Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội

I. Hoạt động của NHTM

1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

1.1. Khái niệm về NHTM.

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các

ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà

chúng thực hiện trong nền kinh tế.

Theo luật Mỹ: NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh

mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ

thanh toán.

Theo luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam: Ngân hàng là loại

hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt

động kinh doanh khác có liên quan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung

cấp các dịch vụ thanh toán.

1.2. Hoạt động của NHTM.

1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Tiền gửi của khách hàng (gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan

trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân

hàng.Để huy động được nhiều tiền có chất lượng ổn định, các ngân hàng phải

đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ được mọi đối tượng và đa dạng

hoá các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của

các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dân cư.,linh hoạt về

lãi suất. Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN, nên chi phí tiền gửi của

NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế.Ngoài ra tiền gửi ngắn hạn hoặc

không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với biến động của lãi suất và những yếu tố

kinh tế khác như lạm phát.

Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đi vay

của NHNN hay của các NHTM khác và quốc tế.Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn

vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi.

1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.

Hoạt động quan trọng của NHTM là tìm cách sử dụng nguồn vốn của

mình để thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn là quá trình biến tài sản nợ thành tài sản

có khác nhau, trong đó cho vay và đầu tư là tài sản quan trọng nhất.Do vậy quản

lý tài sản là nhiệm vụ quan trọng của NHTM để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn

vốn.

1.2.3. Hoạt động trung gian.

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là

chuyển tiết kiệm thành đầu tư,tức chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi có nhu cầu sử

dụng.Với chức năng này NHTM làm cầu nối giữa cá nhân và tổ chức có thu

nhập lớn hơn chi dùng với những cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt trong chi

tiêu, hay thu nhập không bù đắp nổi nhu cầu chi tiêu nên họ cần bổ xung vốn.

Ngoài trung gian tài chính,NHTM còn là trung gian thanh toán.Ngân hàng

thay mặt khách hàng chi trả giá trị hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nước.Để

thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm, ngân hàng dùng

nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như:séc chuyển tiền, uỷ nhiệm

chi, bù trừ qua NHNN hoặc qua trung tâm thanh toán, nhờ thu v.v. bằng các

biện pháp kỹ thuật như:thư, điện tín, hệ thống máy tính điện tử v.v.

pdf 56 trang chauphong 12420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội

Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín 
dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội” 
Sinh viên: Đào Hồng Hạnh 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Lời mở đầu 
Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên 
tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng 
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt 
động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội là một trong những ngân hàng thương mại 
hàng đầu trên địa bàn Thủ Đô, là một trong những chi nhánh đầu đàn trong hệ 
thống ngân hàng nông nghiệp, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt 
ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng 
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với tỉ lệ chiếm 80-85% trên tổng thu nhập cho 
thấy các sản phẩm tín dụng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có 
ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác của NHNo&PTNT Hà Nội. 
Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt 
động này với các hoạt động kinh doanh khác tại NHNo&PTNT Hà Nội, việc 
nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín 
dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng 
phát triển bền vững của NHNo&PTNT Hà Nội. 
Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề trên, em đã chọn đề tài 
“Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT 
Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 
Chương 1:Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động 
của NHTM. 
Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội. 
Chương 3:Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại 
NHNo&PTNT Hà Nội. 
Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế 
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận 
được những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện 
hơn và có chất lượng tốt hơn. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Chương 1 
Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 
thương mại 
I. Hoạt động của NHTM 
1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 
1.1. Khái niệm về NHTM. 
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các 
ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà 
chúng thực hiện trong nền kinh tế. 
Theo luật Mỹ: NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh 
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ 
thanh toán. 
Theo luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam: Ngân hàng là loại 
hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt 
động kinh doanh khác có liên quan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung 
cấp các dịch vụ thanh toán. 
1.2. Hoạt động của NHTM. 
1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 
Tiền gửi của khách hàng (gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan 
trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân 
hàng.Để huy động được nhiều tiền có chất lượng ổn định, các ngân hàng phải 
đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ được mọi đối tượng và đa dạng 
hoá các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của 
các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dân cư...,linh hoạt về 
lãi suất. Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN, nên chi phí tiền gửi của 
NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế.Ngoài ra tiền gửi ngắn hạn hoặc 
không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với biến động của lãi suất và những yếu tố 
kinh tế khác như lạm phát. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đi vay 
của NHNN hay của các NHTM khác và quốc tế.Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn 
vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi. 
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 
Hoạt động quan trọng của NHTM là tìm cách sử dụng nguồn vốn của 
mình để thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn là quá trình biến tài sản nợ thành tài sản 
có khác nhau, trong đó cho vay và đầu tư là tài sản quan trọng nhất.Do vậy quản 
lý tài sản là nhiệm vụ quan trọng của NHTM để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn 
vốn. 
1.2.3. Hoạt động trung gian. 
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là 
chuyển tiết kiệm thành đầu tư,tức chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi có nhu cầu sử 
dụng.Với chức năng này NHTM làm cầu nối giữa cá nhân và tổ chức có thu 
nhập lớn hơn chi dùng với những cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt trong chi 
tiêu, hay thu nhập không bù đắp nổi nhu cầu chi tiêu nên họ cần bổ xung vốn. 
Ngoài trung gian tài chính,NHTM còn là trung gian thanh toán.Ngân hàng 
thay mặt khách hàng chi trả giá trị hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nước.Để 
thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm, ngân hàng dùng 
nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như:séc chuyển tiền, uỷ nhiệm 
chi, bù trừ qua NHNN hoặc qua trung tâm thanh toán, nhờ thu v..v... bằng các 
biện pháp kỹ thuật như:thư, điện tín, hệ thống máy tính điện tử v..v... 
2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế. 
2.1. Đối với sản xuất lưu thông hàng hoá. 
NHTM là trung gian tài chính thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá 
phát triển.Nó không chỉ đáp ứng đầy đủ vốn cho các doanh nghiệp mà còn thông 
qua các dịch vụ thanh toán, tư vấn hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh 
đó nó còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nhằm đáp 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
ứng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cho toàn xã hội một cách nhanh chóng và hiệu 
quả. 
2.2. Đối với điều hoà lưu thông tiền tệ. 
NHTM là nơi chủ yếu nhất và tốt nhất để lĩnh tiền vào lưu thông.Bằng 
con đường tín dụng NHTM đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế,thúc đẩy 
sản xuất tạo thêm hàng hoá, của cải vật chất cho xã hội làm cơ sở ổn định tiền 
tệ. 
Hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy nhanh việc thanh toán qua ngân 
hàng làm giảm luợng tiền mặt trong lưu thông làm tăng hiệu quả việc áp dụng 
các chính sách tiền tệ làm tăng hoặc giảm luợng tiền cung ứng trong lưu 
