Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội

Chương I

Lý luận chung về Ngân hàng Thương Mại và

hệ Thống thanh toán chuyển tiền điện tử

của Ngân hàng Thương mại.

1.1 Ngân hàng thương mại và việc tổ chức thanh toán giữa các NHTM.

1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM).

Ngân Hàng (NH) được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu

dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu vào khoảng

thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII, các NH còn hoạt động độc lập với nhau.

Đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán cho nền kinh tế và phát hành

giấy bạc cho NH.

Sang thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Việc các NH

cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làm cho lưu thông có

nhiều loại giấy bạc khác nhau đã cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa phát

triển kinh tế. Chính điều này đã dẫn đến phân hoá hệ thống NH. Lúc này hệ

thống NH đã phân làm hai nhóm: thứ nhất là nhóm các NH được phép phát hành

tiền, được gọi là NH phát hành sau đổi thành NHTW. Thứ hai là các NH không

được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán

trong nền kinh tế được gọi là NH trung gian. Đây là một mắt xích cực kỳ quan

trọng nối giữa NHTW với nền kinh tế, cũng như là cầu nối để những người có

vốn và những người cần vốn gặp nhau.

Thời kỳ đầu khi mới thực hiện sự phân hoá hệ thống NH, các NH trung

gian thực hiện tất cả các hoạt động của nó như nhận tiền gửi, cho vay và làm các

dịch vụ thanh toán. Ban đầu, các NH chủ yếu nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ

hạn ngắn và cho vay ngắn hạn. Về sau, nó thực hiện cả cho vay trung hạn, dài

hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài hạn do huy động tiền gửi trung hạn, dài hạn

và phát hành trái khoán.

Hoạt động NH ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của thị trườngKhoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 5

chứng khoán đòi hỏi hình thành nên những NH, những trung gian tài chính

chuyên hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, phân chia NH trung gian thành các

NH hoạt động trong lĩnh vực riêng: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển.

Đặc trưng NH được thể hiện rõ nhất thông qua các chức năng sau:

-Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội.

-Chức năng trung gian thanh toán.

-Chức năng làm trung gian tín dụng.

-Chức năng “tạo tiền”.

NH làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của

khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng

hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền thu bán hàng

và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức

năng làm thủ quỹ cho xã hội. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi

trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để NH thực hiện vai trò trung

gian thanh toán. Mặt khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ

thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh

toán lớn, đặc biệt là với khách hàng ở cách xa nhau.

Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế.

Trước hết, thanh toán không dùng tiền mặt qua NH góp phần tiết kiệm chi

phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình

thức thanh toán thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán chính xác

hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân

chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.

Mặt khác, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có

chất lượng làm tăng uy tín cho NH và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn

tiền gửi.

Chu chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy,

chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM

mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ cho xã hội.

pdf 89 trang chauphong 20/08/2022 12440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội

Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 1 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
KHOA 
KẾ TOÁN – KTNH 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác 
thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng 
Công thương Đống Đa-Hà Nội 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 2 
Lời nói đầu 
1. Tính cấp thiết của đề tài. 
Đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội 
nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ 
Ngân hàng. Trước những yêu cầu về hội nhập nói chung và quá trình đàm phán 
gia nhập WTO nói riêng, ngành ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một 
chiến lược, chính sách thích hợp để đảm bảo quá trình hội nhập thành công, 
mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chiến lược ấy chắc chắn phải 
đặt vị thế của công tác thanh toán lên hàng đầu. Bởi hoạt động của ngân hàng ở 
bất cứ hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh- quyết toán. 
Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của các 
ngân hàng là việc cải tạo hệ thống thanh toán đáp ứng được yêu cầu mới, theo 
kịp xu hướng phát triển của quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh 
quá trình chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời 
là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Tuy còn mới mẻ nhưng nó đã 
khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh dấu một bước 
vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành Ngân hàng. 
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương 
Đống Đa- Hà Nội, em đã được tiếp cận khá đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và 
đặc biệt quan tâm đến hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Chi nhánh 
Ngân hàng Công thương Đống Đa. Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác 
thanh toán, em nhận thấy việc nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán chuyển 
tiền điện tử là một vấn đề đầy bức xúc và cấp thiết. Điều này khiến em chọn đề 
tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền 
điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội” làm khoá 
luận tốt nghiệp của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 
Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tại 
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội, em xin đưa ra một số giải 
pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh toán chuyển tiền điện 
tử tại ngân hàng trong thời gian tới. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 3 
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 
Khoá luận tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về hoạt động thanh 
toán chuyển tiền điện tử tại CN NHCT Đống Đa Hà Nội từ năm 2001 đến nay. 
4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ 
thống lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật 
biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu. 
5. Khoá luận gồm ba chương. 
 Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và hệ thống thanh 
toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng thương mại. 
 Chương II: Thực trạng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi 
nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa -Hà Nội trong thời gian qua. 
 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng 
công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương 
Đống Đa- Hà Nội. 
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ 
hiểu biết, đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính 
mong các thầy cô giáo cùng các bạn độc giả quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến 
quý báu cho đề tài thêm phong phú. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004 
 Sinh viên thực hiện 
Hoàng Thị Lan Hương 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 4 
Chương I 
Lý luận chung về Ngân hàng Thương Mại và 
hệ Thống thanh toán chuyển tiền điện tử 
của Ngân hàng Thương mại. 
1.1 Ngân hàng thương mại và việc tổ chức thanh toán giữa các NHTM. 
1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM). 
Ngân Hàng (NH) được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu 
dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu vào khoảng 
thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII, các NH còn hoạt động độc lập với nhau. 
Đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán cho nền kinh tế và phát hành 
giấy bạc cho NH. 
Sang thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Việc các NH 
cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làm cho lưu thông có 
nhiều loại giấy bạc khác nhau đã cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa phát 
triển kinh tế. Chính điều này đã dẫn đến phân hoá hệ thống NH. Lúc này hệ 
thống NH đã phân làm hai nhóm: thứ nhất là nhóm các NH được phép phát hành 
tiền, được gọi là NH phát hành sau đổi thành NHTW. Thứ hai là các NH không 
được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán 
trong nền kinh tế được gọi là NH trung gian. Đây là một mắt xích cực kỳ quan 
trọng nối giữa NHTW với nền kinh tế, cũng như là cầu nối để những người có 
vốn và những người cần vốn gặp nhau. 
Thời kỳ đầu khi mới thực hiện sự phân hoá hệ thống NH, các NH trung 
gian thực hiện tất cả các hoạt động của nó như nhận tiền gửi, cho vay và làm các 
dịch vụ thanh toán. Ban đầu, các NH chủ yếu nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ 
hạn ngắn và cho vay ngắn hạn. Về sau, nó thực hiện cả cho vay trung hạn, dài 
hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài hạn do huy động tiền gửi trung hạn, dài hạn 
và phát hành trái khoán. 
Hoạt động NH ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của thị trường 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 5 
chứng khoán đòi hỏi hình thành nên những NH, những trung gian tài chính 
chuyên hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, phân chia NH trung gian thành các 
NH hoạt động trong lĩnh vực riêng: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển... 
Đặc trưng NH được thể hiện rõ nhất thông qua các chức năng sau: 
-Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội. 
-Chức năng trung gian thanh toán. 
-Chức năng làm trung gian tín dụng. 
-Chức năng “tạo tiền”. 
NH làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của 
khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng 
hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền thu bán hàng 
và các khoản thu khác theo lệnh của họ. 
NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức 
năng làm thủ quỹ cho xã hội. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi 
trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để NH thực hiện vai trò trung 
gian thanh toán. Mặt khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ 
thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh 
toán lớn, đặc biệt là với khách hàng ở cách xa nhau. 
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế. 
Trước hết, thanh toán không dùng tiền mặt qua NH góp phần tiết kiệm chi 
phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình 
thức thanh toán thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán chính xác 
hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân 
chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. 
Mặt khác, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có 
chất lượng làm tăng uy tín cho NH và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn 
tiền gửi. 
Chu chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy, 
chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM 
mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ cho xã hội. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 6 
1.1.2 Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa thanh toán giữa các NHTM. 
 Khái niệm: Thanh toán giữa các NH là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa 
các chi nhánh NH trong cùng hệ thống hoặc giữa các NH khác hệ thống phát 
sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển 
của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính 
bản thân NH. 
Sự cần thiết thanh toán giữa các NH: Hoạt động kinh tế ngày càng phát 
triển, theo đó là sự phát triển của thanh toán tiền tệ trong nước và quốc tế. Mối 
quan hệ ngày càng đa dạng, điều đó không chỉ đòi hỏi sự gia tăng hoạt động của 
hệ thống ngân hàng nói chung mà còn làm cho hoạt động thanh toán vốn giữa 
các NH ngày càng trở nên cần thiết. Điều đó thể hiện như sau: 
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc trao đổi hàng hoá dịch vụ không 
chỉ bó hẹp ở một địa phương mà nó còn mở rộng ra mọi miền đất nước. Hiện 
