Tiểu luận Khủng hoảng tài chính năm 2012

1. Tổng quan về thị trường tài chính : * Xung quanh vấn Đề tài chính có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lại, tài chính mang những đặc điểm sau : Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách là phạm trù lịch sử. Tài chính thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thái giá trị. Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó gắn liền với sự ra đời và tồn tại và hoạt động của nhà nước, phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính có hạn nhằm đáp ứng nhu cầu các chủ thể trong nền kinh tế. * Bản chất của tài chính thể hiện ở những khía cạnh sau : Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của nhà nước, của pháp luật, nhưng tài chính không phải là luật lệ tài chính. Luật tài chính là công cụ của nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước. * Trong nền kinh tế các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất tạo nên hệ thống tài chính. Có thể chia hệ thống tài chính làm 2 kênh dẫn vốn : Kênh dẫn vốn qua thị trường tài chính (trực tiếp), kênh dẫn vốn qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng (gián tiếp). Nhờ 2 kênh này mà vốn được lưu chuyển thuận lợi, giảm được rất nhiều chi phí giao dịch giữa hai bên cung và cầu vốn

pdf 37 trang chauphong 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Khủng hoảng tài chính năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Khủng hoảng tài chính năm 2012

Tiểu luận Khủng hoảng tài chính năm 2012
ĐỀ TÀI : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 
2012 
(Financial Crisis). 
GVHD: Hoà Thò Hoàng Minh. SV : Nguyễn Văn Thanh Vi. MSSV : K105041663 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 2 
1. Lí do chọn đề tài : 
Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. 
Nền tài chính của một quốc gia là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển 
của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân 
tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính 
cùng với mức độ mở cửa thương mại - tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi 
quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. 
Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ 
mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn 
thế giới . Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến 
như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina 2001, và 
cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão 
khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . 
Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ đươc tầm quan trọng của việc nghiên cứu khủng 
hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn 
vào liên kết khu vực, hội nhập quốc tế. Đó cũng là động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài nghiên cứu : 
“Khủng hoảng tài chính” (Financial crisis). 
2. Mục đích nghiên cứu : 
Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính trước sự biến 
động phức tạp của nền kinh tế. Tập trung phân tích những nguyên nhân, tác động của khủng hoảng 
tài chính để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế và 
chính sách kinh tế đối ngoại. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 
Phần cơ sở lý luận, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, phân loại, hệ quả và các 
phương pháp dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính. Phần tìm hiểu về 2 cuộc khủng hoảng tài 
chính lớn trên Thế Giới, đề tài sẽ giới thiệu sơ lược về nguyên nhân, tính chất, tác động của nó đến 
toàn bộ nền kinh tế. Phần vận dụng thực tiễn, đề tài sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất 
một số giải pháp cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra do có sự giới hạn nên 
trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu sẽ không đi sâu vào phân tích những vấn đề như : chi tiết về 
đặc điểm của từng loại khủng hoảng tài chính, các loại mô hình khủng hoảng tài chính 
4. Phương pháp nghiên cứu : 
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng 
hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát thực tiễn để khái quát bản 
chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh 
nghiệp, lý thuyết tài chính tiền tệ kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin sưu tầm, tập hợp từ các sách 
báo, tạp chí và các webside có liên quan 
5. Kết cấu của đề tài : 
Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 04 chương : 
Chương I : Lý thuyết về khủng hoảng tài chính. 
Chương II : Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997. 
Chương III : Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008. 
Chương IV : Bài học rút ra cho Việt Nam và các doanh nghiệp. 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 
1. Tổng quan về thị trường tài chính : 
* Xung quanh vấn đề tài chính có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lại, tài chính mang 
những đặc điểm sau : tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có 
những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh 
tế xã hội khách quan đó như tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư 
cách là phạm trù lịch sử. Tài chính thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thái giá trị. Nó là tổng thể các quan hệ 
kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó gắn liền với sự ra 
đời và tồn tại và hoạt động của nhà nước, phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá 
và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính có hạn 
nhằm đáp ứng nhu cầu các chủ thể trong nền kinh tế. 
