Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH DV Cát Nhật

PHẦN I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY

1. Quá trình hình thành

Công ty TNHH DV Cát Nhật được thành lập vào năm 2003.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH DV CÁT NHẬT.

Trụ sở: 40 (tầng 1) Nguyễn An Ninh, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM, Việt Nam.

Địa chỉ giao dịch: 356A Xa lộ Hà Nội,P. Phước Long A, Quận 9,Tp.HCM, Việt Nam.

Tel: (08) 37314938/ 36400770/ 36401322

Fax: (08) 37314939

MST: 0303 930149

Email: info@catnhat.com.vn

2. Sự phát triển

Là một công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị cơ khí phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công ty cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, với giá cả cạnh tranh, cùng những dịch vụ hoàn hảo, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hoàn thiện cho tất cả nhân viên, nâng cao lợi nhuận cho các bên đối tác và cổ đông.

 Cát Nhật hiện đang hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm đã qua sử dụng, được sản xuất và nhập trực tiếp từ Nhật Bản bao gồm:

 + Máy công cụ và CNC: máy phay, máy tiện, máy đột, máy chấn.

 + Xe cơ giới: xe đào, xe xúc, xe ủi, xe khoan, xe cẩu, xe nâng .

 + Cối đá: cối tròn, cối vuông, cối lò xo, cối thủy lực .

 + Phụ tùng các loại.

Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ bảo trì và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị nói trên.

 Sau 9 năm thành lập và phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ, công ty đã liên tục tận dụng lợi thế cơ cấu doanh nghiệp nhỏ, có tính linh hoạt cao, cung cấp sản phẩm máy chất lượng cao, dich vụ ổn định để gia nhập Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009.

 

docx 34 trang chauphong 22441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH DV Cát Nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH DV Cát Nhật