nay, nhiều hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhau có mạng lưới chi 
nhánh trong toàn quốc. Bên cạnh đó, khách hàng được quyền lựa chọn NH để 
mở tài khoản cho mình. Do đó, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ giữa người mua 
và người bán qua hai NH khác nhau là rất cần thiết. Nó giúp cho việc thanh toán 
các khoản nợ giữa các tác nhân trong nền kinh tế một cách dễ dàng, nhanh 
chóng, đem lại hiệu quả to lớn cho kinh tế-xã hội. 
Việc cấp chuyển vốn, kinh phí, chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách 
diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán giữa các NH 
để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế. 
Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ là nơi cung ứng các dịch vụ thanh 
toán mà còn là chủ thể tổ chức tham gia vào hệ thống thanh toán, thực hiện việc 
thanh toán trong phạm vi nội bộ của chính hệ thống các NH như: điều chuyển 
vốn, cấp vốn, chuyển nhượng tài sản, nộp khấu hao, chuyển lãi lỗ...đảm bảo cho 
việc quản lý và sử dụng vốn được khép kín trong toàn hệ thống NHTM. 
Để làm tốt các nghiệp vụ trên, thanh toán giữa các NH ra đời là một tất yếu. 
 ý nghĩa: 
Thanh toán giữa các NH là hành lang cho thanh toán không dùng tiền mặt 
phát triển. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 7 
Thanh toán giữa các NH góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá 
phát triển, bởi nếu tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các NH sẽ đảm bảo cho 
thanh toán nhanh, chính xác, an toàn. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân 
thu hồi vốn nhanh, đầy đủ để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. 
Thể hiện chức năng tập trung vốn trong thanh toán của NH trong nền kinh 
tế quốc dân là NH đã phát huy được vai trò giám đốc đối với nền kinh tế, nâng 
cao uy tín, góp phần tăng cường vai trò làm trung gian thanh toán cho nền kinh 
tế. 
Thực hiện thanh toán giữa các NH giúp cho NH và các TCTD thu hút được 
lượng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư để 
cho vay phục vụ phát triển kinh tế, tăng trưởng nguồn vốn cho ... 
nào mà số giấy báo bị cách, không liên tục, khó theo dõi. 
Hoàn thiện chương trình truyền nhận ở trung tâm để các chi nhánh cuối 
ngày không bị ách tắc đường truyền nhận. 
NHCT VN cần có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho CN để có thể 
tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực thanh toán hiện đại và các dịch vụ NH 
khác được thực hiện một cách nhanh chóng thuận lợi. 
Mở rộng và phát triển hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý nhằm giúp cho 
quá trình thanh toán. 
3.5.2.2 Điều chỉnh các mức thanh toán cho hợp lý. 
Như trên đã biết, theo quy định của NHCT VN, các món chuyển tiền ngoài 
hệ thống có giá trị trên 210 triệu đồng trở lên thì thanh toán qua tài khoản tiền 
gửi tại NHNN. NHCT VN nên thay đổi mức giới hạn trên lên 400 triệu đồng để 
áp dụng tối đa tốc độ nhanh chóng, an toàn, chính xác của hệ thống thanh toán 
chuyển tiền điện tử. Đồng thời, cho phép chuyển tiền bắc cầu ra ngoài hệ thống 
cho khách hàng là cá nhân nhưng với hạn mức thấp hơn, ví dụ ở mức 200 triệu 
đồng. 
3.5.2.3 Điều chỉnh mức phí chuyển tiền cho phù hợp. 
NHCT nên hạ thấp mức phí chuyển tiền áp dụng đối với mọi đối tượng 
khách hàng đặc biệt ưu tiên đối với những khách hàng truyền thống, chuyển tiền 
giá trị cao. Hiện nay, theo quy định của Tổng giám đốc NHCT VN, mức phí tối 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 81 
thiểu là 20.000đ, tối đa là 1.000.000 đ; 0.1% số tiền chuyển đối với khách hàng 
có TK tại NH; 0.15% số tiền chuyển đối với khách hàng không có TK tại NH. 
Theo em, mức phí tối thiểu hợp lý và đảm bảo tính cạnh tranh nên là 
10.000đ/món, đối với món chuyển tiền có giá trị >= 500.000đ áp dụng mức phí 
0.05 %số tiền chuyển đối với khách hàng có tài khoản tại NH, 0.1% số tiền 
chuyển đối với khách hàng không có tài khoản tại NH, mức phí tối đa là 
500.000đ. 
3.5.2.4 Điều chỉnh lại giờ giao dịch. 
Theo quy định từ 15h 30 đến 16h 30 tại NH khởi tạo tiến hành đối chiếu 
tập tin chuyển đi trong ngày với TTTT. Từ 16h 30 đến 17h NH hạch toán nội 
bảng, lập các báo biểu thống kê, báo cáo ngày theo mẫu biểu đã lập sẵn trong 
chương trình. 
NHCT VN nên quy định rút ngắn thời gian thực hiện những phần việc này 
