Chuyên đề Tốt nghiệp Quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997-2001 từ đó đánh giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh

Phần I: Lý luận chung

Chương I: tín dụng ngân hàng

I. Tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển

kinh tế

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditumco nghĩa là một sự tin

tưởng, tín nhiệm lẫn nhau hay nói một cách khác đó là lòng tin.

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng ngân hàng là quan hệ vay

mượn lẫn nhau trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi.

Vay TDNH là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa 1 bên là ngân

hàng với 1 bên là các nhà sản xuất kinh doanh

2. Cơ sở ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng.

Lịch sử phát triển cho thấy tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản

phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Khi quá trình tự cung tự cấp bị đào thải để cho ra

đời và phát triển nền kinh tế như hiện nay. Khi quá trình tự cung tự cấp không còn

nữa thì có sự trao đổi hàng hoá với nhau và lúc này tín dụng cũng ra đời. Nó là

động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên giai đoạn cao

hơn.

Các hình thức tín dụng trong lịch sử.

2.1. Tín dụng nặng lãi.

Tín dụng nặng lãi hình thành khi xuất hiện sự phân chia giai cấp dẫn đến

người giàu, người nghèo. Đặc điểm nổi bật của loại tín dụng này là lãi suất rất cao.

Chính vì vậy tiền vay chỉ sử dụng vào mục đích tiêu dùng cấp bách, hoàn toàn

không mang mục đích sản xuất nên đã làm suy giảm sức sản xuất xã hội. Nhưng

đánh giá một cách công bằng tín dụng nặng lãi góp phần quan trọng làm tan rã

kinh tế tự nhiên, mở rộng quan hệ hàng há tiền tệ, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản

ra đời.

2.2. Tín dụng thương mại.

Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau. Công

cụ của hình thức này là thương phiếu thwng mại có đặc điểm là đối tượng cho vay

là hàng hoá vì hình thức tín dụngđược dựa trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá vì

hình thức tín dụng được dựa trên cơ sở mua bán hàng hoá giữa các nhà sản xuất

với nhau mượn cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Quy mô tín dụng bị hạn chế

bởinguồn vốn cho vay, của từng chủ thể sản xuất kinh doanh.

2.3. Tín dụng ngân hàng.

Là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các ngân hàng

với một bên là các nhà sản xuất kinh doanh. Hình thức tín dụng hiện rõ ưu thế của

mình so với hai hình thức tín dụng trên ở chỗ. Quy mô tín dụng lớn vì nguồn vốn

cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng có thể tập trung và huy động được trong nền

kinh tế. Đây là hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng

nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Kịp thời khắc phục nhược điểm của các hình thức

tín dụng khác trong lịch sử.

pdf 65 trang chauphong 12420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tốt nghiệp Quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997-2001 từ đó đánh giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997-2001 từ đó đánh giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh