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH DV Cát Nhật
 BỘ CÔNG THƯƠNG
 TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 KHOA CƠ ĐIỆN
 fff&eee
 BÁO CÁO
 THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
 CÔNG TY TNHH DV CÁT NHẬT
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
MỤC LỤC
b&a
PHẦN I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
 GIỚI THIỆU CÔNG TY
Quá trình hình thành
Công ty TNHH DV Cát Nhật được thành lập vào năm 2003.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH DV CÁT NHẬT.
Trụ sở: 40 (tầng 1) Nguyễn An Ninh, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM, Việt Nam. 
Địa chỉ giao dịch: 356A Xa lộ Hà Nội,P. Phước Long A, Quận 9,Tp.HCM, Việt Nam.
Tel: (08) 37314938/ 36400770/ 36401322
Fax: (08) 37314939 
MST: 0303 930149
Email: info@catnhat.com.vn
Sự phát triển
Là một công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị cơ khí phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công ty cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, với giá cả cạnh tranh, cùng những dịch vụ hoàn hảo, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hoàn thiện cho tất cả nhân viên, nâng cao lợi nhuận cho các bên đối tác và cổ đông.
 Cát Nhật hiện đang hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm đã qua sử dụng, được sản xuất và nhập trực tiếp từ Nhật Bản bao gồm:
 + Máy công cụ và CNC: máy phay, máy tiện, máy đột, máy chấn...
 + Xe cơ giới: xe đào, xe xúc, xe ủi, xe khoan, xe cẩu, xe nâng ...
 + Cối đá: cối tròn, cối vuông, cối lò xo, cối thủy lực ...
 + Phụ tùng các loại. 
Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ bảo trì và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị nói trên.
 Sau 9 năm thành lập và phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ, công ty đã liên tục tận dụng lợi thế cơ cấu doanh nghiệp nhỏ, có tính linh hoạt cao, cung cấp sản phẩm máy chất lượng cao, dich vụ ổn định để gia nhập Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009.
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CÔNG TY
Sơ đồ tổ chức:	
GIÁM ĐỐC
 PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
KỸ THUẬT
KẾ TOÁN
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
CƠ GIỚI
CÔNG CỤ
Chức năng
 Giám đốc:
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán.
 Phó giám đốc:
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kỹ thuật và phụ trách phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện, phân xưởng chế thử.
- Các vấn đề sản xuất và phụ trách phân xưởng biến áp, phân xưởng vỏ và phân xưởng sơn.
- Phụ trách phòng kinh doanh. 
 Phòng Hành chính nhân sự:
- Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phòng kế toán:
- Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá thành sản phẩm, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
- Quản lý thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý hệ thống phân phối.
 Phòng kỹ thuật: 
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty.
CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG CƠ-ĐIỆN
Sơ đồ Phòng Cơ điện:
ĐIỆN
PHÒNG KỸ THUẬT CƠ KHÍ
PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN
PHÒNG KỸ THUẬT ĐIỆN
Chức năng
- Quản lý trang thiết bị của công ty, định lịch sửa chữa và bảo dưỡng
- Trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.
 Phòng kinh doanh điện
 Kinh doanh, trao đổi các dịch vụ, mua bán với khách hàng có nhu cầu về điện.
 Phòng kỹ thuật điện
 Đảm đương việc bảo trì, sữa chữa các thiết bị về điện như lắp đặt, thi công các công trình điện tại xí nghiệp hoặc ở các phân xưởng.
 Phòng kĩ thuật cơ khí
 Thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị máy móc cơ khí, bao gồm việc sữa chữa và các dịch vụ bảo trì theo yêu cầu của khách hàng.
Lịch sửa chữa và nguyên tắc bảo hành
 Đối tượng bảo hành:
 Khách hàng khi mua xe của Công ty TNHH DV Cát Nhật sẽ được hướng dẫn quy chế bảo hành kể từ ngày nhận xe.
- Phải xuất trình sổ bảo hành khi nhân viên công ty đến làm công tác bảo hành.
- Những xe được bảo dưỡng đúng qui định.
- Những xe được sử dụng đúng chức năng.
- Những xe đúng số khung, số máy với sổ bảo hành.
 Quy chế bảo hành
 Trong thời gian bảo hành, quý khách được hưởng quy chế sau:
- Xe được kiểm tra, sửa chữa miễn phí nếu những hư hỏng do các chi tiết kém chất lượng, lỗi này được xác định căn cứ vào sự giám định của bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH DV Cát Nhật. 
- Quý khách phải thay thế theo định kỳ những chi tiết phụ tùng, vật tư hao mòn do quá trình sử dụng. Trả tiền công sửa chữa, vật tư thay thế cho dịch vụ này.
 Những trường hợp không được bảo hành
- Những xe không thực hiện đúng lịch bảo dưỡng
- Tự ý sửa chữa, thay thế chi tiết phụ tùng, vật tư.
 Các chi tiết không bảo hành như:
- Hệ thống điện: Bình điện, còi điện, cầu chì, bóng đèn, rơle
- Các chi tiết hao mòn tự nhiên như: Dầu nhớt các loại, lọc các loại, dây đai, phốt các loại, ống thủy lực các loại
- Các hao mòn do di chuyển: Pate xích, ắc bạc xích, bulong pate.
 Những chi tiết hư hỏng do lỗi của khách hàng.
- Tự ý tháo lắp, cân chỉnh các chi tiết làm thay đổi tính năng hoạt động và tình trạng xe.
- Những hư hỏng, sự cố do các tác nhân bên ngoài gây ra như: va chạm, mắc lầy
Phiếu bảo trì theo dõi, sửa chữa
THÔNG TIN MÁY
VÀ KHÁCH HÀNG
KHÁCH HÀNG YÊU CẦU
Hiệu máy: Model:
Hệ điều hành: Mã hàng:
Thời gian bảo trì: Đến hết:
Khách hàng:
Địa chỉ:
Đại diện: SĐT:
Nhân viên thực hiện: 
Ngày thực hiện:
HIỆN TRẠNG MÁY
STT
HIỆN TRẠNG MÁY
NGUYÊN NHÂN
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
GHI CHÚ
Bảo trì: Công ty chi trả vật tư và nhân công.
Dịch vụ: Khách hàng chi trả vật tư và nhân công.
Ý KIẾN TÌNH TRẠNG MÁY, XÁC NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
HIỆN TRẠNG SAU KHI SỬA CHỮA
KÝ XÁC NHẬN
NHÂN VIÊN
SỬA CHỮA
ĐẠI DIỆN
KHÁCH HÀNG
CHI PHÍ DỊCH VỤ
NỘI DUNG CHI PHÍ
Ý KIẾN CỦA KH VỀ
CHI PHÍ SỬA CHỮA
STT
TÊN LINH KIỆN THAY THẾ
THÀNH TIỀN
STT
CÔNG SỬA CHỮA
THÀNH TIỀN
KÝ XÁC NHẬN
1
NHÂN VIÊN SỬA CHỮA
ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG
TỔNG CỘNG:
Bằng chữ:
Ghi chú: NV công tác phải ghi chép đầy đủ nội dung yêu cầu của PDVSC này và photo giữ 1 bản (thanh toán công tác phí nếu là bảo trì) rồi giao lại bản gốc cho PKH quản lý.
PHÒNG KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT 
ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG BGĐ DUYỆT
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ VÀ SỰ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TẠI PHÂN XƯỞNG
I. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ, ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY
Những quy định chung về công tác bảo trì và bảo dưỡng:
- Đối với máy móc thiết bị mới thì theo hướng dẫn của nhà sản xuất để lập lịch bảo dưỡng.
- Đối với máy móc thiết bị đã sử dụng lâu thì lịch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ do mình tự đặt ra. Ví dụ như thay nhớt máy có thể tính theo giờ máy làm việc hoặc thời gian định kỳ để thay (1000 giờ/ lần hay 03 tháng/ lần). Về sửa chữa định kỳ thì 3 tháng/ tiểu tu, 6 tháng/ trung tu, 12 tháng/ đại tu phải xác định thời gian hoạt động có liên tục hay không để xếp lịch phù hợp).