để kéo dài thời gian phục vụ khách hàng chuyển tiền vì khoảng thời gian từ 15h 
-16h là khoảng thời gian khách hàng đến giao dịch với NH nhiều nhất đặc biệt là 
về mùa hè. Theo em, thời gian kết thúc nhận chứng từ chuyển đi nên là 16h tạo 
điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng đến giao dịch với NH. 
3.5.3 Kiến nghị đối với CN NHCT Đống Đa. 
Do vị trí địa điểm của trụ sở chính CN NHCT Đống Đa nằm hơi khuất 
trong đường Tây Sơn đôi khi khó gây được sự chú ý đối với khách hàng, đặc 
biệt đối với khách hàng mới chưa giao dịch với NH lần nào. Vì thế theo em, NH 
nên đẩy mạnh hơn nữa chính sách khuếch trương giới thiệu hình ảnh NH, gây 
được sự chú ý của khách hàng. 
CN NHCT Đống Đa nên thành lập một bộ phận cán bộ chuyên trách 
nghiên cứu các hoạt động ngân hàng hiện đại nhằm đưa lại cho khách hàng 
những dịch vụ tốt nhất từ đó xây dựng hệ thống thương mại điện tử và nền kinh 
tế mạng. 
CN NHCT Đống Đa cần thiết phải trang bị điện thoại liên lạc ngoại tỉnh 
cho cán bộ thanh toán điện tử để dễ dàng xử lý những nhầm lẫn xẩy ra. 
Trong thời gian tới, CN NHCT Đống Đa nên có chính sách cụ thể cử cán 
bộ thanh toán điện tử đi học tập và tiếp thu những tinh hoa từ các NH thế giới về 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 82 
thanh toán điện tử; tổ chức cán bộ thanh toán điện tử giỏi phát huy tinh thần học 
hỏi phấn đáu làm việc của cán bộ công nhân viên NH. 
Tóm lại, mọi sự quan tâm, giúp đỡ của NHNN, Chính Phủ, NHCT VN về những 
vấn đề liên quan đến hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử đều có ý nghĩa 
quan trọngđối với CN NHCT Đống Đa. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp thẩm 
quyền cần phải quan tâm thường xuyên hơn nữa tới CN NHCT Đống Đa để có 
những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho CN NHCT Đống Đa đến với thành công 
trong tương lai. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 83 
Kết Luận 
Trong xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn 
thế giới, công nghệ thông tin đang là ngành mũi nhọn làm thay đổi sâu sắc mọi 
lĩnh vực kinh tế xã hội toàn cầu. Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời 
đã góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành 
Ngân hàng nói riêng. 
Là một chi nhánh trực thuộc NHCT VN, CN NHCT Đống Đa đã nhanh 
chóng bắt kịp những tiến bộ công nghệ Ngân hàng Việt Nam tiến hành triển 
khai hiện đại hoá công tác thanh toán bằng hình thức chuyển tiền điện tử và 
giành được nhiều thành công đáng kể. 
Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn và tồn tại mà CN NHCT Đống Đa 
phải từng bước khắc phục vượt qua. Với bản lĩnh và sức năng động của Ban 
lãnh đạo cùng với sự phấn đấu vượt lên không mệt mỏi của cán bộ công nhân 
viên, Ngân hàng đã và đang làm ngày một tốt hơn công tác thanh toán chuyển 
tiền điện tử đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Chắc chắn 
trong một tương lai gần, hệ thống thanh toán Việt Nam nói chung và hệ thống 
thanh toán chuyển tiền điện tử nói riêng sẽ ngày càng hiện đại và phát triển vững 
chắc đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn nhằm tăng cường uy 
tín đối với khách hàng trong nước và trên trường quốc tế. 
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tâm huyết và lòng nhiệt tình của 
TS. Tạ Quang Tiến –Cục trưởng Cục Công nghệ tin học NHNN cùng toàn thể 
các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng đã dầy công sức trang bị cho chúng em 
những kiến thức bổ ích trong suốt 04 năm trên ghế nhà trường, cảm ơn các cô 
chú, anh chị Thư viện nhà trường, cảm ơn các anh chị em cán bộ công nhân viên 
CN NHCT Đống Đa đã tạo điều kiện giúp đỡ em được tiếp xúc thực tế và hoàn 
thành khoá luận tốt nghiệp này. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 84 
Danh mục tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2001-2003 –Phòng Kế toán Tài chính 
CN NHCT Đống Đa. 
2. Chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam 
(Công văn số 3844/CV-NHCT 12 ngày01/12/2003) – Ngân hàng Công thương 
Việt Nam. 
3. Các nghị định, quyết định, thông tư liên quan. 
4. Giáo trình Kế Toán Ngân Hàng-Tiến Sĩ Vũ Thiện Thập-Học Viện Ngân 
hàng-2003 
5. General Accounting office Report to the House Committee on Banking 
and Finance service 2001. 
6. Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 
7. Lý thuyết Tiền tệ Ngân hàng-TS Ngô Hướng Và ThS Tô Kim Ngọc-Nhà 
