Đề tài Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề Giao Thông Vận Tải Quảng Nam

Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc bỏ công ty ra đi. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam.

Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của con người mới chỉ đảm bảo ở mức độ thấp, tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, bảo vệ sức khỏe và học tập. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được thể hiện tập trung ở lợi ích kinh tế - động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bất cứ một cá nhân hay tập thể lao động trước và trong khi làm việc cũng đều suy nghĩ: mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động. Vấn đề đặt ra là: mỗi nhà quản lý cần phải biết điều tiết hài hoà các lợi ích, không để lợi ích này xâm phạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích kia, mọi biểu hiện coi thường lợi ích hoặc chỉ động viên chung chung như thời bao cấp trước đây đều không có tác dụng động viên kích thích người lao động làm việc.

Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương – tiền công trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, có một yêu cầu mới là phải làm cho tiên lương thực hiện đầy đủ các chức năng của nó:

- Chức năng thước đo giá trị sức lao động: để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả (bao gồm giá cả sức lao động) biến động.

- Chức năng tái sản xuất sức lao động: nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương – tiền công phù hợp bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động.

docx 19 trang Minh Tâm 29/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề Giao Thông Vận Tải Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề Giao Thông Vận Tải Quảng Nam

Đề tài Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề Giao Thông Vận Tải Quảng Nam
 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BÌNH – XÃ HỘI
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
 TIỂU LUẬN
 TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG
Đề tài: Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề 
 Giao Thông Vận Tải Quảng Nam.
 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Thị Thương.
 Họ tên sinh viên: Diệp Hải Bình.
 Lớp: ĐH14BH1.
 Mã số sinh viên: 1453402020007.
 Số thứ tự: 04.
 Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2015. MỤC LỤC
 Lời nói đầu. 2 
Chương I
 Lý do chọn đề tài 4
 Sơ lược cách tính tiền lương - 
 tiền công của các doanh nghiệp. 5 
Chương II
 Hình thức trả lương – trả công tại Trung tâm đào tạo nghề 
 Giao thông vận tải Quảng Nam.
 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo nghề 
 Giao thông vận tải Quảng Nam. 9
 1.2 Chế độ tiền lương, tiền công tại Trung tâm đào tạo nghề 
 Giao thông vận tải Quảng Nam. 11
 1.3 Đánh giá mức tiền lương, tiền công. 15
 1.4 Biện pháp. 16
Chương III
 Tổng kết. 17
 Tài liệu tham khảo 18 Lời nói đầu
 Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc 
hăng hái, nhưng đồng thời cũng là những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc bỏ 
công ty ra đi. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt 
Nam. Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của Việt Nam 
trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam.
 Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của 
con người mới chỉ đảm bảo ở mức độ thấp, tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ 
ngơi, bảo vệ sức khỏe và học tập. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được thể 
hiện tập trung ở lợi ích kinh tế - động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm 
việc và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bất cứ một cá nhân hay tập thể 
lao động trước và trong khi làm việc cũng đều suy nghĩ: mình được gì và có quyền 
lợi như thế nào khi tham gia lao động. Vấn đề đặt ra là: mỗi nhà quản lý cần phải 
biết điều tiết hài hoà các lợi ích, không để lợi ích này xâm phạm hoặc làm tổn hại 
đến lợi ích kia, mọi biểu hiện coi thường lợi ích hoặc chỉ động viên chung chung 
như thời bao cấp trước đây đều không có tác dụng động viên kích thích người lao 
động làm việc. 
 Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương – tiền công trong nền 
kinh tế thị trường ở Việt Nam, có một yêu cầu mới là phải làm cho tiên lương thực 