 Riêng đối với máy nén khí công suất lớn và cẩu trục thì phải được kiểm định an toàn của các đơn vị có chức năng (đưa vào lịch xác định thời gian đi kiểm định) vì các máy móc thiết bị này nằm trong danh mục máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
 Mỗi máy móc cần có hồ sơ riêng để đảm bảo cho việc theo dõi như sau:
- Mỗi máy phải lập lý lịch riêng trong đó sẽ thề hiện các lần kiểm tra hàng ngày khi vận hành, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất khi hư hỏng.
- Lập danh mục các máy móc thiết bị theo nhóm (tiện, máy, cắt, hàn...) trong đó quy định luôn thời gian kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, đơn vị thực hiện, đơn vị kiểm tra.
- Chính sách bảo trì của công ty: Có bộ phận chuyên trách thực hiện hay thuê dịch vụ hoặc kết hợp.
- Dự tính tồn kho các loại phụ tùng thay thế: bảo đảm chi phí tồn kho hợp lý, sản xuất ổn định. Thiết bị, vật tư dự phòng luôn có vừa đủ và tốt.
Nội dung công tác bảo dưỡng
 Kiểm tra trước khi làm việc:
- Kiểm tra nước làm mát có đủ không, nếu thiếu châm thêm cho đúng vạch, không được châm cao quá vạch FULL.
- Kiểm tra nhớt máy có đủ không, kiểm tra chất lượng nhớt máy có đạt yêu cầu không.
- Kiểm tra mực nhớt thủy lực có đủ không, nếu thiếu châm thêm và kiểm tra nhớt thủy lực có chảy không.
- Kiểm tra nhiên liệu.
- Kiểm tra nhớt quay toa có đủ không, nếu thiếu phải kiểm tra phốt quay toa có bị rò rỉ không trước khi châm nhớt.
- Kiểm tra các thiết bị hiển thị trên đồng hồ.
 Kiểm tra chỉnh lý sau 50 giờ sử dụng
- Xả nước bẩn và dị vật trong bồn nhiên liệu.
- Kiểm tra châm nước bình điện.
 Kiểm tra chỉnh lý sau 100 giờ vận hành
- Bơm mỡ vào các đầu trực, trục gàu, trục cần, đầu ty ben, mâm quay toa
 Kiểm tra chỉnh lý sau mỗi 250 giờ sử dụng
- Làm tất cả các phần việc của mục 2, 3.
- Thay nhớt động cơ bằng loại nhớt SAE 40W.
- Thay lọc nhớt, lọc dầu động cơ.
- Thay lọc nhớt thủy lực.
- Kiểm tra cân chỉnh các dây đai bơm nước, máy lạnh
 Kiểm tra chỉnh lý sau 500 giờ sử dụng
- Làm tất cả các phần việc của mục 2, 3, 4.
- Bơm mỡ bò vào bạc đạn quay toa, tra mỡ bò vào bánh răng quay toa.
- Vệ sinh bộ phận tản nhiệt nước và két giải nhiệt dầu thủy lực.
 Kiểm tra chỉnh lý sau mỗi 1000 giờ
- Thay nhớt hai đùi xe bằng loại nhớt SAE 90W, đậu xe đúng vị trí, dầu xả ở vị trí phía dưới cùng.
- Kiểm tra siết chặt các đầu nối ống thủy lực, các bulong pate xích
- Kiểm tra hành trình các ắc: gầu cần ngắn, cần dài, ắc bạc, ắc xích, bạc đạn quay toa
- Thay bầu lọc gió động cơ.
 Kiểm tra chỉnh lý sau 2000 giờ
- Làm tất cả các phần trên.
- Kiểm tra vô dầu mỡ tất cả các hệ thống điều khiển, thiết bị khởi động
- Chỉnh khe hở xu páp động cơ.
- Kiểm tra hệ thống giải nhiệt máy bơm: bơm nước, cánh quạt nước và thay nước làm mát động cơ.
- Thay toàn bộ dầu thủy lực. Lưu ý súc sạch dầu thủy lực trong các ty ben và vệ sinh sạch thùng dầu trước khi châm mới.
- Thay nhớt bộ bánh răng quay toa bằng nhớt SAE 90W.
 Kiểm tra không định kỳ
- Kiểm tra vệ sinh thay bầu lọc gió.
- Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ động cơ, nếu nhiệt độ cao phải vệ sinh bên trong hệ thống làm mát.
- Kiểm tra điều chỉnh lực căng của dây đai.
- Kiểm tra siết chặt các bulong.
II. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN TẠI PHÂN XƯỞNG
- Lập phiếu theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, kiểm tra hàng ngày trước khi vận hành.
- Hiểu rõ chức năng và hiện trạng của các máy để khi có hỏng hóc xảy ra có thể khắc phục kịp thời.
- Lập danh mục các thiết bị, phân loại thiết bị. Các thiết bị nhỏ như máy mài cầm tay, máy cắt, máy hàn điện....thì đưa riêng ra, những thiết bị này thì luôn luôn kiểm tra hàng ngày (người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra khi sử dụng).
