Luận văn Lý luận về tiền lương của CacMac trong chủ nghĩa tư bản

Lý luận về tiền lơng đã đợc các nhà kinh tế nghiên cứu từ rất lâu bắt

đầu là W.Petty. Chính William Petty là ngời đầu tiên trong lịch sử đặt nền

móng cho lý thuyết "quy luật sắt về tiền lơng". Lý thuyết mức lơng tối

thiểu phản ánh trình độ phát triển ban đầu của CNTB. Lúc này, sản xuất

cha phát triển, để buộc công nhân làm việc, giai cấp t sản phải dựa vào

Nhà nớc để duy trì mức lơng thấp. Tuy nhiên từ lý luận này ta thấy đợc

là, công nhân chỉ nhận đợc từ sản phẩm lao động của mình những t liệu

sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra. Phần còn lại đã bị nhà t bản chiếm đoạt. Đó

là mầm mống phân tích sự bóc lột.

Lý luận về tiền lơng của Mác là sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền

lơng của các nhà kinh tế cổ điển trớc đó. Lý luận tiền lơng của Mác đã

vạch rõ bản chất của tiền lơng dới CNTB đã bị che đậy – tiền lơng là

giá cả của lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế t bản trớc đó

(Ricardo). Những luận điểm của Mác về tiền lơng vẫn còn giá trị đến ngày

nay.

Mặc dù ở nớc ta chính sách tiền lơng đã đợc cải cách. Tuy nhiên,

nhiều vấn đề cốt lõi vẫn cha đợc giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến

nay, thu nhập của ngời đợc hởng lơng tăng, mức sống, tiêu dùng tăng,

về cơ bản không do chính sách tiền lơng đem lại mà do tăng thu nhập ngoài

lơng, nhờ kinh tế tăng trởng (tiền lơng Nhà nớc trả chỉ chiếm một phần

ba, thu nhập khác chiếm tới hai phần ba).2

Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lơng của Mác

trong điều kiện nền kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay có ý nghĩa rất

lớn.Cải cách chính sách tiền lơng sẽ ảnh hởng nh thế nào đến lợi ích của

ngời lao động, và nên tiến hành cải cách nh thế nào để đảm bảo đợc lợi

ích ngời lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia? Đây là vấn đề đã thu hút

đợc sự quan tâm của đông đảo ngời lao động và chuyên gia nghiên cứu.

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên mà ngời viết lựa chọn đề

tài này nhằm hiểu rõ hơn về hệ thống chính sách tiền lơng ở Việt Nam,

nhằm đa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lơng ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay.

 

pdf 52 trang chauphong 20/08/2022 13140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Lý luận về tiền lương của CacMac trong chủ nghĩa tư bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Lý luận về tiền lương của CacMac trong chủ nghĩa tư bản

