Đề tài Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử thế giới (Lớp 8 - THCS)

1. Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò

quan trọng cấp thiết, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước để nước ta từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Tại nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần IV khoá 7 về "tiếp tục

đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo" tháng 1/ 1993 đã chỉ rõ: "Đổi mới phương

pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. áp dụng những phương pháp giáo dục

hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn

đề”.

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục điều 24-

2:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng

phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến

tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về

phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là

đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói

chung và dạy học lịch sử nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng,

đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn

của quá trình dạy học. Giáo viên nhất thiết phải có nhận thức đúng và thực hiện

nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá, để làm cho quá trình dạy học có hiệu quả cao hơn.

Kiểm tra đánh giá kết quả bài học lịch sử là qúa trình thu nhận và sử lý những

thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ

năng kỹ sảo của học sinh so với mục tiêu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân

và ảnh hưởng của tình hình học tập giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm thích

hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em học tập ngày càng tiến bộ hơn.

Xuất phát từ những lý do trên tôi nhận thấy: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong

dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Đó là

những trăn trở và lí do để tôi chọn đề tài: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra,

đánh giá trong dạy học lịch sử thế giới ( Lớp 8 – THCS ).

Việc kiểm tra đánh giá môn lịch sử ở Trường THCS nói chung và dạy học lịch

sử lớp 8 nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá bài học Lịch sử phải chú trọng đến nội dung và hình thức tiến

hành:3

Về nội dung: Cần kiểm tra việc nắm chính xác, đầy đủ những sự kiện cơ bản

của bài học và giải thích, đánh giá sự kện đó, tức là biết sự kiện diễn ra như thế nào và

hiểu vì sao sự kiện diễn ra, nó mang tính chất và ý nghĩa ra sao. Nội dung kiểm tra,

đánh giá phải phù hợp với phạm vi, mức độ (Về kiến thức, kỹ năng, thái độ) được quy

định theo chương trình

Về hình thức: Ngoài các câu hỏi ghi nhớ và giải thích sự kiện như thường làm,

cần tiến hành ở mức độ hợp lý các loại bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập thực

hành( Vẽ bản đồ, sơ đồ .). Vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới hay

liên hệ với đời sống thực tại. Sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để phân hoá đối

tượng học sinh. Việc kiểm tra của giáo viên có thể được tiến hành dưới hình thức nói

hay viết nhưng cần chú ý rèn luyện năng lực tư duy, nói, viết cho học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nhưng một thực

trạng thường thấy ở các trường phổ thông hiện nay là, nhiều học sinh chưa hiểu rõ vị

trí , tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong nhà trường; các em chưa chú ý nghe

giảng, chưa có ý thức học tập bộ môn một cách tích cực, thậm chí còn có thái độ coi

như mô phụ, ngại học môn lịch sử do đó kết quả học tập bộ môn lịch sử chưa cao. Mộ

bộ phận giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá

trong dạy học lịch sử nên từ đó yêu cầu với học sinh, cách kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập cùng rất đại khái; câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ yếu là yêu cầu học sinh học

thuộc lòng ở sách giáo khoa hoặc vở ghi. Nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện,

thiếu khách quan, chưa thể hiện được sự dân chủ, chưa phát huy tính tích cực,tư duy,

chủ động của học sinh khi học lịch sử.

Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về kiểm tra,

đánh giá, học sinh là đối tượng được kiểm tra, đánh giá. Ngày nay, trong dạy học,

người ta coi trọng chủ thể tích cực chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó,

việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện

các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh

trước các vấn đề của đời sống, gia đình và cộng đồng. Muốn vậy phải có những

phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Các hình thức, phương pháp tiến hành

kiểm tra, đánh giá rất phong phú nhưng đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nội dung

chương trình sách giáo khoa, trình độ học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá phản ánh kết

quả học tập của học sinh. Kết quả của công việc này như thế nào phụ thuộc nhiều vào

sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên trong việc chọn nội dung, hình thức,

phương pháp kiểm tra, đánh giá.

pdf 43 trang chauphong 13140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử thế giới (Lớp 8 - THCS)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử thế giới (Lớp 8 - THCS)