Chuyên đề Tốt nghiệp Quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997-2001 từ đó đánh giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 1 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân 
hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997 - 
2001 từ đó đánh giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc 
còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 2 
Lời mở đầu 
Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền 
kinh tế thị trường. Thì ngành ngân hàng giữ vai trò khá quan trọng trong công cuộc 
xây dựng và phát triển đất nước. 
Nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xây dựng cơ 
sở hạ tầng. Nhà nước ta đã chú trọng việc mở rộng tín dụng - là nghiệp vụ mũi 
nhọn quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng thương mại. 
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 
khu vực Gia Lâm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng tín dụng ngắn hạn, cung 
ứng vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để phát triển kinh tế trên đại bàn khu vực 
Gia Lâm nói riêng và Hà Nội nói chung. 
Nhằm đẩy mạnh qýa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thủ đô. 
Xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc cũng như cán bộ phòng nhất là phòng 
tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm đã quan 
tâm và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành bài viết này. Một lần nữa xen gửi 
lời cảm ơn đến chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm. 
Bố cục của đề tài gồm có 3 phần như sau: 
Phần I: Lý luận chung 
Phần II: Nội dung 
Trong phần này: đề tài đề cập đến quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh 
Ngân hàng đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm từ năm 1997 - 2001 từ đó đánh 
giá kết quả và tìm kiếm những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động tại chi nhánh 
Dựa trên những vướng mắc đó để đưa ra những giải pháp khắc phục và mở 
rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển khu 
vực Gia Lâm. 
Phần III. Những đề xuất và kiến nghị. 
Kết luận 
 Sinh viên thực hiện 
 Đỗ Trường Giang 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 3 
Phần I: Lý luận chung 
Chương I: tín dụng ngân hàng 
I. Tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển 
kinh tế 
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 
Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditumco nghĩa là một sự tin 
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau hay nói một cách khác đó là lòng tin. 
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng ngân hàng là quan hệ vay 
mượn lẫn nhau trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. 
Vay TDNH là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa 1 bên là ngân 
hàng với 1 bên là các nhà sản xuất kinh doanh 
2. Cơ sở ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng. 
Lịch sử phát triển cho thấy tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản 
phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Khi quá trình tự cung tự cấp bị đào thải để cho ra 
đời và phát triển nền kinh tế như hiện nay. Khi quá trình tự cung tự cấp không còn 
nữa thì có sự trao đổi hàng hoá với nhau và lúc này tín dụng cũng ra đời. Nó là 
động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển lên giai đoạn cao 
hơn. 
Các hình thức tín dụng trong lịch sử. 
2.1. Tín dụng nặng lãi. 
Tín dụng nặng lãi hình thành khi xuất hiện sự phân chia giai cấp dẫn đến 
người giàu, người nghèo. Đặc điểm nổi bật của loại tín dụng này là lãi suất rất cao. 
Chính vì vậy tiền vay chỉ sử dụng vào mục đích tiêu dùng cấp bách, hoàn toàn 
không mang mục đích sản xuất nên đã làm suy giảm sức sản xuất xã hội. Nhưng 
đánh giá một cách công bằng tín dụng nặng lãi góp phần quan trọng làm tan rã 
kinh tế tự nhiên, mở rộng quan hệ hàng há tiền tệ, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tư bản 
ra đời. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 4 
2.2. Tín dụng thương mại. 
Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau. Công 
cụ của hình thức này là thương phiếu thwng mại có đặc điểm là đối tượng cho vay 
là hàng hoá vì hình thức tín dụngđược dựa trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá vì 
hình thức tín dụng được dựa trên cơ sở mua bán hàng hoá giữa các nhà sản xuất 
với nhau mượn cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Quy mô tín dụng bị hạn chế 
bởinguồn vốn cho vay, của từng chủ thể sản xuất kinh doanh. 
2.3. Tín dụng ngân hàng. 
Là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các ngân hàng 
