Tiểu luận Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường Mầm non Cam Phú, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2018-2019
(Bản scan)
1.1 Lý do pháp lý
Thực hiện Điều lệ của ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo thông
tư số 55/2001 1/TT-BGD-ĐT ngày 22/1 1/2011 của Bộ trưởng bộ GD và ĐT ở điều
13 quy định. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp là: “Hỗ trợ
các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được thống nhất,....”,
“Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban
đại điện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện
cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh...”
Theo điều 93 luật GD đã nêu trách nhiệm của nhà trường là: “Nhà trường có
tránh nhiệm chủ động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thực hiện
mục tiêu nguyên lý GD”
Theo điều 96 luật giáo dục nêu: “Ban đại điện cha mẹ HS được tổ chức trong
mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Cha mẹ hoặc người giám
hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các
hoạt động giáo dục”.
Theo Điều lệ trường MN ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ GD&ĐT quy định:
+ Chương I điều- Điều 2 — mục 6: Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá
nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ.
+ Chương VI] - Điều 46 - Mục 1: Phối hợp giữa GD, NT, XH nhằm thống
nhất quy mô phát triển nhà trường Mắm non, các biện pháp giáo dục trẻ và quan
tâm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Trên đây là những cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng nhà trường thực hiện xây
dựng các mỗi quan hệ giữa nhà trường và ban đại điện cha mẹ học sinh về công tác
chăm sóc, nuôi đưỡng trẻ trong trường mắm non.
1.2. Lý do về lý luận
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng nhất để trẻ phát triển
toàn diện. Do vậy gia đình lành mạnh có tầm quan trọng đến sự phát triển của mỗi
quốc gia. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Cha mẹ trẻ
là người thấy đầu tiền của con cái họ, lả người xây dựng nên tảng nhân cách trẻ.
Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội là nguyên lý thứ ba mà ngành giáo
dục cách mạng Việt nam đã nêu ra. Nếu gia đình và nhà trường không có sự hợp
tác thống nhất mục đích, nội dung giáo dục thì sẽ dẫn đến tình trạng “gia đình một
đường, nhà trường một nẻo”
File đính kèm:
- tieu_luan_cong_tac_phoi_hop_giua_nha_truong_voi_gia_dinh_va.pdf