thông.Nếu NHTW tăng lãi suất tái cấp vốn thì các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho 
vay khi đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống và lượng tiền cung 
ứng trong lưu thông sẽ giảm.Ngược lại với lãi suất tái cấp vốn giảm sẽ làm cho 
lượng tiền cung ứng sẽ tăng lên. 
3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 
3.1. Khái niệm và tính chất khách quan của rủi ro. 
Cụm từ “rủi ro” được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác 
nhau, nhưng khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không 
mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể rủi ro có thể xảy ra trong mọi 
hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người. 
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi 
ro.Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sản của các ngân 
hàng.Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và 
từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại 
và phát triển của ngân hàng.Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu, 
mà các nhà quản lý ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể 
gạt bỏ được chúng. 
3.2. Các loại rủi ro của NHTM. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
- Rủi ro tín dụng:là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải 
chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ 
vốn và lãi. 
- Rủi ro lãi suất:là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu 
khi lãi suất thị trường có sự biến đổi. 
- Rủi ro hối đoái:là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây tổn 
thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 
- Rủi ro thanh khoản:Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi 
tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức.Khi gặp phải 
trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ 
hay vay từ NHTW. 
- Rủi ro tồn đọng vốn:Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị đọng lớn 
không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút. 
- Rủi ro khác:Các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ,rủi ro quốc gia gắn 
liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm 
lẫn trong thanh toán, hoả hoạn... 
II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 
1. Khái niệm. 
 Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với ngân hàng thương mại, 
rủi ro là một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh 
của Ngân hàng. 
Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng 
các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm 
trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi 
vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 
của Ngân hàng thương mại. 
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng 
ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Nếu món vay của Ngân 
hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. 
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế 
hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro 
tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản 
phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, 
buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân 
hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng 
giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. 
2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 
*Đối với bản thân ngân hàng. 
Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu 
nhập giảm.Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn..Rủi 
ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán,rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả 
tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Các khoản cho vay có thể mất hoặc 
khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội 
kinh doanh tốt của ngân hàng.Nếu rủi ro xảy ra mức độ quá lớn,nguồn vốn của 
ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng 
giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng. 
*Đối với nền kinh tế. 
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên 
quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh 
tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của ngân hàng 
phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ 
thuộc rất lớn vào tình  ... ,09 
0,64 
0,3 
4.980 
4.030 
782 
168 
8,71 
7,05 
1,37 
0,29 
Nợ khó đòi 
 + KTQD 
 + KTNQD 
 + Quá hạn khác 
344 
0 
183 
161 
0,85 
- 
0,45 
0,4 
6.484 
0 
6.244 
240 
11,34 
- 
10,92 
0,42 
(Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng năm 2003,2004 của phòng kinh doanh) 
Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn bình 
thường (<180 ngày). So sánh các chỉ tiêu về nợ quá hạn trong 2 năm 2003 
và 2004 qua bảng 4 ta thấy, tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ quá 
hạn khó đòi tăng, nợ khê đọng giảm. Tốc độ tăng của nợ bình thường và nợ 
khó đòi cho thấy xu hương xấu đi của các khoản nợ này. 
Nợ quá hạn bình thường cao là do nợ tồn đọng của một số doanh 
nghiệp nhà nước được giãn nợ từ nhiều năm dồn lại đến nay không có khả 
năng trả nợ hoặc cố tình không chịu trả nợ, Ngân hàng buộc phải chuyển 
thành nợ quá hạn. 
Nợ khó đòi cao như vậy một phần là do khách hàng vay vốn gặp rủi 
ro trong cơ chế thị trường, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm 
của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường, nghiên cứu và thẩm định 
dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng 
vay vốn có dấu hiệu 
khó trả nợ. Đây là một khó khăn rất lớn của ngành Ngân hàng vì vậy Ngân 
hàng cần sớm có biện pháp xử lý. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
7.3. T lƯ nỵ qu¸ h¹n theo nguyªn nh©n. 
Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Hà Nội như xem xét ở 
phần trên thể hiện nợ quá hạn diễn biến theo chiều hướng xấu và khó khăn 
trong việc xử lý nợ quá hạn, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? 
Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy những nguyên nhân này bao gồm cả 
hai nguyên nhân chủ quan và khách quan thuộc về Ngân hàng và các khách 
hàng của Ngân hàng cùng với các nguyên nhân khác. 
 (Đến31/12/2004) 
Đơn vị:triệu đồng 
Chỉ tiêu Số tiền %/ nợ quá hạn 
Tổng nợ quá hạn 57.187 100 
1. Theo nguyên nhân chủ quan 40.917 71,54 
 - Về phía ngân hàng 0 0 
 - Về phía khách hàng 40.917 71,54 
