Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp

Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn

được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính

chất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết

quả khả quan. Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác

xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp

thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong

quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại,

tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố

cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp. Việc

giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc. Nguyên nhân của tồn tại

nói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế.

Qua quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra

cơ bản, đối chiếu với thực tiễn công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, tôi

chọn đề tài tiểu luận:

“Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban

Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp”.

Đề tài được trình bày với các nội dung:

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung.

Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu

nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.

Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công

dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc.3

Phần IV: Kết luận và kiến nghị.

Với mục đích tham gia một số giải pháp cho công tác tiếp công dân và

xử lý đơn thư KN, TC trong giai đoạn hiện nay. Nhưng do thời gian và trình

độ có hạn, nên những vấn đề mà nội dung nghiên cứu đề cập chắc sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô

để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả trong thực

tiễn.

pdf 17 trang chauphong 40144
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp

Tiểu luận Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam – Thực trạng và giải pháp
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG  
TIỂU LUẬN 
Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo 
tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp 
 2 
lời mở đầu 
Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn 
được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính 
chất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác 
giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết 
quả khả quan. Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi 
ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác 
xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp 
thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong 
quản lý Nhà nước. 
Tuy nhiên, theo đánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại, 
tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố 
cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp. Việc 
giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc. Nguyên nhân của tồn tại 
nói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và 
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế. 
Qua quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra 
cơ bản, đối chiếu với thực tiễn công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, tôi 
chọn đề tài tiểu luận: 
“Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban 
Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp”. 
Đề tài được trình bày với các nội dung: 
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung. 
Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu 
nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam. 
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công 
dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc. 
 3 
Phần IV: Kết luận và kiến nghị. 
Với mục đích tham gia một số giải pháp cho công tác tiếp công dân và 
xử lý đơn thư KN, TC trong giai đoạn hiện nay. Nhưng do thời gian và trình 
độ có hạn, nên những vấn đề mà nội dung nghiên cứu đề cập chắc sẽ không 
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô 
để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả trong thực 
tiễn. 
 4 
Phần thứ hai 
Một số vấn đề lý luận chung 
Quyền khiếu nại, tố cáo (KN, TC) là một trong những quyền cơ bản 
của công dân, được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Điều này đã 
được ghi nhận một cách rõ ràng tại Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam năm 1992. Đã được Luật KN, TC năm 1998 và mới đây là 
Luật bổ xung, sửa đổi một số điều của Luật KN, TC năm 2004 cụ thể hoá 
quyền KN, TC của công dân thành những chế định được thực thi trên thực tế. 
Xét theo trình tự tổng quát, một vụ việc KN, TC được giải quyết theo 
các nội dung: 
- Tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC. 
- Giải quyết vụ việc KN, TC theo thẩm quyền. 
