Tiểu luận Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk

Trong xã hội tiêu dùng, tất cả các loại hàng hoá đều có giá trị sử dụng và có giá trị văn hoá. Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động sáng tạo văn hóa dần dần trở thành hoạt động sản xuất văn hóa, bởi sản phẩm văn hóa muốn được lưu thông rộng rãi trên thị trường phải được nhân bản hàng loạt, phải có các cách thức để phổ cập đến công chúng. Sản phẩm văn hóa vì thế dần trở thành một loại hàng hóa chịu sự chi phối của nhu cầu người tiêu dùng (người đọc, người xem, người thưởng thức...). Kinh doanh văn hóa - nghệ thuật ra đời trong một nền kinh tế thị trường thật sự, do đó việc có thị trường văn hóa là một tất yếu khách quan và tiêu dùng văn hóa là một vấn đề nóng hiện nay mà Việt Nam đang phải đối mặt, hiện trạng nhu cầu văn hóa đang có những hạn chế mang tính “nút thắt” trong lĩnh vực tiêu dùng văn hóa của Việt Nam.

Bản thân thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” ngoài để hoàn thành học phần của mình còn mong được góp một phần nhỏ cho hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk nói riêng và đất nước nói chung

doc 53 trang Minh Tâm 29/03/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk

Tiểu luận Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk
 BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
 TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA Ở 
 THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT – TỈNH ĐĂK LĂK 
 TIỂU LUẬN MÔN HỌC
 KINH TẾ HỌC VĂN HÓA
 Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2015
 1 MỤC LỤC
 Trang
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu khái quát nội dung đề tài...............................................................3
2. Lý do chọn đề tài............................................................................................4
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .................................................6
 3.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................6
 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................6
4. Giới hạn nội dung nghiên cứu........................................................................6
5. Giá trị nghiên cứu ..........................................................................................6
6. Cấu trúc tiểu luận...........................................................................................7
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TIÊU DÙNG VĂN HÓA
1. Khái niệm.......................................................................................................8
2. Lịch sử phát triển .........................................................................................10
 2.1. Lịch sử ra đời của tiêu dùng văn hoá................................................10
 2.2. Sự phát triển của tiêu dùng văn hoá .................................................10
3. Đặc điểm ......................................................................................................12
 3.1. Tính tinh thần trong nội dung tiêu dùng văn hoá .............................12
 3.2. Tính tầng bậc trong năng lực tiêu dùng văn hoá .............................13
 3.3. Tính gia hạn trong thời gian tiêu dùng văn hoá ..............................13
 3.4. Tính thẩm thấu trong tiêu dùng văn hoá ..........................................13
 3.5. Tính xúc tiến văn minh xã hội của tiêu dùng văn hoá ......................13
4. Vai trò ..........................................................................................................14
5. Cơ cấu ..........................................................................................................14
 5.1. Khái niệm .........................................................................................14
 5.2. Phân loại cơ cấu tiêu dùng văn hoá .................................................14
 2 6. Mức độ tiêu dùng văn hoá ...........................................................................14
 6.1. Những quan niệm Mức độ tiêu dùng.................................................15
 6.2. Khái niệm ..........................................................................................15
7. Các xu hướng tiêu dùng văn hoá .................................................................15
 7.1. Bối cảnh ...........................................................................................15
 7.2. Các xu hướng tiêu dùng văn hoá ................................................. 17 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ 
BUÔN MA THUỘT – TỈNH ĐĂK LĂK
1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................18
 1.1. Diện tích .........................................................................................18
 1.2. Vị trí địa lý......................................................................................18
 1.3. Địa thế địa hình ..............................................................................19
 1.4. Thời tiết khí hậu..............................................................................19
 1.5. Tài nguyên ......................................................................................19
2. Đặc điểm xã hội.........................................................................................20
 2.1. Lịch sử hình thành ..........................................................................20
 2.2. Dân số và cơ cấu ............................................................................23
 2.3. Thành phần dân tộc ........................................................................23
 2.4. Những nét văn hóa đặc trưng .........................................................24
 2.5. Đặc điểm kinh tế.............................................................................26
 2.6. Tổ chức hành chính ........................................................................28
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ 
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK
1. Hiện trạng tiêu dùng văn hóa và khả năng cung cấp:................................29
2. Thị trường tiêu dùng:.................................................................................31
3. Phân khúc thị trường tiêu dùng: ................................................................32
4. Đầu tư văn hóa: .........................................................................................33
 4.1. Đầu tư phi sản xuất: .......................................................................33
 4.2. Đầu tư sản xuất: .............................................................................34
 3 CHƯƠNG 4. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIÊU 
ÙNG VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĂN HÓA TẠI THÀNH 
PHỐ BUÔN MA THUỘT
1. Chiến lược phát triển văn hóa................................................................35
 1.1. Điểm mạnh......................................................................................35
 1.2. Điểm yếu:........................................................................................36
 1.3. Cơ hội:............................................................................................37
 1.4. Thách thức:.....................................................................................37
2. Xây dựng thị trường văn hóa: ...................................................................38
 2.1. Triển khai tài nguyên văn hóa:.......................................................38
 2.2. Kiểm soát kinh tế vĩ mô: .................................................................38
3. Chính sách đầu tư:.....................................................................................39
 3.1. Nhân lực: ........................................................................................39
 3.3. Tài chính:........................................................................................40
 3.4. Thời gian: .......................................................................................40
4. Quản lý kinh tế văn hóa: ...........................................................................40
 4.1. Điều tiết kiểm soát cục bộ trong kinh tế .........................................40
 4.2. Điều tiết kiểm soát có tính qui phạm trong công tác lập pháp.......40
 4.3. Điều tiết kiểm soát tính bổ sung, hỗ trợ cho công tác hành chính 41
PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
 4 LỜI MỞ ĐẦU
 Trong xã hội tiêu dùng, tất cả các loại hàng hoá đều có giá trị sử dụng 
và có giá trị văn hoá. Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế 
thị trường, hoạt động sáng tạo văn hóa dần dần trở thành hoạt động sản xuất 
văn hóa, bởi sản phẩm văn hóa muốn được lưu thông rộng rãi trên thị trường 
phải được nhân bản hàng loạt, phải có các cách thức để phổ cập đến công 
chúng. Sản phẩm văn hóa vì thế dần trở thành một loại hàng hóa chịu sự chi 
phối của nhu cầu người tiêu dùng (người đọc, người xem, người thưởng 
thức...). Kinh doanh văn hóa - nghệ thuật ra đời trong một nền kinh tế thị 
trường thật sự, do đó việc có thị trường văn hóa là một tất yếu khách quan và 
tiêu dùng văn hóa là một vấn đề nóng hiện nay mà Việt Nam đang phải đối 
mặt, hiện trạng nhu cầu văn hóa đang có những hạn chế mang tính “nút thắt” 
trong lĩnh vực tiêu dùng văn hóa của Việt Nam.
 Bản thân thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa 
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” ngoài để hoàn 
thành học phần của mình còn mong được góp một phần nhỏ cho hoạt động 
văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk nói riêng và 
đất nước nói chung.
 Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên, Tiến sỹ - Nguyễn 
Tiến Mạnh, người Thầy đã rất tận tình truyền đạt kiến thức về kinh tế văn 
hóa nói chung cũng như tiêu dùng văn hóa nói riêng. Từ đó bản thân nhận ra 
được với thực trạng hoạt động văn hóa ở địa phương mình cũng như ở một 
số địa phương khác trong nước còn hạn chế trong quá trình quản lý cũng 
như thực hiện các chương trình hoạt động về lĩnh vực văn hóa.
 Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các tổ chức như: Trường Đại học 
văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; UBND thành phố Buôn Ma Thuột; Phòng 
Văn hóa thông tin; Trung tâm văn hóa thành phố Buôn Ma Thuột, Chi cục 
 5 thống kê thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện cũng như cung cấp 
tài liệu, tư liệu, thông tin cần thiết cho tôi thực hiện tiểu luận.
 6 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Giới thiệu khái quát nội dung đề tài
 Thị trường văn hóa là nơi diễn ra quá trình tương tác giữa bên cung và 
bên cầu, trong đó các sản phẩm và dịch vụ văn hóa được lưu thông và thực 
hiện tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường. Các vấn đề cốt lõi như 
"sản xuất cái gì", "sản xuất như thế nào", "sản xuất cho ai" đều được thực 
hiện thông qua thị trường. Thị trường văn hóa bao gồm các thành phần 
chính: người sản xuất văn hóa - sản phẩm văn hóa và người tiêu dùng văn 
hóa. Như vậy, hoạt động sáng tạo-sản xuất văn hóa không còn là hoạt động 
cá nhân thuần túy của nghệ sĩ nữa, mà được nối liền với toàn bộ xã hội qua 
trung gian thị trường. Các sản phẩm văn hóa hiện được sản xuất theo kiểu 
công nghiệp với một quy trình khép kín từ đầu vào đến khâu tiêu thụ. Số 
lượng, loại hình sản phẩm văn hóa mang hàm lượng kỹ thuật và công nghệ 
cao ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con người 
trong xã hội hiện đại.
 Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn hóa với phát triển đang là yêu cầu 
bức xúc của tất cả các quốc gia, dân tộc hiện nay, đúng như nhận định của 
F.Mayor - Tổng giám đốc UNESCO : “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục 
tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra 
những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng 
sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”. 
 Nghị quyết T.Ư 9 khóa XI của Đảng đã xác định những nhiệm vụ, giải 
pháp chủ yếu nhằm "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam 
