Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS Lê Hồng Phong, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận.
1.1. Cơ sở pháp lý.
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/ 2011/ TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên.
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với
học sinh.
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định
của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
Điều 35: Các hành vi Giáo viên không được làm
Giáo viên không được làm các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm,
đường lối Giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc lá, uống ruợu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các
hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh.
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp
với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận
tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của
nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút
thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt
động giáo dục.
4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS Lê Hồng Phong, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH -----***----- TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non và phổ thông HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG, THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2018 – 2019 Học viên: NGUYỄN PHẠM BÍCH NGỌC Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Cam Ranh, tháng 09/2018 LỜI CẢM ƠN 2 Xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh; - Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Khánh Hòa; - Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cam Ranh; - Tất cả quý thầy, quý cô trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. - Đặc biệt sự tận tình giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy cô lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non - phổ thông thành phố Cam Ranh năm 2018 đã tạo mọi điều kiện để tôi được tham gia và hoàn thành khoá học bồi dưỡng. Những bài giảng của quý thầy, cô sẽ là hành trang giúp tôi vững vàng bước tiếp trong quá trình công tác. - Xin cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tiểu luận cuối khoá này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý, xây dựng của quý thầy cô để tiểu luận cuối khoá của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. 3 MỤC LỤC Nội dung Trang * Bìa....................................................................................................... * Mục lục............................................................................................... 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận ....................................................... 1.1 Cơ sở pháp lý................................................................................. 1.2 Cơ sở về lý luận............................................................................. 1.3 Cơ sở thực tiễn............................................................................... 1 1 2 3 2. Phân tích tình hình thực tế.......................................................... 2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị. 2.2 Thực trạng công tác triển khai, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. 2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS Lê Hồng Phong. 2.4 Kinh nghiệm thực tế/ những việc đã làm về xây dựng văn hóa ứng xử tại trường THCS thành phố Cam Ranh. 5 6 10 12 3. Kế hoạch hành động ..................................................................... 17 4. Kết luận và kiến nghị .................................................................... 23 * Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................ 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TP : THCS : TT-BGDĐT: BGDĐT-CTHSSV: CTr/TU: KH-UBND: NQ/TW: CBQL: TPT: PC/THCS: NĐ-CP: CSVC: HS: GDCD: CM: CĐ: GVCN: GDNGLL: Thành phố Trung học cơ sở Thông tư-Bộ giáo dục Đào tạo Bộ giáo dục Đào tạo- Công tác học sinh sinh viên Chương trình/ Thành ủy Kế hoạch-Ủy ban nhân dân Nghị quyết/Trung ương Cán bộ quản lý Tổng phụ trách Phổ cập/ Trung học cơ sở Nghị định-Chính phủ Cơ sở vật chất Học sinh Giáo dục công dân Chuyên môn Công đoàn Giáo viên chủ nhiệm Giáo dục ngoài giờ lên lớp 5 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận. 1.1. Cơ sở pháp lý. Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/ 2011/ TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên. 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Điều 35: Các hành vi Giáo viên không được làm Giáo viên không được làm các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp. 2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối Giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Hút thuốc lá, uống ruợu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh. 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. 2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. 3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục. 4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 6 5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội. Căn cứ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp - Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh - Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp - Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong - Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Căn cứ công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, có nêu rõ: “Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.” Do đó Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục cần phải xây dựng và triển khai bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học. 1.2. Cơ sở lý luận. Để xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, ta cần phải hiểu rõ thế nào là văn hóa ứng xử trong trường học. Theo tài liệu bồi dưỡng của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và kiến thức đã được giáo viên trường truyền thụ, chia sẻ thì “Văn hóa” có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được 7 bản thân, tự biết mình là một thực thể chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nững công trình vượt trội lên bản thânvăn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm. “Ứng xử” là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. “Ứng xử văn hóa” được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Do đó “Văn hóa trong nhà trường” là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, khách đến thăm trường. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm điều chỉnh cách ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường. Văn hóa ứng xử trong trường học thể hiện quy định những chuẩn mực, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản: Quan hệ ứng xử của người học: với bản thân họ, với bạn bè; với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường; với khách đến làm việc, với gia đình; với môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường: với bản thân; với người học; với cấp trên, với đồng nghiệp; với cha mẹ người học, với khách, các tổ chức khác; với trường học, đơn vị khác; với người thân trong gia đình; với môi trường, cộng đồng xã hội. 1.3. Cơ sở thực tiễn. Thực tiễn hiện nay cho thấy văn hóa ứng xử trong trường học đang xuống cấp trầm trọng, có quá nhiều hành vi thiếu văn hóa, không lành mạnh đúng chuẩn mực xã hội của cả trò lẫn thầy. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010 đến nay có tới 7735 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật, vô lễ và xúc phạm nhân phẩm và thân thể của thầy cô. Bên cạnh đó, tình trạng cán bộ, nhà giáo phạm tội, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành. Cá biệt có những vụ việc nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, buôn bán ma túy, tống tiền, cưỡng dâm trẻ chưa thành niên, khủng bố 8 đồng nghiệp bằng tin nhắn. Trên mạng xã hội xuất hiện những clip quay cảnh thầy cô giáo bạo hành, xúc phạm học sinh. Hình ảnh người thầy tôn kính, chuẩn mực, gương mẫu trong mắ ... cuộc họp hội đồng đầu - Một số giáo viên, nhân viên vắng mặt - Gởi bản chính thức tới người vắng - Tổ trưởng phổ biến lại trong 25 tháng 8 năm 2018 - Kinh phí 500.000 tháng 9 cuộc họp chuyên môn kế tiếp Tuyên truyền, phổ biến “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường năm học 2018- 2019” - Mọi người luôn nhớ và biết có “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” cần thực hiện - Hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” - Các tổ trưởng - Soạn thành các câu chuyện, tình huống thực tiễn - Thực hiện hàng tháng - Tổ trưởng có nhiệm vụ thường xuyên phổ biến, nhắc nhở trong các cuộc họp tổ - Tổ chức thảo luận các tình huống thực tế trong cuộc họp hội đồng hàng tháng - Giáo viên, nhân viên vẫn chưa quen, chưa ý thức được tầm quan trọng của “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” mang lại - Ban giám hiệu/ tổ trưởng phân tích cho giáo viên, nhân viên này hiều được tầm quan trọng của “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” Phối hợp với công đoàn tổ chức, vận động rèn luyện“ Văn hóa ứng xử trong - Giáo viên, nhân viên thực hiện “ Văn hóa ứng xử” trong trong công việc hằng ngày - Theo dõi, - Ban chấp hành công đoàn - Xây dựng thành các hoạt động lồng ghép theo đợt - Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua lồng ghép trong các dịp lễ kỷ niệm - Thiếu kinh phí - Ban giám hiệu xem xét hổ trợ cùng với công đoàn 26 nhà trường” nhắc nhở giáo viên, nhân viên Phối hợp với đội thiếu niên, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động thực hiện “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” của học sinh - Giúp học sinh nhận thức được lợi ích của việc ứng xử văn hóa trong nhà trường - Theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc - Đội thiếu niên, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm - Xây dựng thành phong trào thi đua cho các lớp - Lồng ghép vào các chuyên đề trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, rèn luyện kỷ năng sống - Đội thiếu niên, đoàn thanh niên tổ chức lồng ghép với các hoạt động phong trào, tổ chức cho học sinh tham gia - Giáo viên chủ nhiệm lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp - Thiếu kinh phí - Ban giám hiệu xem xét hổ trợ cùng với công đoàn Phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức thực hiện “ Văn hóa ứng xử” của - Học sinh vận dụng “ Văn hóa ứng xử” không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và ngoài xã - Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh - In bản chính thức “ Văn hóa ứng xử” - Liên lạc trực tiếp hay bằng điện thoại, email - Kinh phí - Giáo viên chủ nhiệm gởi tập “ Văn hóa ứng xử” cho phụ huynh, nhờ đôn đốc, nhắc nhở, theo dõi con em thực hiện - Phụ huynh không hợp tác - Giáo viên chủ nhiệm vận động, giải thích cho phụ huynh nhiều hơn về tầm quan 27 học sinh trong gia đình hội 500.000 ở gia đình trọng của ứng xử văn hóa Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được - Kịp thời nắm bắt tình hình, tiến độ và kết quả triển khai thực hiện “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” - Đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho năm sau - Ban chỉ đạo - Xây dựng các tiêu chí đánh giá - Đề xuất các giải thưởng - Ban chỉ đạo sơ kết hàng tháng, cuối học kỳ và đánh giá tổng kết cuối năm học - Các tổ trưởng theo dõi các tổ viên để đánh giá tổng kết - Họp rút kinh nghiệm cuối năm - Chưa kịp thời - Khen thưởng chưa đúng người, đúng việc - Thường xuyên theo dõi sát sao, để nhắc nhở, xử lý các vi phạm cũng như khen thưởng kịp thời đúng người, đúng việc 4. Kết luận và kiến nghị. 4.1 Kết luận Văn hóa ứng xử có tác động, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của mỗi con người trong xã hội ở mọi môi trường. Và trong môi trường giáo dục thì càng có ý nghĩa và tác dụng quan trọng hơn nữa. Nhà trường đóng vai trò then chốt trong việc trang bị kiến thức và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ. Bác Hồ đã từng nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng” và điều đó lại càng đúng trong thực tế xã hội hiện nay khi mà xã hội đã và đang có nhiều dấu hiệu suy thoái về đạo đức, văn hóa với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một trong những nguyên nhân đó là giáo