Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Chương I:

Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng

thương mại.

I- Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng.

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế.

“ Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ,

phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ

chức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau

để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các

hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng”.

2. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua Ngân hàng thương mại.

Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán

trao đổi hàng hoá giữa các nước. Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dựa

trên cơ sở hoạt động ngoại thương. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của

một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác thanh toán

quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới được thực

hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành

một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.

Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên

tham gia. Công tác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp

nhưng thanh toán quốc tế càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham

gia hợp đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội,

 ). Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp

trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán

thương mại khác.6

Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với

nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết

mâu thuẫn này cần có sự tham gia của Ngân hàng, lúc này Ngân hàng đóng

vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên.

Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần

thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng,

thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh

toán quốc tế. Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh

nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời Ngân hàng có

mạng lưới và quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân

hàng là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất

nên có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng,

chính xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc

tế đều diễn ra cần có sự tham gia của các Ngân hàng.

pdf 73 trang chauphong 13860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán 
quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn 
Kiếm 
 2 
Lời nói đầu 
Trong điều kiện toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới diễn ra 
ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia để 
đạt đựơc vị trí thuận lợi trong sự phân công lao động quốc tế và trao đổi 
thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia cần phải phát triển 
mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại. 
Đối với nước ta phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan 
nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định 
hướng XHCN. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn đang trong 
qúa trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ có 
thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo đựơc nguồn ngoại tệ 
cần thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ thiết bị, đồng 
thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước 
ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, rút 
ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với 
nền kinh tế khu vực và thế giới. 
Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối 
ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và 
vai trò quan trong, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế 
đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. 
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan 
trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân 
hàng. 
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm mới tham gia hoạt động thanh toán 
nhưng đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động thanh 
toán quốc tế của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm với quy mô nhỏ và còn 
gặp nhiều khó khăn. Việc tìm ra giải pháp để phát triển là hết sức cần thiết và 
cấp bách, nó không những tạo điều kiện cho phục vụ hoạt động xuất nhập 
 3 
khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần vào việc thực hiện đường lối đổi 
mới của Đảng và Nhà nước mà còn là một tất yếu quan trọng quyết định sự 
tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, giúp cho Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm sớm hội nhập với hệ thồng Ngân hàng trong 
nước và thế giới. 
Thanh toán quốc tế thực sự là phức tập và còn nhiều tồn tại trong cơ chế 
nghiệp vụ cũng như trong công tác tổ chức và thực hiện. Chính vì vậy, chúng 
ta cần phải quan tâm nghiên cứu, tìm ra biện pháp khắc phục. Xuất phát từ 
những vấn đề trên, em đã nghiên cứu đề tài: 
“ Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm”. 
Bố cục của chuyên đề gồm có ba chương: 
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng 
thương mại. 
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm. 
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh 
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 
Do còn có những hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian thực tập 
nên đề tài không thể không có những hạn chế thiếu sót. Em rất mong nhận 
được sự giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 
 Hà Nội tháng 9 năm 2003 
 Sinh viên 
 Hoàng Đức Vinh. 
 4 
 5 
Chương I: 
 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng 
thương mại. 
I- Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng. 
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế. 
 “ Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ, 
phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ 
chức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau 
để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các 
hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng”. 
2. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua Ngân hàng thương mại. 
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán 
trao đổi hàng hoá giữa các nước. Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dựa 
trên cơ sở hoạt động ngoại thương. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của 
một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác thanh toán 
quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới được thực 
hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành 
một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. 
Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên 
tham gia. Công tác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp 
nhưng thanh toán quốc tế càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham 
gia hợp đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, 
). Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp 
trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán 
thương mại khác. 
 6 
 Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với 
nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết 
mâu thuẫn này cần có sự tham gia của Ngân hàng, lúc này Ngân hàng đóng 
vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên. 
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần 
thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng, 
thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh 
toán quốc tế. Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh 
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời Ngân hàng có 
mạng lưới và quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân 
hàng là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất 
nên có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng, 
chính xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc 
tế đều diễn ra cần có sự tham gia của các Ngân hàng. 
3.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. 
- Đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế đối ngoại: 