* Bản chất của tài chính thể hiện ở những khía cạnh sau : tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng 
không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan 
hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành 
và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Tài chính là những quan hệ kinh tế 
chịu sự tác động trực tiếp của nhà nước, của pháp luật, nhưng tài chính không phải là luật lệ tài chính. Luật tài 
chính là công cụ của nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước. 
* Trong nền kinh tế các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau 
trong một thể thống nhất tạo nên hệ thống tài chính. Có thể chia hệ thống tài chính làm 2 kênh dẫn vốn : kênh 
dẫn vốn qua thị trường tài chính (trực tiếp), kênh dẫn vốn qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương 
mại, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng (gián tiếp). Nhờ 2 kênh này mà vốn được lưu chuyển thuận lợi, giảm được 
rất nhiều chi phí giao dịch giữa hai bên cung và cầu vốn. 
2. Khái niệm khủng hoảng tài chính : 
* Khủng hoảng tài chính xảy ra trong các mối quan hệ tài chính và các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. 
Khủng hoảng tài chính nảy sinh khi các mối quan hệ này đạt tới mức thấp có nghĩa là bên cung vốn không 
muốn tài sản tài chính mà mình có cho bên cầu vốn nữa. Và điều này tác động lên các kênh dẫn vốn, làm cho 
nó bị tê liệt không phát huy được tác dụng và do đó sẽ làm sụp đổ hoặc suy yếu các tổ chức, định chế tài chính. 
Các tổ chức định chế tài chính này không bao giờ biệt lập với nhau mà chúng có quan hệ mật thiết, do đó 
khủng hoảng tài chính thường làm sụp đổ hàng loạt tổ chức, định chế, gây thiệt hại to lớn. 
* Khủng hoảng tài chính là vấn đề có liên quan đến một phạm trù, đó là chu kì kinh doanh. Quy luật 
chung của con đường phát triển được miêu tả như đồ thị hình sin. Đó là bất kì một lĩnh vực nào cũng có thời kì 
phát triển rực rỡ, huy hoàng, có lúc ổn định và có thời gian thoái trào. Nghiên cứu kinh tế Mỹ đã chỉ ra rằng 
tiền tệ -tài chính đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chu kì kinh doanh. Mỗi cơn suy thoái trong 
thế kỉ XX đã đứng liền sau một sự suy giảm tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Ngược lại nếu nền kinh tế lâm vào suy 
thoái cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này được giải thích bởi 
quan hệ tài chính có mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. 
 Các khái niệm về khủng hoảng tài chính : 
 Khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ 
của thị trường tài chính mà trong đó những lưa chọn 
bất lợi và tâm lý hoang mang đã trở nên xấu đi, dẫn 
đến hậu quả thị trường tài chính không thể có 
những quỹ hiệu quả cũng như cơ hội đầu tư tốt 
nhất. (Định nghĩa của Mishkin). 
Frederic Mishkin, tác 
giả cuốn sách The 
Economics of Money, 
Banking and Financial 
Markets. 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
 Khủng hoảng tài chính là tình trạng mà trong đó một bộ phận của nền tài chính có những 
khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản thực có trên thị trường gây ảnh hưởng tới các cán cân đầu tư khác, dẫn tới 
sự sụp đổ của không ít công ty tài chính, dẫn tới việc Chính phủ bắt buộc phải có những can thiệp. (Định 
nghĩa của Sundarajan và Balino năm 1991). 
 Khủng hoảng tài chính là việc mất niềm tin vào giá trị của đồng tiền hoặc những tài sản tài 
chính khác khiến cho các nhà đầu tư quốc tế thu hồi quỹ đầu tư của họ ra khỏi quốc gia bị khủng hoảng. 
3. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính : 
Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sau đây : 
- Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền. 
- Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền. 
- Lãi suất tín dụng gia tăng : lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt giảm làm cho hoạt động 
sản xuất kinh doanh bị suy giảm. 
- Hệ thống ngân hàng bị tê liệt. 
- Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng. 
- Các hoạt động kinh tế bọ suy giảm. 
