Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu giáo Dân lập Hoa Phượng, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - Năm học 2018-2019

1.1. Lý do pháp lý

Như ta đã biết xã hội càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp thì “Yếu tố

con người” càng được đề cao trong quá trình quản lý. Bất kỳ ở đâu mà “Yếu tố con

người” không được coi trọng thì ở đó không có và không thể có tập thể lao động tốt

cũng như hiệu quả năng suất lao động không thể cao được. Với nhà trường, mỗi thành

viên của tập thể sư phạm càng không phải là người máy (robot) hành động máy móc

theo sự điều khiển của người Hiệu truởng, mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm

lý, ý thức cao của chính bản thân họ. Vì thế, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy

sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người hiệu truởng biết cách đối nhân xử thế với

từng giáo viên, nhân viên; biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu

không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể đểmọi người cảm thấy hạnh phúc khi được

làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình. Vì vậy việc “xây dựng bầu

không khí tâm lý sư phạm” đóng vai trò quyết định, nâng cao chất lượng giáo dục và

sự phát triển của nhà trường.

Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường mầm non: “Hiệu

trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và

chất lượng.Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính

trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và

giảo dục trẻ.

Thực hiện quyết định 60/2011/QĐ-TT ngày 26 tháng 10/2011 của thủ tướng

chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 -

2015 tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

Điều 15 Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục đã được Quốc hội

nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ VI thông qua ngày

25/11/2009 đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của nhà giáo“Nhà giáo giữ vai trò quyết

định trong việc bảo đảm chất lượng giảo dục, nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn

luyện, nêu gương sáng cho người học”.

Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp

giáoviên mầm non:“Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng

nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý. Đoàn kết với mọi thành viên trong

trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp2

vụ ”.

Quyết đinh số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đạo đức nhà giáo: “Tâm huyết với nghề, có ý

thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo”, về lối sống tác phong nhà giáo có nêu: “Có

lối sống hòa nhập với cộng đồng; tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa

học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng

nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Đoàn kết,

giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành

vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.

Qua những căn cứ trên ta thấy vai trò quan trọng của nhà giáo, cán bộ quản lý

và những người làm công tác giáo dục cũng như việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối

sống, tác phong,. và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường. Vì vậy để

thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của người quản lý tôi nhận thấy cần xây dựng bầu

không khí tâm lý sư phạm trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và

giáo dục trẻ đi đến mục đích cuối cùng là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

pdf 22 trang chauphong 22/08/2022 7941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu giáo Dân lập Hoa Phượng, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu giáo Dân lập Hoa Phượng, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - Năm học 2018-2019