Đề tài Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử thế giới (Lớp 8 - THCS)
 1
MỤC LỤC 
 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 
1. Lí do chọn đề tài 2 
2. Lịch sử vấn đề 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 
5. Phương pháp nghiên cứu 5 
PHẦN NỘI DUNG 
Chương I 
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA, 
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường 
THCS 
5 
2. Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá 6 
3. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả bài học lịch sử của học sinh 8 
4. Các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá 10 
5. Mục đích của kiểm tra, đánh giá 13 
6. Quan niệm về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử 14 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS 
14 
1. Tích cực 18 
2. Hạn chế 18 
Chương II 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG 
DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( LỚP 8- THCS) 
1. Vị trí, mục đích, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới ( lớp 
8 – THCS) 
19 
2. Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi đổi mới kiểm tra, đánh 
giá 
21 
3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 24 
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá trong 
dạy học lịch sử ở trường THCS 
28 
5. Thực nghiệm sư phạm 32 
KẾT LUẬN 41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 2
1. Lí do chọn đề tài 
Sự nghiệp đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò 
quan trọng cấp thiết, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước để nước ta từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 
 Tại nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần IV khoá 7 về "tiếp tục 
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo" tháng 1/ 1993 đã chỉ rõ: "Đổi mới phương 
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học... áp dụng những phương pháp giáo dục 
hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn 
đề”. 
Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục điều 24-
2:"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến 
tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". 
Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về 
phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là 
đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học nói 
chung và dạy học lịch sử nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng, 
đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn 
của quá trình dạy học. Giáo viên nhất thiết phải có nhận thức đúng và thực hiện 
nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá, để làm cho quá trình dạy học có hiệu quả cao hơn. 
 Kiểm tra đánh giá kết quả bài học lịch sử là qúa trình thu nhận và sử lý những 
thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ 
năng kỹ sảo của học sinh so với mục tiêu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân 
và ảnh hưởng của tình hình học tập giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm thích 
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em học tập ngày càng tiến bộ hơn. 
 Xuất phát từ những lý do trên tôi nhận thấy: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong 
dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Đó là 
những trăn trở và lí do để tôi chọn đề tài: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, 
đánh giá trong dạy học lịch sử thế giới ( Lớp 8 – THCS ). 
 Việc kiểm tra đánh giá môn lịch sử ở Trường THCS nói chung và dạy học lịch 
sử lớp 8 nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh. 
Việc kiểm tra, đánh giá bài học Lịch sử phải chú trọng đến nội dung và hình thức tiến 
hành: 
 3
 Về nội dung: Cần kiểm tra việc nắm chính xác, đầy đủ những sự kiện cơ bản 
của bài học và giải thích, đánh giá sự kện đó, tức là biết sự kiện diễn ra như thế nào và 
hiểu vì sao sự kiện diễn ra, nó mang tính chất và ý nghĩa ra sao. Nội dung kiểm tra, 
đánh giá phải phù hợp với phạm vi, mức độ (Về kiến thức, kỹ năng, thái độ) được quy 
định theo chương trình 
 Về hình thức: Ngoài các câu hỏi ghi nhớ và giải thích sự kiện như thường làm, 
cần tiến hành ở mức độ hợp lý các loại bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập thực 
hành( Vẽ bản đồ, sơ đồ..). Vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới hay 
liên hệ với đời sống thực tại. Sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để phân hoá đối 