4. Phân loại khủng hoảng tài chính : 
4.1 Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis) : 
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn 
đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo 
vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối. 
4.2 Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) : 
Khủng hoảng ngân hàng rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các cá nhân 
và pháp nhân cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số lương, thời hạn cũng như chùng loại tiền. Ngân hàng có thể 
lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho 
ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng 
hoảng rất dễ lây lan và tạo khủng hoảng cả hệ thống. Trong trường hợp khủng hoảng, các ngân hàng thương 
mại thường có xu hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy 
các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động. 
Dòng người ồ ạt đến rút tiền 
tại ngân hàng Northern 
Rock (Anh) 1 ngày sau khi 
ngân hàng này yêu cầu và 
được tài trợ khẩn cấp từ 
Bank of England do khủng 
hoảng ngân hàng. 
(Nguồn : BBC News) 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
4.3 Khủng hoảng kép (Twin Crisis) : 
Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau. 
4.4 Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis) : 
Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức, vay thương mại) quá nhiều, sử dụng 
không hiệu quả vốn nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ 
thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên). Có nhiều tiêu chí đánh giá khả năng 
thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ giữa nguồn vay 
nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kin ngạch xuất khẩu của quốc gia đó 
trong năm đó hoặc năm trước đó. Bình thương chỉ tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn  ... ợc xây dựng trong thời kì tốc độ tăng 
trưởng kinh tế tương đối cao nhằm trang trải cho hệ thống 
bảo trợ xã hội mạnh hơn khi nền kinh tế bị suy thoái. 
(12) Đảm bảo ổn định trong khi thực hiện chính sách 
mở cửa. 
(5) Hoạch toán độc lập với 
các tập đoàn và các tổng công ty 
nhà nước. 
- Thắt chặt tài khóa làm 
giảm thâm hụt ngân sách. 
Các cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra quá nhiều điểm yếu kém, thiếu 
minh bạch cần phải được cải tổ và khắc phục trong hệ thống tài chính thế giới. Xu 
thế toàn cầu hóa cũng là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế thế giới, cơ hội được 
tạo ra đồng thời với những thách thức là vấn đề cần được nhiều quốc gia xem xét để 
có một chiến lược phát triển hợp lý. Sẽ không dễ dàng một sớm một chiều để thực 
hiện được điều này bởi nó đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp tích cực của Nhà nước, doanh 
nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước cũng như toàn thế giới. 
Phải chăng thế giới sắp bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới? - 
Đó là một câu hỏi mà không ít người đang đề cập tới hiện nay và đang là bài toán 
hóc búa đối với nhiều nhà kinh tế, nhiều quốc gia hiện nay. Dù thế nào đi nữa, 
những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây sẽ là kinh nghiệm 
quý báu để Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới tái cơ cấu, ổn định lại hệ 
thống tài chính quốc tế làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế 
giới trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 34 
(1) Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2009), Các nguyên lý tiền tệ ngân 
hàng và thị trường tài chính. 
(2) Frederic S.Mishkin, dịch giả Nguyễn Văn Ngọc (2011), Tiền tệ, ngân 
hàng và thị trường tài chính. 
