sau. Rủi ro, khó khăn Có nhiều ý kiến tham luận. Hướng khắc phục Tiếp nhận tất cả các ý kiến, điều chỉnh năm sau. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Ứng dụng CNTT vào dạy học là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu từ các nhà quản lý. Quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng. Cũng như các công tác quản lý khác, quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng phải tuân theo quy trình quản lý với đầy đủ các chức năng quản lý về việc lập kế hoạch, chỉ đạo động viên, khuyến khích đối tượng, tổ chức thực hiện đến kiểm tra đánh giá. Với mục đích là nâng cao chất lượng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Tư thục Ấp Bắc, tiểu luận đã dựa trên những cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý việc ứng dụng CNTT tại đơn vị. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học một cách có kế hoạch, có mục đích của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên nhằm thúc đẩy họ tham gia, cộng tác phối hợp để 18 đạt mục tiêu đề ra. Tiểu luận đã đánh giá được thực trạng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Tư thục Ấp Bắc như: thực trạng về cơ sở vật chất, đội ngũ, thực trạng về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Tiểu luận đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thời cơ, thách thức trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận thực tiễn, tiểu luận cũng xây dựng được kế hoạch hành động của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Tư thục Ấp Bắc như sau: - Tăng cường công tác tư tưởng, quán triệt chỉ đạo của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học. - Xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2018 – 2019. - Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2018 – 2019. - Mua sắm nhỏ, sữa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT. - Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT trong năm học 2018 – 2019. - Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm. 4.2. Kiến nghị - Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội: Trong giai đoạn tuyển sinh khó khăn ảnh hưởng đến nguồn tài chính, nhà trường tăng cường tìm kiếm, vận động các nguồn kinh phí từ xã hội hóa giáo dục để phục vụ đầu tư nâng cấp trang thiết bị về CNTT. - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: + Có kế hoạch hướng dẫn cụ thể việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường trung học theo từng giai đoạn cụ thể; + Chỉ đạo các Hiệu trưởng lập kế hoạch chi tiết và riêng biệt cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học; + Có chính sách hỗ trợ đặc thù cho trường loại hình Tư thục, đặc biệt là chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm; + Kiểm tra, đánh giá các tiết dạy có ứng dụng CNTT theo hướng đề cao tính thực tế và hiệu quả trong giảng dạy, tránh hình thức và biểu diễn. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ, Quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 về việc thực hiện Đề án theo Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 4116/BGDĐT-CNTT ngày 08/9/2017 về hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018. 5. UBND tỉnh Tiền Giang, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 24/8/2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, Công văn số 1120/SGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 – 2018. 7. Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, mođule 04, chuyên đề 15.
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_viec_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_da.pdf