Luận văn Lý luận về tiền lương của CacMac trong chủ nghĩa tư bản
Luận văn: 
Lý luận về tiền lương của CacMac 
trong chủ nghĩa tư bản 
 1 
Lời mở đầu 
Lý luận về tiền lương đã được các nhà kinh tế nghiên cứu từ rất lâu bắt 
đầu là W.Petty. Chính William Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền 
móng cho lý thuyết "quy luật sắt về tiền lương". Lý thuyết mức lương tối 
thiểu phản ánh trình độ phát triển ban đầu của CNTB. Lúc này, sản xuất 
chưa phát triển, để buộc công nhân làm việc, giai cấp tư sản phải dựa vào 
Nhà nước để duy trì mức lương thấp. Tuy nhiên từ lý luận này ta thấy được 
là, công nhân chỉ nhận được từ sản phẩm lao động của mình những tư liệu 
sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra. Phần còn lại đã bị nhà tư bản chiếm đoạt. Đó 
là mầm mống phân tích sự bóc lột. 
Lý luận về tiền lương của Mác là sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền 
lương của các nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền lương của Mác đã 
vạch rõ bản chất của tiền lương dưới CNTB đã bị che đậy – tiền lương là 
giá cả của lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư bản trước đó 
(Ricardo). Những luận điểm của Mác về tiền lương vẫn còn giá trị đến ngày 
nay. 
Mặc dù ở nước ta chính sách tiền lương đã được cải cách. Tuy nhiên, 
nhiều vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến 
nay, thu nhập của người được hưởng lương tăng, mức sống, tiêu dùng tăng, 
về cơ bản không do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài 
lương, nhờ kinh tế tăng trưởng (tiền lương Nhà nước trả chỉ chiếm một phần 
ba, thu nhập khác chiếm tới hai phần ba). 
 2 
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lương của Mác 
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất 
lớn.Cải cách chính sách tiền lương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của 
người lao động, và nên tiến hành cải cách như thế nào để đảm bảo được lợi 
ích người lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia? Đây là vấn đề đã thu hút 
được sự quan tâm của đông đảo người lao động và chuyên gia nghiên cứu. 
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên mà người viết lựa chọn đề 
tài này nhằm hiểu rõ hơn về hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam, 
nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở Việt 
Nam trong giai đoạn hiện nay. 
I. Lý luận tiền lương của C.Mác trong chủ nghĩa tư bản của 
Mác 
1. Bản chất tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản 
Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận 
được số tiền trả công nhất định. Tiền trả công đó gọi là tiền lương. Số lượng 
tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản 
phẩm sản xuất ra. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương 
là giá cả lao động. 
Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì 
lao động không phải là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ 
như vậy là vì: 
 3 
Thứ nhất: nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật 
hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể “vật 
hoá” được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu 
sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất, chứ không bán “lao 
động”. Người công nhân không thể bán cái mình không có. 
Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai 
mâu thuẫn về lý luấn sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi 
ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư- điều này phủ nhận 
sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn 
nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà 
tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị. 
Thứ ba: nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. 
Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động 
đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn vô nghĩa. 
Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán và nhà 
tư bản mua không phải là lao động mà chính là sức lao động. Do đó, tiền 
lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản 
chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là biểu hiện ra bề ngoài như là giá 
trị hay giá cả của lao động. 
Sở dĩ biểu hiện bề ngoài của tiền lương đã che dấu bản chất của nó là 
do những nguyên nhân sau: 
 4 
Một là, việc mua bán sức lao động là mua bán chịu. Hơn nữa, đặc 
điểm của hàng hoá - sức lao động không bao giời tách khỏi người bán, nó 
chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là 
lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị 
cho lao động. 
Hai là, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương 
tiện để có tiền sinh sống, do đó, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình 
bán lao động. Còn đối với nhà tư bản việc bỏ tìên ra để có lao động, nên 
cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động. 
Ba là, do cách thức trả lương. Số lượng của tiền lương phụ thuộc vào 
thời gian lao động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta lầm 
tưởng rằng tiền lương là giá cả lao động. 
Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành 
thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động 
được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy 
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 
1. Các chức năng cơ bản của tiền lương: 
a. Chức năng thuớc đo giá trị: 
Như trên đã nêu, tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao 
động, được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động. Vì vậy tiền 
lương chính là thuớc đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị lao 
 5 
động cụ thể của việc làm được trả công. Nói cách khác, giá trị của việc làm 
được phản ánh thông qua tiền lương. Nếu việc làm có giá trị càng cao thì 
mức lương càng lớn. 
b. Duy trì và phát triển sức lao động: 
Theo Mác tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của 
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao 
động, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Giá 
trị sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần. Ngoài ra, để 
duy trì và phát triển sức lao động thì người lao động còn phải sinh con (như 
sức lao động tiềm tàng), phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu sinh 
hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động phải gồm có cả những tư liệu sinh 
hoạt cho con cái học. Theo họ, chức năng cơ bản của tiền lương còn là nhằm 
duy trì và phát triển được sức lao động. 
Giá trị sức lao động là điểm xuất phát trong mọi bài tính của sản xuất 
xã hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng. Giá trị sức lao 
động mang tính khách quan, được quy định và điều tiết không theo ý muốn 
của một các nhân nào, dù là người làm công hay người sử dụng lao động. Nó 
là kết quả của sự mặc cả trên thị trường lao động giữa người có sức lao động 
“bán” và người sử dụng sức lao động “mua” 
c. Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực 
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm 
thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. 
 6 
Do vậy, các mức tiền lương là các đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định 
hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động. Khi độ 
lớn của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ty nói chung và 
cá nhân người lao động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng 
nâng cao năng suất và chất lượng công việc 
d. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển 
Nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động suy cho cùng là 
nguồn gốc để tăng thu nhập, tăng khả năng thoả mãn các nhu cầu của người 
lao động. 
Khác với thị trường hàng hoá bình thường, cầu về lao động không phải 
là cầu cho bản thân nó, mà là cầu dẫn xuất, tức là phụ thuộc vào khả năng 
tiêu thụ của sản phẩm do lao động tạo ra và mức giá cả của hàng hoá này. 
Tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ cần thiết 
phải sản xuất cũng như giá cả của nó. Do vậy, tiền lương phải dựa trên cơ sở 
tăng năng suất lao động. Việc tăng nưang suất lao động luôn luôn dẫn đến sự 
tái phân bố lao động. Theo qui luật thị trường, lao động sẽ tái phân bố vào 
các khu vực có năng suất cao hơn để nhận được các mức lương cao hơn. 
e. Chức năng xã hội của tiền lương 
Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, 
tiền lương còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động. 
Thực tế cho thấy, việc duy trì các mức tiền lương cao và tăng không ngừng 
chỉ được thực hiện trên cơ sở hài hoà các mối quan hệ lao động trong các 
 7 
doanh nghiệp. Việc gắn tiền lương với hiệu quả của người lao động và đơn vị 
kinh tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lần nhau, nâng cao hiệu 
quả cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn 
diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn 
minh. 
2. Các hình thức cơ bản của tiền lương 
Tiền lương có hai hình thức cơ bản là: tiền lương tính theo thời gian và 