(3) Những thời khắc khó khăn của Thế giới,  
(4) 10 horrific economic crises where nations emerged stronger than ever, 
(5) Dow Jones Industrial Average Jan 2006- Nov 2008, 
crisis.net 
(6) UK banking crisis,  
(7) Ngân hàng Mỹ siết chặt qui định cho vay,  
(8) Development of house prices in the US,  
(9) Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra cho Việt Nam, 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 35 
(10) Khủng hoảng tài chính trong khu vực và tác động của nó trước Việt 
Nam,  
(11) Kinh tế toàn cầu và những lỗ hổng,  
(12) Federal Reserve Bank of St Louis, Understanding Subprime 
Mortgage Crisis,  
(13) Financial crisis,  
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................1 
1. Lí do chọn đề tài : .................................................................................................................................. 2 
2. Mục đích nghiên cứu : .......................................................................................................................... 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : .................................................................................................... 2 
4. Phương pháp nghiên cứu : .................................................................................................................. 2 
5. Kết cấu của đề tài : ................................................................................................................................ 2 
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ...................................................3 
1. Tổng quan về thị trường tài chính :.................................................................................................... 3 
2. Khái niệm khủng hoảng tài chính : ..................................................................................................... 3 
3. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính : ................................................................................................ 4 
4. Phân loại khủng hoảng tài chính : ...................................................................................................... 4 
4.1 Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis) : ..................................................................................... 4 
4.2 Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) : ............................................................................... 4 
4.3 Khủng hoảng kép (Twin Crisis) : ................................................................................................ 5 
4.4 Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis) : ................................................................... 5 
4.5 Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market) : ...................................... 5 
4.6 Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn (Crisis of Balance of 
Payment/ Crisis of Current Account/ Crisis of Capital Account) : ...................................................... 5 
4.7 Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản (Crisis of Liquidity) : ............................................. 6 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 36 
4.8 Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis) : .................................................................................. 6 
5. Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính : .......................................................................... 6 
5.1 Nguyên nhân bên ngoài : ............................................................................................................. 6 
5.2 Nguyên nhân bên trong : ............................................................................................................. 7 
6. Hệ quả của khủng hoảng tài chính :.................................................................................................... 7 
7. Các phương pháp dự báo khủng hoảng tài chính : ........................................................................... 8 
7.1 Phương pháp chỉ tiêu : ................................................................................................................. 8 
7.2 Phương pháp dự báo dựa trên các nguy cơ : ............................................................................ 8 
8. Một số phương pháp ngăn ngừa cơ bản : .......................................................................................... 9 
CHƯƠNG II : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997 ................................................ 10 
1. Nguyên nhân : ..................................................................................................................................... 10 
1.1 Nhóm nguyên nhân thứ nhất : Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém của Chính phủ.................. 10 
1.2 Nhóm nguyên nhân thứ hai: Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước. .................................. 11 
1.3 Nhóm nguyên nhân thứ ba : Các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của các nước 
trong khu vực. ......................................................................................................................................... 12 
2. Diễn biến : ........................................................................................................................................... 12 
2.1 Thái Lan – ngòi nổ của cuộc khủng hoảng : ............................................................................. 12 
2.2 Indonesia – Hiệu ứng lan truyền của cuộc khủng hoảng : ..................................................... 13 
2.3 Malaysia : .................................................................................................................................... 14 
2.4 Philippines : ................................................................................................................................ 14 
2.5 Hàn Quốc – Sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế (Chaebol) : .................................................. 14 
2.6 Nhật Bản – Sự sụt giá của đồng Yên : ........................................................................................ 15 
2.7 Trung Quốc – một bức tường thành : ....................................................................................... 16 
2.8 Singapore : .................................................................................................................................. 16 
3. Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 : ............................... 16 
4. Tác động : ............................................................................................................................................ 17 
4.1 Các tác động tiêu cực :................................................................................................................ 17 
4.2 Các tác động tích cực : ................................................................................................................ 17 
CHƯƠNG III : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2008 ........................................................ 18 
1. Nguyên nhân : ..................................................................................................................................... 18 
1.1 Sự suy sụp của thị trường bất động sản - nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất : ........... 18 
1.2 Cho vay dưới chuẩn – nguyên nhân sụp đổ thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng 
tài chính Mỹ : ........................................................................................................................................... 19 
1.3 Mua bán khống : ......................................................................................................................... 20 
1.4 Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ : ............................................................................................... 20 
1.5 Khủng hoảng niềm tin : ............................................................................................................. 20 
2. Diễn biến : ........................................................................................................................................... 21 
Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 
MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 37 
3. Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính Mỹ 2008: ....................................... 27 
4. Tác động : ............................................................................................................................................ 28 
Đối với Hoa Kỳ ........................................................................................................................................ 28 
Đối với thế giới ....................................................................................................................................... 29 
CHƯƠNG III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HAI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI 
CHÍNH VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM .......................................................... 30 
KẾT LUẬN...33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...34 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_khung_hoang_tai_chinh_nam_2012.pdf