dục quá chú trọng đến thành tích, chỉ tiêu, nên chỉ cung cấp kiến thức mà bỏ qua việc giáo dục cho học sinh làm người. Điều này làm cho thế hệ trẻ bị mất phương hướng, rất dễ bị lôi cuốn vào những lối sống tiêu cực, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ cho bản thân. Do đó việc xây dựng các chuẩn mực về đạo đức, thẩm mỹ, 28 nhân văn trong nhà trường là điều quan trọng và mang tính cấp bách. Bộ Giáo dục đã ban hành công văn số 282 ngày 25 tháng 01 năm 2017 về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường thông qua việc xây dựng “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” Xây dựng và triển khai văn hóa ứng xử trong nhà trường giúp học sinh có được một môi trường học tập thuận lợi, thân thiện, an toàn và văn minh; giúp giáo viên, nhân viên có được sự đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Đồng thời tạo được bầu không khí tin cậy, gắn bó, quý mến nhau từ đó chất lượng của việc dạy và học ngày càng được cải thiện; giúp đội ngũ quản lý tạo được môi trường làm việc dân chủ, cởi mở, tạo được sự đồng thuận, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của nhà trường, tránh được sự xung đột và hạn chế được tiêu cực, tham nhũng. Qua tiểu luận này, giúp tôi có cái nhìn tổng quan, cụ thể hơn về công tác quản lý và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trường. Qua đó giúp tôi thấy được thực trạng của nhà trường hiện nay, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để rút ra được kinh nghiệm và đề ra kế hoạch hành động chi tiết, rõ ràng cho việc triển khai xây dựng “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” được thuận lợi và theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để xây dựng “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” không phải chỉ là việc lập ra các chuẩn mực, quy tắc rồi bắt buộc tất cả các thành viên trong nhà trường thực hiện mà là một quá trình xuyên suốt và lâu dài. Đòi hỏi các thành viên trong nhà trường phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình để “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” được hoàn thiện, trường tồn và phát huy được vai trò, ý nghĩa của nó. Ngoài ra việc xây dựng và thực hiện tốt “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” còn là sự chung tay, góp sức, thực hiện đồng bộ của tập thể nhà trường, của gia đình và của toàn xã hội. 4.2 Kiến nghị 4.2.1 Đối với Sở Giáo dục – Phòng Giáo dục: - Chỉ đạo các trường trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” cho mỗi trường giúp nâng cao nhận thức và mở rộng phong trào để tạo hiệu ứng đồng bộ, đạt hiệu quả cao. - Tổ chức tập huấn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường” cho các trường. - Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động, phong trào liên quan nhằm phổ biến và tuyên truyền đến mọi người trong xã hội cùng tham gia. 29 - Tổ chức hội thi nhà giáo ứng xử văn hóa hay cho các trường trên địa bàn toàn tỉnh giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm - Trợ giúp, hổ trợ kinh phí, trang bị cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi để các trường xây dựng và thực hiện tốt “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường”. 4.2.2 Đối với Trường: - Tăng cường hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với công tác xây dựng và thực hiện “ Văn hóa ứng xử trong nhà trường”. - Cần tạo điều kiện cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm tham dự các lớp tập huấn về ứng xử văn hóa trong nhà trường thông qua các tình huống thực tế. Qua đó, trang bị thêm kinh nghiệm để truyền đạt, giáo dục cho học sinh thực hiện tốt hơn - Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức ứng xử văn hóa, nhằm thu hút tất cả các thành viên trong nhà trường tham gia học tập, rèn luyện một cách tích cực. - Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Đề cao vai trò trách nhiệm đối với GVCN. GVCN và cha mẹ HS phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức để có biện pháp giáo dục tốt hơn. - Tăng cường các hoạt động GD NGLL để giúp học sinh nâng cao nhận thức. Cần kết hợp hài hòa giữa “học mà chơi, chơi mà học” theo đúng định hướng giáo dục. Với những kiến nghị trên, tôi hy vọng các trường học sẽ xây dựng được bản sắc văn hóa riêng cho từng trường. Qua đó, học sinh, giáo viên trên cả nước được giảng dạy và học tập trong một môi trường đúng nghĩa là giáo dục tạo ra những con người hoàn thiện cả về đức lẫn tài để chung tay xây dựng đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, hiện đại, văn minh, giàu đẹp. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/20110/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) 2. Thông tư số 30/ 2019/ TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. 3. Công văn số 282/ BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 01 năm 2017 của BGDĐT về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. 4. Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ Quản lý năm 2013 của Trường cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất bản năm 2013. 5. Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017; 2017-2018 và kế hoạch năm học 2018-2019 của trường THCS Lê Hồng Phong, Tp Cam Ranh. 6. 31 TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Họ và tên học viên: LÊ HÙNG VIỆT Lớp Bồi dưỡng CBQL trường mầm non và phổ thông thành phố Cam Ranh năm 2018 Tên đề tài: “NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM LỘC 1 THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA.” NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN 1. Nhận xét và đánh giá về lý do chọn đề tài (tối đa 1,0 điểm) Nhận xét Điểm 2. Nhận xét và đánh giá về phần phân tích tình hình thực tế (tối đa 4,0 điểm) 3. Nhận xét và đánh giá về phần kế hoạch hành động (tối đa 3,5 điểm) 4. Nhận xét và đánh giá về phần kiến luận và kiến nghị (tối đa 1,0 điểm) 5. Nhận xét và đánh giá về hình thức trình bày (tối đa 0,5 điểm) Nhận xét và đánh giá chung (điểm số, chữ) Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.. tháng năm 2018 Người chấm (ký và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- tieu_luan_hieu_truong_xay_dung_van_hoa_ung_xu_tai_truong_thc.pdf