Tiểu luận Công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ đồng bào dân tộc Thái tại trường Mẫu giáo Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước - Năm học 2017-2018
(Bản scan)
Như chúng ta đã biết, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ | thống giáo dục quốc dân. Đây là nền tảng vững chắc cho các bậc học sau, nơi
hình thành và phát triển nhân cách sớm nhất của trẻ. Giáo dục mầm non nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội. Ngày nay để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước thì
phải phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo | chuyển biển cơ bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo, và đặc biệt là nâng cao | chất lượng dạy học mà trong đó bậc học mầm non là bậc học nền tảng và có ý nghĩa quan trọng.
Trường mầm non là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu, kế | hoạch giáo dục những thế hệ trẻ mầm non những cơ sở ban đầu của việc hình thành nhân cách, làm quen với những kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh, chuẩn bị cho trẻ mọi điều kiện để vào lớp 1. mọi đứa trẻ đều được quan tâm và đối xử như nhau trong trường mầm non để đạt đến mục tiêu về phát triển sự nghiệp giáo dục. Tuy vậy kết quả giáo dục của những trẻ đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế vì đặc điểm tâm lý của mỗi trẻ khác nhau, rất nhút nhát, rụt rè, vốn tiếng việt chưa nhiều và ngại giao tiếp, chịu nhiều thiệt thòi vì điều kiện được tiếp xúc với môi trường xung quanh, xã hội ít. Vì thể mà vấn đề giáo dục, tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc trong trường mầm non rất được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Điều 4, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 nói về không phân biệt đối xử với trẻ em "trẻ em, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo ... đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục"
Điều 22, Luật giáo dục, nêu rõ "mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển các mặt như: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1"
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_tre_dong_bao_d.pdf