Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Chương 1
lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ và rủi ro khi áp dụng
1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực :
kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thụât, du lịch Quan hệ đối ngoại
này cũng có thể được phân chia làm hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi
mậu dịch.
Quan hệ mậu dịch là những mối quan hệ có liên quan trực tiếp, phát sinh
trên cơ sở hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế.
Quan hệ phi mậu dịch thì ngược lại, nó không mang tính chất thương
mại như: quan hệ về ngoại giao, văn hoá, du lịch
Trong các mối quan hệ nêu trên thì quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan
trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả
các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc
từng kỳ, từng từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả
hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước
này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một
tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các
nước có liên quan
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tốt nghiệp Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 2 Lời mở đầu Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM nước ta trong việc làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, từng bước khẳng định niềm tin trên trường quốc tế. Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ mua bán với nhau thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Chuyển tiền (Remittance), Uỷ thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Nếu như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán, ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia. Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn. Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại thương thoả thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng thư không huỷ ngang. Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ.Trong điều kiện đó các ngân hàng và các doanh nghiệp XNK đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng TDCT, có trường hợp bị thiệt hại lên đến hàng triệu đôla. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân hàng. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 3 Trong những năm qua, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã triển khai và thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói riêng, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn, bất cập. Vì thế trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”. Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán TDCT, từ đó làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phương thức thanh toán TDCT trong nền kinh tế. Trên cơ sở phân tích lý luận theo một phương pháp luận khoa học lôgic và thực tiễn về hoạt động thanh toán TDCT, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NH Công thương Đống Đa. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NH Công thương Đống Đa Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH Công thương Đống Đa Tuy nhiên, do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thu Hiền cùng với các cán bộ phòng Tài trợ thương mại thuộc Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 4 Chương 1 lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng 1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực : kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thụât, du lịchQuan hệ đối ngoại này cũng có thể được phân chia làm hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Quan hệ mậu dịch là những mối quan hệ có liên quan trực tiếp, phát sinh trên cơ sở hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế. Quan hệ phi mậu dịch thì ngược lại, nó không mang tính chất thương mại như: quan hệ về ngoại giao, văn hoá, du lịch Trong các mối quan hệ nêu trên thì quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 5 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định. Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn. Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng. Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển. 1.1.2.2. Đối với ngân hàng Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của NH. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 6 dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp NH tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng. Trong TTQT, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là một điều kiện rất quan trọng. PTTT tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau, cùng sử dụng một PTTT thích hợp trên nguyên tắc cùng Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 7 có lợi, người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại và TTQT, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance), phương thức uỷ thác thu (Collection), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán TDCT là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia(người mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong nội dung tiếp theo em xin đề cập sâu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2. Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ 1.2.1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhữn ... nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu Khẩn trương hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý Vận hành tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường ngoại hối Thực hiện tốt vai trò làm tham mưu tư vấn cho chính phủ để đưa ra chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoạitệ, từ đó tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNK. 3.3.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK Như đã trình bày ở chương trước, rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT có nguyên nhân từ chính những yếu kém trong nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK và chính họ là người gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ những rủi ro đó. Theo số liệu của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới 70% giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và TTQT. Trong khi đó 80- 85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh XNK hoặc uỷ thác XNK. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK là đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT. Cụ thể: các doanh nghiệp tham gia XNK phải có các cán bộ Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan Phương Lớp 1501 54 chuyên trách về XNK. Các cán bộ phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật thương mại quốc tế, có năng lực công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng KếT LUậN Trong những năm qua, nền kinh tế mở đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Để đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các NHTM với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, trong đó chủ yếu là phương thức thanh toán TDCT đã giúp cho hoạt động thanh toán XNK diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và rủi ro trong thanh toán TDCT nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thanh toán TDCT và phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết. Được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Trần Thu Hiền, cùng cán bộ làm việc trực tiếp tại phòng Tài trợ thương mại thuộc NHCT Đống Đa, đề tài đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất, giới thiệu một cách tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những rủi ro khi áp dụng. Thứ hai, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng Thứ ba, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NHCT Đống Đa. Do đây là một vấn đề khá phức tạp nên những ý kiến đề xuất không tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các anh chị trong ngân hàng để bài viết đạt kết quả tốt hơn. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng danh mục Các Từ viết tắt 1. NH : Ngân hàng 2. NHCT : Ngân hàng Công thương 3. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 4. NHTM : Ngân hàng thương mại 5. NK : Nhập khẩu 6. TDCT : Tín dụng chứng từ 7. TTQT : Thanh toán quốc tế 8. XK : Xuất khẩu 9. XNK : Xuất nhập khẩu Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng Mục lục Lời mở đầu..................................................................................................... 1 Chương 1: Lý luận chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng.................................................................................... 3 1.1.Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế ........................ 3 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế........................................................... 3 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế .............................................................. 3 1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán TDCT .................................... 6 1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán TDCT ....................................... 6 1.2.2. Các bên tham gia .................................................................................. 7 1.2.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ ................................................. 9 1.2.4. UCP- Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT .......... 10 1.2.5. Thư tín dụng (L/C) – Công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ......................................................................................... 11 1.3. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán TDCT ........... 11 1.3.1. Rủi ro kỹ thuật.................................................................................... 12 1.3.2. Rủi ro đạo đức .................................................................................... 16 1.3.3. Rủi ro chính trị ................................................................................... 17 1.3.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế ........................................................ 18 Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Đống Đa ............................................................. 19 2.1. Giới thiệu khái quát về NH Công thương Đống Đa........................... 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH Công thương Đống Đa ..... 20 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của NH Công thương Đống Đa trong những năm gần đây......................................................................................................... 20 2.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NH Công thương Đống Đa ............................................................................... 26 2.2.1. Những qui định chung về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT Đống Đa ........................................................................................... 26 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại NHCT Đống Đa.............. 31 2.2.3. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT Đống Đa ........................................................................................... 35 2.3. Nguyên nhân tồn tại ............................................................................ 35 Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT Đống Đa.............................................. 37 3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NH Công thương Đống Đa trong năm 2005........................................................................................... 37 3.1.1. Định hướng chung .............................................................................. 37 3.1.2. Định hướng trong hoạt động thanh toán TDCT .................................. 38 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NHCT Đống Đa ..................................................................................... 39 3.2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô ........................................................................ 39 3.2.2. Giải pháp ở tầm vi mô43 3.3. Một số kiến nghị .49 Kết luận........................................................................................................ 51 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng nhận xét của ngân hàng công thương đống đa Họ và tên:......................................................................................................... Chức vụ :......................................................................................................... Nhận xét đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Giám đốc Người nhận xét Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Lan Ph¬ng tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – Học viện Tài chính 2. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê Hà Nội 3. Giáo trình thanh toán quốc tế – Học viện Ngân hàng 4. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Fresdric S.Mishkin, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 5. Tạp chí Ngân hàng số 4/2005 6. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ các số14/2003, số 1-2/2005 7. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP) dùng kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, NXB Lao động- Xã hội 8. Quy chế và quy trình nghiệp vụ tài trợ thương mại trong hệ thống Incas của Ngân hàng Công thương Đống Đa 9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa năm 2002-2004
File đính kèm:
- chuyen_de_tot_nghiep_giai_phap_nham_han_che_rui_ro_trong_phu.pdf