Tiểu luận Tổ chức xây dựng văn hóa trường Tiểu học Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019

1.1. Lý do pháp lý:

- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

với mục đích bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên

chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT

ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Quy định hành

vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học

sinh; trang phục phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm. Học sinh phải thực

hiện đầy đủ hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; Hiếu thảo với cha mẹ,

ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy cô; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè; rèn

luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân; tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ

lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản công; tham gia bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao

thông; góp phần bảo vệ, phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Quy định về đạo đức nhà giáo đã chỉ rõ

người giáo viên phải tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà

giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, bao

dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng; trang phục phải

giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học;

xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những

người xung quanh, thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

- Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư

số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo) Quy định người hiệu trưởng phải có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp

với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; sống trung thực, giản dị, nhân ái,

độ lượng, bao dung. Có tác phong làm việc khoa học; thân thiện, thương yêu, tôn

trọng và đối xử công bằng với học sinh; gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình

đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh.5

- Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc

đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học nêu rõ “Quy tắc ứng xử

trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các

hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập , nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử

của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm

việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà

trường”.

pdf 23 trang chauphong 22/08/2022 6061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tổ chức xây dựng văn hóa trường Tiểu học Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tổ chức xây dựng văn hóa trường Tiểu học Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019

