Tiểu luận Giải quyết đơn thư tố cáo của công dân tố cáo hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường TH P, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xét tuyển viên chức cho người có văn bằng chứng chỉ không hợp pháp vào làm việc tại trường"

(Bản scan)

Giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: "........Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển...".

Để đảm bảo mục tiêu: “Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục bằng công tác thanh tra giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của thanh tra: “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”. Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm quy chế, quy định, pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát sẽ giúp bảo đảm kỷ cương pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý; khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, ngành giáo dục & đào tạo được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô đào tạo mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.



pdf 22 trang chauphong 19/08/2022 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giải quyết đơn thư tố cáo của công dân tố cáo hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường TH P, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xét tuyển viên chức cho người có văn bằng chứng chỉ không hợp pháp vào làm việc tại trường"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_giai_quyet_don_thu_to_cao_cua_cong_dan_to_cao_hieu.pdf