- Thi hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC. 
Như vậy, tiếp công dân được coi là bước đầu giải quyết KN, TC. 
Do tính chất phức tạp của công tác giải quyết KN, TC hiện nay, đồng 
thời để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền KN, TC của mình một cách 
thuận lợi nhất. Nên yêu cầu đặt ra đối với công tác tiếp công dân, với vai trò 
là các nguyên tắc nhất định, tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định. 
Các nguyên tắc tiếp công dân KN, TC: 
- Tôn trọng quyền KN, TC của công dân. 
- Khách quan, công khai, dân chủ. 
- Thận trọng. 
Ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân phải 
đảm bảo tốt các yêu cầu về công tác chuẩn bị địa điểm, phương tiện, con 
người, đảm bảo trình tự nội dung làm việc, vận dụng xử lý tốt các tình huống 
xảy ra trong quá trình tiếp công dân. 
 5 
Để công tác tiếp công dân có kết quả, Luật KN, TC đã quy định rõ ràng 
trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân ở nơi tiếp công dân. 
Trong đó quy định nhiệm vụ cụ thể của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước 
trong việc tiếp công dân theo định kỳ, tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp 
công dân của cơ quan, tổ chức mình. 
Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xét theo nghĩa rộng 
thì tiếp công dân thể hiện rõ quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước 
ta và đã cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 
Đồng thời tiếp công dân cũng là tạo điều kiện để công dân trực tiếp tham gia 
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân 
dân. Xét theo nghĩa hẹp của công tác giải quyết KN, TC việc tiếp công dân 
góp phần tháo gỡ bước đầu băn khoăn, vướng mắc của công dân và định 
hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải quyết KN, TC và 
trên thực tế, nhiều vụ việc tưởng như gay gắt, phức tạp đã được giải quyết ổn 
thoả ngay từ khâu tiếp công dân. 
Bước tiếp theo của công tác tiếp công dân là xử lý đơn thư KN, TC. 
Đây là trình tự tất yếu trong quá trình giải quyết KN, TC và cũng có ý nghĩa 
quan trọng của bước xử lý ban đầu. 
Xử lý đơn thư KN, TC là việc tiến hành xem xét, phân loại, sắp xếp 
đơn thư đã nhận được để thụ lý giải quyết, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền 
giải quyết hoặc trả lời cho người KN, TC theo quy định của pháp luật. 
Trong thực tế, đơn thư KN, TC của công dân đến với cơ quan Nhà 
nước có thẩm quyền, có nội dung hết sức đa dạng, phong phú, thậm chí phức 
tạp; thường xuyên xảy ra các trường hợp đơn thư không đảm bảo tính pháp lý, 
không đúng thẩm quyền, không thuộc diện đơn thư KN, TC, nặc danh, mạo 
danh mà khi tiếp nhận, các cơ quan Nhà nước đã thực hiện ngay công việc 
đầu tiên là xem xét, phân loại, định hướng giải quyết xử lý với các đơn thư. 
 6 
Xử lý tốt đơn thư KN, TC sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có cơ sở để 
nâng cao chất lượng công tác giải quyết KN, TC đáp ứng yêu cầu, nguyện 
vọng của của nhân dân; quyền lợi hợp pháp của công dân được bảo vệ, khôi 
phục, xử lý các hành vi sai trái, công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực 
được uốn nắn kịp thời. 
Do tính chất quan trọng như trên, việc xử lý đơn thư KN, TC cũng phải 
tuân thủ chặt chẽ theo trình tự nhất định, từ khâu tiếp nhận, phân loại, xác 
định nội dung đơn thư, xử lý đơn thư có nội dung khẩn cấp, xử lý đơn thư 
không thuộc thẩm quyền, xử lý đơn thư thuộc thẩm quyền tới việc quản lý, 
lưu trữ, khai thác hồ sơ đơn thư đều phải tuân thủ đúng các bước tiến hành, 
trên cơ sở các quy định, hướng dẫn cụ thể, có căn cứ pháp lý. 
Tóm lại, tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC là một trong những 
khâu cơ bản của công tác giải quyết KN, TC. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư KN, TC được kịp thời, đúng thủ tục 
quy định của pháp luật. Đồng thời giúp thủ trưởng các cấp, các ngành đánh 
giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước 
và nhân viên Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, 
TC của công dân là góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của 
Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội, của Nhà nước ta. 
Với vị trí là khâu đầu tiên trong công tác giải quyết KN, TC, công tác 
tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi cao ngay từ 
ban đầu đối với các chủ thể quản lý, các cán bộ nghiệp vụ về trách nhiệm và 
nghĩa vụ, về sử dụng thẩm quyền chức năng nhiệm vụ; về trình độ kiến thức 
pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giải quyết tình huống để ngay 
từ khâu đầu, bước đầu đã có hiệu quả chuẩn xác, giúp cho các khâu, các bước 
tiếp theo tiến hành thuận lợi cho đến bước cuối cùng giải quyết đạt hiệu quả. 
 7 