Tiểu luận Tổ chức xây dựng văn hóa trường Tiểu học Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - Năm học 2018-2019
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ 
TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG 
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN, 
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH 
NĂM HỌC 2018 - 2019 
Người thực hiện: Trương Minh Thư 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định An 
Trà Cú, tháng 7/2018 
2 
LỜI CẢM ƠN 
 Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo, quý thầy cô 
Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận 
lợi, nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ các kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu 
đến các học viên lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non và phổ thông Trà Cú 
nói chung và bản thân em nói riêng. 
 Qua thời gian học tập bản thân em nhận thấy những điều em đã học tập được 
qua các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng là hết sức thiết thực. Nó giúp em có 
thêm nhiều hiểu biết về công tác quản lý trường học trong thời gian tới. 
 Trong quá trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, thời gian cũng như kinh 
nghiệm nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em kính 
mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của quý thầy cô. 
 Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành 
công trong mọi lĩnh vực. 
 Em xin chân thành cảm ơn! 
 Trà Cú, ngày 2 tháng 7 năm 2018 
Người viết 
Trương Minh Thư 
3 
MỤC LỤC 
Mục lục Trang 1 
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................Trang 2 
1.1. Lí do pháp lý ................................................................................................Trang 2 
1.2. Lí do lý luận.............................................................................................Trang 3 
1.3. Lí do thực tiễn.......................................................................................Trang 4 
2. Phân tích tình hình thực tế vầ xây dựng văn hóa.............................................Trang 5 
 tại trường Tiểu học Định An. 
2.1. Khái quát về trường Tiểu học Định An........................................................Trang 5 
2.2. Thực trạng về xây dựng văn hóa tại trường Tiểu học ................................Trang 7 
 Định An trong thời gian qua. 
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc........................Trang 9 
 xây dựng văn hóa tại trường Tiểu học Định An 
2.4. Kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm tại trường Tiểu học.....................Trang 11 
 Định An trong việc xây dựng văn hóa nhà trường 
2.5. Các giá trị truyền thống văn hóa tại trường tại trường tiểu học Định An... Trang 13 
2.6. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường:........................................Trang 13 
 tại trường Tiểu học Định An 
3. Kế hoạch hành động để xây dựng văn hóa nhà trường...................................Trang 15 
 tại trường Tiểu học Định An 
4. Kết luận và kiến nghị:...................................................................................Trang 19 
4 
1. Lý do chọn đề tài: 
1.1. Lý do pháp lý: 
 - Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng 
Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước 
với mục đích bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành 
chính nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên 
chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công 
chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
 - Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT 
ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Quy định hành 
vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học 
sinh; trang phục phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm. Học sinh phải thực 
hiện đầy đủ hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; Hiếu thảo với cha mẹ, 
ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy cô; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè; rèn 
luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân; tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ 
lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản công; tham gia bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao 
thông; góp phần bảo vệ, phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương. 
 - Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Quy định về đạo đức nhà giáo đã chỉ rõ 
người giáo viên phải tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà 
giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, bao 
dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi 
ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng; trang phục phải 
giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; 
xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những 
người xung quanh, thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. 
 - Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 
số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo) Quy định người hiệu trưởng phải có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp 
với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; sống trung thực, giản dị, nhân ái, 
độ lượng, bao dung. Có tác phong làm việc khoa học; thân thiện, thương yêu, tôn 
trọng và đối xử công bằng với học sinh; gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình 
đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh. 
5 
 - Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc 
đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học nêu rõ “Quy tắc ứng xử 
trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các 
hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử 
của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm 
việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà 
trường”. 
1.2. Lý do lý luận: 
 Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác 
nhau về văn hóa. Điều đó cho thấy sự phong phú, đa dạng của văn hóa và sự bao trùm, 
chi phối mạnh mẽ của nó lên toàn bộ mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của xã hội. 
 * Khái niệm về văn hóa: 
 - Định nghĩa văn hoá của UNESCO: “Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là một 
phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm, 
khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, xã hội v.v Văn hoá 
không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản 
của con người, những hệ thống giá trị, những tín ngưỡng” 
 - Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hoá là một tổng thể những hệ thống biểu 
trưng (Kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng 
