Tiểu luận Công tác xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 trường Mầm non Cam Nghĩa, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

1.1 Lý do pháp lý:

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới vì mục tiêu dân

giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong đó giáo dục và đào

tạo là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

đất nước. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định “ giáo dục là quốc

sách hàng đầu” trong đó giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống

giáo dục quốc dân và đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm

mỹ, tình cảm của trẻ vì vậy nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục là yêu

cầu quan trọng đối với nhà trường. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục thì

người hiệu trưởng không những quản lí bằng lòng nhiệt tình mà còn phải quản

lý bằng phương pháp khoa học đó là cần phải xây dựng kế hoạch để triển khai

cụ thể các hoạt động đến toàn thể đội ngũ trong nhà trường.

Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam 2009 luật này được ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 được quy định

tại điều 99 có nêu: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, chính sách phát triển giáo dục” .

Thông tư 07/2009/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo chương II (điều 3) đã nêu rõ trách nhiệm của người

đứng đầu đơn vị là “Xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm”.

Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết

định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo điều 16, nêu rõ nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

là “Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực

hiện kế hoạch giáo dục từng năm học”. Đồng thời “Xây dựng và tổ chức kế

hoạch năm học.” là một trong những tiêu chí quy định “ Năng lực quản lý

trường mầm non”trong Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non được qui định

trong Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.2

Hàng năm Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo

dục đều có Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giúp các trường

triển khai xây dựng kế hoạch năm học thành công.