Phần thứ hai 
Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC tại Ban Dân 
tộc, tỉnh Quảng Nam 
I. Đặc tiểm tình hình. 
Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung của Việt Nam, và được tái 
lập vào tháng 02/1997 từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ. Toàn tỉnh có diện 
tích tự nhiên 10.573 km2, trong đó diện tích miền núi, vùng cao chiếm 74%. 
Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính: gồm 2 thị xã là Tam Kỳ, Hội An 
và 15 huyện. Trong đó có 6 huyện vùng cao và 2 huyện miền núi. Dân số toàn 
tỉnh khoảng 1,48 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc ít người trên 10 
vạn người, chiếm 14,50% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh còn có các 
dân tộc ít người khác như: Cơ tu, Xơ đăng, Gié -Triêng, Mơ nông, Cor, Thái, 
Tày, Nùng 
Tỉnh Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quãng Ngãi, có 
bờ biển dài 125 km, có biên giới với nước bạn Lào dài 76 km, có hải đảo là 
Cù Lao Chàm; ngoài ra Quảng Nam còn có sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cửa 
khẩu Đắc ốc, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam - Điện 
Ngọc và 2 di sản văn hoá là Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. 
Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, 
thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và miền núi trên địa 
bàn tỉnh. 
Trong những năm qua, Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho 
UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của 
Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu 
cho tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong cộng 
đồng các dân tộc ít người; Ban Dân tộc còn tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND 
tỉnh chỉ đạo thực hiện các chương trình, chính sách đối với đồng bào các dân 
 8 
tộc như: Chương trình 135, chương trình 134, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc 
biệt khó khăn, chính sách trợ giá trợ cước, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà Gươl, 
và các dự án như: Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã đặc biệt khó khăn, 
tổ chức dạy tiếng dân tộc Cơ tu cho cán bộ là người Kinh v.v 
Xuất phát từ đặc điểm của một tỉnh rộng, dân số đông, địa hình miền 
núi phức tạp, đa dân tộc sống đang xen, mặt bằng dân trí không đều nhất là 
đồng bào các dân tộc có trình độ văn hoá thấp. Đội ngũ cán bộ là người dân 
tộc còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành, nên 
đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ phát triển KT, XH ở địa phương. 
Bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu 
giữa các vùng, các miền đã bộc lộ những vấn đề mới, gây mâu thuẫn: Sự phát 
triển kinh tế không đều, các quan hệ xã hội cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ 
về quy mô, đa dạng, phức tạp. Đi liền với đó là các mối quan hệ về quyền, lợi 
ích và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể nảy sinh, từ đó các mâu thuẫn, tranh 
chấp cũng phát sinh cả về số lượng cũng như tính chất, mức độ. 
Do thực hiện các chủ trương, chính sách, các dự án ngày càng được đầu 
tư nhiều trên địa bàn miền núi vùng cao, đã kéo theo các nội dung có liên 
quan như: Đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch bố trí lại dân cư, huy động 
ngày công của lao động địa phương tham gia xây dựng công trình v.v là 
những nhân tố tác động làm phát sinh và ngày càng gia tăng việc KN, TC của 
công dân trên địa bàn các huyện, xã ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào các 
dân tộc ở Quảng Nam. 
II. Thực trạng công tác tiếp công dân. 
Mỗi năm trung bình tại Ban Dân tộc đã tổ chức tiếp khoảng 40 – 50 
lượt công dân, bình quân mỗi tháng có từ 4 – 5 đơn trong đó chủ yếu là của 
đồng bào các dân tộc ít người. 
 9 
Nội dung mà công dân phản ánh chủ yếu về các lĩnh vực: tranh chấp 
đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách đối với đồng bào các 
dân tộc, việc ô nhiễm môi trường 
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã bố trí nơi tiếp công dân chu đáo, đảm 
bảo đúng quy định. Có phòng tiếp dân làm việc và phòng chờ. Tại phòng chờ 
có bố trí tủ sách pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách đối với nhiệm 
vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để các đối tượng có thể nghiên cứu thuận lợi. 
Ban cũng có lịch tiếp công dân và được duy trì thành nề nếp, được đồng bào 
các dân tộc đồng tình và ghi nhận. 
Công tác tiếp công dân theo định kỳ tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam 
được Lãnh đạo Ban giao thanh tra Ban trực tiếp nhận hồ sơ ban đầu, nghiên 
cứu đề xuất trình cho đồng chí Trưởng Ban Dân tộc xử lý. 
Thông qua công tác tiếp công dân tại Ban Dân tộc thấy nổi lên những 
