Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - Năm học 2018-2019
1.1 Lý do pháp lý
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về dổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 về ban hành
chương trình hành động của chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
trong chương trình hành động của chính phủ có. Đổi mới chương trình giáo dục của
các cấp học và trình độ đào tạo. Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng
tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin
học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo
và ý thức tự học. Rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non bảo đảm mục
tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai chương trình hướng
dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
Căn cứ theo Điều lệ trường Mầm non năm 2008, Điều 16. Quy định Hiệu
trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Đã hoàn thành
chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có
sức khoẻ.
Căn cứ Quyết định số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/7/2011, Điều 6. Tiêu
chuẩn 3, Tiêu chí 9 Quy định Hiệu trưởng trường Mầm non về “Năng lực quản lý
trường mầm non” phải “ b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp
vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.”
Căn cứ công văn số 277/BGDĐT-GDMN, ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020;Trang 2
Căn cứ Kế hoạch số 1253/KH-SGDĐT ngày 23/11/2016 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Kiên Giang về Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm;
giáo dục phát triển ngôn ngữ, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
Căn cứ kế hoạch số: 214 /KH-PGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Phòng
GD &ĐT Vĩnh Thuận về xây dựng Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm; giáo dục pháttriển ngôn ngữ, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Mầm non Kiên Giang 2018 QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VĨNH BÌNH NAM, XÃ VĨNH BÌNH NAM, HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC 2018 - 2019 Học viên: Mai Thị Trang Rạch giá, tháng 08/2018 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành tiểu luận cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường cán bộ 1quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này một cách thuận lợi, các thầy cô luôn bên cạnh để đóng góp, giúp đỡ những thiếu sót những khuyết điểm em mắc phải trong công tác quản lí và đề ra hướng giải quyết tốt nhất để từ đó em có thể hoàn thành tiểu luận của mình. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Trường Cán bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý Mầm non Kiên Giang, cảm ơn sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn em trong suốt quá trình tham gia học tập. Chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam đã cung cấp số liệu trong quá trình nguyên cứu đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Thuận –tỉnh Kiên Giang, đã tạo mọi điều kiện để em được tham gia và hoàn thành lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý Mầm non. Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn để tiểu luận được hoàn thành mang tính khả thi. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong mọi lĩnh vực. Em xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả tiểu luận Mai Thị Trang MỤC LỤC 1.Lý do chọn chủ đề tiểu luậnTrang 1 1.1 Lý do pháp lý Trang 1 1.2 Lý do về lý luận Trang 2 1.3 Lý do thực tiễnTrang 3 2. Phân tích về tình hình thực tế nội dung tiểu luận.. Trang 3 2.1 Khái quát về trường : điều kiện KT-XH, đặc điểm nổi bật Trang 4 2.2 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm học 2018 - 2019 Trang 4 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Trang 5 2.4 Kinh nghiệm thực tế về Quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam.. Trang 7 3. Kế hoạch hành động . Trang 9 4. Kết luận và kiến nghị Trang 13 4.1 Kết luận .Trang 13 4.2 Kiến nghị.. Trang 13 Trang 1 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1 Lý do pháp lý Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về dổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 về ban hành chương trình hành động của chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong chương trình hành động của chính phủ có. Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học. Rà soát, hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục. Căn cứ theo Điều lệ trường Mầm non năm 2008, Điều 16. Quy định Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ. Căn cứ Quyết định số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/7/2011, Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 9 Quy định Hiệu trưởng trường Mầm non về “Năng lực quản lý trường mầm non” phải “ b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.” Căn cứ công văn số 277/BGDĐT-GDMN, ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020; Trang 2 Căn cứ Kế hoạch số 1253/KH-SGDĐT ngày 23/11/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phát triển ngôn ngữ, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Căn cứ kế hoạch số: 214 /KH-PGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Phòng GD &ĐT Vĩnh Thuận về xây dựng Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục pháttriển ngôn ngữ, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 1.2 Lý do lý luận: Khi nói đến thay đổi ta cùng tìm hiểu về sự thay đổi: Sự thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào, là hình thức tồn tại, phổ biến nhất của tất cả các sự vật hiện tượng, thể hiện quá trình vận động và tác động qua lại của sự vật, hiện tượng; Sự thay đổi diễn ra ở nhiều khía cạnh, cả về lượng, về chất và cơ cấu có các dạng thay đổi sau: -Cải tiến (Transform): tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất. -Đổi mới (Innovation): thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật. -Cải cách (Reform): vất bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và triết để hơn so với đổi mới. -Cách mạng (Revolution): sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản. Nội dung thay đổi trong trường Mầm non gồm: Tình hình kinh tế xã hội biến đổi; Môi trường địa phương có sự biến đổi, tác động; Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; Yêu cầu đầu ra của người học; Thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo dục. Sự tăng hay giảm số lượng học sinh, hình thức tuyển sinh, động cơ học tập – rèn luyện; Sự tăng hay giảm chất lượng dạy học, giáo dục và yêu cầu phải nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội; Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thay đổi do thuyên chuyển, hưu trí, nghỉ việc, thay đổi về chất lượng chuyên môn, tinh thần thái độ; Thay đổi về tổ chức: thay đổi cán bộ quản lý, phân cấp quản lý, thay đổi cơ cấu nhân sự, tăng giảm các bộ phận, thay đổi hệ thống văn bản qui Trang 3 định, qui chế của nội bộ; Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới; Thay đổi về đầu tư tài chính của nhà nước cho trường. Có nhiều nội dung thay đổi, sự vận động của giáo dục làm cho mọi thành viên trong giáo dục vận chuyển theo hướng tích cực dần loại bỏ cái cũ thay bằng cái mới có hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để thực hiện cần thực hiện tốt việc đổi mới cần các phương pháp quản lý phù hợp, đó là lý do tôi chọn đề tài quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. 