pdf 26 trang chauphong 8990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Công tác xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 trường Mầm non Cam Nghĩa, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 trường Mầm non Cam Nghĩa, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tiểu luận Công tác xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 trường Mầm non Cam Nghĩa, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
 1 
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-
2019 TRƯỜNG MẦM NON CAM NGHĨA- THÀNH PHỐ CAM RANH- 
TỈNH KHÁNH HÒA 
1. Lý do chọn chủ đề: 
1.1 Lý do pháp lý: 
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới vì mục tiêu dân 
giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong đó giáo dục và đào 
tạo là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 
đất nước. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã khẳng định “ giáo dục là quốc 
sách hàng đầu” trong đó giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống 
giáo dục quốc dân và đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm 
mỹ, tình cảm của trẻ vì vậy nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục là yêu 
cầu quan trọng đối với nhà trường. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục thì 
người hiệu trưởng không những quản lí bằng lòng nhiệt tình mà còn phải quản 
lý bằng phương pháp khoa học đó là cần phải xây dựng kế hoạch để triển khai 
cụ thể các hoạt động đến toàn thể đội ngũ trong nhà trường. 
Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam 2009 luật này được ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 được quy định 
tại điều 99 có nêu: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế 
hoạch, chính sách phát triển giáo dục” . 
Thông tư 07/2009/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo chương II (điều 3) đã nêu rõ trách nhiệm của người 
đứng đầu đơn vị là “Xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm”. 
Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết 
định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo điều 16, nêu rõ nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non 
là “Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực 
hiện kế hoạch giáo dục từng năm học”. Đồng thời “Xây dựng và tổ chức kế 
hoạch năm học.” là một trong những tiêu chí quy định “ Năng lực quản lý 
trường mầm non”trong Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non được qui định 
trong Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 2 
Hàng năm Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo 
dục đều có Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giúp các trường 
triển khai xây dựng kế hoạch năm học thành công. 
1.2 Lý do lý luận: 
Việc xây dựng kế hoạch là một trong bốn chức năng của nhà quản lý, 
đồng thời được coi là chức năng nền tảng của quản lý. Xây dựng kế hoạch năm 
học có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng, như: Giúp 
cho nhà trường dự báo được những cơ hội và nguy cơ trong tương lai nhằm đối 
phó với những thay đổi của môi trường; Chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp 
các nguồn lực đạt mục tiêu; Tạo sự thống nhất trong hoạt động của nhà trường; 
thực hiện dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá quản lý nhà trường một cách có 
hiệu quả; Làm cơ sở cho việc kiểm tra và nâng cao năng lực quản lý của hiệu 
trưởng. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch năm học cần được làm một cách khoa 
học giúp hiệu trưởng đề ra các mục tiêu chính xác và các biện pháp hiệu quả 
nhất trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý nhất và tạo ra 
nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
1.3 Lý do thực tiễn: 
Trong những năm qua việc xây dựng kế hoạch năm học hiệu trưởng 
trường Mầm Non Cam Nghĩa- TP Cam Ranh- Tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện 
việc xây dựng kế hoạch năm học theo sự hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Phòng 
GD-ĐT. Tuy nhiên chưa được hiệu trưởng và các bộ phận trong nhà trường 
nhận thức đầy đủ vai trò của công tác này. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch năm 
học chưa khoa học, trình bày bản kế hoạch chưa rõ ràng, chưa phân công cụ thể 
người thực hiện, chưa nêu rõ thời gian thực hiện, vì vậy việc triển khai thực hiện 
kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, không có cơ sở để đánh giá. 
Sau khi học xong lớp cán bộ quản lý mầm non được mở tại huyện Vĩnh 
Thạnh giúp tôi có thêm những kiến thức vừa mang tính lí luận vừa mang tính 
thực tiễn cao trong lĩnh vực quản lý nhà trường càng làm cho tôi nhận rõ hơn 