tượng học sinh. Việc kiểm tra của giáo viên có thể được tiến hành dưới hình thức nói 
hay viết nhưng cần chú ý rèn luyện năng lực tư duy, nói, viết cho học sinh. 
Việc kiểm tra, đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nhưng một thực 
trạng thường thấy ở các trường phổ thông hiện nay là, nhiều học sinh chưa hiểu rõ vị 
trí , tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong nhà trường; các em chưa chú ý nghe 
giảng, chưa có ý thức học tập bộ môn một cách tích cực, thậm chí còn có thái độ coi 
như mô phụ, ngại học môn lịch sử do đó kết quả học tập bộ môn lịch sử chưa cao. Mộ 
bộ phận giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá 
trong dạy học lịch sử nên từ đó yêu cầu với học sinh, cách kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập cùng rất đại khái; câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ yếu là yêu cầu học sinh học 
thuộc lòng ở sách giáo khoa hoặc vở ghi. Nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, 
thiếu khách quan, chưa thể hiện được sự dân chủ, chưa phát huy tính tích cực,tư duy, 
chủ động của học sinh khi học lịch sử. 
Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về kiểm tra, 
đánh giá, học sinh là đối tượng được kiểm tra, đánh giá. Ngày nay, trong dạy học, 
người ta coi trọng chủ thể tích cực chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, 
việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện 
các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh 
trước các vấn đề của đời sống, gia đình và cộng đồng. Muốn vậy phải có những 
phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Các hình thức, phương pháp tiến hành 
kiểm tra, đánh giá rất phong phú nhưng đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nội dung 
chương trình sách giáo khoa, trình độ học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá phản ánh kết 
quả học tập của học sinh. Kết quả của công việc này như thế nào phụ thuộc nhiều vào 
sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên trong việc chọn nội dung, hình thức, 
phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
2.Lịch sử vấn đề 
 4
 Việc kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đó 
là một yêu cầu khách quan đối với việc phát triển lí luận dạy học nói chung cũng như 
phương pháp dạy học lich sử nói riêng. Kiểm tra, đánh giá được xem là công cụ quan 
trọng chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học, là 
động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng 
đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. 
 Thấy được tầm quan trọng đó nên từ những năm 70 của thế kỉ XX đã có rất 
nhiều những nhà giáo dục tâm huyết Việt Nam nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương 
pháp kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử .Sau đây là một 
số tài liệu tôi đã tham khảo để viết đề tài này: 
1.Phương pháp dạy học lịch sử tập II của các tác giả: GS -TS Phan Ngọc Liên; 
PGS – TS Trịnh Đình Tùng; PGS – TS Nguyễn Thị Côi. 
2. Những vấn đề chung và đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử do Nguyễn Hải 
Châu và Nguyễn Xuân Trường biên soạn. 
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS của các tác 
giả: Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Đằng. 
4.Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của học sinh lớp 8 của 
PGS – TS Trần Kiều( Chủ biên). 
5.Sách giáo viên Lịch sử lớp 8 của các tác giả: Phan Ngọc Liên( Tổng chủ biên), 
Nguyễn Hữu Chí,Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh Dũng,Trịnh Đình Tùng, Trần Thị 
Vinh. 
6. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do GS. TS Phan Ngọc 
Liên ( Chủ biên). 
7. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn lịch sử của các tác giả: Nguyễn Thị Côi - 
Trần Bá Đệ – Nguyễn Tiến Hỷ - Đặng Thanh Toán – Trịnh Đình Tùng. 
8.Sách giáo khoa lịch sử 8: Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên) Nguyễn Hứu Trí, 
Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh Dũng Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy 
học Lịch sử thế giới( Lớp 8 – THCS). Học sinh lớp 8A, 8B trường THCS Chuyên 
Ngoại- xã Chuyên Ngoại – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam. 
- Phạm vi nghiên cứu : Chương trình Lịch sử thế giới( Lớp 8 – THCS). 
 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 
 4.1 Mục đích nghiên cứu 
 5
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp 
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong họat động học 