1.3 Lý do thực tiễn: Để đáp ứng được sự phát triển của xã hội hiện nay đòi hỏi giáo dục Mầm non cũng cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tạo ra những thuận lợi là rất cần thiết như: nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, tỷ lệ trẻ ra trường đáp ứng được chuẩn đầu ra của bậc Mầm non và chuẩn đầu vào của tiểu học. Nâng cao vị thế và uy tín của trường đối với các đơn vị trong địa bàn; Thực hiện thành công các kế hoạch do cấp trên giao phó, đáp ứng xu thế giáo dục hiện nay; Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây dưới sự chỉ đạo từ phía các cấp lãnh đạo về đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam đã và đang thay đổi, nắm bắt theo xu hướng này nhưng trong quá trình thay đổi còn gặp các vướng mắc như: Giáo viên chưa hiểu sâu và tầm quan trọng của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm; một số giáo viên vẫn theo lối mòn phương pháp cũ; chất lượng học sinh đầu ra vẫn còn hạn chế ở một số mặt, đa số trẻ máy móc, rập khuôn theo giáo viên, thiếu các kỹ năng đặc vấn đề, thiết phục và thỏa thuận trong các nhóm trẻ; cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học; số giáo viên trên lớp vẫn còn thiếu nhiều, tỷ lệ trẻ trên một lớp khá đông. Nhận thấy những hạn chế của phương pháp cũ nhà trường cần thay đổi để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những con người có đầu óc phản biện, sáng tạo, có khả năng phát huy độc lập và khả năng làm việc nhóm. Vì vậy cần thực hiện quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam.năm học 2018 – 2019. 2. Tình hình thực tế về quản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Bình Nam, Huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm học 2018 - 2019 Trang 4 2.1 Khái quát về trường học đang công tác: điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm nổi bật Trường Mẫu Giáo Vĩnh Bình Nam thuộc huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang, được thành lập từ năm 2004 nằm trên địa bàn xã Vĩnh Bình Nam thuộc vùng sâu, nền kinh tế chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn thâm canh lúa nước sang luân canh 1 vụ tôm 1 vụ lúa, đời sống của nhân dân đang từng bước được cải thiện, xã vừa được đón bằng công nhận đạt xã nông thôn mới vào năm 2018. Song nhận thức của một bộ phận nhỏ của người dân về bật học Mầm non chưa sâu sắc, một số hộ dân còn cho con học nhờ tại các điểm trường tiểu học trong địa bàn xã, một phần trong số đó là do họ ngại về kinh tế do cho con em vào trường mầm non phải đóng học phí, tốn các khoản chi phí đưa đón mà con em họ không được học viết, gửi các điểm lẻ tiểu học vừa gần nhà lại đỡ tốn các khoản. Trong địa bàn xã có một trường mẫu giáo với một điểm chính tại chợ xã và một điểm lẻ nằm trên địa bàn ấp Bình Thành với tổng số 24 trẻ trên 1 lớp. ... 2018 - 2019 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã. Các doanh nghiệp, Máy tính, máy in Bảng danh mục các trang thiết bị cần đầu tư Thông tin, lịch làm việc địa chỉ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm Các công văn, chỉ thị của ngành, địa phương về xây dựng trường học Dựa các văn bản Dựa vào kế hoạch Dựa vào bảng báo giá của các doanh nghiệp Máy tính, máy in hỏng Không thu thập được các số liệu từ các doanh nghiệp về sản phẩm cần trang bị Không lấy được các thông tin, lịch làm việc của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm Các công văn bị thất lạc, không tìm thấy Sửa chữa máy hoặc sử dụng các máy khác từ văn phòng hoặc mượn máy. Tra thông tin các cơ sở khác nhau, yêu cầu nhiều cơ sở cho báo giá để có nhiều thông tin về sản phẩm cần trang bị. Cử đại diện giáo viên địa phương, có uy tín và nhờ sự tham gia từ phía Ủy ban nhân dân khi đến gặp các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Trang 10 chùa trong địa bàn. lấy trẻ làm trung tâm Mượn các công văn từ trường bạn, xin chuyển nhờ mail. 3. Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên, nhân viên trường. Có bản kế hoạch tập huân cho giáo viên mang tính khả thi Phó hiệu trưởng chuyên môn Tổ chuyên môn, Thời gian tập huấn Cán bộ tập huấn Phương tiện tập huấn Chi phí để thực hiện tập huấn Dự kiến thời gian tập huấn Nội dung tập huấn và các phương tiện cần cho việc tập huấn Trùng lịch công tác hoặc tập huấn của cấp huyện Không có cán bộ đủ năng lực để triển khai thực hiện Các trang thiết bị hư hỏng Không có các khoản chi hoặc không còn tiền để chi cho khoản này Dời lịch tập huấn sang thời gian gần nhất có thể. Xin hổ trợ, mời các cán bộ tập huấn có năng lực từ các trường điểm hoặc từ cán bộ Phòng Giáo dục. Kiểm tra các trang thiết bị và mượn các thiết bị từ các trường trong địa bàn. Xin hổ trợ từ xã, các mạnh thường quân trong địa bàn. 4. Tổ chức thực hiện thao giảng, rút kinh nghiệm và trao đổi về kinh nghiệm về dạy lấy trẻ làm trung tâm. Nâng cao hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Mạnh dạn trong thay đổi phương pháp, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp Tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán Giáo viên giảng dạy Giáo viên cốt cán, có chuyên môn vững. Phòng tổ chức có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập. Đủ số lượng trẻ trên lớp. Cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để giáo viên tham khảo Xây dựng kế hoạch thao giảng, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên Giáo viên cốt cán không đủ năng lực triển khai về phương pháp mới. Phòng tổ chức bị hỏng đường điện, không đủ bàn ghế, trang thiết bị. Trẻ không đến lớp đầy đủ, vắng nhiều trẻ trên lớp thực hành thao Mời giảng viên có kinh nghiệm từ các đơn vị trường điểm. Các phòng học đều chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị để đổi phòng. Đổi lớp thực hành thao giảng. Trang 11 giảng. 5. Tổ chức sơ kết có rút kinh nghiệm trong tập thể đánh giá thực trạng và đề ra các biện pháp khắc phục các hạn chế yếu kém mắc phải. Có bản đánh giá chất lượng giảng dạy trong quá trình thay đổi phương pháp mới có mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân, biện pháp để khắc phục. Giáo viên Phó hiệu trưởng chuyên môn, Tổ chuyên môn Có kế hoạch sơ kết rút kinh nghiệm. Có đội ngũ cán bộ kiểm tra có năng lực, hoạt động đánh giá có hiệu quả Dự kiến thời gian Lập kế hoạch kiểm tra, lựa chọn đội ngũ ban kiểm tra hoạt động, triển khai kế hoạch Thời gian sơ kết bị trùng với lịch hoạt động khác. Máy tính, máy in hư hỏng Đội ngũ cán bộ kiểm tra, đánh giá còn yếu về chuyên môn, ngại va chạm. Đổi lịch sơ kết đến thời gian gần nhất có thể. Sửa chửa hoặc mượn máy Thay đổi cán bộ kiểm tra nếu còn, hoặc tập huấn thêm các kỹ năng đánh giá cho cán bộ kiểm tra 6. Tiếp tục thực hiện theo dõi và điều chỉnh các giáo viên chưa quen, chưa áp dụng thành công phương pháp mới, kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ họ trong quá trình thay đổi. Nâng cao chất lượng giảng dạy, đánh giá các mặt phát triển theo chuẩn của độ tuổi. Giáo viên Phó hiệu trưởng chuyên môn, Tổ chuyên môn Giáo viên nắm vững về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn những giáo viên vẫn sử dụng phương pháp cũ. Theo dõi kiểm tra việc thực hiện theo lịch. Đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp có mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng giảng dạy hay không Giáo viên chưa nắm được phương pháp Thiếu một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy. Cán bộ kiểm tra qua loa, chưa chất lượng Tổ chức thao giảng lại, phân công cán bộ giúp đỡ hướng dẫn. Vận động, nhờ phụ huynh để làm các vật liệu từ phế thải, nguyên vật liệu có sản ở địa phương. Giám sát công tác kiểm tra, lập quy chê kiểm tra chặc chẽ. 7. Tổng kết Có được bảng Hiệu Trưởn Phòng tổ chức Dự kiến Không có phòng Tổ chức hoạt động ngoài Trang 12 rút kinh nghiệm và đưa ra các thuận lợi, mặt hạn chế để làm cơ sở cho năm học tới thực hiện tốt hơn. Khen thưởng các giáo viên có thành tích tiêu biểu báo cáo có các số liệu cụ thể làm cơ sở để năm học tới thực hiện có hiệu quả hơn. trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên g ban đại diện Phụ huynh học sinh hội nghị Bản tổng hợp đánh giá từ ban kiểm tra. Bảng đánh giá chất lượng đầu ra của học sinh Bảng nhận xét, góp ý từ ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp Bảng tự nhận xét đánh giá của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Loa, mirô máy tính, thời gian để tổng kết Số lượng và thành phần tham gia hội nghị Dự trù kinh phí để thực hiện hội nghị Ban kiểm tra đánh giá chưa sát thực. Bảng thống kê chưa sát thực tế Phụ huynhh không tham gia nhận xét, góp ý. Giáo