Tiểu luận Quản lý công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường TH Tiến Hưng B, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
(Bản scan)
1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý:
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bởi lẽ đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Trong trường học, giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Đặc biệt là trong nhà trường hiện nay đã xảy ra một số vụ việc mang tỉnh bạo lực làm suy thoái đạo đức của một số giáo viên, học sinh. Vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm và ban hành nhiều văn bản như:
- Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Trong Nghị định này đã nhận mạnh đến các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường và các biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.
- Công văn số 5727/BGDĐT-CTHSSV, ngày 21/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, chỉ đạo ngành giáo dục địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng tháng, từng học kỷ và năm học về phòng chống bạo lực học đường, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực”; phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để nhà trường và gia đình có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học có nêu các hành vi giáo viên không được làm là: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp và các hành vi học sinh không được làm: Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; Gian dối trong học tập, kiểm tra; Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
- Quyết định số 16/2008/QD-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo” nêu rõ: Giáo viên không được xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.(Điều 6)
- QD1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. Việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong cuộc sống, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
File đính kèm:
- tieu_luan_quan_ly_cong_tac_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_tai.pdf