tập nhằm nâng cao kết quả dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm 
tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra, đánh giá 
là động lực đổi mới phương pháp dạy học.Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa 
về nhiều mặt, giúp học sinh tự điều chỉnh họat động học, người dạy điều chỉnh họat 
động dạy. 
Thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục hiện nay của đất nước ta nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Một 
số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Thế giới (Lớp 8 – 
THCS) để mọi giáo viên thấy được tầm quan trọng của đổi mới kiểm tra, đánh giá, 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông. 
 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 
Từ mục đích nói trên khi nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp đổi mới việc kiểm 
tra, đánh giá trong dạy học lịch sử thế giới(lớp 8 –THCS), thì tôi phải: 
- Nghiên cứu lí luận về đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở 
THCS của một số tác giả đi trước. 
- Từ lí luận, tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá 
trong dạy học lịch sử tại trường THCS Chuyên Ngoại, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy 
Tiên, tỉnh Hà Nam - nơi tôi công tác giảng dạy. 
- Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở 
trường THCS. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
Trên cơ sở đọc, nghiên cứu tài liệu những lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá 
của các tác giả đi trước, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc kiểm tra, đánh giá 
trong dạy học lịch sử ở trường THCS qua các phiếu điều tra,các dạng bài kiểm tra với 
giáo viên và học sinh. 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG I 
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM 
TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 1. Quan niệm về kiểm  ...  
 - Đêm 25-10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của chính phủ bị 
bắt, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn. ( 1.0 điểm). 
 - Tiếp đó khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát- xcơ- va. Đến đầu năm 1918, cách 
mạng xã hội chủ nghĩ tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga 
rộng lớn. ( 1.0 điểm). 
* ý nghĩa lịch sử: ( 1 điểm) 
 - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con 
người ở Nga. ( 0.25 điểm). 
 - Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm 
chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng 
lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. ( 0.75 điểm) 
 Câu 2 ( 2.0 điểm) 
 Học sinh trả lời được ý sau: 
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, nhu cầu tranh giành thị trường càng tăng. Do đó, 
các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường, vơ vét 
nguyên liệu, bóc lột nhân công ở các nước thuộc địa. 
 39
4.Củng cố: Giáo viên thu bài về chấm, nhận xét giờ kiểm tra. 
5.Dặn dò: Về nhà lập niên biểu các sự kiện lớn của phần lịch sử thế giới hiện đại, 
và đọc trước bài tiếp theo. 
6.Rút kinh nghiệm 
.
. 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 8 
( Theo phương pháp kiểm tra, đánh giá cũ – hoàn toàn tự luận) 
 Câu 1( 2 điểm) 
Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918). 
 Câu 2 ( 2 điểm) 
Tại sao các nước đế quốc lại tăng cường xâm lược thuộc địa? 
 Câu 3: ( 6 điểm) 
Trình bày diễn biến chính của cách mạng thàng Mười Nga năm 1917? Ý nghĩa 
lịh sử của cách mạng tháng Mười? 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 
 Câu 1 ( 2 điểm) 
 Học sinh trả lời được 3 ý sau: 
 - Sự phát triển khong đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX -đầu thế 
kỉ XX, đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. ( 0.75 điểm). 
 - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến 
sự hình thnàh hai khối quân sự kình địch nhau: Khối Liên minh gồm Đức, Áo- Hung, 
Italia ra đời năm 1882 và khối Hiệp ước của ba nước Anh, Pháp, Nga hình thành năm 
1907. (0.75 điểm) 
 - Hai khối này chạy đua vũ trang, tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thuộc 
địa, làm bá chủ thế giới.( 0.5 điểm). 
 Câu 2 ( 2.0 điểm): Học sinh trả lời được ý sau: 
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, nhu cầu tranh giành thị trường càng tăng. Do 
đó, các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường, vơ vét 
nguyên liệu, bóc lột nhân công ở các nước thuộc địa. 
 Câu 3 ( 6 điểm): Học sinh trình bày được các ý sau: 
* Diễn biến chính của cách mạng thàng Mười Nga năm 1917: ( 4.0 điểm) 