Xuất Bản Thống Kê-2003. 
8. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2001,2002,2003. 
9. Tạp chí Tin học Ngân hàng các số năm 2001,2002,2003. 
10. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ các số từ năm 2001-2003. 
11. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính-Fredric S.misbkin. 
12. Quản lý khoa học và công nghệ- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 
13. Workshop on payment systems IMF-Singapore Regional Training 
Institue/April 2002. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 85 
Phụ lục 01 
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 
CN NHCT Đống Đa 
Số Hiệu 
Điện Tra Soát 
Ngày giờ lập: 
Số điện tra soát: 
Ngân hàng tra soát: Ngày giờ gửi tra soát: 
Ngân hàng nhận TS: Ngày giờ nhận tra soát: 
Ngân hàng B: Người tra soát: 
Thông tin giao dịch cần tra soát 
Số lệnh TT: Số CT gốc: 
Ngày lệnh TT: Số tiền: 
Nội dung yêu cầu: 
Phần trả lời: Số tra soát yêu cầu: 
Người trả lời: Ngày giờ trả lời; 
Nội dung trả lời: 
Ngân Hàng Gửi Tra Soát (1) 
 Lập Điện(1) Kiểm Soát(1) 
 (Họ tên người lập) (1) (Họ tên người KS) (1) 
Ngân Hàng Nhận Tra Soát (2) 
 Kế Toán (2) Kiểm Soát (2) 
 (Họ tên người in) (2) (Họ tên người KS) (2) 
Ghi chú: -(1) In tại NH gửi tra soát/trả lời tra soát 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 86 
 -(2) IN tại NH nhận tra soát 
Phụ lục 02 
Ngân hàng Công Thương Việt Nam 
CN NHCT Đống Đa 
Số Hiệu: 
Điện Thông Báo 
 Ngày giờ điện: 
Số điệnTB: 
Đơn vị gửi: Ngày giờ gửi: 
Đơn vị nhận: Ngày giờ nhận: 
................................................................................................................................. 
Nội dung thông báo: 
................................................................................................................................. 
Ngân Hàng Gửi Thông Báo (1) 
 Lập Điện (1) Kiểm soát (1) 
 (Họ tên người lập) (1) (Họ tên người KS) (1) 
................................................................................................................................. 
Ngân Hàng Nhận Thông Báo (2) 
Kế Toán (2) Kiểm Soát (2) 
(Họ tên người in) (Họ tên người KS) (2) 
Ghi chú: -(1) In tại NH gửi thông báo 
 -(2) In tại NH nhận thông báo. 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 87 
Phụ lục số 03 
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 
CN NHCT Đống Đa 
Số hiệu: 
Điện chấp nhận 
lệnh thanh toán Nợ 
Lập ngày:...../..../ 
Ngân hàng ...( Ngân hàng nhận lệnh thanh toán Nợ) 
Chấp nhận lệnh thanh toán Nợ số:........... 
Ngân hàng phát lệnh: ( mã + tên NH) 
Người phát lệnh: 
Địa chỉ: 
Số CM Ngày cấp Nơi cấp 
Tài khoản: Tại NH: 
Người nhận lệnh: 
Địa chỉ: 
Số CM Ngày cấp Nơi cấp 
Tài khoản: Tại NH 
Số tiền bằng số: 
Số tiền bằng chữ: 
Ghi chú: 
....................................................................................................................................................... 
Ngân hàng nhận lệnh thanh toán Nợ 
Truyền đi lúc....giờ.....phút ngày..... 
 Kế toán Kiểm soát 
 (Họ tên người lập) (Họ tên người KS) 
................................................................................................................................. 
Ngân hàng phát lệnh thanh toán Nợ 
Nhận đến lúc...giờ...phút ngày...... 
 Kế toán Kiểm soát 
 (Họ tên người in) (Họ tên người KS) 
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 88 
Phụ lục số 04 
Ngân hàng Công Thương Việt Nam 
CN NHCT Đống Đa 
Số Hiệu: 
Báo Cáo Chuyển Tiền Điện Tử Tháng 
 Tháng .......Năm....... 
Doanh số tháng Doanh số năm Số dư cuối Tài khoản 
(1) Nợ Có Nợ Có Nợ Có 
5191.xx 
5199.01 
7110.03 
8010.03 
 Kế toán Kiểm soát 
Ghi chú: -Báo cáo này chỉ sử dụng để tạo đối chiếu định kỳ giữa: 
Chi nhánh với Trung tâm thanh toán 
PGD, QTK với Chi nhánh-Số liệu báo cáo CN được tự độngchuyển về TTTT, các PGD, QTK tự động 
chuyển về CN để đối chiếu tự động 
-Số dư cuối tháng, năm của CN phải khớp đúng với số dư tại TTTT trừ các tài khoản 5191.08,5191.09 
-(1)Đối với CN, Doanh số và số dư các TK5191 với xx từ 01đến 49, TK 7110.03,TK8010.03 
Đối với PGD, QTK: Doanh số và số dư tài khoản 5199.01 
Kho¸ luËn tèt nghiÖp Häc viÖn Ng©n Hµng 
Hoµng ThÞ Lan H­¬ng- Líp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 89 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_thanh.pdf