Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố Hà Nội

nội dung

chương I. Khái quát chung về quản lý vốn sự nghiệp

có tính chất đầu tư xây dựng

1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong

ngân sách Nhà nước.

1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một khái niệm thuộc

phạm vi chi NSNN. Để có được hình dung rõ ràng về vốn sự nghiệp có tính

chất đầu tư xây dựng, trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm và nội dung

của chi NSNN.

1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của CNSNN

Theo luật NSNN năm 2002, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà

nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện

trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

NSNN có hai nội dung lớn là thu NSNN và chi NSNN, Nhà nước thông

qua thu nhập để tạo lập quỹ tài chính – tiền tệ của mình. Nguồn thu chủ yếu

của NSNN là thuế. Chi NSNN được hiểu là quá trình phân phối và sử dụng

quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ

kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. Nội dung chi NSNN rất phong phú và

thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiên

cứu và quản lý.

Theo tính chất phát sinh của các khoản chi, chi NSNN bao gồm chi

thường xuyên và chi không thường xuyên.

Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ và

chi tiêu dùng.Luận văn cuối khoá Học viện tài chính

NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 8

Theo phương thức chi tiêu, chi NSNN được bao gồm chi thanh toán và

chi chuyển giao.

Theo nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, chi NSNN bao gồm:

1- Chi đầu tư phát triển: là khoản chi phát sinh không thường xuyên có

tính định hướng cao nhằm mục tiêu: xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và phát

triển kinh tế.

2- Chi thường xuyên: là khoản chi phát sinh thường xuyên liên tục, định

kỳ hàng năm nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị HCSN: đảm

bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

4- Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.

5- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

6- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng (theo khoản 3 điều 8, Luật Ngân sách Nhà nước)

7- Chi bổ sung cho Ngân sách địa phương.

9- Chi chuyển nguồn từ Ngân sách Trung Ương năm trước sang Ngân

sách Trung Ương năm sau.

Trong hoạt động của các cơ quan HCSN, chi của các đơn vị bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên (chi cho người lao động, Chi quản lý hành

chính, Chi hoạt động nghiệp vụ, Chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định, Chi

hoạt động thường xuyên khác).

- Chi hoạt động không thường xuyên (Chi thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học, Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng, Chi thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia, Chi thực hiện tinh giảm biên chế, Chi đầu tư XDCB,

mua sắm thiết bị, Chi khác).

pdf 67 trang chauphong 20/08/2022 10360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố Hà Nội

Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố Hà Nội
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 4 
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA 
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự 
nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, 
Ngành của thành phố Hà Nội 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 5 
Lời nói đầu 
Trong những năm gần đây, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thực trạng 
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là một 
trong những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài 
ngành. Điều này rất dễ hiểu do tầm quan trọng của loại vốn này đối với sự 
phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất 
nước, do tỷ trọng lớn của vốn trong tổng chi ngân sách Nhà nước cũng như do 
những hạn chế lớn còn tồn tại trong việc quản lý vốn. Tuy nhiên, xuất phát từ 
yêu cầu phân công, phân cấp quản lý, chi ngân sách Nhà nước của Việt Nam 
còn có một loại vốn cũng mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản nhưng lại 
được quản lý như một loạivốn riêng. Đó là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 
xây dựng. 
Hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng 
không lớn trong chi hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hà nội 
nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì và răng cường hiệu quả công 
việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác quản lý, sử dụng 
vốn trong thời gian qua cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy vậy, 
thực tế triển khai công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 
theo chính sách chế độ của Nhà nước hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn, 
hạn chế, đòi hỏi phải có những nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn nhằm 
đưa ra các biện pháp sửa đổi, hoàn thiện công tác quản lý để gia tăng hiệu quả 
quản lý và sử dụng vốn. 
Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn luận văn “Các giải pháp 
tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các 
Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội” thực hiện hai mục tiêu chính: 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 6 
Thứ nhất, xác định vị trí của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng 
trong chi ngân sách Nhà nước, so sánh tương quan với vốn xây dựng cơ bản 
và các khoản chi khác thuộc chi ngân sách. 
Thứ hai, đánh giá những điều đã làm được và những hạn chế còn tồn tại 
trong việc quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, 
Ban, Ngành thuộc thành phố trong những năm gần đây nhằm đưa ra một số 
kiến nghị, giải pháp để khắc phục hạn chế, tăng cường hiệu quả công tác quản 
lý. 
Nội dung của luận văn gồm 3 chương: 
Chương I: Khái quát chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính 
chất đầu tư xây dựng. 
ChươngII: Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu 
tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội. 
Chương III: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp 
có tính chất đầu tư xây dựng. 
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm giúp 
đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập Phạm Văn Khoan và các cô chú, 
anh chị của Phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp cùng các phòng ban 
khác của Sở Tài chính Hà nội. 
Em xin chân thành cảm ơn. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 7 
nội dung 
chương I. Khái quát chung về quản lý vốn sự nghiệp 
có tính chất đầu tư xây dựng 
1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong 
ngân sách Nhà nước. 
1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một khái niệm thuộc 
phạm vi chi NSNN. Để có được hình dung rõ ràng về vốn sự nghiệp có tính 
chất đầu tư xây dựng, trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm và nội dung 
của chi NSNN. 
1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của CNSNN 
Theo luật NSNN năm 2002, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà 
nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện 
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 
NSNN có hai nội dung lớn là thu NSNN và chi NSNN, Nhà nước thông 
qua thu nhập để tạo lập quỹ tài chính – tiền tệ của mình. Nguồn thu chủ yếu 
của NSNN là thuế. Chi NSNN được hiểu là quá trình phân phối và sử dụng 
quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ 
kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. Nội dung chi NSNN rất phong phú và 
thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiên 
cứu và quản lý. 
Theo tính chất phát sinh của các khoản chi, chi NSNN bao gồm chi 
thường xuyên và chi không thường xuyên. 
Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ và 
chi tiêu dùng. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 8 
Theo phương thức chi tiêu, chi NSNN được bao gồm chi thanh toán và 
chi chuyển giao. 
Theo nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, chi NSNN bao gồm: 
1- Chi đầu tư phát triển: là khoản chi phát sinh không thường xuyên có 
tính định hướng cao nhằm mục tiêu: xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và phát 
triển kinh tế. 
2- Chi thường xuyên: là khoản chi phát sinh thường xuyên liên tục, định 
kỳ hàng năm nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị HCSN: đảm 
bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. 
3- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. 
4- Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài. 
5- Chi cho vay theo quy định của pháp luật. 
6- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ 
tầng (theo khoản 3 điều 8, Luật Ngân sách Nhà nước) 
7- Chi bổ sung cho Ngân sách địa phương. 
9- Chi chuyển nguồn từ Ngân sách Trung Ương năm trước sang Ngân 
sách Trung Ương năm sau. 
Trong hoạt động của các cơ quan HCSN, chi của các đơn vị bao gồm: 
- Chi hoạt động thường xuyên (chi cho người lao động, Chi quản lý hành 
chính, Chi hoạt động nghiệp vụ, Chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định, Chi 
hoạt động thường xuyên khác). 
- Chi hoạt động không thường xuyên (Chi thực hiện đề tài nghiên cứu 
khoa học, Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng, Chi thực hiện chương 
trình mục tiêu quốc gia, Chi thực hiện tinh giảm biên chế, Chi đầu tư XDCB, 
mua sắm thiết bị, Chi khác). 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 9 
Các khoản chi trên được lấy từ hai nguồn chính là kinh phí Nhà nước 
cấp và nguồn thu để lại. Kinh phí Nhà nước cấp cho các đơn vị được ghi vào 
chi NSNN. Số thu đơn vị nộp Ngân sách được ghi vào thu NSNN. 
1.1.1.2 Khái niệm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là vốn từ nguồn NSNN cấp 
cho các đơn vị HCSN để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật 
chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc 
xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan 
đơn vị HCSN). 
Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi “lưỡng 
tính” vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên. 
Mang tính không thường xuyên vì chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ 
sỏ vật chất của các đơn vị HCSN không phải là khoản chi ổn định, đều đặn 
hàng năm như chi cho con người, chi quản lý hành chính. Tuy nhiên, vì nó là 
khoản chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp, 
không phải là khoản chi xây dựng những cơ sở hạ tầng then chốt như đầu tư 
XDCB nên trong tổng hợp chi NSNN, nó được xếp vào chi thường xuyên. 
Một loại chi Ngân sách có thể có nhiều nguồn chi khác nhau. Nhưng một 
loại vốn Ngân sách chỉ được dùng cho loại chi đã xác định của nó. Theo quy 
định hiện nay, chỉ những dự án sửa chữa cải tạo. mở rộng, nâng cấp có giá trị 
từ 20 triệu đồng trở lên mới được bố trí danh mục riêng để chi vốn sự nghiệp 
có tính chất đầu tư xây dựng. Với các dự án dưới 20 triệu đồng đơn vị phải tự 
sắp xếp nhiệm vụ chi hoặc phải chi bằng nguồn khác. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản là vốn đầu tư, do 
dùng để lại chi thường xuyên của các đơn vị HCSN nên được gọi là vốn sự 
nghiệp. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng không phải là một khái niệm 
cơ bản trong lý thuyết về tài chính công mà là một khái niệm được đặt ra xuất 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 10
phát từ yêu cầu quản lý và phân cấp quản lý Ngân sách. Tại cơ quan tài chính 
luôn có bộ phận chuyên trách quản lý cấp phát các khoản chi HCSN. Bộ phận 
này nắm chắc tình hình chi Ngân sách thực tế của đơn vị. Khoản chi sửa chữa, 
cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị HCSN được 
bố trí nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và quản lý cấp phát 
chung với các khoản chi thường xuyên khác, vì vậy, cơ quan quản lý dễ theo 
dõi tình hình chi Ngân sách của các đơn vị đồng thời bố trí kế hoạch chi phù 
hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ được giao của đơn vị. 
“Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng” được dùng để chi cho việc 
sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có của các đơn vị 
HCSN, nhằm duy trì hoặc tăng cường chức năng hoạt động của các cơ sở vật 
chất này. Không được dùng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây 
dựng để đầu tư xây dựng mới, trừ việc sử dụng mới các hạng mục công trình 
trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị HCSN. Các dự án xây dựng 
mới phải xin khinh phí từ nguồn vốn đầu tư XDCB. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thường có quy mô nhỏ, chỉ 
bao gồm các dự án nhóm B, C và cũng chỉ giới hạn mức vốn từ 20 triệu lên 
đến mức vốn hợp lý dành cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Bản thân 
vốn sự nghiệp có tính đầu tư xây dựng là một bộ phận của chi thường xuyên 
mà chi thường xuyên lại là một bộ phận của tổng chi NSNN. Tỷ trọng chi vốn 
sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong chi thường xuyên HCSN cũng 
không cao. Vì vây, trong tổng chi NSNN, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 
xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kể. 
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được phân cấp quản lý về 
đến cấp huyện, tức là, Ngân sách quận, huyện được Ngân sách tỉnh, thành phố 
bố trí cho một khoản vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và UBND 
quận, huyện được UBND tỉnh, thành phố phân cấp quyết định đầu tư với các 
dự án thuộc phạm vi này. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 11
1.1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây 
dựng. 
Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là các cơ 
quan, đơn vị HCSN, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – 
nghề nghiệp. 
Cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp 
có chức năng quản lý Nhà nước dối với viẹc chấp hành luật pháp và chỉ đạo 
thực hiện các chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan này được 
NSNN đảm bảo 100% kinh phí hoạt động. 
 ... àn thành nhiệm vụ học tập vừa hoàn thành nhiệm vụ công 
tác được giao. 
Đối với chất lượng cán bộ công chức, bên cạnh yêu cầu về kỹ năng 
nghiệp vụ chuyên môn, còn cần có kỹ năng sử dụng vi tính, trình độ ngoại 
ngữ, trình độ hiểu biết xã hội để phù hợp với xu thế giao lưu, mở cửa, hội 
nhập quốc tế hiện nay. 
Để tăng cường sự tự giác của cán bộ trong việc nâng cao chất lượng 
chuyên môn, hàng năm cơ quan sử dụng nguồn nhân sự có thể tổ chức thi 
kiểm tra nghiệp vụ định kì và có chế độ khen thưởng thích hợp. 
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách hiện tại. 
Hiện nay có rất nhiều băn bản sử dụng trong quản lý vốn sự nghiệp có 
tính chất đầu tư xây dựng. Tuy nhiên vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây 
dựng quy định chung trong các văn bản cùng với vốn đầu tư XDCB trong khi 
hai loại vốn này có những điểm khác nhau về quản lý. Vì vậy, gây ra khó 
khăn trong việc phân tích xem công tác quản lý có phù hợp với quy định về 
quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD hay không hay là chỉ đúng với 
quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nói chung. Đồng thời việc này cũng 
gây khó khăn cho việc vận dụng văn bản vào thực tế quản lý. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 65
Các văn bản dùng trong quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD 
hiện hành phần lớn mới được ban hành hoặc sửa đổi trong các năm 1999; 
2000;2002;2003 nên tương đối đầy đủ, cụ thể và sát với thực tế. Tuy nhiên, 
cũng do mới ban hành nên nhiều cơ quan, đơn vị chưa nắm được. Vì vậy, cơ 
quan quản lý một mặt phải hướng dẫn chi tiết cáchvận dụng quy định, đồng 
thời trong quá trình quản lý phỉa nắm bắt thông tin phản hồi từ các cơ quan, 
đơn vị để tìm ra những điểm chưa phù hợpm chưa đầy đủ, từ đó sửa đổi, bổ 
sung hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực 
tế yêu cầu quản lý. 
Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là các cán bộ quản lý phải 
nắm vững được các chế độ chính sách hiện hành. Các cơ quan quản lý phải 
thực hiện tốt việc thông tin lẫn nhau và với các cơ quan, đơn vị là đối tượng bị 
quản lý. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung hệ thống chế độ chính sách không 
thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý cấp thành phố mà phụ thuộc vào 
bộ phận xây dựng chính sách của cấp Bộ, cấp Chính phủ và Quốc hội. Cơ 
quan quản lý cấp dưới chỉ có thể làm tốt việc cố vấn và cung cấo thông tin 