Tiểu luận Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu giáo Dân lập Hoa Phượng, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - Năm học 2018-2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HCM 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG MẦM NON KHÓA 18 
Tên tiểu luận: 
HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ SƯ 
PHẠM TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO DÂN LẬP HOA PHƯỢNG, 
XÃ PHÚ THANH, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI, 
NĂM HỌC 2018 - 2019 
Học viên: Nguyễn Thị Huê 
Đơn vị công tác: Trường MGDL Hoa Phượng, xã Phú 
Thanh, huyện Tân Phú, tình Đồng Nai 
Phú Thanh, ngày 14 tháng 8 năm 2018 
1 
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 
1.1. Lý do pháp lý 
 Như ta đã biết xã hội càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp thì “Yếu tố 
con người” càng được đề cao trong quá trình quản lý. Bất kỳ ở đâu mà “Yếu tố con 
người” không được coi trọng thì ở đó không có và không thể có tập thể lao động tốt 
cũng như hiệu quả năng suất lao động không thể cao được. Với nhà trường, mỗi thành 
viên của tập thể sư phạm càng không phải là người máy (robot) hành động máy móc 
theo sự điều khiển của người Hiệu truởng, mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm 
lý, ý thức cao của chính bản thân họ. Vì thế, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy 
sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người hiệu truởng biết cách đối nhân xử thế với 
từng giáo viên, nhân viên; biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu 
không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể đểmọi người cảm thấy hạnh phúc khi được 
làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình. Vì vậy việc “xây dựng bầu 
không khí tâm lý sư phạm” đóng vai trò quyết định, nâng cao chất lượng giáo dục và 
sự phát triển của nhà trường. 
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường mầm non: “Hiệu 
trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và 
chất lượng...Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính 
trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và 
giảo dục trẻ. 
Thực hiện quyết định 60/2011/QĐ-TT ngày 26 tháng 10/2011 của thủ tướng 
chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 
2015 tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Điều 15 Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục đã được Quốc hội 
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ VI thông qua ngày 
25/11/2009 đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của nhà giáo“Nhà giáo giữ vai trò quyết 
định trong việc bảo đảm chất lượng giảo dục, nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn 
luyện, nêu gương sáng cho người học”. 
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp 
giáoviên mầm non:“Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng 
nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý... Đoàn kết với mọi thành viên trong 
trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp 
2 
vụ ”. 
Quyết đinh số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đạo đức nhà giáo: “Tâm huyết với nghề, có ý 
thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo”, về lối sống tác phong nhà giáo có nêu: “Có 
lối sống hòa nhập với cộng đồng; tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa 
học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng 
nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Đoàn kết, 
giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành 
vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. 
Qua những căn cứ trên ta thấy vai trò quan trọng của nhà giáo, cán bộ quản lý 
và những người làm công tác giáo dục cũng như việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối 
sống, tác phong,... và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường. Vì vậy để 
thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của người quản lý tôi nhận thấy cần xây dựng bầu 
không khí tâm lý sư phạm trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và 
giáo dục trẻ đi đến mục đích cuối cùng là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 
1.2. Lý do về lý luận 
 Điển hình một số khái niệm cơ bản về bầu không khí tâm lý: 
Theo các tác giả: Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn, Nguyễn Ngọc Bích: Bầu không 
khí tâm lý là hệ thống các trạng thái tâm lý tương đối ổn định, đặc trưng cho một tập 
thể nào đócó ý nghĩa đối với những hoạt động của các thành viên trong tập thể đó. 
Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát: Bầu không khí tâm lý 
tập thể là trạng thái tâm lý - xã hội của tập thể cở sở, nó phản ánh tính chất, nội dung 
và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể đó. Vậy “Bầu không khí 
tâm lý” là gì? 
Bầu không khí tâm lý là một khái niệm của tâm lý học xã hội, hiện có rất nhiều 
cách định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, tuy nhiên, 
phần lớn mọi người đều thống nhất chung quan điểm cho rằng : Bầu không khí tâm lý 
là trạng thái tâm lý tập thể, nó thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa 
các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong các mối quan hệ liên 
nhân cách của họ, là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể, là 
tâm trạng chính trong tập thể, cũng như sự thỏa mãn của con người đối với công việc 
được thực hiện. 
3 
Bầu không khí tâm lý nhà trường là những cảm giác hay cảm xúc, là thái độ hay 
quan niệm trong nhà trường được diễn tả bời người học, giáo viên, nhân viên và cha 
mẹ học sinh. Đó là cái mà mọi thành viên cảm nhận được mỗi ngày ở trường. Do đó, 
người lãnh đạo cần tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực, vui tươi, thân thiện, thoải 
mái, dân chủ trong nhà trường. Quá trình đó có thể mất khá nhiều thời gian và tâm 
huyết, không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp quản lý. Đây là một vấn đề khó 
khăn đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được tâm lý của đội ngũ nhà trường, từ đó có 
thái độ ứng xử đúng mực, góp phần cho việc nâng cao hiệu quả làm việc, thực hiện 
mục tiêu chung của nhà trường. 
Như vậy một tập thể sư phạm được xem là có bầu không khí tốt đẹp nếu thỏa 
mãn các dấu hiệu sau đây: 
- Là có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên trong nhà trường, mọi người 
được tự do phát biểu những ý kiến và trình bày những nguyện vọng chính đáng của họ. 
- Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt 
những vấn đề nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh. 
- Mục đích hoạt động tập thể (nhiệm vụ của tập thể) được mọi người hiểu rõ và 
nhất trí. 
- Mọi người tôn trọng nhau và giúp đỡnhau cùng lao động sáng tạo, cùng nhau 
xác định đúng nhiệm vụ của mình và đồng thuận hoàn thành. 
- Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi 
người ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình. 
- Sự nhận xét, phê bình mang tính xây dựng. Không có tính chất đả kích xoi mói 
lẫn nhau dù là công khai hay ngấm ngầm. 
- Không có hiện tượng cán bộ tốt, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn, xin 
chuyển công tác. 
- Người lãnh đạo phải vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh. 
- Những người mới đến mau chóng hòa nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng 
vì được làm việc trong tập thể đó. 
Như vậy việc xây dựng bầu không khí tốt đẹp trong tập thể sư phạm là hướng 
đến việc làm mà mọi cá nhân phát huy tốt năng lực của bản thân, nâng cao hiệu quả 
lao động, góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện. 
4 
1.3. Lý do thực tiễn 
Do đặc thù của ngành nghề nên hầu hết môi trường ở các trường Mầm non nói 
chung và trường Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng nói riêng là môi trường mà trong đó 
nữ giới chiếm đa số nên vấn đề tâm lý khá phức tạp, đồng thời mỗi cá nhân có đặc 
điểm tâm lý khác nhau, nhu cầu nguyện vọng khác nhau, sở thích tính tình càng 
không giống nhau, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề hơn trong các mối quan hệ giao tiếp 
hàng ngày,... gây khó khăn cho công tác quản lý và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ 
được giao chưa cao. 
Bên cạnh đó, tại một số thời điểm khác nhau giáo viên cảm thấy mệt mỏi và 
căng thẳng áp lực do công việc hoặc do cuộc sống riêng cá nhân, gia đình và ngoài xã 
hội tác động. Từ đó, họ làm việc với tâm trạng không vui tươi phấn khởi, tâm lý không 
thoải mái dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. 
Mặt khác, do trường Mẫu giáo Hoa Phượng là ngôi trường tư thục, đội ngũ cán 
bộ giáo viên công nhân viên hợp đồng hay thay đổi, cũ mớilẫn lộn chưa hiểu nhau nên 
dễ xảy ra những va chạm, xung đột giữa cá nhân này với cá nhân khác là không tránh 
khỏi. 
Do vậy, những vấn đề nêu trên nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra mất 
đoàn kết trong nội bộ tập thể, làm bầu không khí trong tập thể sư phạm nhà trường 
cảm thấy nặng nề, ngột ngạt, căng thẳng,...dẫn đến chất lượng chăm sóc và giáo dục 
của nhà trường không đạt hiệu quả cao. Vì thế, người hiệu trưởng cần xây dựng bầu 
