Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

CHƯƠNG 1

Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ – những vấn đề mang tính lý luận chung.

1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng :

Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa

khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể, mà

thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính tín dụng có

thể theo các nghĩa sau:

+ Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết

kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp

chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.

+ Trong quan hệ tài chính cụ thể tín dụng là một giao dịch về tài sản

trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.

+ Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay và các định chế tài

chính cung cấp cho khách hàng.

Nói tóm lại trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín

dụng được hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho

vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanh

nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên

đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có

trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn

thanh toán.

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ.

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh

nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp

này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn

cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân

hàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng,nó

chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác

động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn

thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối Để thấy được

vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,

ta xét một số vai trò sau:

+ Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ được liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải

tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị

để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một

doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh

doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh

doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản

xuất kinh doanh đựơc liên tục.

+ Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp vừa và nhỏ.

pdf 32 trang chauphong 20/08/2022 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   3 
BÀI TIỂU LUẬN 
KHOA 
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà 
Tây 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   4 
Lời mở đầu 
 Từ thập kỷ 80 về trước, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế tập 
trung quan liêu, bao cấp thiếu tính cạnh tranh. Từ sau đại hội Đảng VI (1986). 
Đảng và Nhà nước đã chuyển hướng xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo cơ 
chế thị truờng có sự quản lý của nhà nước theo định huớng xã hội chủ 
nghĩa.Với việc khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển trong nền kinh 
tế mở, hàng loạt các công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH), công ty cổ 
phần(CTCP), doanh nghiệp tư nhân(DNTN) đã ra đời, hoạt động mạnh mẽ 
và tương đối hiệu quả, cung cấp một nguồn lớn hàng hoá dịch vụ, cho hoạt 
động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài 
quốc doanh mà chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp 
phát triển hay đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan 
trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Bởi loại hình doanh nghiệp 
này đã góp phần tạo nên sự tăng truởng cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng 
tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành kinh tế góp phần cải thiện cán 
cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và tạo ra việc làm chủ 
yếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị. 
 Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
nền kinh tế nên việc phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) 
là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 
chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, khó khăn nhất chính là tạo vốn 
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 Công cuộc đổi mới nền kinh tế của chúng ta đã tác động mạnh mẽ vào 
hệ thống ngân hàng hoạt động tín dụng được coi là nghiệp vụ then chốt cấp 
vốn cho nền kinh tế phát triển tạo thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh 
doanh ngân hàng. Hiệu quả tín dụng đang là mối quan tâm của các cấp lành 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   5 
đạo, các nhà quản trị ngân hàng, nó mang tính chất sống còn đối với mỗi ngân 
hàng thương mại. 
 Nhận thức vấn đề đó trong quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại 
ngân hàng công thương Hà Tây(NHCTHT), em mạnh dạn chọn đề tài : “Giải 
pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 
ngân hàng công thương Hà Tây”. 
 Kết cấu nội dung tiểu luận : 
 Chương 1: Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và 
nhỏ những vấn đề mang tính lý luận chung. 
 Chương 2: Thực trạng hiệu qủa tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ tại Ngân hàng công thương Hà Tây. 
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với 
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Hà Tây. 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   6 
CHƯƠNG 1 
Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ – những vấn đề mang tính lý luận chung. 
1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ : 
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng : 
 Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa 
khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể, mà 
thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính tín dụng có 
thể theo các nghĩa sau: 
 + Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết 
kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp 
chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. 
 + Trong quan hệ tài chính cụ thể tín dụng là một giao dịch về tài sản 
trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. 
 + Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay và các định chế tài 
chính cung cấp cho khách hàng. 
Nói tóm lại trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín 
dụng được hiểu như sau: 
 Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho 
vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanh 
nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên 
đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có 
trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn 
thanh toán. 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   7 
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và 
nhỏ. 
 Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh 
nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp 
này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn 
cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân 
hàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng,nó 
chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác 
động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn 
thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối Để thấy được 
vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, 
ta xét một số vai trò sau: 
 + Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ được liên tục. 
 Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải 
tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị 
để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một 
doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh 
doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp 
đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh 
doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản 
xuất kinh doanh đựơc liên tục. 
 + Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của 
doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng 
hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn 
trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   8 
hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân 
hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các 
doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng 
vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì 
mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực 
hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử 
dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. 
 + Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho 
doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
 Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để 
sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh 
nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn 
hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường 
chấp nhận. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết 
cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại 
mức giá vốn bình quân rẻ nhất. 
 + Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả 
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . 
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và 
đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. 
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do có một số hạn chế nhất 
định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn 
trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các 
doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và 
mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên 
để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại 
hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
   9 
Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp úng kịp 
thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ 
có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích 
của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. 
 1.2. Hiệu quả của tín dụng : 
 1.2.1. Khái niệm: 
 Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế 
trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng 
ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển 
của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên 
tắc hoà trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ 
nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng 
kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân 
hàng. 
 Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả 
năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ 
quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng ) khách 
quan mức độ an toàn vốn tín dụng ,lợi nhuận của khách hàng , sự phát triển 
kinh tế xã hội ). Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện 
chứng giữa ngân hàng – khách hàng vay vốn-nền kinh tế xã hội, cho nên khi 
đánh giá hiệu quả tín dụng cần phải xem xét cả ba phía ngân hàng, khách 
hàng và nền kinh tế. 
1.2.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng. 
1.2.2.1:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về phía ngân hàng . 
 Để đánh giá hiệu quả tín dụng trong nội bộ ngân hàng thương mại , 
người ta sử dụng “Hệ số chênh lệch lãi ròng” (NIM=Net Interest Margin) là 
tỷ số giữa thu nhập lãi ròng với số tài sản có  ... uy động vốn trọng tâm là các loại hình 
lãi xuất ổn định như :chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu phục vụ đa 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  29 
rạng các nhu cầu rút tiền gửi như : gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, tiền gửi 
rút tiền tự động. 
 *Có mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn mang tính cạnh tranh, chủ động 
nắm bắt các diễn biến trên thị trường lãi suất để đưa ra một mức lãi suất phù 
hợp qua đó có thể tư vấn mọi diễn biến của lãi suất cho khách hàng nhằm tạo 
lập mối quan hệ tốt hơn nữa với khách hàng gửi tiền . 
 * Có chính sách khuyến mãi hợp lý cho khách hàng có số tiền gửi lớn, 
thời gian gửi lâu ổn định, khuyến khích khách hàng gửi dài hạn bằng những 
mức lãi suất hấp dẫn. 
 * Ngoài các hình thức tuyên truyền quảng cáo sản phẩm mới khi có đợt 
huy động vào những tầm cao điểm cần vốn của ngân hàng, ngân hàng có thể 
xắp xếp các giao dịch ngoài giờ hành chính, vào các ngày nghỉ hàng tuần để 
tăng cường thu hút vốn trong dân cư. 
 * Nâng cao tốc độ và chất lượng của dịch vụ thanh toán không dùng 
tiền mặt để thu hút tiền gửi thanh toán của khách hàng. 
 3.4.: Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín 
dụng. 
 Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi chủ yếu xuất phát từ phía 
khách hàng. tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các rủi ro của ngân hàng 
không có lỗi của cán bộ tín dụng. Điều đó thể hiện ở chỗ năng lực thẩm định 
đánh giá của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu cập nhật  đã dẫn 
đến quyết định cho vay gây lãng phí vốn của ngân hàng. Vì vậy việc đầu tiên 
cấp thiết bây giờ là chi nhánh phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ bằng cách : 
 * Cử các đại diện xuất sắc đi học tập, tu nghiệp chuyên môn. có chính 
sách khen thưỏng cả bằng vật chất lẫn tinh thần khuyến khích cán bộ tín dụng 
học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới 
nhất phục vụ công việc. 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  30 
 * Thường xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ, mới để cán bộ tín 
dụng nắm bắt được, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính 
sách của Đảng và Nhà nước đến từng cán bộ. 
 * Tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan các đơn vị tiên tiến trong 
nghành, các cuộc thi cán bộ giỏi để các cán bộ có thể học hỏi và rút kinh 
nghiệm. 
 Các cán bộ tín dụng cần tích cực tìm tòi học hỏi tham gia vào các đợt 
tập huấn nghiệp vụ của ngân hàng để tự tích luỹ thêm kiến thức. 
 Trang bị kiến thức và kỹ thuật về sử dụng máy tính cho cán bộ tín dụng 
để có thể áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc đánh giá khách 
hàng. 
 Kinh nghiệm thẩm định các lĩnh vực khác ngoài xây dựng cơ bản của 
cán bộ tín dụng chi nhánh còn hạn chế, đặc biệt là thẩm định về phương diện 
kỹ thuật như các thông số kỹ thuật máy móc, chất lượng, máy móc Nên 
chăng chi nhánh nên cử một số cán bộ tín dụng đi học và nghiên cứu chuyên 
sâu về phương diện này thì việc thẩm định sẽ có hiệu quả hơn. 
 3.5. hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng . 
 Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ, trao đổi với doanh 
nghiệp để hai bên cùng tháo gỡ những vướng mắc và qua đó giúp hai bên hiểu 
nhau hơn, doanh nghiệp vì ngân hàng và ngân hàng vì sự thành đạt của doanh 
nghiệp. 
 * Yếu tố tâm lý, xã hội, trình độ văn hoá, tập quán của từng vùng cũng 
ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng công thương 
Hà Tây phải tìm hiểu tâm lý nhu cầu của khách hàng bằng cách mở hội nghị 
của khách hàng. Mặt khác phải hướng cán bộ công nhân viên của ngân hàng 
nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng thấm nhuần tư tưởng là “Mỗi 
cán bộ ngân hàng là một nhà Marketing ngân hàng “ 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  31 
 tóm lại : Kể từ khi ra đời cho đến nay Ngân hàng công thương Hà Tây 
đã không ngừng lớn mạnh hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, 
thực hiện tốt các chính sách cũng như các chỉ tiêu mà Ngân hàng công thương 
Việt Nam đề ra. Ngân hàng đã đưa những giải pháp mới nhằm hoàn thiện hơn 
trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng. 
Kết luận 
 Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nghiệp vụ không thể 
thiếu được trong hoạt động ngân hàng. Qua nghiên cứu, lý luận cũng như thực 
tiễn về tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng 
công thương Hà Tây đã cho thấy: Rất cần thiết phải có chính sách, chương 
trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.Trong hệ thống các chính 
sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính sách hỗ trợ về vốn giữ vai 
trò quan trọng nhất. 
 Tất cả những vấn đề trên được thể hiện trong nội dung của đề tài. 
Chính vì vậy đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 
 Thứ nhất : tiểu luận đã hệ thống, luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ 
bản về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như 
:khác niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đo lường chất lượng 
tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như vai trò của nó trong quá trình 
phát triển kinh tế. 
 Thứ hai: tiểu luận đã phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hiệu quả 
hoạt động tín dụng đối vơí các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công 
thương Hà Tây. Thông qua phân tích từ các số liệu, từ đó rút ra những mặt đạt 
được và những mặt còn tồn tại. 
 Thứ ba: trên cơ sở lý luận và thực tiễn tiểu luận đã đưa ra những giải 
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đối 
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Hà Tây. 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  32 
 Tiểu luận đã được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ 
phòng kinh doanh Ngân hàng công thương Hà Tây. Đặc biệt em xin chân 
thành cảm ơn cô Phùng Bích Ngọc giảng viên trường đại học dân lập Phương 
Đông đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận của mình. 
 Em xin chân thành cảm ơn ! 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  33 
Muc lục 
Lời mở đầu ...................................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 6 
Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – những vấn đề 
mang tính lý luận chung.................................................................................................. 6 
1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :.... 6 
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng : ............................................................ 6 
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. ........ 7 
1.2. Hiệu quả của tín dụng :......................................................................... 9 
1.2.1. Khái niệm:............................................................................................ 9 
1.2.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng. ............................................. 9 
1.2.2.1:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về phía ngân hàng ................ 9 
1.2.2.2: Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng về mặt xã hội.................................... 11 
1.2.2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với khách hàng............. 13 
1.2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. ................................... 14 
1.2.3.1 đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
..................................................................................................................... 14 
1.2.3.2: hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn . ................. 14 
1.2.3.3 Hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng 
vay vốn và về khoản vay. ............................................................................. 14 
1.2.3.4.Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao. ............................ 14 
1.2.3.5.Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về quyết định này .............................................................. 15 
1.2.3.6 Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu 
quả tín dụng.................................................................................................. 15 
 Đỗ Huy Sơn - 842B Tiểu luận 
  34 
Chương 2 ....................................................................................................................... 16 
Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng... 16 
công thương hà tây ........................................................................................................ 16 
2.1. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
tại Ngân hàng công thương Hà Tây. ......................................................... 16 
2.1.1.Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. .... 16 
2.1.2 Đánh giá hiệu quả cho vay các DNVVN của NHCTHT. ..................... 24 
2.1.2.1 Những thành tựu đạt được . .............................................................. 24 
2.1.2.2 tồn tại và nguyên nhân . .................................................................... 24 
Chương 3 : ..................................................................................................................... 26 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ tại ngân hàng công thương hà tây. ........................................................................ 26 
3.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho DNVVN. ................................ 26 
3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. .............................................. 27 
3.3. Tổ chức công tác huy động vốn đựơc tốt . ............................................. 28 
3.4.: Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín 
dụng. ............................................................................................................ 29 
3.5. hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng . ...................................... 30 
Kết luận ......................................................................................................................... 31 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tin_dung_doi_voi_cac_d.pdf