tiền lương tính theo sản phẩm. 
a. Tiền lương tính theo thời gian 
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của 
nó phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giời, ngày, tuần, tháng). 
Cần phân biệt lương giờ, lương ngày, lương tháng. Giá cả của một giờ 
lao động là thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời gian. Tiền 
lương ngày và lương tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó thấp hay cao, vì 
còn tuỳ thuộc theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá đúng 
mức tiền lương không chỉ căn cứ vào lượng tiền, mà còn căn cứ vào độ dài 
của ngày lao động và cường độ lao động. 
Thực hiện chế độ tiền lương theo thời gian, nhà tư bản có thể không 
thay đổi lương ngày, lương tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao dộng do kéo 
dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. Trả lương kéo dài thời gian 
còn có lợi cho nhà tư bản khi tình hình thị trường thuận lợi, hàng hoá tiêu thụ 
 12 
80c + 20v (4/1) của tư bản nông nghiệp là 60c + 40v (3/2) nếu tỉ suất giá 
trị thặng dư đều là 100% thì sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra sẽ 
là. 
 Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120 
 Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140 
 Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là 
20m. 
 Nếu là trong công nghiệp thì số giá trị thặng dư này sẽ được đem chia 
chung cho các nhà công nghiệp trong quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi 
nhuận . Nhưng trong nông nghiệp điều đó không thể diễn ra được ,đó là 
chế độ độc quyền tư hữu ruộng đất không cho phép tư bản tự do di 
chuyển vào trong nông nghiệp , do đó ngăn cản việc hình thành lợi nhuận 
bình quân chung giữa nông nghiệp và công nghiệp. Và như vậy ,phần giá 
trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân ( Nhờ cấu tạo hữu cơ của tư 
bản trong nông nghiệp thấp ,bóc lột được của công nhân nông nghiệp 
nhiều hơn) được giữ lại và dùng để nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ. 
 Vậy địa tô chênh lệch ... hụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng phải đảm bảo sức 
hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế 
và các điều kiện kinh tế chính trị-xã hội của đất nước ta hiện nay. 
 Theo Quyết định số 179/QD-BTC ngày 24/02/1998 thì giá thuê đất ở 
đô thị là: 
  Đô thị loại 1: 1,00  12,00 USD/m2/năm. 
  Đô thị loại 2: 0,80  9,60 USD/m2/năm. 
  Đô thị loại 3: 0,60  7,20 USD/m2/năm. 
  Đô thị loại 4: 0,35  4,20 USD/m2/năm. 
 45 
  Đô thị loại 5: 0,18  2,16 USD/m2/năm. 
 Đối với đô thị thuộc địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có 
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giá thuê đất được xác định bằng 80% 
mức quy định chung. Các thị trấn ở các vùng này, giá thuê đất đô thị được 
xác định như sau: 
 Đơn giá Mức giá tối Hệ số Hệ số 
 thuê đất = thiểu cho từng vị ngành 
(USD/m2/năm) nhóm đô thị trí nghề 
a.Hệ số vị trí: 
 Hệ số vị trí được chia làm 4 loại: 
  Vị trí 1 có hệ số là 3. áp dụng cho các lô đất, thửa đất có mặt tiền 
tiếp giáp với đường phố chính của đo thị, đầu mối giao thông nội đô thị, 
rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh 
hoạt, có khả năng sinh lợi cao nhất, có giá đất thực tế cao nhất. 
 46 
  Ví trí 2 có hệ số 2,5. áp dụng cho lô đất có mặt tiền không tiếp giáp 
với đường phố chính, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch 
vụ, du lịch, sinh hoạt và có khả năng sinh lợi kém vị trí 1, có giá đất thực 
tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế của vị trí 1. 
  Vị trí 3 có hệ số là 2. áp dụng cho các lô đất có mặt tiền không tiếp 
giáp nội đường phố, tương đối thuận lợi với các hoạt động sản xuất kinh 
doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt và có khả năng sinh lời kém vị trí số 2, 
có giá đất thực tế trung bình thấp hơn so với vị trí 2. 
 Ví trị 4 có hệ số là 1. áp dụng cho các lô đất không có mặt tiền tiếp 
giáp với đường phố, ngõ phố, kém thuận lợi đối với các hoạt động sản 
xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt có giá đấu thấp nhất trong 
đô thị. 
b.Hệ số kết cấu hạ tầng. 
 Hệ số 2 áp dụng cho các lô đất có đủ 3 điều kiện: 
 47 
 + Giao thông thuận lợi. 
 + Có công trình cấp trên ở gần nơi thực hiện dự án, có thể đáp ứng 
được các nhu cầu của dự án. 
 + Có hệ thống cấp nước gần hàng rào công trình có thể sử dụng cho 
dự án. 
 Hệ số 1,7 áp dụng cho lô đất thiếu một trong các điều kiện trên. 
 Hệ số 1,4 áp dụng cho lô đất thiếu hai điều kiện trên. 