việc xây dựng kế hoạch năm học trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt là 
với trường tôi đang công tác nên tôi quyết định chọn đề tài “ Công tác xây dựng 
kế hoạch năm học 2018 -2019 Trường Mầm Non Cam Nghĩa- TP Cam Ranh- 
Tỉnh Khánh Hòa” để làm tiểu luận cuối khóa. Hy vọng rằng tiểu luận này giúp 
cho công tác quản lý của nhà trường đề ra phương hướng đổi mới việc xây dựng 
kế hoạch năm học trong các năm học tới. 
 3 
2. Phân tích tình hình thực tế về công tác xây dựng kế hoạch năm học tại 
trường Mầm Non Cam Nghĩa- TP Cam Ranh- Tỉnh Khánh Hòa 
2.1/ Giới thiệu khái quát về Trường Mầm Non Cam Nghĩa- TP Cam Ranh- 
Tỉnh Khánh Hòa 
Trường Mầm Non Cam Nghĩa, thuộc địa bàn Phường Cam Nghĩa- TP 
Cam Ranh- Tỉnh Khánh Hòa Phường Cam Nghĩa có diện tích 105,1 km², theo 
thống kê dân số năm 2007 là 13094 người, mật độ dân số đạt 1246 người/km².. 
Đa số người dân sống bằng nghề làm biển, và buôn bán nhỏ, một số thuộc công 
nhân viên chức, và sĩ quan quân đội đóng quân trên địa bàn phường. Số trẻ trong 
độ tuổi mẫu giáo ở tại địa phương và địa bàn khác mới về tương đối đông mà 
điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất tại địa phương còn thiếu vì trường mới xây 
dựng, không đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh vào trường học. 
* Tình hình cơ sở vật chất nhà trường 
Trường mầm non Cam Nghĩa có ba điểm trường, các điểm trường nằm ở các 
thôn trên địa bàn phường, điểm trường chính tọa lạc tại tổ dân phố Hòa Thuận, với 
11 lớp và 342 cháu từ Nhà trẻ đến 5 tuổi. 
- Phòng học đáp ứng được nhu cầu dạy bán trú. 
- Trang thiết bị phục vụ lớp học tương đối đầy đủ , bàn ghế đúng quy cách. 
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ được trang bị cho công tác dạy và 
học nhưng vẫn còn thiếu,do chưa cung kịp thời nên chưa đáp ứng đầy đủ các 
hoạt động vui chơi của các cháu theo hướng đổi mới của chương trình. 
* Tình hình học sinh 
- Tổng số lớp: 11 lớp (trong đó có 04 lớp ở điểm phụ) 
- Tổng số cháu: 340 cháu 
+ Nhà trẻ: 01 lớp có 25 cháu 
+ Khối 4-5 tuôit: 03 lớp có 97 cháu 
+ Khối 5-6 tuổi: 07 lớp có 218 cháu 
 Lớp có học sinh đông nhất là 33cháu, có học sinh ít nhất là 25 cháu. Học 
sinh có nề nếp học tập và sinh hoạt khá ổn định, chấp hành tốt nội quy của nhà 
trường. Huy động học sinh vào lớp lá đạt 100%. 
 * Tình hình đội ngũ giáo viên của trường: 
- Tổng số CB – GV – CNV: 33 người ( 02 nam ), trong đó : 
+ CBQL: 03/ 03 nữ ( 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng) 
+ Giáo viên: 22/22 nữ 
 4 
+ Nhân viên: 08 (trong đó 02 nam, 06 nữ) 01 Kế toán, 01 Văn thư + 
thủ quỹ, 02 Bảo vệ, 04 Cấp dưỡng. 
+ Đảng viên : 14 đồng chí ( trong đó 12 giáo viên) chi bộ độc lập 
+ Đoàn thanh niên: 13 đồng chí. 
- Trình độ chuyên môn : 
 + Tốt nghiệp đại học sư phạm: 03 trong đó cán bộ quản lí 02 , giáo viên 
01 
 + Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm : 03 giáo viên 
 + Trung cấp sư phạm : 11 giáo viên 
- Tuổi đời : từ 23 – 41 
- Thâm niên công tác: Từ 01 – 18 năm. 
* Tham gia các phong trào do ngành phát động trong năm học: 
 - Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 11 giáo viên, cấp huyện 04, cấp 
thành phố 01 
 - Hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm: 
 + 10 sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp trường 
 + Cấp huyện đạt : loại B đạt 02; loại C đạt 05 
 - Hội thi tự làm đồ dùng dạy học: 
 + Cấp trường đạt: 06 món 
 + Cấp huyện đạt: 01 giải khuyến khích, 02 giải công nhận 
Việc tham gia các hội thi do ngành tổ chức tuy có tham gia nhưng vẫn còn 
mang tính hình thức chưa được đầu tư, nghiên cứu sâu. 
 * Công tác chăm sóc giáo dục: 
- Đầu năm : 191 cháu 
 + Suy dinh dưỡng nhẹ : 14/191cháu tỉ lệ: 7.32% 
 + Thấp còi 1: 15/191 cháu tỉ lệ: 7.85% 
 - Cuối HKI : 191 cháu 
 + Suy dinh dưỡng nhẹ : 04/191cháu tỉ lệ: 2.1% 
 + Thấp còi 1: 05/191 cháu tỉ lệ: 2.62% 
 - Cuối năm : 191 cháu 
+ Suy dinh dưỡng nhẹ : 04/191cháu tỉ lệ: 2.1% 
 + Thấp còi 1: 05/191 cháu tỉ lệ: 2.62% 
Tỉ lệ chuyên cần, bé ngoan, cháu ngoan cuối năm đạt: 
- Chuyên cần: 98.70% 
- Bé ngoan: 85% 
 5 
- Bé chăm: 90% 
 Hàng tháng giáo viên có gửi sổ theo dõi, sổ bé ngoan cho cha mẹ trẻ để 
thông báo tình hình sức khỏe của trẻ giúp cha mẹ trẻ nắm rõ tình hình sức khỏe 
của trẻ nắm rõ tình hình sức khỏe cũng như tình hình học tập của trẻ giúp cha 
mẹ trẻ nắm rõ tình hình của con em mình. 
2.2. Thực trạng vấn đề liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch năm học tại 
trường Mầm Non Cam Nghĩa- Cam Ranh- Khánh Hòa: 
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng trường Mầm Non Cam Nghĩa- Cam 