 - Đêm 24-10 Lênin đến điện Xmô- nưI trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay 
đêm đó, quân khởi nghĩa chiếm được toàn bộ Pê- tơ-rô- grát, bao vây Cung điện Mùa 
Đông. ( 1. 5điểm). 
 - Đêm 25-10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của chính phủ bị 
bắt, chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn. ( 1.5 điểm). 
 - Tiếp đó khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát- xcơ- va. Đến đầu năm 1918, cách 
mạng xã hội chủ nghĩ tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga 
rộng lớn. ( 1.0 điểm). 
* Ý nghĩa lịch sử: ( 2 điểm) 
 - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con 
người ở Nga. ( 0.75 điểm). 
 - Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm 
chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng 
lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. ( 1.25 điểm) 
 5.2. Thực nghiệm kiểm tra trên lớp 
Tôi đã lấy đề kiểm tra một tiết theo phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá và 
một đề kiểm tra một tiết theo phương pháp kiểm tra, đánh giá cũ để tiến hành kiểm 
tra thực nghiệm sư phạm. 
 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 8A, 8B trờng THCS Chuyên Ngoại – 
huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam. 
 Mục đích thực nghiệm: So sánh phương pháp kiểm tra, đánh giá cũ với 
phương pháp kiểm tra, đánh giá mới. Trên cơ sở đó thấy được tầm quan trọng 
của đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. 
 Phương thức thực nghiệm: 
Lớp 8A làm bài kiểm tra theo phương pháp đổi mới ( Kết hợp cả trắc nghiệm 
khách quan và tự luận). ( Đề kiểm tra một tiết ở trên đã được in sẵn ra giấy, giáo viên 
phát cho học sinh). 
Lớp 8B làm bài kiểm tra theo phương pháp kiểm tra, đánh giá cũ ( chỉ có tự 
luận, giáo viên chép câu hỏi lên bảng cho học sinh làm). 
Học sinh làm bài kiểm tra. Giáo viên thu bài về chấm điểm, đánh giá kết quả. 
 Kết quả thực nghiệm: 
 Lớp 
Kết quả thực nghiệm 
8A 8B 
 40
Số học sinh được khảo sát 30 29 
Số học sinh đạt điểm 9-10 2 0 
Số học sinh đạt điểm 8 2 2 
Số học sinh đạt điểm 7 10 7 
Số học sinh đạt điểm 5,6 14 15 
Số học sinh đạt điểm 3,4 2 4 
 41
Số học sinh đạt điểm 1,2 0 1 
Bảng kết quả trên cho thấy, với cùng đối tượng là học sinh lớp 8, kiến thức các 
em đều được học trong chương trình sách giáo khoa lịch sử 8 nhưng tôi đã tiến hành 
cách thức kiểm tra ở hai lớp khác nhau, từ đó cũng cho kết quả kiểm tra, đánh giá 
khác nhau . 
Kết quả ở lớp được kiểm tra theo phương pháp đổi mới kiểm tra ( 8A):Số lượng 
học sinh được kiểm tra theo phương pháp mới có được kết quả khá cao. Trong 30 em 
được kiểm tra thì có 4 em đạt điểm giỏi (8 - 9-10) đạt 13,3 %, học sinh đạt điểm khá 
( điểm 7) là 10 em chiếm 33,3%, số học sinh đạt điểm trunng bình là 14 em chiếm tỉ lệ 
46,7%; số học sinh điểm dưới trung bình ( không đạt yêu cầu - điểm 3-4) là 2 học sinh 
chiếm tỉ lệ 6,7%, điểm 0,1,2 không có. Kiểm tra theo phương pháp mới, số học sinh 
đạt điểm khá giỏi chiếm 46,6%. Số học sinh đạt điểm trung bình chiếm 46,7%. Số học 
sinh không đạt yêu cầu chỉ chiếm 6,7%. Điều này giúp chúng ta thấy rõ được hiệu 
quả của phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá này. 
Kết quả ở lớp được kiểm tra theo phương pháp cũ ( 8B): Kết quả lại thấp hơn 
lớp 8A rất nhiều.Trong 29 em được kiểm tra, đánh giá không có em nào đạt điểm 9-
10; điểm giỏi ( điểm 8) chỉ có 2 em chiếm tỉ lệ 6.9%; số điểm khá ( điểm 7) là7 em 
đạt tỉ lệ 24,1%; số điểm trung bình ( điểm 5-6) là 15 em đạt 51,7%; số điểm không 
đạt yếu ( điểm 3-4) là 4 em, chiếm 13,7%; số điểm kém ( điểm 0,1,2) là 1 em, chiểm tỉ 
lệ 3,4%.Số học sinh đạt điểm khá, giỏi là 30% kém hơn lớp kiểm tra theo phương 
pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá là 16.6%. số học sinh đạt điểm trung bình là 51,7% 
cao hơn lớp 8A là 5%. Số điểm không đạt yêu cầu là 17,1%, cao hơn lớp 8A 10,4%. 
Từ đó chúng ta có thể thấy được rằng đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp học sinh thu 
được kết quả cao hơn. Từ đó ta có thể thấy được rằng đổi mới phương pháp dạy học 
lịch sử nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng đã khiến học sinh học tập 
hứng thú cao hơn. Từ đó đem lại kết quả cao hơn. 
Qua bảng kết quả trên chúng ta thấy rõ, tỷ lệ phần trăm điểm khá, giỏi, điểm 
đạt yêu cầu, điểm không đạt yêu cầu của lớp 8B thấp hơn lớp 8A, điều này cũng dễ 
hiểu vì kĩ năng làm bài tự luận kém, đề chỉ có câu hỏi tự luận nên khiến học sinh 