bất cập hạn chế như sau: 
- Thứ nhất, đối với cán bộ được phân công phụ trách theo dõi công tác 
tiếp công dân: Do năng lực hạn chế, chưa được trang bị nghiệp vụ chuyên 
môn nên xử lý thiếu chính xác, còn bỏ qua những tình tiết quan trọng cần khai 
thác. Bên cạnh đó tinh thần trách nhiệm và thái độ ứng xử của cán bộ tiếp 
công dân đôi lúc chưa tốt. Vì thế đã làm cho dân đôi lúc bất bình, phản ứng 
hoặc to tiếng gây ảnh hưởng không tốt đối với chính sách dân tộc của Đảng 
và Nhà nước ta. 
- Thứ hai, việc phân công cán bộ tiếp công dân chưa ổn định: 
Do biên chế bộ máy của Ban Dân tộc Quảng Nam chỉ có 12 người, 
trong quá trình điều hành chỉ đạo công việc ở Ban, phải thực hiện những 
nhiệm vụ đột xuất do UBND tỉnh giao, mà biên chế ít nên lãnh đạo Ban phải 
cử người tiếp công dân thay. Do đó chất lượng và hiệu quả công tác tiếp công 
dân chưa cao, lúng túng trong giao tiếp và bị động khi trả lời những thắc mắc 
của đồng bào. 
 10
- Thứ ba, việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan chưa tạo thành nề 
nếp, còn xem nhẹ. Phần lớn giao khoán cho Thanh tra Ban tổ chức thực hiện, 
thiếu sự quan tâm đúng mức. 
 11
III. Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. 
Trung bình hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận 
khoảng 40 – 50 đơn thư, trong đó nội dung đơn thư KN, TC chủ yếu về các 
lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng (10 – 20%). Các chế độ chính 
sách đối với đồng bào các dân tộc (40 – 50%), chế độ cử tuyển cho con em 
học sinh dân tộc (20 – 30%), tỷ lệ giải quyết cao. Số còn lại là đơn gia hạn và 
mới nhận. 
Qua tiếp nhận và xử lý xem xét đơn thư thuộc thẩm quyền thủ trưởng cơ 
quan thì cơ quan giải quyết (khoảng 60%) số còn lại do không đúng thẩm quyền 
đã hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm quyền để giải quyết (khoảng 40%). 
Trong những năm qua công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư tại Ban Dân 
tộc đã giải quyết tốt, phần lớn là đơn thư khiếu nại, rất ít trường hợp thuộc 
đơn thư tố cáo. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau: 
- Thứ nhất, trong việc xem xét xử lý đơn thư do chưa được trang bị 
chuyên môn, nghiệp vụ nên việc phân loại đánh giá chưa thống nhất xác định 
đơn thư đúng thẩm quyền và không đúng thẩm quyền xử lý, nên đã để cho 
đồng bào phải đi lại nhiều lần, vừa mất thời gian vừa tốn kém. 
- Thứ hai, một số vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của UBND huyện, 
nhưng do gởi vượt cấp lên UBND tỉnh, theo quy định đơn thư đó phải được 
chuyển về huyện xem xét xử lý theo đúng thẩm quyền, thì UBND tỉnh lại 
chuyển cho Ban Dân tộc (vì cứ nghĩ là cơ quan tham mưu của tỉnh về công 
tác dân tộc). Chính việc này đã tạo cho đồng bào các dân tộc tâm lý gởi đơn 
thư vượt cấp để được giải quyết nhanh. 
- Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là luật KN, TC 
ở các huyện xã miền núi, vùng đồng bào các dân tộc còn hạn chế. 
Những khó khăn, bất cập trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư 
KN, TC nói trên tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến nề nếp, hiệu quả của công tác giải quyết KN, TC. Tuy nhiên, các công tác 
 12
ấy chưa tạo thành những bức xúc của đồng bào các dân tộc trong việc thực 
hiện quyền KN, TC của mình, nhưng đó còn là sự bất cập về quy trình, thủ 
tục của các cấp ở cơ sở xã, phường và cả các huyện miền núi, vùng cao, nơi 
thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với đồng bào các dân tộc để hạn chế đơn 
thư vượt cấp. 
Giải quyết tốt những bất cập, tồn tại nên trên vừa để tăng cường hiệu 
quả công tác giải quyết KN, TC; đồng thời cũng là thực hiện nhiệm vụ cải 
cách hành chính Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ. 
 13
Phần thứ ba 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư 
KN, TC 
tại Ban Dân tộc Quảng Nam 
I. Đối với công tác tiếp công dân. 
Tổ chức tiếp công dân là nghĩa vụ của mọi ngành, mọi cấp có chức 
năng quản hành chính Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các tổ chức KT – 
XH, các đoàn thể và các tổ chức chính trị trong xã hội. 
Làm tốt công tác tiếp dân không chỉ là vấn đề nhận thức và quan điểm 
đúng đắn mà còn là khâu khởi đầu quan trọng có tính quyết định lập lại trật tự 
của công tác giải quyết KN, TC, khắc phục sự chồng chéo và nâng cao hiệu 
quả, hiệu lực của việc giải quyết KN, TC. 
Để làm tốt công tác tiếp công dân tại Ban Dân tộc, cần tập trung vào 
các nội dung sau: 
- Một là, cần thống nhất phân công một cán bộ chuyên trách giúp Lãnh 
đạo Ban theo dõi trực tiếp công dân và có nghiệp vụ chuyên môn về công tác 
giải quyết KN, TC. 
Thông thường, trong mỗi kỳ tiếp công dân, số công dân đến phản ánh hoặc 
gởi đơn thư có nội dung mới, nhưng cũng có nhiều công dân đến hỏi nội dung tiến 