Thanh toán quốc tế có vị trí quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế 
đối ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt 
trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên vị trí 
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến 
lược phát triển kinh tế của mình. 
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi 
hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. 
Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế 
đối ngoại. 
Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia quan hệ kinh 
tế đối ngoại. Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại 
 7 
với các nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu đựơc là phải thiết lập 
quan hệ thanh toán quốc tế. 
Thanh toan quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu 
việc tổ chức thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn chính 
xác sẽ làm cho các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm và đẩy mạnh hoạt 
động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại 
phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. 
Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong qúa trình thực hiện hợp đồng 
kinh tế đối ngoại: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của bạn 
hàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng 
thanh toán của người mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệ 
thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ là rất bấp bênh, hơn 
nữa trong cơ chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi 
trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại ngày càng lớn. Nếu tổ chức 
tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập 
khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhờ đó thúc đẩy 
hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. 
- Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Việc hoàn thiện để phát 
triển hoạt động thanh toán quốc tế có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt 
động thanh toán quốc tế là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng cạnh 
tranh của Ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của Ngân 
hàng. 
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều 
khách hàng, trên cơ sở đó Ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình, 
giúp cho Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tạo 
được niền tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của mình. Từ đó mà có thể 
khai thác được nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng nước ngoài về nguồn vốn 
trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. 
 8 
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng phát triển được 
nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu hoạt động 
thanh toán quốc tế được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng 
tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm 
thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh 
toán quốc tế qua Ngân hàng. 
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng tăng thu nhập và tăng 
cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời 
nó giúp cho hoạt động Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập 
với hệ thống Ngân hàng thế giới. 
II- Các phương thức thanh toán quốc tế. 
Phương thức chuyển tiền. 
“ Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng 
(người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định 
cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương 
thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”. 
Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau: 
 (1) (3) 
 (2) 
Người chuyển 
tiền 
Người nhận chuyển 
tiền 
Ngân hàng nước nhận 
chuyển tiền 
Ngân hàng nước 
người chuyển 
tiền 
 9 
(1). Người chuyển tiền yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số 
tiền nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài. 
(2). Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền nhận thực hiện yêu cầu của 
người chuyển tiền, làm thủ tục chuyển tiền ra nứơc ngoài. 
(3). Ngân hàng nước ngoài nhận đựơc chuyển tiền sau khi đã nhận tiền 
chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận. 
Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại: 
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T). 
Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay khi 
tham gia mạng SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng 
SWITF. 
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). 
Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc 
độ lại chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động 
vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá 
ngoại tệ trong thư hối. 
Chuyển tiền  ...  khích các nhà 
xuất nhập khẩu thực hiện nhập khẩu hay xuất khẩu. 
 67 
b. Nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản pháp luật 
liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế. 
Trong hoạt động thanh toán quốc tế thông thường áp dụng 2 loại văn bản 
pháp ký đó là các thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế. 
- Hiện nay các văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế nhiều như: Quy 
tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, do phòng thương mại quốc 
tế ban hành năm 1933, đã được sửa đổi nhiều lần và bản mới nhất là bản sửa 
đổi ban hành năm 1993 (UCP 500), luật thống nhất về hối phiếu theo công 
ước Giơ-ne-vơ năm 1930, công ước Giơ-ne-vơ về séc năm 1931, luật điều 
chỉnh hối phiếu và kỳ phiếu, luật séc về quốc tế của uỷ ban thương mại quốc 
tế Liên hợp quốc năm 1982, quy tắc về nhờ thu chứng từ,... Nói chung có 
nhiều văn bản pháp lý mang tính chất thông lệ quốc tế được áp dụng mang 
tính chất tuỳ ý, nếu áp dụng thì dẫn chiếu như UCP 500. 
- Bên cạnh văn bản pháp lý mang tính chất thông lệ quốc tế cần có 
những văn bản pháp lý mang tình chất tập quán quốc gia. Thời gian vừa qua 
nước ta đã ban hành một số luật như: Bộ luật dân sự, luật thương mại. Tuy 
nhiên chúng ta chưa có luật về hối phiếu, luật séc... Nhằm tạo ra hành lang 
pháp lý cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động thanh toán quốc tế, để 
giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, đồng 
thời để tránh được những tranh chấp và những rủi ro phát sinh trong quá trình 
thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại và hoạt động thanh toán quốc tế cần 
nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc, và các văn bản pháp luật về hoạt 
động thanh toán quốc tế. 
2.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 
Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh 
giá và phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nó thể hiện các hoạt động 
xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước 
ngoài. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến khả năng thanh 
toán của đất nước, của các Ngân hàng và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự 
 68 
trữ ngoại tệ của đất nước. Vì vậy, việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có 
vai trò rất quan trọng. Để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cần: 
a. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc 
tế. 
Trong giai đoạn vừa qua cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam luôn 
trong tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, cán cân thương mại thâm hụt lớn là một 
vấn đề báo động. Việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương 
mại là vấn đề quan trọng cấp bách. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế 
thì phải cần thiết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ 
nhập khẩu. 
Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan 
hệ thương mại giữa nước ta và các nước được mở rộng và có bước phát triển 
đáng kể. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn, sản 
phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng lớn, định hướng phát triển 
nền kinh tế của nước ta nhiều khi còn quá thiên về thay thế hàng nhập khẩu. 
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chúng ta cần phải có các biện pháp: 