Trong đó 
 + Do kinh doanh thua lỗ,phá sản 13.725 24 
 +Sử dụng vốn sai mục đích,lừa 
đảo 
709 1,24 
 + Khách hàng chiếm dụng vốn 26.483 46,31 
2. Theo nguyên nhân khách quan 7.932 13,87 
 - Do bất khả kháng 7.457 13,04 
 - Do cơ chế chính sách 475 0,83 
3. Nguyên nhân khác 8.338 14,58 
(Nguồn báo cáo kêt quả kinh doanh) 
Trong năm 2004, số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan về phía 
Ngân hàng là không có so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ Ngân 
hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy 
chế cho vay, song do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân 
chủ yếu là về phía khách hàng nên tổng nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn cao. 
-Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn 
hoặc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của 
Ngân hàng tăng là 13.725 triệu đồng chiếm 24% tổng nợ quá hạn. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
-Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo là 709 triệu đồng chiếm 
1,24% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài 
quốc doanh. 
-Khách hàng chiếm dụng vốn là 26.483 triệu đồng chiếm phần lớn 
trong tổng nợ quá hạn. 
-Số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 7.457 triệu đồng 
chiếm 13,04% tổng nợ quá hạn. 
-Do cơ chế chính sách thay đổi: nước ta đang trong quá trình đổi mới, 
nhiều chính sách quy chế vừa được thực hiện vừa phải tiếp tục được hoàn 
chỉnh, sửa đổi nên các doanh nghiệp không thích ứng kịp thời với những 
thay đổi này sẽ gặp khó khăn thậm chí có thể dẫn tới phá sản. 
-Một số nguyên nhân khác là 8338 triệu đồng chiếm 14,58% tổng nợ 
quá hạn. 
8. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà 
Nội. 
 Một trong những thành công trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 
tạiNHNo&PTNT Hà Nội là việc tăng trưởng dư nợ an toàn đi đôi với việc xử lý 
thành công những khoản nợ tồn đọng từ những năm trước để lại, từng bước xây 
dựng được một quy trình thẩm định cho vay chặt chẽ, an toàn vốn vay. 
Hàng loạt các biện pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín 
dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng đến mức có thể, các biện pháp này đều có xuất 
phát điểm từ việc nắm bắt nguyên nhân có thể xảy ra rủi ro tín dụng: 
a, Chiến lược dài hạn về đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ 
nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và cán bộ hoạt động ở bộ phận 
khác có liên quan đến tín dụng. 
b, Hoàn thiện hệ thống phân cấp và quy trình cho vay thống nhất chặt chẽ 
trên cơ sở các quy định cho vay của Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt 
Nam. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
c, Triển khai tập huấn sổ tay tín dụng do NHNoViệt Nam, tiến tới xây 
dựng sổ tay tín dụng cho riêng NHNo&PTNT Hà Nội. 
d, Phân loại khách hàng. áp dụng cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay đối 
với từng khách hàng trên cơ sở xếp loaị 
e, Định kỳ phân tích khả năng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh 
của khách hàng, theo dõi những biến động bất thường để kịp thời xử lý, phòng 
ngừa được rủi ro có thể xảy ra 
f, Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao vai trò 
của kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp 
xử lý kịp thời. 
g, Nối mạng Korea Bank giữa các chi nhánh, quản lý theo dõi món vay 
sát sao dựa trên các thông số do cán bộ tín dụng đăng nhập, hạn chế nhiều rủi ro 
có thể phát sinh so với chương trình Fox trước đây 
h, Cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro tín dụng 
i, Định kỳ phân tích dư nợ để xác định rõ thực trạng tín dụng 
k, Đa dạng hoá tài sản bảo đảm tiền vay 
l. Phân công cán bộ phụ trách khách hàng phù hợp với năng lực, sở 
trường, trình độ của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Kết luận 
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động,hoạt động tín 
dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội 
nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân 
hàng phải biết vượt lên chính mình,đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn 
tại trong kinh doanh,hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác 
nhau.Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực 
tế.Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro 
mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn 
định và phát triển vững chắc. 
Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho 
NHNo&PTNT Hà Nội bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng 
gặp không ít khó khăn.Từ đó đòi hỏi NHNo&PTNT Hà Nội phải tiếp tục đổi 
mới,phát triển toàn diện,vững chắc,hiệu quả,an toàn cả về huy động vốn,dư nợ 
tín dụng,dịch vụ ngân hàng,kế toán tài chính,tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu 
rủi ro. 
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn 
nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo 
của em được hoàn chỉnh hơn. 
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình 
của Thầy giáo-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Minh,các thầy cô giáo trong khoa tài chính 
kế toán.Cùng tập thể ban lãnh đạo các cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT Hà 
Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập! 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Tài liệu tham khảo 
- Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng (Học viện ngân hàng) 
- Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng(Nguyễn Văn Tiến chủ 
biên) 
-Tiền tệ Ngân hàng và lý thuyết tài chính(Frederic S.Miskin) 
-Báo cáo tổng kết năm 2003,2004 của NHNo&PTNT Hà Nội. 
Bảng kê chữ viết tắt 
stt Chữ viết tắt Đọc là 
1 NHNN Ngân hàng Nhà nước 
2 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông 
thôn 
3 NHTM Ngân hàng thương mại 
4 TCKT Tổ chức kinh tế 
5 TCTD Tổ chức tín dụng 
6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 
7 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 
8 KTQD Kinh tế quốc doanh 
9 KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Xác nhận của đơn vị thực tập 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
LuËn v¨n tèt nghiÖp §µo Hång H¹nh 
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_d.pdf