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Ở nước ta đang từng bước 
hình thành một thị trường văn hóa, đòi hỏi cần có sự điều tiết và quản lý của 
Nhà nước, bảo đảm đúng định hướng, phát huy vai trò tích cực của cơ chế 
thị trường và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Vì thế, nhu cầu và hành 
 7 vi tiêu dùng văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân cần được đặc biệt quan tâm, 
nhằm để cung ứng các thương phẩm văn hóa kịp thời và phù hợp với thị 
hiếu trên thị trường văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả cho tuyên truyền 
giáo dục, đồngthời thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa cho phát triển kinh tế 
của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
 2. Lý do chọn đề tài
 Theo đánh giá của UNESCO, giá trị của sản phẩm văn hóa thể hiện 
trong thương mại toàn cầu hiện đã gấp ba lần giá trị cách đây khoảng 20 
năm. Năm 1997, doanh thu của kinh đô điện ảnh Hô-li-út (Mỹ) đã đạt 30 tỷ 
USD. Ở Hồng Công (Trung Quốc), 85% thu nhập quốc dân thu được từ 
nguồn dịch vụ giải trí, truyền hình và quảng cáo. Năm 2007, ở Ca-nađa, 
công nghiệp văn hóa đã đóng góp 46 tỷ USD vào GDP và thu hút 600 nghìn 
lao động.
 Ở nước ta, thông qua Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa XI, về việc ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển 
văn hóa, con người ViệtNam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 
Hội nghị thống nhất nhận định, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung 
ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, tư duy lý luận văn hóa đã có bước phát triển; 
thể chế văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa 
ngày càng được phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc 
được kế thừa và phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình 
thành. Sản phẩm văn học nghệ thuật ngày càng đa dạng; nhiều phong trào 
văn hóa đem lại hiệu quả thiết thực... Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời 
gian tới, Trung ương chỉ rõ phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển quan 
điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị 
quyết Trung ương 5 (khóaVIII), đồng thời nhấn mạnh văn hóa là nền tảng 
tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn nội lực sinh quan trọng 
 8 cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với 
kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn 
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 
 Thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống văn hóa ở nước 
ta những năm gần đây đang diễn ra cực kỳ phong phú, phức tạp, có nhiều 
dấu hiệu và đặc điểm hoàn toàn mới. Sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực 
của cơ chế thị trường ngày càng mạnh và sâu đối với đời sống xã hội và đời 
sống con người, trong đó văn hóa chịu sự tác động trực tiếp hàng ngày, tinh 
vi và phức tạp. Trước tình hình đó toàn bộ công tác quản lý của nhà nước 
đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý văn hóa, cần có sự 
thay đổi, bổ sung, điều chỉnh đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Hòa với 
tình hình chung của toàn thế giới, hiện nay một số nước phát triển xem lĩnh 
vực văn hóa là một ngành kinh tế văn hóa và sáng tạo. Thật vậy, văn hóa 
vừa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển kinh 
tế xã hội, và bản thân văn hóa là một ngành công nghiệp góp phần cho phát 
triển kinh tế của đất nước. Và lĩnh vực tiêu dùng văn hóa là vấn đề quan 
trọng trong nghiên cứu kinh tế văn hóa và ứng dụng vào hoạt động quản lý 
văn hóa, đem lại hiệu quả cho xây dựng và phát triển văn hóa, con người 
Việt Nam, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế. Với thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn 
Ma Thuột chưa được khai thác đồng bộ, nên thị trường văn hóa trên địa bàn 
phát triển theo xu hướng tự cấp, tự túc, tiêu dùng văn hóa dịch vụ, phân 
vùng thị trường Những sản phầm văn hóa của nhà Quản lý văn hóa chỉ 
mang tính tuyên truyền là chính, nên chưa cung ứng cũng như thỏa mãn nhu 
cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm văn hóa đơn điệu chỉ nhằm phục 
vụ, chưa tạo được những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế.
 9 Từ những lý do nêu trên, bản thân chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng 
tiêu dùng văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” 
để làm tiểu luận hết môn, môn “Kinh tế học văn hóa”. Do đề tài “Tiêu dùng 
văn hóa” là một lĩnh vực hoàn toàn mới, tài liệu tham khảo còn hạn chế và 
bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, nên việc thực hiện tiểu 
luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quí thầy 
cô giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý thêm.
 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
 3.1. Cơ sở lý thuyết
 Để thực hiện nghiên cứu đề tài, bản thân dựa trên đường lối, chủ 
trương, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với những tài 
liệu đã được học cũng như các tư liệu từ các cơ quan ban ngành ở địa 
phương, làm cơ sở và kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
 3.2. Phương pháp nghiên cứu
 Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau 
để làm rõ các nội dung nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng 
xuyên suốt tiểu luận, phương pháp thống kê được sử dụng để cung cấp các 
số liệu cần thiết liên quan đến nội dung tiểu luận, phương pháp so sánh, đối 
chiếu để làm rõ thực trạng tiêu dùng văn hóa ở thành phố Buôn Ma Thuột, 
phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng 
trong tiến trình thực hiện luận văn.
 4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
 Tiểu luận này đi nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn 
thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk. Thực trạng tiêu dùng văn hóa rất 
đa dạng và phong phú, bản thân chỉ nghiên cứu tiêu dùng văn hóa theo phân 
vùng dân cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột).
 5. Giá trị nghiên cứu
 10

File đính kèm:

  • doctieu_luan_nghien_cuu_hien_trang_tieu_dung_van_hoa_o_thanh_ph.doc