không khí tâm lý sư phạm trong nhà trường là điều nên làm và thực sự rất cần thiết. 
Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệu trưởng 
xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng, 
xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, năm học 2018-2019”. 
2. Phân tích tình hình thực tế về bầu không khí tâm lý sư phạm tại trường Mẫu 
giáo dân lập Hoa Phượng 
2.1. Khái quát về trường Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng 
Trường mẫu giáo dân lập Hoa Phượng nằm trên địa bàn xã Phú Thanh, Huyện 
Tân Phú – Đồng Nai. Xã có diện tích lớn, địa bàn dân cư đông, chủ yếu là công nhân, 
làm thuê, làm rẫy. Xã có chợ nằm ở ngay trung tâm, không có các xí nghiệp, công 
nghiệp lớn, chỉ có các hộ tiểu thương buôn bán, kinh doanh dịch vụ vật liệu xây dựng, 
sửa chữa hoạt động với qui mô nhỏ dạng hộ gia đình dọc theo mặt tiền đường chính. 
5 
Địa bàn xã có 01 bệnh viện khá khang trang, 01 trường nội trú cấp III dân lập rất lớnvà 
rất uy tín từ nhiều năm qua, 01 trường tiểu học Phú Thanh. 02 trường mẫu giáo (mầm 
Non Phú Thanh và Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng), và đương nhiên trường luôn được 
sự quan tâm của chính quyền địa phương về mọi mặt. 
Trường Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng thuộc hệ thống trường dân lập, được 
Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép hoạt động chính thức năm 1998. Ngôi Trường 
Mẫu giáoHoa Phượng được xây mới trên diện tích 1.350m2 một trệt một lầu, có hàng 
rào kiên cố, an toàn xung quanh trường, tổng diện tích sử dụng 1.850m2 với không 
gian rộng rãi thoáng mát, khung cảnhsân trường khang trang, hiện đại. 
2.1.1 Về cơ sở vật chất: 
Tổng toàn trường gồm có: 9 phòng học, 01 văn phòng, 01 phòng y tế, 01 thư viện 
của bé, một số phòng chức năng đặc biệt, phòng Kidsmart, 01 phòng hoạt động giờ cá 
nhân cho trẻ tự kỷ học hòa nhập (tất cả các phòng đều được ráp máy lạnh) 01 kho 
chứa thực phẩm, 02 kho chứa đồ, 01 sân chơi gồm các trò chơi liên hoàn, trò chơi vận 
động các loại, hồ cá nhân tạo, giàn lan muôn màu sắc, dãy cây ăn trái cho bé quan sát, 
vườn rau cho bé trải nghiệm, khu chơi cát nước, nhà xe giáo viên, nhân viên. Nhà bếp, 
nhà ăn giáo viên được tách biệt xa phòng học và sân chơi của trẻ. Đặc biệt toàn bộ sân 
chơi được lắp đặt hệ thống mái che di  ...  đời sống vật chất tinh thần cho mọi người, để 
mọi người thấy hài lòng và yên tâm tích cực tham gia công tác, từ đó mang lại hiệu 
quả cao trong công việc. 
- Hiệu trưởng lựa chọn cách tác động, giải quyết phù hợp với từng điều kiện, đối 
tượng, hoàn cảnh và có thể thay đổi cách khác để đạt hiệu quả hơn. 
- Hiệu trưởng luôn là tấm gương sáng trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích 
cực trong nhà trường. 
- Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên chủ động sáng tạo và cảm thấy hài lòng với 
công việc được giao đồng thời thực hiện phong cách dân chủ, cởi mở thân thiện với 
các thành viên trong nhà trường tạo nên bầu không khí thân thiện đoàn kết trong tập 
thể nhà trường.việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường rất phức 
tạp và khó khăn, đòi hỏi người hiệu trưởng phải xử lý linh hoạt, mềm dẻo, có lý có 
tình. 
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công tác “xây dựng bầu 
không khí tâm lýsư phạm” trong trường Mẫu giáo dân lập Hoa Phượng. 
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 
STT 
 Tên công việc: 
Nghiên cứu tài 
liệu về quản lý 
nhân sự trong 
trường mầm non. 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
- Có kiến thức, hiểu biết cơ 
bản về tâm lý người và cách 
thức quản lý nhân sự có hiệu 
quả. 
1 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
- Hiệu trưởng 
Điều kiện thực hiện 
- Các loại sách, báo, tạp chí, 
trang web về nội dung cần 
nghiên cứu. 
Cách thức thực hiện Đọc để nghiên cứu tài liệu 
15 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Không có thời gian, bận giải 
quyết việc đột xuất 
Hướng khắc phục 
Sắp xếp thời gian hợp lý để 
đọc tài liệu. 
2 
Tên công việc: 
Tìm hiểu nhu 
cầu, nguyện vọng 
của giáo viên, 
công nhân viên 
trong trường. 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Hiểu rõ và chính xác hơn tâm 
tư nguyện vọng của giáo viên 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Hiệu trưởng 
Điều kiện thực hiện 
Có thời gian tìm hiểu, trao 
đổi, chủ động tìm hiểu từng 
đối tượng. 
Cách thức thực hiện 
Trao đối, tròchuyện, phiếu 
thăm dò, lấy thông tin từ 