với một bên là các nhà sản xuất kinh doanh. Hình thức tín dụng hiện rõ ưu thế của 
mình so với hai hình thức tín dụng trên ở chỗ. Quy mô tín dụng lớn vì nguồn vốn 
cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng có thể tập trung và huy động được trong nền 
kinh tế. Đây là hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng 
nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Kịp thời khắc phục nhược điểm của các hình thức 
tín dụng khác trong lịch sử. 
2.4. Vai trò của tín dụng đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế. 
2.4.1. Tín dụng đối với ngân hàng. 
Trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, 
các tổ chức kinh tế là đối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Một 
tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoài mục đích đó. Ngân hàng thu 
được lợi nhuận thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấp cho khách hàng như 
thanh toán, tư vấn quan trọng nhất là hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng). 
Thật vậy, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính kinh doanh trên 
nguyên tắc tiền gửi của khách hàng (nghiệp vụ huy động vốn) dưới hình thức tài 
khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi. Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành các hoạt 
động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu vay của khách 
hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi kiếm được thông qua hoạt dộng và tiền lãi phải 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 5 
trả cho các khoản huy động là lưọi nhuận thuđược. Đây chưa phải là toàn bộ lợi 
nhuận của ngân hàng, tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân 
hàng nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng. 
Ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường thì 
hoạt động tín dụng ngân hàng càng trở nên đa dạng. Đối với các ngân hàng thương 
mại để có thể tồn tại và phát triển trong môi trưòng cạnh tranh, góp phần thúc dẩy 
nền kinh tế xã hội. Hệ thống ngân hàng thương mại luôn phải tìm cách nâng cao 
chiến lược tín dụng bằng cách mở rộng tín dụng. Hiện nay trong nền kinh tế dòng 
tiền luân chuyển ở mọi trạng thái trong xã hội, vì vậy lượng tiền đọng lại ở hàng 
hoá chưa tiếp thu được hoặc khi đó đã bán nhưng lại chưa thu đưọc tiền về. Mà khi 
đó doanh nghiệp lại muốn đầu tư thêm vì vậy doanh nghiệp tìm đến tài khoản tín 
dụng. Khi thu lại được lượng tiền hàng đã bán trả nợ cho các tài khoản tín dụng. Vì 
vậy trong hiện nay việc mở rộng tín dụng rất cần thiết trong cơ chế thị trường góp 
phần phát triển kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. 
2.4.2. Vai trò tín dụng đối với nền kinh tế. 
Có thể nói sẽ là không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có vốn 
hoặc không đủ vốn hay ở một khía cạnh khác sẽ thiếu chính xác, khi chỉ đề cập từ 
phía vốn đối với phát triển kinh tế. Bởi lẽ vốn được bắt nguồn từ nền kinh tế, nền 
kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điều kiện tích tụ vốn nhiều hơn. 
Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của 
Đảng dã chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn 
trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng..". 
Nếu ta khẳng định quan niệm đúng về vốn thì sẽ giúp ta thể hiện được những 
tiềm năng về vốn, cũng từ đó có biện pháp khai thác và sử dụng đem lại hiệu quả 
với mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại 
hoá. 
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã 
hội. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải có vốn 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 6 
(vốn bằng tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức 
năng huy động và tập trung) trước khi đem sử dụng. 
ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực hiện công việc này là tổ 
chức tài chính (quỹ tài chính) và tổ chức tín dụng. 
Song chủ yếu là tài chính tín dụng. Vì Các Mác đã có câu viết "một mặt ngân 
hàng (tài chính tín dụng) là sự tập trung tự bán tiền tệ của những người có tiền cho 
vay, mặt khác đó là sự tập trung những người đi vay. Vậy tín dụng ngân hàng đã 
đóng vai trò quan trọng từ buổi sơ khai đến mô hình ngân hàng hiện đại ngày nay. 
Với khái niệm ấy đối với riêng trong lĩnh vực tín dụng là một vấn để vô cùng quan 
trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Có thể khái quát qua thực tiễn cho thấy 
hiệu quả của tín dụng ngân hàng - tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm lượng 
tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc 