Ranh- Khánh Hòa đã tiến hành xây dựng kế hoạch năm học như sau: 
Để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch năm học, hiệu trưởng đã 
nghiên cứu các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các căn cứ vào yêu cầu 
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của Bộ Giáo dục – 
Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo Tỉnh Khánh Hòa và Phòng Giáo dục TP Cam 
Ranh và tình hình thực tế nhà trường để xây dựng. Đây là những thông tin cần 
thiết cơ bản của việc lập kế hoạch cho năm học mới. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng 
soạn thảo bản dự thảo kế hoạch cụ thể cho nhà trường, trong bản dự thảo đã nêu 
rõ nhiệm vụ của nhà trường, đề ra mục tiêu, biện pháp cụ thể. 
Sau khi soạn thảo bản kế hoạch hiệu trưởng đã giao bản dự thảo kế 
hoạch cho tổ trưởng công đoàn, tổ, khối trưởng chuyên môn tổ chức góp ý ghi 
thành văn bản. Sau đó, Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp chung các tổ công đoàn, tổ 
khối trưởng cùng với hiệu trưởng thông qua các biên bản góp ý của tổ. 
Hiệu trưởng phối hợp Ban chấp hành Công đoàn trường tổ chức Hội nghị 
công chức- viên chức để tập thể giáo viên góp ý thống nhất cho bản kế hoạch 
năm học của trường. Đây là bước thực hiện dân chủ hoá kế hoạch thống nhất về 
ý chí và hành động trong việc thực hiện kế hoạch công tác của trường. 
Dự thảo kế hoạch sau khi được tập thể góp ý, hiệu trưởng đã tiếp thu ý kiến 
đóng góp và điều chỉnh, hoàn thiện ngay sau khi Hội nghị kết thúc. 
Sau khi hoàn chỉnh bản kế hoạch, Hiệu trường trình Phòng giáo dục và đào 
tạo TP Cam Ranh để phê duyệt. 
Cấu trúc kế hoạch năm học gồm: 
Phần I: Kế hoạch chung 
- Tên kế năm năm học 
- Các căn cứ để thực hiện 
I. Đặc điểm tình hình 
1.Tình hình nhân sự, cơ sở vật chất 
 6 
1.1. Tình hình nhân sự 
1.2. Tình hình cơ sở vật chất 
2. Thuận lợi và khó khăn 
2.1.Thuận lợi 
2.2. Khó khăn 
II. Mục tiêu chung 
III. Nhiệm vụ cụ thể 
1. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ 
Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm, 
trong các cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội 
ngũ giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. 
Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và 
học”, đưa nội dung các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo 
đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyê ...  ngày 
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho 
văn thư đi nộp kế hoạch 
năm học cho lãnh đạo 
- Khi phê duyệt 
xong gởi lại kế 
hoạch chậm 
 18 
duyệt 17/09/2018 ( hoặc tùy 
thời gian phòng giáo 
dục quy định) 
phòng giáo dục đúng thời 
gian quy định. 
- Tham mưu với 
lãnh đạo phòng 
để được nhận lại 
bản kế hoạch kịp 
thời hơn. 
Triển khai 
kế hoạch 
thực hiện 
- 100% giáo viên 
trong nhà trường 
đều nắm được việc 
xây dựng kế hoạch 
năm học và thực 
hiện 
- Hiệu 
trưởng 
- Cán 
bộ 
giáo 
viên 
nhân 
viên 
của 
nhà 
trường 
- Bản kế hoạch năm 
học 2018- 2019 
- Pho to 5 bản để gởi 
đến 2 phó hiệu trưởng 
và các tổ trưởng 
- Thời gian: 1 buổi 
sáng thứ bảy ngày 
20/09/2018 
 - Hiệu trưởng giữ một 
bản và gởi đến mọi thành 
viên trong nhà trường và 
dán một bản tại bảng 
thông tin nội bộ của nhà 
trường. 
- Không đến tất 
cả mọi người 
- Photo gửi đến 
các tổ chuyên 
môn 
Giám sát 
thực hiện 
và điều 
chỉnh kế 
hoạch 
- 100% giáo viên 
xây dựng được kế 
hoạch năm học 
- Nắm được những 
ưu điểm, hạn chế 
trong việc thực 
hiện kế hoạch năm 
học . 
Hiệu 
trưởng 
- P.HT 
Chủ 
tịch 
công 
đoàn, 
giáo 
viên 
- Bản kế hoạch năm 
học của giáo viên 
- Thời gian: 4 ngày từ 
ngày 24/09/2018 => 
27/09/2018 
- Hiệu trưởng chỉ đạo 
P.HT đồng thời phối hợp 
với Chủ tịch công đoàn 
đánh giá kết quả thực 
hiện. 
- Viết sơ sài 
không đúng 
hướng dẫn còn 
bám sát bản kế 
hoạch năm học 
của năm trước, 
viết không đúng 
cấu trúc. 
 19 
- Hướng dẫn viết 
lại cụ thể và đúng 
cấu trúc. 
 20 
4. Kết luận và đề xuất 
4.1. Kết luận 
Từ thực tế cho thấy việc lập kế hoạch năm học nhà trường không phải là dễ 
dàng mà đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chủ 
trương đường lối phát triển giáo dục của Đảng đến công tác quản lý giáo dục, quản 
lý nhà nước và một số nghiệp vụ quản lý ở trường mầm non . 
Tuy hiệu trưởng trường Mầm Non Cam Nghĩa đã thực hiện tương đối đầy đủ 
các bước trong quy trình xây dựng kế hoạch năm học, nhưng công việc trong từng 
bước còn sơ xài, chưa đạt hiệu quả cao. Nội dung bản kế hoạch, mặc dù đã trình 
bày khá đầy đủ các nhiệm vụ của nhà trường, nêu rõ các chỉ tiêu và biện pháp, 
nhưng cấu trúc nội dung chưa khoa học, một số chỉ tiêu chưa phù hợp thực tế. 