những người xung quanh. 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Thông tin thiếu chính xác 
Hướng khắc phục 
Dànhnhiều thời gian xác minh 
tính chính xác của thông tin. 
3 
Tên công việc: 
Tìm hiểu những 
nguyên nhân 
việc hình thành 
bầu không khí 
ảnh hưởng đến 
việc hình thành 
bầu không khí 
tâm lý tập thể 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Làm căn cứ, cơ sở cho việc 
xây dựng bầu không khí tâm 
lý tích cực trong tập thể sư 
phạm. 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Hiệu trưởng 
Điều kiện thực hiện 
Quá trình công tác tại mỗi bộ 
phận, giao tiếp hàng ngày,... 
Cách thức thực hiện 
Trò chuyện, lấy ý kiến nhận 
xét của mỗi bộ phận, giáo 
viên khác,... 
16 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Thông tin thiếu chínhxác, 
thiếu sự hợp tác,... 
Hướng khắc phục 
Chọnngười có năng lực, đủ uy 
tín để lấy thông tin 
4 
Tên công việc: 
Học chuyên đề 
văn hóa ứng xử, 
giao tiếp trong 
trường mầm non 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Mọi người sẽ có kiến thức và 
biết cách giao tiếp ứng xử văn 
minh từ đó tạo bầu không khí 
tích cực trong nhà trường. 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Giảng viên dạy văn hóa ứng 
xử và tất cả giáo viên trong 
nhà trường. 
Điều kiện thực hiện 
Sách, tài liệu giáo trình về văn 
hóa ứng xử 
Cách thức thực hiện 
Theo quy trình học 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Một số giao viên không tập 
trung lắng nghe 
Hướng khắc phục 
Khuyến khích, nhắc nhỡ mọi 
người lắng nghe và tích cực 
phát biểu. 
5 
Tên công việc: 
Tổ chức thảo 
luận tại từng bộ 
phận về xây 
dựng bầu không 
khí tích cực 
trong tổ. 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Mọi người thấy được sự cần 
thiết của bầu không khí tích 
cực và nêu lên ý kiến cá nhân 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Tất cả giáo viên trong nhà 
trường 
Điều kiện thực hiện 
Tài liệu sách báo, trang mạng, 
kinh nghiệm cá nhân,... 
Cách thức thực hiện 
Nghiên cứu, đọc tài liệu, tham 
gia trao đổi, thảo luận, nêu 
quan điểm, ý kiến,... 
17 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Nhiều giáo viên trẻ chưa có 
kinh nghiệm,.. 
Hướng khắc phục 
Sinh hoat, trao đổi nhẹ nhàng, 
nhắc nhở tế nhị 
6 
Tên công việc: 
Xây dựng mối 
đoàn kết trong 
tập thể đối cán 
bộ quản lý 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Tạo sự thông cảm, gần gũi 
giữa giáo viên với cán bộ 
quản lý 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Tập thể và cán bộ quản lý 
Điều kiện thực hiện 
Thành tích, quá trình công tác, 
hiệu quả công tác quản lý 
Cách thức thực hiện 
Quan tâm, trò chuyện cởi mở, 
gần gũi chân thành với tập thể 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Giáo viên chưa tin tưởng 
Hướng khắc phục 
Cán bộ quản lý làm đúng 
chức vụ và mang lại hiệu quả 
cao trong công việc. 
7 
Tên công việc: 
Tổ chức lễ hội 
trung thu cho tập 
thể trường tham 
gia. 
Kết quả/ 
mục tiêu cần đạt 
Tạo sự đoàn kết, không khí 
vui vẻ trong sự phối hợp của 
từng thành viên. 
Người thực hiện/phối hợp 
thực hiện 
Tập thế nhà trường 
Điều kiện thực hiện 
Kinh phí, thời gian luyện tập 
các tiết mục văn nghệ. 
Cách thức thực hiện 
Tập văn nghệ, lên kế hoạch 
cho buổi lễ hội. 
18 
Dự kiến 
Khó khăn / rủi ro 
Một số thành viên chưa nhiệt 
tình hưởng ứng tham gia. 
Hướng khắc phục 
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng. 
- Tổ chức thực hiện và động 
viên khuyến khích mọi người 
cùng nhiệt tình tham gia, phát 
thưởng. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1 Kết luận 
Bầu không khí tâm lý sư phạm của tập thể có ý nghĩa vô cùng to lớn đến trạng 
thái sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu suất lao động 
của tập thể. 
Vì thế, việc quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh 
trong tập thể sư phạm là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý. 
Do đó, Hiệu trưởng cần hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của người 
lãnh đạo, đây chính là yếu tố quan trọng nhất, là tiền đề để người Hiệu trưởng xây 
dựng tốt bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm. 
- Vì bầu không khí tâm lý của tập thể nảy sinh từ các mối quan hệ liên nhân cách 
trong tập thể, trong đó có các quan hệ chính thức nên trách nhiệm của người quản lý 
phải xây dựng cho được một bộ máy tổ chức có hiệu lực. 
- Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá 
nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ, khoa 
học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất không 
chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau,.... 