+ Với mỗi loại máy cần phân loại các loại chi tiết phụ tùng dễ hỏng chủ yếu là: các loại ổ bi, dây đai, băng tải...c ... ển theo hướng ấy, bỏ tay ra thì bàn dao sẽ dừng lại.Có thể thay đổi tốc độ di chuyển nhanh chậm bằng các nút RAPID OVERRIDE. 
- Chế độ trở về điểm gốc: ZRN 
 Máy ở chế độ này ấn vào nút +X và +Z bàn dao sẽ trở về điểm gốc R. 
- Nút chạy từng câu lệnh: SBK (Single Block) 
 Nút này dùng để mở chế độ từng câu lệnh trong chương trình.
- Nút dừng bước công nghệ: OSP (Optional Stop)
  Nút này tạm dừng chương trình sau một bước công nghệ. Muốn chạy tiếp chương trình ta nhấn nút START.
- Nút bỏ qua câu lệnh: BDT (Block Delete)
 Câu lệnh tiếp theo sẽ được bỏ qua nếu nhấn vào nút này. 
- Nút cài đặt gốc O của phôi: PSM và PST
 Hai nút này dùng để cài đặt gốc O của phôi.
- Nút chạy không cắt gọt: DRN (Dry Run)
 Nút này chạy không cắt gọt để kiểm tra chương trình.
- Vùng các nút điều khiển lượng dịch chuyển bàn bằng tay.
 Các nút này lựa chọn lượng dịch chuyển của bàn theo trục X và trục Z, lượng dịch chuyển nhỏ nhất điều khiển bằng tay là 1µm. Núm xoay điều khiển bằng tay dịch chuyển theo các trục X và Z. Giá trị của mỗi vạch đựơc cố định bởi các nút điều khiển lượng dịch chuyển bàn bằng tay.
- Vùng nút tắt, mở nước tưới nguội, tắt và mở đèn
 Vùng nút này có các nút để tắt, mở dung dịch tưới nguội, tắt mở đèn. 
- Vùng nút điều khiển trục chính:
 Các nút này điều khiển trục chính quay thuận hay quay ngược chiều kim đồng hồ (theo hướng nhìn vào mặt đầu trục chính) hoặc dừng trục chính.
+ Nút NOR trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Nút REV trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ.
+ Nút SPJ nhấp trục chính.
+ Nút STOP dừng truc chính.
- Vùng nút chọn dao: TURRET
 Vùng này có màn hình nhỏ hiện lên số thứ tự của dao đang nằm ở vị trí làm việc. Nếu ấn vào nút (+) thì dao có số thứ tự tiếp theo được đưa vào vị trí làm việc. Nếu ấn vào nút (-) thì dao có số thứ tự trước sẽ được đưa vào vị trí làm việc.
Nguyên lý làm việc của máy tiện CNC
- Để thực hiện nhiệm vụ gia công thì cũng như các máy cắt kim loại khác thì máy tiện cũng sử dụng hai chuyển động cắt chính là chuyển động chạy dao và chuyển động cắt, ở đây thì chuyển động cắt chính là chuyển động của chi tiết quay quanh trục.
- Chuyển động cắt chính của máy tiện đuợc thể hiện bằng vận tốc cắt và lượng chạy dao.
Lập trình cho máy tiện CNC
 Cấu trúc của một chương trình
 Gồm 3 phần chính:
- Đầu chương trình: Khai báo tên chương trình, gọi dao, nhập địa chỉ lưu chữ gốc phôi, bật các chế độ làm mát
- Thân chương trình: gồm các khối lệnh gia công và các chế độ gia công.
- Kết thúc chương trình: Đưa dụng cụ về vị trí an toàn, dừng chương trình và tắt các chế độ làm mát...
 Các lệnh dùng chung cho máy phay và máy tiện CNC
G00: Lệnh dịch chuyển nhanh không cắt vật liệu phôi (Positioning/RapidTraverse).
G01: Nội suy theo đường thẳng/chuyển động cắt theo đường thẳng (Linear Interpolation/ Feed).	 	
G02: Nội suy theo đường tròn (chuyển động cắt cong, tròn) theo chiều kim đồng hồ (Cicular Interpolation Clockwise).
G03: Nội suy theo đường tròn ngược chiều kim đồng hồ (Cirular Interpolation Counter Clockwise).
G04: Dừng chuyển động cắt với thời gian nhất định (Dwell).
G20: Dữ liệu đầu vào tính theo hệ Anh (inches), Inch Data Input.
G21: Dữ liệu đầu vào tính theo hệ Mét (mm), Metric Data Input.
G27: Kiểm tra thực hiện O trở về điểm gốc O (Reference Point ReturmCheck).
G28: Trở về điểm gốc (Reference Point Return).
G29: Xuất phát từ điểm gốc (Return From Reference Point).
G30: Về điểm gốc thứ hai (Return to 2ndReference Point).