Sau khi được bồi dưỡng về công tác quản lý nói chung và công tác xây dựng kế 
hoạch nói riêng đặc biệt là chuyên đề 8 “Lập kế hoạch phát triển trường mầm non” 
do ThS.Nguyễn Thị Thu Hương đã dạy nên tôi đã dự kiến kế hoạch hành động 
trong thời gian tới nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nhà 
trường, đổi mới việc lập kế hoạch năm học góp phần đổi mới công tác quản lý nhà 
trường. 
* Đối với sở, phòng giáo dục 
- Cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho trường nhằm đáp ứng nhu cầu 
của ngành học . 
- Hàng năm nên mở nhiều lớp tập huấn về công tác lập kế hoạch nhằm bồi 
dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho hiệu trưởng. 
- Các văn bản chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới của cấp 
trên phải được chuyển về các trường sớm vào đầu tháng 8, để cuối tháng 8 trường 
xây dựng xong chuyển đến giáo viên, tổ chức hội nghị CCVC vào đầu tháng 9 
hàng năm. Để hiệu trưởng có thời gian tổ chức xây dựng kế hoạch năm học của 
nhà trường cho chu đáo. 
- Các chỉ tiêu đưa ra phù hợp từng vùng miền, từng địa phương (trường tập 
trung khác với trường có nhiều điểm phụ) 
- Kế hoạch năm học cần có sự phê duyệt kịp thời để có tính pháp lý trong việc 
thực hiện kế hoạch tại đơn vị nhà trường, Phòng giáo dục phải quản lý nhà trường 
bằng kế hoạch và kiểm tra đánh giá nhằm chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời giúp nhà 
trường hoàn thành tốt thực việc thực hiện kế hoạch năm học. 
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên xây dựng kế hoạch năm học. 
*Đối với chính quyền địa phương 
 21 
Quan tâm nhiều hơn nữa về bậc học mầm non, phối hợp chặt chẽ với nhà 
trường chăm lo giáo dục trẻ, chăm lo đời sống cho giáo viên, tổ chức bồi dưỡng tư 
tưởng chính trị, an toàn trật tự xã hội để nhà trường có định hướng trong kế hoạch 
năm học. 
Cần có sự quan tâm hơn nữa đến các hoạt động của nhà trường. Phối hợp với 
nhà trường làm tốt khâu xây dựng kế hoạch năm học và chỉ đạo thực hiện tốt các 
nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch, giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục. 
*Đối với trường Mầm Non Cam Nghĩa: 
- Cần thực hiện tốt vận động dân chủ hóa trong trường học để huy động được 
trí tuệ và tinh thần chung của tập thể. Hiệu trưởng cần phối hợp cân đối quản lí dân 
chủ để tạo ra tinh thần thống nhất cao trong hội đồng, tạo thói quen tự quản lí công 
việc của mọi người. 
- Ngoài họp liên tịch thì người hiệu trưởng cần tổ chức họp giao ban, hàng 
tuần để đánh giá mức độ hoàn thành, tìm ra nguyên nhân thành công, cũng như 
thiếu sót để có hướng điều chỉnh kế hoạch. 
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau các phong trào, các hội thi, hội giảng về tổ 
chức điều hành, nguyên nhân kết quả , thời gian thực hiện 
- Tổ chức đánh giá sau các lần kiểm tra về mức độ thực hiện kế hoạch . 
 22 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng việt 
1/ Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 luật này được 
ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 
2/ BGD&ĐT ( 2008) Điều lệ TMN thông tư số 14/2008 QĐ- BGDĐT 
ngày07/04/2008 của bộ trưởng BGD&ĐT 
3/ BGD&ĐT ( 2011) ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non thông 
tư số17/2011/TT- BGD&ĐT ngày 14/04/2011 của BGD&ĐT 
 4 /Tài liệu chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường mầm non do ThS.Nguyễn 
Thị Bích Yến và ThS. Tạ Thị Hoàng Oanh biên soạn. 
 23 
LỜI CẢM ƠN 
Trong thời gian theo học lớp Cán bộ quản lý giáo dục Mầm non tại TP Cam 
Ranh được các thầy cô giảng viên đã tận tình truyền đạt kiến thức và cả kinh 
nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục cho tôi, bản thân tôi đã tiếp thu được rất 
nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm hay, những bài học quý giá sẽ theo 
tôi suốt chặng đường làm quản lý. Học đi đôi với hành, những kiến thức được các 
thầy cô truyền thụ sẽ là kim chỉ nam cho mọi hành động, giúp tôi quản lý nhà 
trường tốt hơn, đáp ứng được sự kì vọng của các cấp lãnh đạo, của giáo viên và 
học sinh trong nhà trường. 
Tôi xin trân trọng chân thành cảm ơn tới Quý lãnh đạo Trường Cán bộ quản 
lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh và Sở giáo dục đào tạo Tỉnh Khánh Hòa, 
phòng giáo dục đào tạo Thành Phố Cam Ranh đã tạo điều kiện cho tôi được học 
tập, bồi dưỡng kỹ năng quản lý trường Mầm non. 
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành 
Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình tham gia công tác giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, 
hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như các học viên khác trong suốt 
quá trình học tập và tham gia viết tiểu luận. 
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Mầm Non Cam Nghĩa đã tạo điều 
kiện thuận lợi cho tôi tham gia lớp bồi dưỡng và cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn 
bè đã quan tâm hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị 
Nguyệt 
 24 
MỤC LỤC 
&∞& 
Nội dung 
1 Lý do chọn chủ đề. ................................................................................................ 1 
1.1 Lý do pháp lý ..................................................................................................... 1 
1.2 Lý do lý luận. ..................................................................................................... 2 
1.3 Lý do thực tiễn. .................................................................................................. 2 
2. Phân tích tình hình thực tế về công tác xây dựng kế hoạch năm học 
2018-2019 tại trường Mầm Non Cam Nghĩa. .......................................................... 2 
2.1 Khái quát về đơn vị đang công tác. .................................................................... 2 
2.2 Thực trạng việc lập kế hoạch năm học ở trường Mầm Non Cam 
Nghĩa ........................................................................................................................ 4 
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới nâng cao 
chất lượng việc lập kế hoạch ở trường Mầm Non Cam Nghĩa. ............................... 6 
* Điểm mạnh. ........................................................................................................... 6 
* Điểm yếu. .............................................................................................................. 7 
* Cơ hội. ................................................................................................................... 7 
* Thách thức. ............................................................................................................ 7 
 u điểm, khuyết điểm của bản kế 
hoạch ............................................................8 
* u điểm, khuyết điểm của các bước lập kế 
hoạch .............................................9 
2.4 Kinh nghiệm thực tế/ những việc đã làm của đơn vị về việc lập kế hoạch năm 
học ở trường mình đang công tác. ........................................................................... 9 
 25 
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công tác xây dựng kế 
hoạch năm học 2018-
2019.................................................................................................11 
4. Kết luận và đề xuất............................................................................................... 18 
* Phụ lục danh mục tham khảo........... 20 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc – Lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU NHẬN XÉT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 
1/ Người nhận xét 
Lãnh đạo trường Mầm non Thị Trấn Vĩnh Thạnh, Thị trấn Vĩnh Thạnh, 
huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. 
2/ Người được nhận xét 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Phương 
- Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1985 
- Chức vụ: Giáo Viên 
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn Vĩnh Thạnh, Thị Trấn Vĩnh 
Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. 
3/ Nội dung nghiên cứu thực tế 
Công tác xây dựng kế hoạch năm học 2015- 2016 tại trường Mầm non Thị 
Trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. 
4/ Nhận xét: 
4.1/ Tinh thần, thái độ nghiên cứu 
- Học viên có tinh thần tự giác, trách nhiệm với công việc, bản thân tự tìm 
tòi nghiên cứu thực tế các hồ sơ có liên quan đến nọi dung nghiên cứu tại trường. 
- Có trao đổi với các hiệu trưởng trường lân cận về các giải pháp để huy 
động các nguồn lực xã hội nhằm phục vụ xây dựng cơ sở vật chất tại trường 
- Thực hiện nghiên cứu có hệ thống, khoa học các loại văn bản có liên quan 
4.2/ Tính chính xác của số liệu 
- Các thông tin, số liệu liên quan thể hiện trong tiểu luận chính xác với thực 
tế của trường 
 26 
- Thông tin, số liệu phản ánh đúng thực trạng của nhà trường trong những 
năm qua và hiện tại 
4.3/ Đảm bảo kế hoạch thời gian 
Đảm bảo kế hoạch, thời gian nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận đúng thời 
gian quy định 
5/ Đánh giá chung: Đạt yêu cầu 
 Vĩnh Thạnh, ngày 25 tháng 5 năm 2015 
 Người nhận xét 
 Trần Hồng Thuý 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_xay_dung_ke_hoach_nam_hoc_2018_2019_truon.pdf