Tiểu luận Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại trường THCS Nguyễn Văn Luông, Quận 6
(Bản scan)
“Tiên học lễ, hận học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho giáo (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị và là khẩu hiệu hành động của rất nhiều trường học của Việt Nam chúng ta từ trước tới nay. Thế nhưng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và với sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực đã làm cho thế hệ trẻ của chúng ta hiện nay, đang có những biểu hiện lệch lạc, và đi ngược lại với truyền thống quý báu “tôn sư trọng đạo” của cả dân tộc. Sự gia tăng nhanh chóng của tệ nạn xã hội; sự băng hoại đạo đức, lối sống của một số người trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ; sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của thế lực thù địch trong và ngoài nước đang làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục, đảo lộn kỷ cương. phép nước...
Đồng thời, theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao, cùng với nó phải là một môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần, là "cái nôi" nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí huệ và hình thành nhân cách con người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng khẳng định: phải phát triển nhanh nhưng bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, lạc tiêu CHÂN - THIỆN - MỸ là mục đích vươn tới của văn hóa Việt Nam.
File đính kèm:
- tieu_luan_mot_so_bien_phap_xay_dung_van_hoa_nha_truong_tai_t.pdf