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ không 
chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải 
quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm với 
nhau. 
- Cần phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh phân tích đánh giá nó 
một cách khách quan đầy lý trí nhưng khi giải quyết phải thấu tình đạt lý nhằm làm 
cho đối tượng “ tâm phục khẩu phục”, từ việc áp dụng các biện pháp giáo dục thuyết 
19 
phục đến các biện pháp hành chính cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẫn, 
không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể. 
- Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút đông đảo cán 
bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm lý 
con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và do đó nâng cao ý thức trách nhiệm 
và tính tích cực hoạt động của họ. 
- Công khai hóa mọi hoạt động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của người Hiệu 
trưởng. Tập thể cần biết người lãnh đạo đang làm những công việc gì và họ đang giải 
quyết những vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tạo ra sự cảm thông của tập thể đối 
với những khó khăn phức tạp của người lãnh đạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ 
của tập thể, tạo nên sự gần gủi lãnh đạo tập thể. Họ thấy được lãnh đạo của mình là 
người công minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng lên. 
- Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người, xử lý nghiêm minh 
những vi phạm qui chế của tập thể. 
- Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ một cách 
công bằng khoa học và hết sức thận trọng. 
- Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý người lãnh đạo để đạt 
được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm. 
4.2 Kiến nghị 
4.2.1 Đối với cấp trên 
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ quản lý nhằm tạo 
điều kiện cho cán bộ quản lý để học tập trau dồi kiến thức. 
- Chỉ đạo kịp thời, ít thay đổi về cách thức thực hiện chương trình giáo dục, giảm 
tải hồ sơ sổ sách giáo viên, tạo cho giáo viên có thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ 
cách tốt nhất. 
4.2.2 Đối với địa phương 
- Phối hợp với nhà trường nhiều hơn nữa trong việc thực hiện các hoạt động lễ 
hội, các phong trào tại đơn vị. 
- Quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng môi 
trường sư phạm xung quanh khuôn viên nhà trường. 
4.2.3 Đối với nhà trường và Cán Bộ Quản Lý 
- Cần ổn định nhân sự dài hạn, bớt thay đổi mỗi năm 
20 
- Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên trong nhà trường , thường xuyên bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm tạo cho giáo viên những kiến thức 
cần thiết nhất trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo sự giao lưu tập 
thể nhà trường đoàn kết, vui vẻ, thoải mái tinh thần, hăng say nghiệp vụ. 
 Qua tìm hiểu lý thuyết,tìm tòi nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, thực hành thực tế 
quá trình quản lý xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm, cùng với những kinh 
nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất 
định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài 
của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 
KÝ TÊN 
 Nguyễn Thị Huê 
21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục thành phố Hồ Chí Minh (2013), tài liệu bồi 
dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non. 
2. Bài giảng của giảng viên chuyên đề 14: “ Xây dựng và phát triển văn hóa nhà 
trường” 
3. Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng. (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) 
4. Nghệ thuật với sự phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo. 
(PGS. TS. Nguyễn Văn Huyên - TS. Nguyễn Quốc Tuấn) 
5. Tạp chí Tâm lý học. ( Viện Tâm lý học - Trung tâm KHXH và NVQG) 
6. Giáo trình tâm lí học đại cưong (Nguyễn Quang Uẩn chủ biên) 
7. Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực 
trong tập thể giáo viên ở các trường mầm non” - Tác giả luận văn: Trần Thị 
Phước. 
8. Tài liệu tham khảo: một số tiểu luận của các khóa học trước. 
9. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ban hành điều lệ trường mầm non 
10. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên mầm non. 
11. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. 
12. Quyết định số 60/2011/QĐ-TT ngày 26 tháng 10/2011 của thủ tướng chính phủ 
quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_hieu_truong_xay_dung_bau_khong_khi_tam_ly_su_pham.pdf