 Hệ số 1 áp dụng cho lô đất thiếu cả 3 điều kiện trên. 
c. Hệ số ngành nghề 
 Hệ số 2 áp dụng cho các ngành thương mại và du lịch khách sạn, nhà 
hàng, tài chính, tư vấn, môi giới, kinh doanh bất động sản (trừ kinh 
doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc thuê), ngân hàng, bảo 
hiểm, kiểm toán. 
 Hệ số 1 áp dụng cho các ngành sản xuất là phân phối điện, cấp nước 
và thóat nước, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim sản xuất máy móc, 
thiết bị và phương tiện vận tải hoá chất cơ bản, phân dãn khí, công 
nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm, thuỷ sản, sản xuất nông, lâm, ngư 
 48 
nghiệp, khám và chữa bệnh, thiết bị và phương tiện y tế, thể dục thể 
thao, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải đất xây dựng 
cầu đường, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho 
thuê, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao và các cơ sở 
sản xuất sử dụng công nghệ cao. 
 Hệ 1,5 áp dụng cho các ngành nghề khác không thuộc các ngành 
nghề áp dụng hệ số 2 và hệ số 1. 
1. Đối với đất tại các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng.Nếu sử 
dụng cho các dự án không phải là sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, 
thương mại thì đơn giá thuê đât được tính từ 30 đến 100 USD/ha/năm. 
Những vùng đất khác được tính từ 100 dến 600 USD/ha/năm. 
2. Đối với mặt nước sông, hồ, vịnh tiền thuê đất từ 75 đến 525 
USD/km2/năm. Mặt biển có đơn giá tiền thuê là từ 150 đến 600 
USD/km2/năm. Đối với trường hợp thuê đất có diện tích sử dụng không cố 
định thì áp dụng mức tiền thuê từ 150 đến 750 USD/năm. 
 Mức tiền thuê đất nêu trên không bao gồm chi phí đền bù, giải toả. Sau 
mỗi thời hạn 5 năm nếu xét thấy cần thiết thì bộ tài chính sẽ xem xét và 
 49 
điều chỉnh mức tiền thuê. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt 
quá 15% của mức quy định lần trước. 
 Trên quy định của bộ tài chính về tiền thuê đất mặt nước, mặt biển áp 
dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị 
của giám đốc sở tài chính, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc 
trung ương sẽ: 
- Quyết định đơn giá thuê đất đối với dự án do mình cấp giấy phép 
đầu 
tư. 
- Đề nghị bằng văn bản đơn giá thuê đất đối với dự án do mình cấp 
giấy 
phép đầu tư. 
- Đề nghị bằng văn bản về đơn giá thuê đất đối với dự án thuộc thẩm 
quyền cấp giấy phép của bộ kế hoạch và đầu tư ủy quyền cấp giấy phép. 
Trong trường hợp này, bộ kế hoạch và đầu tư (ủy quyền cấp giấy phép) 
hoặc cơ quan được bộ kế hoạch và đầu tư ủy quyết sẽ quyết định việc 
thuê giá đất. 
 50 
3.Thời điểm tính tiền là thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất 
để sử 
dụng. Trường hợp chưa bàn giao đất mà doanh nghiệp đã sử dụng đất thì 
thời điểm tính tiền thuê đất tính từ thời điểm doanh nghiệp sử dụng đất 
 Tiền thuê đất được nộp mỗi năm 20, mỗi lần nộp 50% . Khuyến khích 
việc trả tiền một lần trong thời hạn 5 năm và trên 5 năm. Một tỷ lệ giảm 
nhất định 
được ghi nhận rõ tại quyết định H9 của bộ tài chính Việt Nam. Nếu trả 
cho 5 năm thì được giảm 5% số tiền thuê đất của 5 năm đó. Trả tiền cho 
thời hạn thuế đất trên 5 năm thì mỗi năm tăng thêm được giảm 1% số tiền 
thuê đất phải trả, nhưng tổng mức không giảm quá 25% số tiền thuê đất 
phải trả của thời gian này. Trường hợp trả tiền thuê đất cho toàn bộ thời 
gian thuê đất trên 30 năm thì được giảm 30% số tiền thuê đất phải trả. 
 Với những quy định rõ ràng trên đây thì việc nộp tiền thuê đất sẽ diễn 
ra một cách dễ dàng. 
 Có một hình thức thuế mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại rất rõ. Đó 
là địa tô độc quyền. Trong các thành phố lớn, ở các khu đất có vị trí thuận 
lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, 
nàh cho thuê có khả năng thu lợi lớn thì giá thuê nhà, đất rất cao. 
 Đến đây, sau khi đã nghiên cứu kỹ về luật đất đai, thuế nông nghiệp 
cũng như trong một số lĩnh vực kinh doanh, ta có thể khẳng định hiện nay 
 51 
địa tô vẫn còn tồn tại nhưng về bản chất của nó hoàn toàn khác so với địa 
tô tư bản chủ nghĩa hay địa tô phong kiến. 
 Nếu như trong xã hội phong kiến, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người 
sử dụng đất phải nộp tô cho địa chủ . Tô đó là do các nhà điạc chủ năm 
giữ và hưởng thì ngày nay, điạ tô hay nói cách khác là thuế đất, thuế nhà, 
tiền thuê đất đều được nộp vào ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách đó 
lại được dùng vào những việc công nhằm xây dựng đất nước. 