đẩy, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế tác động tích cực đến nhịp độ phát triển và 
thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kih tế thị trường. Nó góp phần quan trọng thực 
hiện chiến lược phát triển kinh tế, chống lạm phát tiền tệ. 
ý nghĩa để trở thành hiện thực. Khi vốn tín dụng ngân hàng thể hiện chức 
năng và vai trò của bản thân thì phát triển kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực nào của sự 
nghiệp phát triển kinh tế đều đem lại những hiệu quả nhất định góp phần không 
nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
II. Các loại hình tín dụng ngân hàng. 
Như chúng ta đã biết ngân hàng thu lợi nhuận thông qua các dịch vụ cung cấp 
cho khách hàng như: thanh toán, tư ấn ... nhưng hoạt động cho vay chiếm phần 
chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 
Tuỳ những tiêu thứ khác nhau và căn cứ vào đối tượng được cấp tín dụng. 
Việc cấp tín dụng thông qua các khoản cho vay được phân thành các hình thức cho 
vay khác nhau như: như cho vay theo mục đích sử dụng, căn cứ theo thời hạn cho 
vay, theo mức độ tín nhiệm của khách hàng, theo phương pháp hoàn trả,.. 
1. Căn cứ theo mục đích sử dụng. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 7 
Dựa vào căn cứ này thường được chia ra làm các loại. 
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng 
bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại 
và dịch vụ. 
2. Cho vay công nghiệp và thương mại. 
Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp 
trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ. 
3. Cho vay nông nghiệp. 
Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, 
giống cây trồng, thức ăn cho gia xúc,... 
4. Cho vay các định chế tài chính. 
Cho vay các tinh chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, Công 
ty tài chính Công ty cho thuê tài chính, Công ty bảo hiểm, gửi tín dụng và các định 
chế tài chính khác. 
5. Cho vay cá nhân. 
Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các dụng đắt 
tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống 
thông qua phát hành thẻ tín dụng. 
6. Cho thuê. 
Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và 
cho thuê tài chính tài sản  ... ước ngày càng lớn. Tuy nhiên thực tế hiện nay các doanh 
nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) đều thiếu vốn trầm trọng. Vì vốn tự có 
của các doanh nghiệp là rất thấp nên vốn vay ngân hàng rộng hoạt động tín dụng 
để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời đảm 
bảo cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh việc mở rộng tín 
dụng đối với các thành phần kinh tế quốc doanh. Các ngân hàng cần phải mở rộng 
cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đây là một thị trường 
tiềm tàng và rất có triển vọng mà các ngân hàng chưa thực sự xâm nhập và khai 
thác. Tương lai để phục vụ tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 
theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần thì cá ngân hàng cần phải mở rộng 
hoạt động tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế, chỉ có như vậy thì mới thể 
hiện hết được vai trò người cung ứng vốn chủyêú cho nền kinh tế của ngân hàng. 
Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu 
vực Gia lâm đã giúp em có những nhận biết thực tế. Để bổ sung vào đề tài này với 
mong muốn duy nhất là góp phần công sức nhỏ bé vào chiến lược mở rộng hoạt 
động tín dụng ngắn hạn nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung tại chi nhánh 
Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Gia Lâm. 
Với thời gian thực tập hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài 
này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định rất mong được sự đóng góp và chỉ 
bảo của các bán bộ ngân hàng cũng như các thầy cô giáo giảng dạy, để đề tài được 
hoàn thiện hơn. 
 Xin cảm ơn! 
 Hà Nội 10 tháng 7 năm 2002 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 56 
Dạnh mục tài liệu tham khảo 
1. Ngân hàng thương mại - trường ĐHKTQD. 
2. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - TS. Tô Ngọc Hưng. 
3. Dự án phát triển kinh tế khu vực Gia Lâm. 
4. Tạp chí ngân hàng năm 1999 - 2002. 
5. Thị trường Tài chính và tiền tệ năm 1999 - 2002. 
6. Tạp chí kinh tế và phát triển 2000 - 2002. 
7. Kinh tế và dự báo 2002. 
8. Luật NHNNVN. 
9. Các văn bản điều chỉnh của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát 
triển. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 57 
Mục lục 
 Trang 
Lời mở đầu 1 
Phần I: Lý luận chung 2 
Chương I: Tín dụng ngân hàng 2 
I. Tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng trong quá trình 
phát triển kinh tế 