G31: Lệnh nhảy (Skip Function).
G40: Huỷ bỏ hiệu chỉnh lưỡi cắt (Tool Nose Radius Compensation Cancel).
G41: Hiệu chỉnh lưỡi cắt về phía trái quỹ đạo dao (Tool Nose RadiusCompensation Left).
G42: Hiệu chỉnh lưỡi cắt về phía phải quỹ đạo dao (Tool Nose RadiusCompensation Right).
G65: Gọi chu trình Macro (Macro Call).
G66: Gọi chu trình chuẩn (Macro Modal Call).
G67: Huỷ bỏ lệnh dùng chu trình chuẩn (Macro Modal Call Cancel).
- Các lệnh dùng riêng cho máy tiện:
G10: Cài đặt giá trị được xác định theo chương trình (offset value setting by program).
G22: Phát lệnh kiểm tra ổ tích dao (Stored Stroke Check On).
G24: Ngừng lệnh kiểm tra ổ tích dao (Stored Stroke Check Off).
G31: Lệnh nhảy (Skip function).
G32: Cắt ren (Thread Cutting).
G34: Cắt ren có bước thay đổi (Variable Lead Thread Cutting).
G36: Tự động hiểu chỉnh dao theo phương X (Automatic ToolCampensation X).
G37: Tự động hiểu chỉnh dao theo phương Z (Automatic ToolCampensation Z).
G50: Thay đổi hệ toạ độ làm việc/Đặt tốc độ trục chính lớn nhất (Work Co-ordinate system change/Max.Spindle Speed Setting).
G70: Chu trình tiện tinh (Finishing Cycle).
G71: Tiện bóc vỏ/Tiện thô ngoài (Stock Removal in Turning).
G72: Tiện mặt đầu (Stock Removal in Facing).
G73: Pattem Repeating.
G74: Khoan, khoét lỗ theo trục Z (Peck Drilling in Zaxis).
G75: Tiện rãnh theo trục X/tiện rãnh mặt đầu (Grooving in X Axis)
G76: Chu trình cắt ren (Thread Cutting Cycle).
G90: Chu trình cắt A/Tiện mặt ngoài (Cutting Cycle A).
G92: Chu trình cắt ren (Thread Cutting Cycle).
G94: Chu trình cắt B/Tiện mặt đầu (Cutting Cycle B)
G96: Lệnh điều chỉnh tốc độ cắt bề mặt bằng hằng số (Constant SurfaceSpeed Control).
G97: Huỷ bỏ lệnh (Constant Surface Speed Control Cancel).
G98: Tốc độ tiến dao mm/phút (Feed per Minute).
G99: Tốc độ tiến dao mm/vòng (Feed per Rotation).
- Các lệnh phụ trợ.
Các lệnh dùng chung cho máy tiện CNC – DENFORD.
M00: Dừng chương trình (Program Stop).
M01: Dừng tuỳ chọn (Optional Stop).
M02: Đặt lại chương trình (Program Reset).
M03: Trục chính quay theo chiều thuận/tiến (Spindle Forward).
M05: Dừng trục chính (Spindle Stop).
M06: Thay dao tự động (Auto Tool Change).
M07: Mở chất làm mát B (Coolant B ON).
M08: Mở chất làm mát A (Coolant A ON).
M09: Đóng chất làm mát (Coolant OFF).
M10: Mở kẹp phôi (ở máy tiện: CHUCK OPEN 1, ở máy phay: WORK CLAMP OPEN).
M11: Đóng kẹp phôi (ở máy tiện: CHUCK CLOSE, ở máy phay: WORK CLAMP CLOSE).
M13: Quay trục chính theo chiều thuận/tiến và mở chất làm mát (SpindleForword and Coolant ON).
M14: Quay trục chính theo chiều ngược/lùi và mở chất làm mát (SpindleReverse and Coolant ON).
M15: Nạp chương trình OMINPO (hàm đặc biệt) (Program Input using OMINPO (Special Function)).
M19: Định hướng trục chính (Spindle Orientate).
M20: Chọn chế độ điều khiển tập trung trực tiếp DNC (Select ODNCOMode).
M30: Kết thúc chương trình (Đặt lại/tái hiện chương trình) (Program Resetand Rewind).
M31: Increment Parts Counter.
M38: Mở cửa máy (Door OPEN).
M39: Đóng cửa (Door CLOSE).
M48: Lock % Feed and % Speed at 100%.
M49: Huỷ bỏ lệnh M48, ngầm định (Cancel M48 (Default)).
M62: Chức năng phụ 1 mở/hoạt động (AUX.1 ON).
M63: Chức năng phụ 2 mở/hoạt động (AUX.2 ON).
M64: Chức năng phụ 1 đóng/dừng (AUX.1 OFF).
M65: Chức năng phụ 2 đóng/dừng (AUX.2 OFF).
M66 hoặc M67: chờ nạp vào 1 (Wait for Input 1).
Máy tiện: M66; máy phay: M66và M67 hoặc M67: Chờ nạp vào 2 (Wait for Input 2), Máy tiện: M67; máy phay: M67.
M70: Thực hiện phép đối xứng gương theo trục X (Mirror in X ON).
M76: Chờ nạp 1 suy giảm (Wait for Input 1 to go low).
M77: Chờ nạp 2 suy giảm (Wait for Input 2 to go low).