 Tuy nhiên trong việc sử dung lí luận của Mác về địa tô vào trong luật đất 
đai, thuế nông nghiệp và một số ngành khác vẫn còn tồn tại một số vướng 
mắc, hạn chế. 
- Như việc nhà nước thu đất của nông dân với giá rất rẻ (khoảng mấy 
chục ngàn một m2) sau đó quy hoạch, xây dựng nhà ở... và cho thuê với 
giá rất cao. Đây cũng là một vấn đề cần kiến nghị lên cấp có thẩm quyền 
nhằm có sự đền bù thỏa đáng. 
 - Ngay cả trong việc thực hiện xoá bỏ thuế hạn điền cũng phải gặp 
nhiều vướng mắc để thực hiện được nhanh chóng thì các địa phương cần 
rà soát lại hệ thống chính sách đất đai ở nhiều nơi rành mạch hoá phần 
diện tích cuả từng hộ nông dân, nhất là với diện tích đất nuôi trồng thủy 
sản ở các tỉnh ven biển, nơi mà nhiều nông ngư dân đã chuyển nhượng 
quyền sử dụng cho nhau, xác định chủ sở hữu ở những nơi này sẽ gặp khó 
khăn hơn trước. Bên cạnh đó việc xoá bỏ thuế hạn điền cho người nông 
dân sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của các cấp chính quyền địa 
phương đặc biệt là cấp xã. Họ sẽ gặp khó khăn trong chi trả phụ cấp cho 
 52 
cán bộ xã đang làm việc trực tiếp. Nhà nước nên có những hỗ trợ ngân 
sách trong một vài năm đầu, sau đó các địa phương phải từ vượt lên khó 
khăn tận thu các nguồn để dần tự trang trải. 
 Trong việc cho người nước ngoài thuê đất cũng gặp nhiều khó khăn. 
Ngày 27/3 tại Hà Nội, tổng cục điạc chính và câu lạc bộ doanh nghiệp có 
vốn đầu tư nước ngoài đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý kiến cho dự 
thảo sửa đổi, bổ sung pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá 
nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam. Với nội dung sửa đổi lần này là 
mở rộng hình thức sử dụng đất, có những ý kiến cho rằng nếu cho phép 
việc thuê đất của nông dân thì sẽ xảy ra tình trạng nhà đầu tư thành điạ 
chủ khi họ thuê hết đất sản xuất của nông dân rồi lại thuê nông dân làm 
công trên chính mảnh đất đó. Bởi vậy nhà nước phải quy định chi tiết các 
điều kiệ ràng buộc thật chặt chẽ để nhằm kiểm soát được nếu pháp lệnh 
sửa đổi mở thêm hình thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê lại đất 
của nông dân (báo Tiền phong số 63 ra ngày 28/3/2002). 
 Mặc dù hiện nay vấn đề thu địa tô (thuế đất và tiền thuê đất) có những 
cải tiến vượt bậc so với trước nhưng đôi khi vẫn gặp những bất lợi trong 
công tác thu tiền và chỉ đạo người dân thi hành nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy, 
nhà nước đã phải đưa ra những giải pháp thật kịp thời. Ngày 6/5/2020, tại 
thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cuôc họp của ủy ban nhân dân thành phố 
Hồ Chí Minh triển khai chỉ thị số 08 về chấn chỉnh và tăng cường quản lý 
nhà nước vè nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 
 Các đơn vị và cá nhân trong diện kê khai phải kê khai về việc thực hiện 
nghĩa vụ tài chính, trong đó xem đã nộp đủ tiền sử dụng đất hay chưa, số 
tiền đã nộp, đồng thời ghi tương ứng với số diện tích đã nộp tiền sử dụng 
đất thì tương ứng với số tiền phần trăm so với tổng số diện tích được giao. 
 53 
Cần ghi rõ phần lệ phí trước bạ đã nộp và đã đạt bao nhiêu phần trăm so 
với nghĩa vụ phải nộp. 
 54 
Kết luận 
 Sau khi nghiên cứu về lý luận địa tô của Mác , cũng như những ứng 
dụng sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra luật đất đai , thuế nông 
nghiệp và những quy định về thuế đất , ta thấy đây là một vấn đề rất 
cấp thiết mà những người làm kinh tế cần phải quan tâm . 
 Hiện nay , việc thu thuế trong nông nghiệp đã được giảm đi rất 
nhiều, mà việc nộp thuế đang dần chuyển sang các nhà kinh doanh 
thuê đất để làm ăn. Nếu như trong chế độ TBCN , địa tô được thực hiện 
chủ yếu trong NN và khoản tô đó thuọc quyền sở hữu của địa chủ , thì 
ngày nay khoản thuế đó lại được giảm trong nông nghiệp và do NN 
quản lý , số tiền đó nằm trong NS quốc gia dùng vào các việc XH như 
xây trường học , bệnh viện ... 
 Với việc thu thuế như ngày nay , NN vừa thúc đẩy được sự phát 
triển sản xuất trong NN , khuyến khích người dân sản xuất lại vừa tăng 
thêm nguồn NS cho NN . 
 55 
 Tuy nhiên , việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp nhiều khó khăn , và 
đây là một vấn đề ít được chú ý đối với những nhà kinh tế , khó tìm tư 
liệu ,và đặc biệt đây là vấn đề rất khó tư duy , nhưng em rất mong nhận 
được sự giúp đỡ và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo . 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ly_luan_ve_tien_luong_cua_cacmac_trong_chu_nghia_tu.pdf