hiện đầy đủ các chức năng của nó: 
 - Chức năng thước đo giá trị sức lao động: để điều chỉnh giá cả cho phù hợp 
mỗi khi giá cả (bao gồm giá cả sức lao động) biến động.
 - Chức năng tái sản xuất sức lao động: nhằm duy trì năng lực làm việc lâu 
dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương – tiền công phù hợp bù đắp được sức lao 
động đã hao phí cho người lao động. 
 - Chức năng kích thích: khi người lao động nhận được mức tiền lương – tiền 
công thỏa đáng, kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động.
 - Chức năng bảo hiểm tích lũy: trong hoạt động lao động người lao động 
không những duy trì được cuộc sống hằng ngày trong thời gian còn khả năng lao 
động mà còn có khả năng dành lại một phần tích lũy dự phòng cho cuộc sống sau 
này.
 - Chức năng xã hội: tiền lương – tiền công là yếu tố kích thích việc hoàn 
thiện các mối quan hệ lao động. Và điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân tạo sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động cùng một ngành 
nghề, khu vực và giữa các ngành nghề, khu vực khác nhau.
 Để nền kinh tế Việt Nam phát triển sánh được cùng với bè bạn thì trước hết 
các nhà máy, quản lý người phải xây dựng hệ thống trả công hợp lý trong các 
doanh nghiệp. Vì đang là một sinh viên, trong bước đầu tìm tòi, việc mắc lỗi là 
điều khó tránh khỏi, do đó em rất mong được cô hướng dẫn, chỉ bảo, sửa chữa 
những thiếu sót của em để bài viết được hoàn thiện hơn. Chương I
 SƠ LƯỢC CÁCH TÍNH TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG 
 VÀ NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 
I.Lý do chọn đề tài:
 Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và 
phát triển đòi hỏi các Doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Hiện nay nền kinh tế 
Việt Nam đang từng bước không ngừng theo cơ cấu nền kinh tế hiện đại và phát 
triển, cùng với sự giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có nhiều yếu tố như máy móc, thiết 
bị, sản phẩm, thị trường .Nhưng còn yếu tố quan trọng không thể không đề cập 
đó là vấn đề nguồn lao động. Lao động quyết định rất lớn đến chất lượng và lượng 
của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, có thương hiệu trên thị 
trường thì phải có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ và năng lực làm việc. Ở 
một mức độ nào đó có thể xem tiền lương là thành quả của sức lao động mà người 
lao động đã bỏ ra. Tiền lương thể hiện thành quả lao động và mức sống của mỗi 
người. Chính vì thế, mà thu nhập bình quân đầu người có thể xem là một tiêu chí 
quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia.
 Trả lương – trả công trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phải đảm bảo 
được tái sản xuất sức lao động, kích thích tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, 
đề cao tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến hiệu quả công việc. kết hợp hài 
hòa lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
 Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trả lương cho người lao động 
làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, mà em chọn đề tài “Chế độ tiền 
lương – tiền công tại Trung tâm Đào tạo nghề Giao thông vận tải Quảng 
Nam” để nghiên cứu. Tiền lương – Tiền công là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao 
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được 
thấp hơn mức lương tối thiểu. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các hình thức trả 
lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc qua tài 
khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng sao cho phù hợp với tính 
chất công việc của doanh nghiệp mình. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp 
cụ thể như sau:
II. Các hình thức trả lương:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
 Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm 
việc, có thể theo tháng, theo ngày, theo giờ. Trong thực tế, có 2 cách tính lương 
theo thời gian như sau:
 Cách 1:
 퐋ươ퐧퐠 퐏퐡ụ 퐜ấ퐩 (퐧ế퐮 퐜ó)
 Lương tháng = 퐍퐠à퐲 퐜ô퐧퐠 퐜퐡퐮ẩ퐧 퐜ủ퐚 퐭퐡á퐧퐠 퐗 퐬ố 퐧퐠à퐲 퐥à퐦 퐯퐢ệ퐜 퐭퐡ự퐜 퐭ế
 Theo như cách tính lương này, thì lương là một con số cố định chỉ giảm 
xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương.
 Với hình thức trả lương này, người lao động không hề boăn khoăn về mức 
thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương 
là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có 
biến động về lương và ngược lại tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng 
đủ mức tiền lương.
 Cách 2 :
 퐋ươ퐧퐠 퐏퐡ụ 퐜ấ퐩 (퐧ế퐮 퐜ó) 
 Lương tháng = ( ퟒ) 퐗 퐍퐠à퐲 퐜ô퐧퐠 퐭퐡ự퐜 퐭ế 퐥à퐦 퐯퐢ệ퐜 
 ( Doanh nghiệp quy định 26 hay 24 ngày)
 Theo cách tính này, lương tháng không còn là số cố định vì ngày công chuẩn 
hàng tháng là khác nhau. (Vì có tháng 28, 30, 31 ngày nên ngày công chuẩn sẽ là 
24, 26, 27 ngày).
 Với hình thức trả lương này, khi người lao động muốn nghỉ không lương thì 
phải tính toán nên nghỉ tháng nào để thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. 
 Hai cách tính này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau (vì ngày công chuẩn của 
mỗi cách là khác nhau). Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện 
trên hợp đồng lao động hay trên quy chế lương thưởng của công ty.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm 
(hoặc dịch vụ) mà người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của sản 
phẩm/ dịch vụ. Tiền lương theo sản phẩm (TLsp) phụ thuộc vào:
 - Số lượng, chất lượng.
 - Đơn giá sản phẩm.
 Công thức tính: 
 TLsp = ĐG x Qi
 Trong đó: TLsp : Tiền lương sản phẩm của người lao động.
 Qi : Sản lượng (hoặc doanh thu) của người lao động trong một 
 thời gian nhất định.
 ĐG : Đơn giá trả lương sản phẩm.
 Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, gắn được tiền lương với kết 
quả lao động. Từ đó khuyến khích được người lao động phấn đấu tăng năng suất 
lao động.
 Cần phải có những quy định chặt chẽ, hợp lý để người lao động tiết kiệm 
chi phí sản xuất, bảo quản máy móc, thiết bị. Không để người lao động chỉ quan 
tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm.
3. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp:
 Là chế độ trả lương cho người lao động phụ hay người lao động phục vụ, 
căn cứ vào kết quả lao động của người lao động chính hưởng lương sản phẩm và 
đơn giá tiền lương theo mức lao động giao cho người lao động chính.
 Công thức tính: 
 풏
 TLSP= ∑풊= (Đ퐆 퐱 퐐퐢)
 Trong đó: ĐG: Giá tiền lương sản phẩm gián tiếp.
 Qi: Sản lượng hoàn thành của người lao động chính thứ i.
 Chế độ trả lương này khuyến khích người lao động phụ phục vụ tốt hơn cho 
người lao động chính và nhằm nâng cao năng suất lao động của người lao động 
chính.
 Đôi khi tiền lương cho người lao động phụ không phản ánh đúng hiệu quả 
và năng suất lao động của họ.
4. Hình thức trả lương khoán:
 Là chế độ trả lương cho một hoặc một tập thể người lao động căn cứ vào 
mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương quy định trước trong hợp đồng 
giao khoán.
 Công thức xác định: TLSPK = ĐGK x QK
 Trong đó: TLSPK: Tiền lương sản phẩm khoán.
 ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hoặc công việc.
 QK : Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành.
 Hình thức trả lương này khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, 
cải tiến phương pháp lao động, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao 
khoán.
 Đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp để xác định đơn giá khoán và 
phải có biện pháp kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
5. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng:
 Là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với việc thực hiện các hình 
thức tiền thưởng khi người lao động đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định.
 Công thức xác định:
 퐋 퐱 퐦 퐱 퐡
 TL = L + 
 SPi 
 Trong đó: TLSPi: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng.
 L : Tiền lương theo đơn giá cố định.
 m : Tỉ lệ thưởng cho 1% vượt chỉ tiêu thưởng.
 h : % vượt mức chỉ tiêu thưởng.
 Chế độ trả lương này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, 
khuyến khích họ học hỏi tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng.
 Việc xác định chỉ tiêu thưởng và tỉ lệ thưởng không hợp lý sẽ làm tang chi 
phí tiền lương và bội chi quỹ tiền lương.
6. Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến:
 Là chế độ trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm trong 
giới hạn mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố 
định). Tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo 
