Tiểu luận môn Tâm lý học

Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là một vấn dề phức tạp nhất của khoa hoc tâm lí nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung .Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được những vấn đề khác của tâm lí học và của nhiều lĩnh vực đời sống như giáo dục ,y tế.Đó là vì nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lí cuả con nguòi ,của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người .Để hiểu rõ khái niệm nhân cách trong tâm lí học ,trước hết chúng ta cần phân biệt đuọc những khái niệm sau

Cá nhân thuật ngữ này dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng nào đó.Như vậy cá nhân cũng là một thực thể sinh học –xã hội và văn hoá ,nhưng được xét cụ thể ,riêng từng người

Nhân cách khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội ,tâm lí của cá nhân mà thôi .Đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định ,là chủ thể của các quan hệ người-người ,của các hoạt động có ý thức và giao lưu.

Cho tới nay vẫn chưa có một sự diễn đạt thống nhất và được thừa nhận rộng rãi về nhân cách trong khoa học tâm lí

 

doc 10 trang chauphong 6120
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận môn Tâm lý học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận môn Tâm lý học

Tiểu luận môn Tâm lý học
TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ
Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là một vấn dề phức tạp nhất của khoa hoc tâm lí nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung .Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được những vấn đề khác của tâm lí học và của nhiều lĩnh vực đời sống như giáo dục ,y tế...Đó là vì nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lí cuả con nguòi ,của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người .Để hiểu rõ khái niệm nhân cách trong tâm lí học ,trước hết chúng ta cần phân biệt đuọc những khái niệm sau
Cá nhân thuật ngữ này dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng nào đó.Như vậy cá nhân cũng là một thực thể sinh học –xã hội và văn hoá ,nhưng được xét cụ thể ,riêng từng người 
Nhân cách khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội ,tâm lí của cá nhân mà thôi .Đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định ,là chủ thể của các quan hệ người-người ,của các hoạt động có ý thức và giao lưu.
Cho tới nay vẫn chưa có một sự diễn đạt thống nhất và được thừa nhận rộng rãi về nhân cách trong khoa học tâm lí 
Ngay từ những năm 1949,G.Allpỏt đã dẫn ra được tới trên 50 định nghĩa khac nhau về nhân cách trong tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu .Tới hôm nay ,số định nghĩa về nhân cách đã đạt tới mức trên một trăm ,và chắc chắn sẽ còn tiếp tục thêm nữa
Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lí. Đó là thuyết phân tâm của S.Freud,thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler....
Các nhà tâm lí học theo quan điểm mác xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí .Tuy nhiên điều đó không loại trừ việc mỗi khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình ,trong số đó có khoa học tâm lí.Rõ ràng là một người sẽ chỉ trở thành nhân cách khi đã có tâm lí và có ý thức .Dưới đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm lí học theo quan điểm mác –xít được sử dụng rộng rãi 
“Nhân cách làm một cá nhân có ý thức ,chiếm một vị trí nhất định trong xã họi và đang thực hiện mọt vai trò xã họi nhất định “-A.G.Gôvaliôp
“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang qui định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội” –E.V.Sôrôkhôva
Con người vượt ra khỏi giới động vật nhờ lao động và được phát triển trong xã hội ,tham gia giao lưu với những người khác nhờ tiếng nói ,đã trở thành nhân cách –chủ thể của nhận thức và cải tạo tích cực hiện thực” –A.V.Pêtơroopxki ...
Mặc dầu có các định nghĩa khác nhau như treen ,nhưng các nhà tâm lí học mác –xít đều thống nhất với nhau ở những quan điểm sau :nhân cách là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và với bản thân ,nhân cách sinh thành là do hoạt động ,nó có tính xã hội –lịch sử ,muốn hiểu rõ nhân cách cần phải phân biệt nó với các khái niệm “con người “ và “cá nhân| .Cá nhân con người trỏ thành nhân cách là do các hoạt động và giao lưu của nó trong cộng đồng ,trong xã hội ,Khi một cá nhân với tư cách là là thành viên của một cộng đồng nhất định ở một xã hội nhất định ,là chủ thể của các quan hệ xã hội ,của hoạt động ý thức và giao lưu thì được coi là một nhân cách .
Toàn bộ công tác giáo dục của một chế đọ xã hội là nhằm hình thành nên những nhân cách đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển xã hội đó.Qua các phần trên chúng ta đã biết được rằng ,nhân cách không được đẻ ra mà chỉ được hình thành nên.Khoa học tâm lí đã chỉ ra bón nhân tố sau tạo nên con đường nhân cách đó là :giáo dục ,hoạt động giao lưu và nhóm.Bốn nhân tố này nếu đư\ợc tổ chức xây dựng theo một hướng thống nhất và có khoa học thì sẽ tạo ra những nhân cách mà một xã hội đòi hỏi phải có
-Giáo dục :đây là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và phát triển xã hội đó 
