Tiểu luận Quản lý hoạt động tổ Sử Địa - Giáo dục công dân theo hướng tiếp cận mô hình SBM tại trường THCS Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
(Bản scan)
1.1 Lý do pháp lý:
Luật giáo dục là cơ sở pháp lý để quản lý nhà trường ở nước ta chuyển sang quản lý lây nhà trường là cơ sở, Điều 14 của Luật giáo dục quy định nguyên tắt quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó nhà nước thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Quy định này được cụ thể hóa ở điều 58 về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường với 3 nội dung:
-Nhà trường có quyền sử dụng nhà giáo và tham gia vào quá trình điều động nhà giáo;
-Nhà trường có quyền huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
-Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biến chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Có thể nói, ở nước ta đã có các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong trường học tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT, Trong trường các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục.
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_hoat_dong_to_su_dia_giao_duc_cong_dan_theo.pdf