đơn giá cao hơn (đơn giá lũy tiến). 
 Doanh nghiệp có thể áp dụng một tỉ lệ tăng đơn giá hoặc áp dụng nhiều tỉ lệ 
tăng đơn giá khác nhau.
 Công thức tính đơn giá lũy tiến:
 ĐGLT = (1+k) x ĐGCĐ 
 Trong đó: k : tỉ lệ tăng đơn giá lũy tiến.
 ĐGCĐ : Đơn giá cố định. Khi doanh nghiệp trả lương bằng hình thức này sẽ khuyến khích người lao 
động nâng cao năng suất lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Nhưng cũng gây khó khan cho doanh nghiệp trong việc tổ chức quản lý và 
tính toán tương đối phức tạp.
III. Nguyên tắc trả lương của doanh nghiệp:
 Doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo các nguyên tắc sau đây:
-Nguyên tắc thứ nhất: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng 
thời hạn.
 Quy định này yêu cầu người sử dụng lao động cần trả lương cho người lao 
động đầy đủ, trực tiếp và đúng thời hạn trong thỏa thuận của hợp đồng hoặc thỏa 
thuận khác giữa người sử dụng lao động và người lao động, trường hợp trả lương 
chậm tuân thủ nguyên tắc theo luật định. 
-Nguyên tắc thức hai: Vấn đề lương chậm.
 Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm 
quá 01 tháng. Người sử dụng lao động phải trả them cho người lao động được quy 
định cụ thể như sau:
+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền 
ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 
tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi 
suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh 
nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
 Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp cần phải trả thì cần phải trả thêm 
lương làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm và các ngày lễ, tết cho người lao 
động. Chương II
 HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG – TRẢ CÔNG TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO 
 NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo nghề Giao thông 
vận tải Quảng Nam.
 Như chúng ta đều biết an toàn giao thông luôn là vấn đề được các Quốc gia 
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặt biệt quan tâm chú ý. Tai nạn giao 
thông đường bộ gây ra do nhiều nguyên nhân, trong đó tai nạn do người trực tiếp 
điều khiển phương tiện giao thông chiếm 75%, vì vậy việc đầu tư xây dựng Trung 
tâm đào tạo nghề giao thông vận tải tập trung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo 
người điều khiển phương tiện là việc làm hết sức cần thiết.
 Ngày 11 – 08 – 2005 Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải được thành 
lập. Trung tâm được Cục đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục đường bộ Việt 
Nam) cấp giấy phép đào tạo lái xe mô-tô, ô-tô con, ô-tô tải hạng A1, B1, B2, C. 
Đây là điểm mốc đánh dấu bước đi đầu tiên của đơn vị trong hoạt động nghề.
 Tháng 05 – 2006, đơn vị tiếp tục được Cục đường bộ Việt Nam bổ sung giấy 
phép đào tạo lái xe hạng D, E. 
 Tháng 01 – 2008 Trung tâm được Cục đường sông Việt Nam kiểm tra, cấp 
giấy phép đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, thuyền trưởng, 
máy trưởng tàu sông hạng 3; Sở Giao Thông vận Tải giao nhiệm vụ đào tạo chứng 
chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa tốc độ cao loại 1. Tiếp tục những bước đi 
vững chãi, mới đây, Sở Lao Động-Thương Binh&Xã Hội đã kiểm tra năng lực, cấp 
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho đơn vị, bổ sung thêm nghề đào 
tạo vận hành xe máy thi công.
 Và giờ đây năng lực đào tạo của trung tâm đã tăng gấp nhiều lần so với 
những ngày mới chập chững bước vào mảng đào tạo nghề. Từng bước khẳng định 
được năng lực, vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo nghề giao thông vận tải tại 
Quảng Nam và một số tỉnh thành lân cận.
 Từ tháng 8/2005 đến nay, Trung tâm đã đào tạo được 531 khóa lái xe môtô 
hạng A1 cho 82.833 học viên; trong đó đào tạo cho đối tượng là đồng bào dân tộc 
thiểu số miền núi 42 khóa với 5.335 học viên. Lái xe môtô hạng A2 234 học viên. 
Đào tạo 247 khóa lái xe ôtô các hạng B2, C, D, E, FC với 8.959 học viên. Trung 
tâm cũng đã đào tạo 16 khóa Chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy 
với 756 học viên; bằng thuyền trưởng tàu sông hạng 3-HC 9 khóa với 415 học 

File đính kèm:

  • docxde_tai_che_do_tien_luong_tien_cong_tai_trung_tam_dao_tao_ngh.docx