viên nhận xét chưa khách quan, trung thực Các thiết bị bị hư, hỏng hoặc cúp điện Không đủ tiền để thực hiện hội nghị trời. Tổng hợp lại kết quả đánh giá, yêu cầu ban kiểm tra làm lại báo cáo Mời đại diện phụ huynh toàn trường nhắc nhở, hổ trợ Xem xét, yêu cầu giáo viên làm lai bản nhận xét mới. Thông báo lịch hội nghị với điện lực hoặc nhờ máy phát điện từ trường tiểu học. Xin hổ trợ từ các mạnh thường quân trong địa bàn Trang 13 4. Kết luận và kiến nghị Trong quá trìnhquản lý đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng mới là rất quan trọng, cấp thiết, vì giáo dục đào tạo ra những con người phục vụ cho xã hội, khi đấ nước phát triển đòi hỏi chất lượng đầu ra của giáo dục cao, con người phải đạt tới tầm cao mới có tư duy sáng tạo, đầu óc phản biện và có một khả năng thích ứng cao đối với những thay đổi của cuộc sống, các phương pháp giáo dục trước đây không chú trọng đến các vấn đề này mà chỉ chủ yếu tạo ra lớp học trò biết vâng lời, lắng nghe một cách máy móc do vậy chất lượng giáo dục đầu ra là những con người có thừa kiến thức nhưng lại thiếu các kỹ năng vì vậy mà giáo dục bị lỗi thời, không thực tế. Thay đổi phương pháp là cơ sở để cho mọi người phấn đấu thực hiện đồng thời định hướng cho nhiệm vụ mới. Một cách quản lý đổi mới trong giáo dục. Trường mầm non là nơi đầu tiên trẻ đến trường và học được rất nhiều điều như cách thức để tự phục vụ, thích nghi với cuộc sống và cung cấp các tri thức tiền khoa học một cách dể hiểu dể nhớ nhất cho trẻ, giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Thay đổi phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu mà giáo dục Mầm non đã và đang hướng tới. Việc thay đổi này không chỉ thực hiện trong một vài ba bữa mà có thể thực hiện được do nhiều nguyên khác nhau. Tình trạng thiếu giáo viên mầm nonn đang diển ra, tỷ lệ trẻ trên lớp khá đông, gây áp lực không hề nhỏ cho người giáo viên, muốn họ dành trọn tâm tư để yêu thương và hết mình vì công cuộc đổi mới là một điều không hề dể dàng, vì thế muốn thay đổi phương pháp trước hết phải giảm áp lực trẻ trên lớp, bổ sung giáo viên trên lớp đồng thời người cán bộ quản lý cần làm cho giáo viên mầm non trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thay đổi để họ tự giác thay đổi lối mòn phương pháp cũ, bên cạnh đó cần cung cấp đầy đủ cho họ về các tư liệu, trang thiết bị để họ yên tâm thì mới phát huy tối đa hiệu quả của nó. Kiến nghị: Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho công tác giảng dạy, cho hoạt động vui chơi của trẻ. Đối với Phòng Giáo Dục Huyện Vĩnh Thuận - Tỉnh Kiên Giang Trang 14 Bổ sung nhiều tài liệu, nội dung phương pháp mới phục vụ cho việc nghiên cứu, thảo luận của giáo viên, chuyên môn các trường trong địa bàn. Tổ chức nhiều lớp tập huấn và chuyên đề của phòng giáo dục để giáo viên học hỏi về phương pháp dạy học mới. Bổ sung kinh phí đầu tư về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường. Xây dựng đề án, bổ sung nhân sự giáo viên Mầm non theo đúng, đủ số cô, số trẻ trên lớp theo quy định. Đối với chính quyền địa phương + Quan tâm, hổ trợ hơn nữa cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 2. Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 về ban hành chương trình hành động của chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 3. Điều lệ trường MN năm 2008 4. công văn số 277/BGDĐT-GDMN, ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 5. Kế hoạch xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, ngày 21 tháng 09 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam (Phan Thị Ngân) *Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của bản thân liên quan đến sự thay đổi này: (1đ) Thể thức trình bày (0,5đ) Nội dung tiểu luận dài từ 8 – 10 trang A4, Font Time New Roman của bộ mã Unicode, cỡ chữ 13 – 13.5, lề trái 3cm, các lề khác 2cm, dòng 1.5 Cấu trúc: Bìa, mục lục, nội dung, phụ lục, tài liệu tham khảo 5. Cách trình bày tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lay_tre_lam_tr.pdf