độ giải quyết vụ việc cũ theo giấy hẹn để tránh phiền hà cho nhân dân. 
- Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân. Do việc 
tiếp công dân theo chủ thể gắn liền với hầu hết các cơ quan, tổ chức trong hệ 
thống chính trị. Vì vậy cần có biện pháp xây dựng một đội ngũ cán bộ tiếp 
công dân có đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ. Có thể giao cho cơ quan 
Thanh tra tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, 
có tổ chức sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm. 
- Ba là, thường xuyên củng cố hoạt động công tác tiếp dân tại cơ sở xã, 
thị trấn nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu đi vào nề nếp. 
 14
II. Đối với xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. 
Tổ chức tốt việc xử lý đơn thư KN, TC không chỉ làm giảm phiền hà 
cho dân mà còn quan trọng hơn là tăng cường hiệu lực giải quyết KN, TC, 
đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện tại. 
Để công tác xử lý đơn thư KN, TC đạt hiệu quả cần tập trung làm tốt 
các nội dung sau: 
- Một là, việc giải quyết xử lý đơn thư KN, TC phải tuân thủ đúng quy 
trình, đầy đủ thủ tục. Thu thập chứng cứ có liên quan làm luận cứ để kết luật 
có sức thuyết phục. 
- Hai là, cán bộ được phân công tiếp nhận, xử lý đơn thư KN, TC phải 
trực tiếp đi thẩm tra xác minh làm rõ nội dung vụ việc để giải quyết thấu tình 
đạt lý. Không được nhờ cơ quan cấp dưới xác minh hộ. (Vì thực tế đã có 
trường hợp này). 
- Ba là, những vụ việc có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều địa 
phương thì phải có biên bản thống nhất trong cách xử lý để tránh trường hợp 
nhân dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp. 
III. Một số giải pháp khác. 
- Một là, cần đẩy mạnh công tác hoà giải ở cơ sở và tăng cường hoạt 
động của các tổ chức thanh tra nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu coi trọng và 
làm tốt công tác hoà giải thì ở đó ít có vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát 
sinh KN, TC. 
- Hai là, cần có chính sách và chế độ trợ cấp thích hợp để động viên 
đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC ở các cấp 
các ngành để họ có điều kiện thực thi tốt nhiệm vụ được giao. 
- Ba là, đối với địa phương có nhiều thành phần dân tộc, đòi hỏi người 
cán bộ làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC cần nắm bắt về 
tâm lý, phong tục tập quán của các dân tộc để có sự ứng xử phù hợp và có 
điều kiện khai thác thu thập thông tin, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho 
đồng bào các dân tộc khi có vấn đề cần đến nơi tiếp công dân. 
 15
 16
Phần thứ tư 
Kết luận – kiến nghị 
Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC có ý nghĩa rất 
quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp các ngành. Do đó, để 
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan Nhà nước phải chú 
trọng đúng mức công tác tiếp công dân cũng như xử lý đơn thư và phải coi đó 
như là một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị. 
Qua quá trình nghiên cứu học tập nghiệp vụ công tác thanh tra, bản 
thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều nội dung mới về nghiệp vụ, đặc biệt là công 
tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC. 
Tuy nhiên, với đặc điểm là một cơ quan làm công tác dân tộc của một 
tỉnh Trung du, công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC trong những 
năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ 
vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, chấn chỉnh, đòi hỏi sự nỗ lực của các 
cấp, các ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp Uỷ 
Đảng, có như vậy công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC mới đạt hiệu 
quả trong thời gian đến. 
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý các 
đơn thư KN, TC bản thân tôi xin kiến nghị: 
- Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật KN, TC; Luật sửa đổi, bổ 
xung một số điều của Luật KN, TC và Nghị định số 53/2005/NĐ - CP ngày 
19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KN, 
TC và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều luật KN, TC đến các tầng lớp dân cư 
và nhất là đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi vùng cao. 
- Thực trạng hiện nay, việc gửi đơn thư vượt cấp còn khá phổ biến và 
không đúng trình tự, thủ tục. Nhưng cơ quan cấp trên khi nhận đơn thư được 
đã chuyển đến Ban Dân tộc và thông báo cho dân biết. Với cách làm này đã 
tạo cho đồng bào các dân tộc tâm lý hiểu lầm việc làm của mình là đúng và 
nhờ áp lực của cấp trên nên đơn thư của mình được giải quyết nhanh hơn. 
*** 
 17

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_tiep_cong_dan_va_xu_ly_don_thu_khieu_nai.pdf