2 
1. Khái quát tín dụng ngân hàng 2 
2. Cơ sở ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng 2 
II. Các loại hình tín dụng ngân hàng 5 
1. Căn cứ theo mục đích sử dụng 5 
2. Cho vay công nghiệp và thương mại 6 
3. Cho vay nông nghiệp 6 
4. Cho vay các định chế tài chính 6 
5. Cho vay cá nhân 6 
6. Cho thuê 6 
7. Căn cứ vào thời hạn cho vay 6 
8. Cho vay ngắn hạn 6 
9 Cho vay trung dài hạn 6 
10. Cho vay dài hạn 7 
Chương II. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 9 
I. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 9 
II. Mục đích của đề tài 10 
III. Nguồn số liệu phục vụ cho đề tài 11 
Phần II. Nội dung 12 
Chương I. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực 
Gia Lâm 
12 
I. Lịch sử ra đời 12 
1. Cơ cấu tổ chức 12 
2. Các tổ chức chức năng và nhiệm vụ của các phòng 13 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 58 
3. Sản phẩm tín dụng và dịch vụ của chi nhánh 14 
Chương II. Thực trạng về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi 
nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Gia Lâm 
17 
I. Xem qua về quy trình ngắn hạn tíndụng 17 
II. Thực trạng về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh 20 
1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước 20 
2. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát 
triển khu vực Gia Lâm 
22 
3. Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh 26 
III. những vướng mắc - khó khăn tại chi nhánh 38 
Chương III. Giải pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh 
Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Gia Lâm 
40 
I. Định hướng phát triển 40 
1. Định hướng đầu tư phát triển khu vực Gia lâm 40 
2. Định hướng phát triển tín dụng tại chi nhánh 41 
II. Giải pháp 41 
1. Giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn lưu động cho vay 41 
2. Thực hiện quy trình cho vay, thẩm định 43 
3. Thực hiện chiến lược khách hàng 44 
4. Cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng 47 
Phần III. Kiến nghị và đề xuất 47 
I. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 47 
2. Kiến nghị với sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển 48 
3. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu 
vực Gia Lâm 
49 
Kết luận 50 
Tài liệu tham khảo 51 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 59 
nhận xét của nơi thực tập 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 60 
nhận xét của giáo viên hướng dẫn 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 61 
quy chế và cơ chế đối với 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 62 
- Về dân số cho vay cũng như về số lượng các khách hàng. Chi nhánh đã không 
ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo, lượng khách hàng với các dự án tự tìm 
kiếm cũng như lượng khách hàng thuộc về khu vực kinh tế điạ phương ngày càng 
phát triển lên, hứa hẹn cho NH sẽ có hoạt động cho vay chủ động, có hiệu quả và 
khẳng định được vai trò của chi nhánh trên địa bàn và khu vực. 
2.3.2. Những khó khăn tồn tại. 
Bên cạnh những kết quả đạt được chi nhánh NHĐT & PT khu vực Gia Lâm 
cũng còn những hạn chế tồn tại trong hoạt động cho vya trung và dài hạn khu vực 
kinh tế quốc tế, đó là: 
- Vốn tự huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc biệt là vốn trung 
và dài hạn. 
- Ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đối 
với các khu vực khác còn rất hạn chế. 
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng còn lạc hậu so với mặt bằng chung 
của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. 
2.3.3. Nguyên nhân. 
NHĐT & PT khu vực Gia Lâm đã đạt được những kết quả tích cực như trên 
đã nói là do NH luôn nắm bắt sát sao và tuân thủ đúng sự điều hành lãnh đạo của 
cấp trên, trực tiếp là NHĐT & PTVN kết hợp với tinh thần trách nhiệm cao, ý thức 
cố gắng sáng tạo, chủ động của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh, được tuân thủ 
đúng nguyên tắc quy định của Nhà nước và của ngành NH nên đảm bảo được an 
toàn, hạn chế được nhiều tiêu cực rủi ro trong huy động của NH, đặc biệt là công 
tác cho vay trung và dài hạn khu vực quốc doanh. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 63 
có thể thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ, tóm lại, việc thẩm định cuối cùng chỉ 
nhằm một mục tiêu duy nhất: đảm bảo khả năng thu hồi cho ngân hàng. 
3.3.3. Thực hiện giám sát chặt chẽ các khoản cho vay và khách hàng vay 
vốn. 
Ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của 
khách hàng vay vốn cũng như nắm được các khoản cho vay đang được sử dụng 
như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu qủa của các 
