Tiểu luận Công tác quản lý tài chính tại trường THCS Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

(Bản scan)

1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận

1.1. Lý do pháp lý

| Quản lý tài chính trong giáo dục là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng thu, chi tài chính của một cơ sở giáo dục để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch quản lý tài chính nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu với chất lượng và hiệu quả mong đợi. Trong trường phổ thông, nguồn tài chính trong trường ngoài ngân sách Nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường.

Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính trong ngành Giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ công tác chuyên

môn, nghiệp vụ trong từng đơn vị. Thông qua cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực | hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 25/4/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

1.2. Lý do về lý luận

Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.

Trong đơn vị sự nghiệp, Nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý tài chính là đơn vị sự nghiệp. Tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm các hoạt động và quan hệ tài chính liên quan đến quản lý, điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp. .

Là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Để đạt được những mục tiêu đề ra, công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm ba khâu công việc:

| Thứ nhất, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm;

| Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước;

Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước

Qua thực tế công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách | đúng mục đích, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thường

xuyên của đơn vị nó có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp trong đó có các đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.



pdf 18 trang chauphong 77685
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác quản lý tài chính tại trường THCS Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_tai_truong_thcs_phuoc_m.pdf
  • docxFile Word.docx