cho bộ phận xây dựng chính sách này. 
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính 
chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà nội. 
 Vơi Chính Phủ, Bộ Tài chính: cần có những quy định phân biệt rõ hơn 
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD và vốn đầu tư XDCB. Vì quản lý hai 
loại vốn này có nhiều điểm tương đồng nên để dễ tra cứu (và tiết kiệm) vẫn 
nên duy trì việc quy định chung cả hai loại vốn trong một văn bản. Tuy nhiên, 
trong ác quy định cần nêu rõ khái niệm và phạm vi của các loại vốn này, xác 
định cụ thể quy mô dự án, nội dung dự án được phép sử dụng vốn, nêu rõ 
phương thức quản lý và thẩm quyển quản lýđối với hai loại vốn này (các văn 
bản hiện nay chưa có phần này hoặc mới chỉ đề cập hết sức sơ lược chung 
chung, nhất là đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD). 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 66
Với Bộ Tài chính: 
- Đối với những dự án xây dựng mới có quy mô vốn nhỏ dưới 1 tỷ đồng 
và việc xây dựng mới này phù hợp với quy hoạch xây dựng của Thành phố thì 
cho phép sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng để chủ 
động hơn trong việc bố trí vốn đầu tư. 
- Quy định về chế độ khen thưởngđối với đơn vị thực hiện tốt và trong 
mức độ những sai sót chưa nghiêm trọng, đưa ra những chế tài xử phạt về 
hành chính và tài chính đối với những đơn vị làm sai chế độ chính sách có 
dấu hiệu lợi dụng, tham ô. 
- Nhanh chóng xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện các luật, 
Nghị định mới của chính phủ và Quốc hội. Khi ban hành, sửa đổi các văn bản 
gây khó khăn tiến hành đồng bộm, tránh tình trạng liên tục sửa đổi các văn 
bản gây khó khăn cho công tác thực hiện và tra tìm văn bản mới nhất (có hiệu 
lực cao hơn văn bản cũ). Việc xây dựng đồng bộ văn bản cũng giúp cho công 
tác quản lý được đồng bộ, có hiệu lực cao vì hệ thống văn bản quản lý đủ 
mạnh, phù hợp với nhau và với thực tiễn. 
Đối với UBND Thành Phố, Sở kế hoạch -đầu tư, Sở xây dựng; cần đẩy 
nhanh tiến độ các khâu thẩm định và phê duyệ để Sở Tài chính kịp thời bố trí 
các khoản chi theo đúng thời hạn lập dự toán ngân sách. 
Đối với UBND thành phố, các Sở, các cơ quan quản lý có liên quan: tích 
cực phối hợp với cơ quan tài chính kiểm tra, đôn đốc công tác lập dự toán, 
thực hiện dự toán và quyết toán công trình của các đơn vị thuộc quyền quản 
lý. Hỗ trợ cơ quan tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo và việc xây 
dựng các văn bản quản lý liên ngành. UBND thành phố cần giữ vai trò chủ trì, 
là cơ quan quản lý cao nhất của thành phố, chỉ đạo công tác quản lý của tất cả 
các Sở, Ban ngành, tuy nhiên cần tiếp tục tăng cường phân công, phân cấp 
quản lý cho các Sở, Ban , Ngành để giảm thiểu thủ tục hành chính, gia tăng 
hiệu quả quản lý theo ngành chuyên quản. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 67
Kết luận 
Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế quản lý vốn sự nghiệp có tính chất 
đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội hiện nay ra 
rút ra được một số kết luật như sau: 
Các dự án, công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây 
dựng có quy mô vốn nhỏ. Mặc dù vậy, công tác quản lý đã tuân thủ chặt chẽ 
theo đúgn những quy định của Nhà nước. Nhờ vậy vốn ngân sách đã được sử 
dụng hợp lý, hiệu quả. Công trình sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp đưa 
vào sử dụng đã góp phần đáp ứng được nhiệm vụ chính trị – xã hội được giao 
của cơ quan đơn vị. 
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế về tiến độ giải ngân quyết toán 
các công trình. Bên cạnh đó, quá trình vận dụng các văn bản quản lý của Nhà 
nước đã nảy sinh một số điều bất cập. 
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý vốn sự nghiệp có 
tính chất đầu tư xây dựng , trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì nhưng cố 
gắng và kết quả hiện tại đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại, tiếp tục 
bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý của Nhà nước và của thành phố. 
Để làm được điều này không những cần sự nỗ lực của các cơ quan quản 
lý mà còn cần sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn sự nghiệp có 
tính chất đầu tư xây dựng. 
Cuối cùng, cần phải khẳng định lại một lần nữa, vốn sự nghiệp có tính 
chất đầu tư xây dựng mặc dù có quy mô không lớn nhưng lại có vai trò rất 
quan trọng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì vậy, trong tổng chi 