+Giáo dục vạch ra chiều hướng hình thành và phát triển nhân cáhc của trẻ em và dẫn dắt trẻ em phát triển theo hướng đó.Điều này được thực hiện thông qua mục tiêu giáo dục và qua sự thực hiện mục tiêu đó của các cơ quan giáo dục trong và ngoài nhà trường
+Giáo dục có thể đưa lại cho trẻ em những yéu tố khác và môi trường tự nhiên hoặc yếu tố bẩm sinh 
+Giáo dục có thể bù đắp cho những thiếu hụt ở một người do bị tật hay bị bệnh nào đó gây ra.
+Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí của một người theo yêu cầu của xã hội
+Giáo dục có thể chuẩn bị cho con người vươn tới tương lai mà với những điều kiện hiện tại mà nó chưa thể có được .
+Giáo dục và dạy học một cách khoa học đảm bảo sự hình thành và phát triển tâm lí ,nhân cách của trẻ em theo hướng tốt đẹp
-Hoạt động chính là nhân tố quyết định trực tiếp việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.Chúng ta biết rằng tâm lí không chỉ biểu hiện trong hoạt đọng ,mà còn hình thành và phát triên bằng hoạt động .Do đó,nhân cách con người chúng ta cũng được hình thành và phát triển bằng hoạt động 
Hoạt động của con người là hoạt động co mục đích và bao giò cũng mang tính tập thể ,tính cộng đồng ,hoạt động của con người bao giờ cũng được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định .Do đó mỗi hoạt động bao giờ cũng đặt ra trược con người những phẩm chất và năng lực nhất định thì mới thực hiện được .Chính trong quá trình tham gia trực tiếp hoạt động đó mà con người hình thành và phát triển được những phẩm chất năng lực này
Từ mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động và nhân cách như thế chúng ta hiểu rằng ,giáo dục muốn đạt được mục đích của mình thì trước hết phải tổ chức cho trẻ em tham gia những hoạt động nhất định 
Nhưng hoạt động của con người luôn mang tính xã hội tính cộng đồng .Vì vậy hoạt động luôn đi với giao lưu .Do đó đương nhiên giao lưu trở thành một nhân tố trong sự hình thành và phát triển nhân cách 
-Giao lưu là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người để trao đổi với nhau những thông tin cần thiết .Giao lưu tạo ra các quan hệ người –người ,các quan hệ xã hội .Nếu với xã hội ,giao lưu là một điều kiện tồn tại và phát triển của nó ,thì đối với cá nhân ,giao lưu cũng có vai trò như thế.Không có sự giao lưu với người khác ,cá nhân không phát trỉên được tâm lí ,ý thức của mình ,không thể trở thành một nhân cách .Sự phát triển của một cá nhân được qui định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ 
Tuỳ từng người mà sử dụng phương tiện gì để giao lưu mà người ta chia ra :giao lưu vật chất ,giao lưu tinh thần ,giao lưu ngôn ngữ ,giao lưu tín hiện
+Giao lưu vật chất diễn ra khi con người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể .
+Giao lưu ngôn ngữ ,ở đây con người sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau.Mỗi tín hiện đều có nghĩa của nó
Giao lưu tín hiệu :giao lưu ngôn ngữ cũng là một loại giao lưu tín hiệu ,nhưng ở đây ,giao lưu tín hiệu được dùng để chỉ những loại tín hiệu khác mà con người ta sử dụng trong giao lưu như cử chỉ điệu bộ .Trong quá trình giao lưu ,con người ta không chỉ nhận thức những người khác ,mà còn nhận thức chính bản thân mình với những cái mò họ nhận ra được ở mình so với những cái họ thấy được ở những người khác.Trong giao lưu ,sự tiếp xúc về mặt tình cảm là rất quan trọng .Và điều đó chỉ có khi mà bản thân những người đối thoại có khả năng hiểu được nhau và đồng cảm với nhau.Đây là tính chất đối lưu của sự tiếp xúc .Nhu cầu giao lưu là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người .Việc thoả mãn nhu cầu giao lưu một cách đúng đắn sẽ làm cho tâm lí ,ý thức con người phát triển ,nhân cách được hình thành 
Nhóm và tập thể : nhân cách con người hình thành trong môi trường xã hội .Nhưng con người lớn lên và trở thành nhân cách không phải đơn thuần trong môi trưỡng xã hội chung chung và trưù tượng .Môi trường xã hội cụ thể ,gần gũi của nó chính là các nhóm và cộng đồng ,là các tập thể mà nó là thành viên.Nhóm là một tập hợp có từ hai người trở lên .Có thể phân loại nhóm theo số lượng người ,trong trường hợp này người ta có thể có nhóm nhỏ và nhóm lớn.Nhóm không chính thức thường hình thành trên cơ sở nhu cầu ,thị hiếu của mọi nhom sviên,và thường không có văn bản rằng buộc .Còn có thể phân biệt nhóm theo mục đích và nội dung hoạt động như:nhóm học tập ,nhóm lao động ...Các nhóm có thể đạt được những trình độ phát triển khác nhau.Một nhóm người thống nhất lại chỉ vì lợi ích riêng nó thì gọi là phường hội .Một nhóm người thống nhất với nhau theo mục đích chung và hoạt động vì tiến bộ xã hội ,lại có tổ chức chặt chẽ thì gọi là tập thể .Các cơ quan ,xí nghiệp ,các lớp học ,các đoàn thể xã hộih ...chính là tập thể 
Hiện nay trong các trường học tập trung vào việc rèn luyện đức cho học sinh với khẩu hiệu “Tiên học lễ ,hậu học văn”.Trong quá trình phát triển kinh tế kéo theo nhiều sự thay đổi trong quan hệ xã hội đặc biệt là đạo đức và nhân cách do dó không chỉ trong nhà trường cần giáo dục nhân cách trong xã hội 

File đính kèm:

  • doctieu_luan_mon_tam_ly_hoc.doc