Đẩy mạnh hoạt động tham gia tổ chức kinh tế thương mại Thái Bình 
Dương và các tổ chức thương mại thế giới. Cần khai thác hiệu quả tiềm năng 
tài nguyên, sức lao động, đất đai. Cần đầu tư thích đáng vào những sản phẩm 
mà Việt Nam có ưu thế như: gạo, cao su, hàng thuỷ sản và lâm sản,... Hướng 
xuất khẩu phấn đấu từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu những sản 
phẩm đã qua chế biến. Nhà nước phải có những khuyến khích sản xuất và chế 
biến hàng xuẩt khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi xuất 
cho vay đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu,... 
Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có giải pháp quản lý 
nhập khẩu. Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, thông qua việc cấp 
giấy phép nhập khẩu, quản lý hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập 
khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tăng cường công tác 
 69 
chống buôn lậu, Thực hiện tỷ giá hối đoái thích hợp, tỷ giá luôn đảm bảo 
có lợi cho nhà xuất khẩu. 
b. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước 
ngoài. 
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư 
nước ngoài chúng ta cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt 
động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp. 
Việc quản lý vay nợ viện trợ cần phải được hoàn thiện, phải đáp ứng 
được hai mục tiêu một là nâng cao hiệu quả vốn vay và giữ đươc mức nợ 
nước ngoài trong một tỷ lệ tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước. 
Phải có chiến lược vay nợ viện trợ và qui chế sử dụng vay nợ viện trợ, 
việc quản lý vay nợ, viện trợ phải bao quát tất cả các khoản vay nợ như vay 
nợ của chính phủ, của các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, phải 
có kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và sử dụng vay 
nợ viện trợ. 
 70 
Lời kết 
 Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. 
Bước sang thế kỷ 21, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới chúng ta 
cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa, từng bước nhằm phục 
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 
Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi các Ngân hàng nói chung và Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm nói riêng phải đổi mới cơ chế và chất lượng 
sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cũng như công tác thanh toán quốc tế nói riêng 
mới có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đạt được mục đích đề ra. Đặc 
biệt trong giai đoạn hiện nay hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnh 
mẽ, các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày 
càng nhiều làm mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngân hàng công 
thương Hoàn Kiếm tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1996 còn 
rất non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nâng cao, phát triển hoạt 
động thanh toán quốc tế là một yêu cầu bức thiết không chỉ đối với Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm mà còn đối với các Ngân hàng thương mại ở 
Việt Nam để có thể đứng vững trên thị trường. 
Những giải pháp nêu trên trong chuyên đề sẽ có ý nghĩa thiết thực đối 
với Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm để phát triển hoạt động thanh toán 
quốc tế của mình hiện nay và trong tương lai. 
Trong quá trình thực tập, em đã được cán bộ trong phòng Kinh doanh 
đối ngoại của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm tận tình giúp đỡ, em xin 
chân thành cảm ơn. 
Em xin gửi tới thầy giáo Tiến sỹ. Đàm Văn Huệ, người đã hướng dẫn, 
giúp đỡ em rất nhiều để thực hiện chuyên đề lòng biết ơn sâu sắc. 
 Hà Nội tháng 9 năm 2003 
 71 
 72 
Mục Lục 
Lời nói đầu.................................................................................................... 1 
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế của Ngân hàng 
thương mại.................................................................................................... 5 
I- Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng............... 5 
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế............................................................. 5 
2. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua Ngân hàng thương mại. ........... 5 
3.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. ...................... 6 
II- Các phương thức thanh toán quốc tế. ..................................................... 8 
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc của Ngân 
hàng thương mại. ........................................................................................ 18 
1. Nhân tố chủ quan. ................................................................................ 18 
2. Nhân tố khách quan.............................................................................. 19 
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân 
hàng công thương Hoàn Kiếm. .................................................................. 21 
I- Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Công thương Hoàn Kiếm... 21 
 1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh. .................................................... 21 
 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mấy năm gần đây.22 
II- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế ở Chi nhánh Ngân hàng công 
thương Hoàn Kiếm...................................................................................... 28 
1. Sự ra đời và phát triển.......................................................................... 28 
2. Quy trình một số nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu ở Ngân hàng 
công thương Hoàn Kiếm............................................................................... 30 
3. Khối lượng thanh toán quốc tế ở Ngân hàng trong thời gian qua. ........ 39 
 73 
III- Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương 
Hoàn Kiếm. ................................................................................................. 40 
1. Kết quả đạt được. ................................................................................. 40 
2. Hạn chế và nguyên nhân....................................................................... 41 
Chương III: giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi 
nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.............................................. 44 
I- Định hướng phát triển về hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh.
..................................................................................................................... 44 
II- Một số giải pháp..................................................................................... 46 
1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng. ............................ 47 
2. Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên 
thanh toán quốc tế . ...................................................................................... 49 
3. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ. ...................................................... 50 
4. Giải pháp thu hút khách hàng .............................................................. 51 
5. Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. ................ 55 
6. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. ......................... 57 
7. Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế. ........................ 59 
8. Giải pháp khác. .................................................................................... 60 
III. Kiến nghị. ............................................................................................... 61 
1. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam. .......................................... 61 
2. Đối với Nhà nước. ................................................................................ 65 
Lời kết ......................................................................................................... 70 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_phat_trien_hoat_dong_thanh_toan_quoc_te_t.pdf