M80: Ngừng phép đối xứng gương theo trục X (Mirror in X OFF).
M98: Gọi chương trình thứ cấp/Gọi chương trình con (Sub program Call).
M99: Kết thúc chương trình thứ cấp/Kết thúc chương trình con (Sub program End).
Vận hành máy tiện CNC
 Những yêu cầu trước khi vận hành máy tiện CNC
- Kiểm tra các dao được sử dụng trong mỗi điều kiện cắt gọt.
- Cố định dao: kiểm tra thứ tự các dao, cố định dao.
- Các công việc chuẩn bị: Chương trình phải được chuẩn bị trước, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nạp vào máy, khi nạp xong chương trình vào máy cho chạy mô phỏng, kiểm tra.
- Chuẩn bị dao và các công việc khác:
+ Chương trình gia công được ghi nhớ vào bộ nhớ NC.
+ Gá phôi: Hầu hết các phôi đều được gá bằng mâm cặp 3 chấu thuỷ lực.
+ Định điểm bắt đầu của dao: Xác định điểm bắt đầu của dao, để so với điểm gốc của máy. Điểm bắt đầu của dao được tính từ điểm gốc của phôi đã được lập trong chương trình.
- Kiểm tra chương trình: Nội dung chương trình và tất cả các công việc chuẩn bị được kiểm tra trước khi chạy chương trình. 
- Cắt thử: Cắt thử là công việc kiểm tra chương trình và điều kiện cắt gọt, trong khi cắt gọt thực tế trên chi tiết. Riêng điều kiện cắt gọt được sử dụng trong chương trình phải được sử dụng phù hợp kiểm tra kỹ lưỡng, độ chính xác của máy được duy trì và kiểm tra trên phôi sau khi cắt gọt.
- Vận hành tự động máy: Chi tiết gia công được hoàn thiện trên máy bằng việc tự động chạy chương trình. Chỉ khi tất cả mọi công việc được mô tả ở trên được sửa chữa, hoàn thiện thì mới cho máy cắt gọt tự động. Sau khi đã hoàn tất các công việc như chuẩn bị chương trình, gá phôi, gá dao, định điểm gốc không của phôi, kiểm tra chương trình bằng việc chạy NC mô phỏng, chạy không cắt gọt, sau đó cho chạy tự động chương trình với các công việc sau:
Gọi chương trình gia công bằng cách nhấn nút PROG.
+ Nhấn nút EDIT.
+ Nhấn nút RESET.
+ Nhấn nút MEM cho đèn bật sáng.
+ Nhấn nút START.
KINH NGHIỆM HỌC HỎI Ở CÔNG TY
	Sau 2 tháng thực tập tại Công ty TNHH DV Cát Nhật em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Khi vào Công ty được các anh chị trong công ty tận tình hướng dẫn chỉ bảo nên em đã có thêm nhiều kiến thức hơn để bổ sung vào vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình. 
 Từ việc hiểu được nguyên lý hoạt động của các máy móc như máy tiện, máy phay, máy cắt em cũng hiểu thêm về công tác bảo dưỡng và sữa chữa các máy móc đó. Ngồi trên ghế nhà trường chúng em chỉ tiếp xúc một phần về các loại máy, nhưng khi vào Công ty chúng em đã được quan sát cụ thể hơn về quá trình hoạt động và các công đoạn làm ra các sản phẩm cơ khí. Đồng thời cũng hiểu rõ hơn công việc của người thợ đứng máy.
 Công việc tư vấn các sản phẩm cho khách hàng cũng đem lại nhiều bài học thiết thực giúp ích cho bản thân em và hiểu thêm tầm quan trọng của làm việc theo nhóm, sự bổ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Ngoài ra việc thực tập trong công ty cũng giúp em hiểu thêm về tác phong làm việc trong công nghiệp, tính kiên trì, tỉ mỉ và sự cần cù trong lao động. 
 Đây sẽ là những bài học thực tiễn và cần thiết mà quá trình thực tập đã mang lại cho em bây giờ và mai sau. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. G.S Nguyễn Viết Tiếp: “Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện”, Nhà xuất bản Giáo Dục
[2]. Vũ Thị Hạnh: “Giáo trình máy và lập trình CNC”, Nhà xuất bản Hà Nội, 2007
[3]. TS Bùi Quý Lực: “Hệ thống điều khiển số trong Công nghiệp”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2005
[4]. “Giáo trình tiện phay CNC”, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_tai_cong_ty_tnhh_dv_cat_nhat.docx