khoản cho vay. Nếu hoạt động của khách hàng diễn ra bình thường, đúng như kế 
hoạch dự án đặt ra thì ngân hàng có cơ sở để tin tưởng rằng có thể thu hồi nợ (gốc 
và lãi) đúng hạn và đầy đủ. Ngược lại, nếu giám sát chặt chẽ ngân hàng có thể thấy 
được những khó khăn vướng mắc, những cản trở hoặc những hoạt động bất thường 
của khách hàng đang sử dụng vốn vay, có quyết định giúp đỡ ngân hàng vượt qua 
khó khăn, hay nhanh chóng thu hồi vốn để đảm bảo an toàn. Việc giám sát khách 
hàng và các khoản cho vay phải đảm bảo hai yêu cầu. 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 64 
sức mạnh phối kết hợp của tập thể nhóm, giúp nâng cao hiệu quả trong công 
tác cho vay. 
3.3.5. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động cho vay 
trung và dài hạn. 
Hoạt động cho vay trung dài hạn thường chứa nhiều yếu tố rủi ro do môi 
trường bên ngoài mang lại, để góp phần vào việc mở rộng hoạt động cho vay trung 
và dài hạn cũng cẩn phải quan tâm đến các biện pháp phòng chống rủi ro cho loại 
hình nghiệp vụ này. Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm cần thực 
hiện những giải pháp như sau: 
Thứ nhất, không có vay quá nhiều vào một lĩnh vực, một loại hình hoạt 
động, dễ tạo nên tình trạng các khách hàng của một ngân hàng cạnh tranh với 
nhau, cản trở hoạt động của nhau. Đồng thời, yếu tố rủi ro sẽ tập trung cao hơn khi 
môi trường có biến động. Ngân hàng nên cho vay đa dạng hoá các loại hình hoạt 
động, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt nên cho vay các doanh nghiệp có 
liên đới với nhau về mặt sản xuất, tiêu thu sản phẩm có thể thúc đẩy có liên hai 
doanh nghiệp cùng phát triển. 
Thứ hai, thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt. Linh hoạt với đối tượng khách 
hàng và linh hoạt với biến động lãi suất trên thị trường. Tốt nhất, ngân hàng nên ký 
hợp đồng cho vay trung dài hạn có sự điều chỉnh lãi suất theo từng năm nhưng 
luôn đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. 
3.4. Những kiến nghị. 
Nhằm thực hiện việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay 
trung dài hạn khu vực quốc doanh, ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm cần 
xem xét và nghiên cứu để thực hiện các giải pháp nêu trên một cách phù hợp để 
phát huy những thuận lợi, khắc phục hạn chế trong nội tại ngân hàng, mở rộng và 
phát triển hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh đó, một số yếu tố xuất phát từ môi trường 
bên ngoài Ngân hàng cũng phải được nhìn nhận, đánh giá và kiến nghị lên các cấp 
trên. Các kiến nghị đó là: 
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 
 65 
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 
nên xem xét cải tiến một số quy định cho vay phù hợp. Đó là: 
+ Quy trình tín dụng phải được đơn giản bớt, thuận tiện cho cả khách hàng 
và ngân hàng. 
+ Thực hiện phạt đối với lãi treo. Hiện nay, lãi treo không bị phạt đối với nợ 
quá hạn. Đó là một kẽ hở để khách hàng lợi dụng và gây khó khăn cho ngân hàng. 
Một đơn vị nếu để lãi treo thực sự thì chứng tỏ hoạt động không thực sự hiệu quả, 
còn nếu doanh nghiệp cố đình dây dưa lãi treo thì đó là xuất phát từ ý thức không 
tốt của doanh nghiệp. Do đó, việc phạt đối với lãi treo như đối với nợ quá hạn là 
hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên do tính chất của lãi treo như đối với nợ quá hạn là 
hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên do tính chất của lãi treo như không nghiêm trọng 
như nợ quá hạn nên có thể Nhà nước cho phép ngân hàng tính lãi suất và phần lãi 
treo như vay nợ thông thường. Coi như khi khách hàng chậm trả lãi ngân hàng 
cũng tức là khách hàng đã đi vay ngắn hạn của ngân hàng. 
Bải bỏ quy định “doanh nghiệp Nhà nước xin vay vốn ngân hàng thì không 
cần thế chấp” nên cho ngân hàng toàn quyền quyết định có nhận thế chấp hay 
không. Nếu việc thế chấp là hợp lệ thì khi khách hàng không trả nợ được nợ, Ngân 
hàng có toàn quyền thanh lý tài sản thế chấp như đối với một doanh nghiệp Nhà 
nước. 
Thứ tư nên cải tiến chỉ tiêu doanh số cho vay của các ngân hàng để có thể có 
một chỉ tiêu đánh giá hiện nay ở ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm nói riêng 
và các ngân hàng khác nói chung. Việc tính doanh số cho vay bằng đơn vị tiền tệ 
thuần tuý là không hoàn toàn chính xác. Xin đơn cử một ví dụ: với 1 tỷ đồng, khó 
cho vay với thời hạn 2 năm thì doanh nghiệp số cho vay vẫn là một tỷ đồng. 
Nhưng với một tỷ đồng, lần lượt cho vay với thời hạn 6 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tot_nghiep_qua_trinh_hoat_dong_tin_dung_cua_chi_nh.pdf