ngân sách Nhà nước, loại vốn này sẽ tiếp tục giữ vị tí quan trọng và sẽ làm 
tăng lên về quy mô trong thời gian tới. 
Với đề tài “Tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây 
dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành Hà nội”, luận văn đã đạt được 
những kết quả bước đầu trong việc xác định vị trí của vốn sự nghiệp có tính 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 68
chất đầu tư xây dựng trong tổng chi ngân sách Nhà nước, nêu được thực trạng 
quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đẩu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, 
Ngành của thành phố trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp, kiến 
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế vè kinh nghiệm và thời gian 
nên luận văn này còn nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến 
của thầy cô và các cán bộ hướng dẫn thực tập. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 69
Danh mục tài liệu tham khảo 
1. Học viện Hành chính Quốc gia: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành 
chính Nhà nước Chương trình chuyên viên – phần II: Hành chính Nhà 
nước và công nghệ hành chính, Hà nội 2002 
2. Học viện Hành chính Quốc gia: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành 
chính Nhà nước Chương trình chuyên viên – phần III: Quản lý Nhà nước 
đối với ngành, lĩnh vực, Hà nội 2002. 
3. Nguyễn Ngọc Điệp: Tìm hiểu pháp luật – Hỏi đáp về Luật tài chính 
Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 
4. TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên): Kế toán công trong đơn vị Hành 
chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001. 
5. Công văn số 2934/STCVG - ĐT của Tài Chính – vật giá ngày 
27/9/2002 hướng dẫn quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án do 
UBND Thành phố quyết định đầu tư và do các Sở quyết định đầu tư theo uỷ 
quyền của UBND thành phố Hà Nội. 
6. Công văn số 306/KH & ĐT – thực hiện ngày 15/10/2002 của Sở kế 
hoạch - Đầu tư hướng dẫn triển khai thực hện quyết định số 116/2002/QĐ - 
UB ngày 14/8/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân cấp, uỷ 
quyền quyết định đầu tư. 
7. Chương trình Tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 
2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 
17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ). 
8. Luật Ngân sách Nhà nước năm 1997. 
9. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002. 
10. Nghị định 88/1999/NĐ - CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ và 
Thông tư số 96/2000/TT – BTC ngày 28/09/2000 của Bộ Tài chính hướng 
dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 
và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 
Luận văn cuối khoá Học viện tài chính 
NguyÔn Thanh Th¬ - K40/01.02 70
11. Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/11/2002 của Chính phủ về 
chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. 
12. Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về 
việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. 
13. Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 05 / 05/2000 của Chính Phủ về 
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng 
ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 08/07/1999 của 
Chính phủ. 
14. Quyết định số 116/2002/QĐ - UB ngày 14/08/2002 của UBND 
Thành phố Hà Nội về việc phân cấp cho các UBND Quận, Huyện quyết định 
đầu tư và phân công giám định đầu tư cho các Sở thuộc thành phố hà nộ. 
15. Quyết định số 1242/1998/QĐ -BXD về việc ban hành định mức dự 
toán công trình XDCB. 
16. Quyết định số 130/2001/QĐ - TTg ngày 17/12/2001 về việc mở rộng 
thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. 
17. Thông tư số 04/2002/TT – BXD ngày 27/06/2002 về việc hướng dẫn 
điều chỉnh dự toán công trình XDCB. 
18. Thông tư số 09/2000/TT – BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng 
hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư. 
19. Thông tư số 70/2000/TT – BTC ngày 17/07/2000 của Bộ Tài chính 
hướng dẫn quyết toán Vốn đầu tư. 
20. Thông tư số 44/2003/TT – BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính 
hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu 
tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. 
21. Thông tư số 45/2003/TT – BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài hính 
Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cac_giai_phap_tang_cuong_quan_ly_von_su_nghiep_co_t.pdf