không hứng thú làm bài  Kết quả này cũng cho thấy, nếu chỉ đổi mới phương pháp 
giảng dạy mà không đổi mới kiểm tra, đánh giá thì kết quả dạy học thu được cũng 
không cao.. Điều đó chứng tỏ đổi mới kiểm tra, đánh giá có vai trò vô cùng quan 
trọng, nó đem lại hiệu quả rất lớn trong dạy học lịch sử. 
KẾT LUẬN 
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận việc đổi mới kiểm tra, đánh 
giá trong dạy học lịch sử thế giới ( lớp 8 – THCS), nhất là qua thực nghiệm của đề tài, 
tôi rút ra những kết luận cơ bản sau: 
 42
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là yêu cầu bức thiết, nó phải 
được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt của qúa trình dạy học lịch sử. Một trong 
những đòi hỏi cần thiết là đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử vì đổi 
mới kiểm tra, đánh giá là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi 
mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử hiện nay dù đã được nhiều giáo viên chú 
ý, song vẫn còn nhiều giáo viên ngại đổi mới kiểm tra, đánh giá vì mất thời gian 
chuẩn bị, ngại khi phải đi phôtôcoppy bài kiểm tra cho học sinh hay chỉ làm chiếu 
lệ. Điều đó làm giảm đi ý nghĩa của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. 
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách hợp lí, đúng đắn là nhiệm vụ quan 
trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nó đòi hỏi người 
giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy hcọ 
môn lịch sử. 
Đề tài đã xây dựng được một hệ thống các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh 
giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử thế ( lớp 8).Tác giả thông qua thực 
nghiệm sư phạm đã khẳng định rằng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô 
cùng quan trọng trong dạy học lịch sử, nó giúp học sinh hứng thú hơn, tránh được sự 
nhàm chán đơn điệu của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. 
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, bằng thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay ở 
trường THCS , tôi kiến nghị: 
Một là: Bộ giáo dục, Sở giáo dục, các Phòng giáo dục nên tổ chức các đợt tập 
huấn về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và đổi mới 
việc kiểm tra, đánh giá nói riêng. Do hiện nay nhiều giáo viên dạy học lịch sử ở 
trường THCS chưa được đào tạo một cách chính thống, cho nên việc tập huấn về đổi 
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết. 
Hai là: Đề nghị các nhà khoa học, các tác giả biên soạn và phổ biến tới giáo 
viên đầy đủ, cụ thể hơn việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường 
THCS, để giáo viên hiểu rõ và sử dụng có hiệu quả hơn việc đổi mới kiểm tra, đánh 
giá trong dạy học lịch sử. 
Ba là: Cần trang bị cho các trường THCS các phương tiện phục vụ cho trong 
dạy học: Máy phôtôcoppy, máy in, máy chiếu làm được như vậy thì việc đổi mới 
phương pháp dạy học nói chung và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nói riêng sẽ đạt 
hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường THCS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
 1. Phương pháp dạy học lịch sử tập II của các tác giả: GS -TS Phan Ngọc Liên; 
PGS – TS Trịnh Đình Tùng; PGS – TS Nguyễn Thị Côi. 
 43
 2. Những vấn đề chung và đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử do Nguyễn Hải 
Châu và Nguyễn Xuân Trường biên soạn. 
 3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS của các tác giả: 
Vũ Ngọc Anh, Nguyễn hữu Chí, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Đằng. 
 4. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do GS. TS Phan Ngọc 
Liên ( Chủ biên). 
 5. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn lịch sử của các tác giả: Nguyễn Thị Côi - 
Trần Bá Đệ – Nguyễn Tiến Hỷ - Đặng Thanh Toán – Trịnh Đình Tùng. 
 6. Sách giáo khoa lịch sử 8: Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên) Nguyễn Hứu Trí, 
Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh Dũng Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh. 
 7. Sách giáo viên lịch sử 8: Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên) Nguyễn Hứu Trí, 
Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Anh Dũng Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh. 
 8. Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của học sinh lớp 8 của 
PGS – TS Trần Kiều( Chủ biên). 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_doi_moi_viec_kiem_tra_danh_gia_trong_day_hoc_lich_su.pdf