đồng ấy có đặc thù riêng Văn hoá bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một 
sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái, đúng 
hay sai) theo cộng đồng ấy. 
 * Khái niệm văn hóa nhà trường: 
 Văn hoá nhà trường là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương 
tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh 
trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào 
việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung. 
 * Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường: 
 - Người ta có thể chia cấu trúc văn hóa nhà trường theo các yếu tố: Cảnh quan 
sư phạm, môi trường sư phạm và các mối quan hệ xoay quanh các giá trị chuẩn mực 
văn hóa nhà trường. 
6 
- Người ta cũng có thể mô tả văn hóa nhà trường như một tảng băng bao gồm 
phần nổi và phần chìm. Phần nổi tảng băng văn hóa bao gồm: Tầm nhìn, chính sách, 
mục đích, mục tiêu; Khung cảnh, cách bài trí lớp học; Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, 
biểu tượng; Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ và Các hoạt động văn hoá, học tập của 
nhà trường. Phần chìm tảng băng văn hóa bao gồm: Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá 
nhân; Quyền lực lãnh đạo và cách thức ảnh hưởng; Thương hiệu; Các giá trị và các 
ngầm định. 
- Ngoài ra, cấu trúc văn hóa nhà trường còn được được phân chia thành: văn 
hóa tích cực lành mạnh là các yếu tố cấu thành của văn hóa phù hợp với các giá trị và 
chuẩn mực của nhà trường đã xác định, nó có tác dụng thúc đẩy nhà trường phát triển 
một cách bền vững và văn hóa tiêu cực không lành mạnh là các yếu tố cấu thành của 
văn hóa không phù hợp với các giá trị và chuẩn mực có tác dụng kiềm hãm sự phát 
triển của nhà trường. 
1.3. Lý do thực tiễn: 
 Hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế, đang mở ra không ít những triển vọng 
phát triển giáo cho đất nước và cho các nhà trường. Đồng thời, cũng đặt ra những 
thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói chung và văn hóa nhà 
trường nói riêng. Hệ giá trị văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua vốn di sản 
văn hóa và các quan hệ ứng xử văn hóa giữa những người trong một môi trường giáo 
dục, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính 
những con người sống trong môi trường đó, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của 
quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh 
hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà 
trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của giáo viên và 
học sinhThế nhưng, vấn đề văn hóa nhà trường và tìm kiếm các biện pháp quản lý 
sự hình thành và phát triển văn hóa nhà trường hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm 
đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn 
hoá nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình 
giáo dục - đào tạo trong nhà trường, đến học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Vậy 
cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường văn hóa nhà trường lành 
mạnh, tích cực. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường văn 
hóa lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường. Đó chính là văn hóa nhà trường. 
7 
 Qua thực tế vấn đề văn hóa tại nhà trường đã được định hình theo những nét 
văn hoá theo các tiêu chuẩn của đơn vị văn minh, nhà trường văn hoá, đảm bảo các 
tiêu chuẩn của trường học xanh sạch đẹp. Cơ sở vật chất của nhà trường nhìn 
chung tương đối đầy đủ, cảnh quan thoáng mát, khuôn viên sân trường sạch đẹp, 
có bồn hoa, cây cảnh, được nhân viên, giáo viên và học sinh thay phiên chăm sóc. 
Phòng học có trang trí khẩu hiệu từng lớp. Các phòng được bố trí khoa học, thuận tiện 
cho các bộ phận trao đổi giải quyết công việc. Có khu vực niêm yết công khai các thủ 
tục hành chính, quy định tiếp dân, hướng dẫn qui trình làm việc, lịch làm việc 
và kế hoạch của các bộ phận 
 Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, của con người về văn hóa, mà lãnh đạo 
nhà trường chỉ lo đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, chất l ... ó văn hóa trong học tập, giảng dạy. Cách thức 
tiến hành: Thi đua giữa các lớp về thực hiện tốt nội quy. Thi đua hưởng ứng các hình 
thức và phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ thể hoạt động của giáo viên. 
2.6.5. Biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông 
trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường: Nhằm kịp thời phát hiện những mặt tốt 
để động viên, phát huy; những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những 
điều chỉnh phù hợp. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà 
trường đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Cách thức tiến hành: Kiểm tra 
tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường. Kiểm tra chất lượng hoạt 
động của tập thể sư phạm nhà trường. Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành 
viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng văn hóa nhà trường, trong đó cán bộ, 
giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
17 
3. Kế hoạch hành động để xây dựng văn hóa nhà trường tại trường Tiểu học Định An. 
Tên công việc/ 
Nội dung 
Mục đích/ kết 
quả cần đạt 
được 
Người thực hiện/ 
phối hợp 
Điều kiện thực 
hiện 
Biện pháp 
thực hiện 
Rủi ro/ 
khó khăn 
Hướng khắc 
phục 
1. Tìm hiểu phân 
tích thực trạng về 
xây dựng và phát 
VHNT. 
Nắm lại tình 
hình thực hiện 
việc xây dựng 
và phát triển 
VHNT. 
BGH, Chủ tịch 
công đoàn, Đoàn 
TN, các TTCM. 
- Tình hình thực 
tế của trường và 
kinh phí. 
- Thực hiện từ 
08/8 đến 
11/8/2018. 
Tổ chức các 
buổi tọa đàm 
về vấn đề văn 
hóa, thu thập 
các ý kiến của 
GV về vấn đề 
văn hóa. 
Mất nhiều 
thời gian, 
có thể có ý 
kiến không 
đồng 
thuận. 
Chia nhóm nhỏ 
thực hiện theo 
các giai đoạn, 
nâng cao ý thức 
cho GV hiểu về 
các vấn đề 
VHNT. 
2. Tham quan mô 
hình hiệu quả về 
xây dựng VHNT. 
Trao đổi học 
tập kinh nghiệm 
lẫn nhau giữa 
các đơn vị. 
Hiệu trưởng phối 
hợp Chủ tịch 
công đoàn. 
Kinh phí, các 
mối quan hệ với 
các đơn vị bạn. 
- Thực hiện từ 
14/8 đến 
25/8/2018. 
Liên hệ đơn vị 
bạn để chuẩn 
bị nội dung và 
sắp xếp thời 
gian đi tham 
quan. 
Thiếu kinh 
phí, không 
sắp xếp 
được thời 
gian. 
Vận động các 
nguồn hỗ trợ, tổ 
chức tham 
quan, giao lưu 
với các đơn vị 
gần trường. 
3. Hình thành và 
phát triển môi 
trường VHNT. 
Tạo ra một môi 
trường để thực 
hiện các quy tắc 
về văn hóa của 
trường. 
BGH, Chủ tịch 
công đoàn, các 
TTCM. 
- Điều kiện cơ 
sở vật chất và 
tình hình thực tế 
của trường. 
- Trong cả năm 
học. 
Các bộ phận 
xây dựng, tạo 
môi trường 
làm việc, giao 
tiếp văn hóa 
phù hợp với 
Tiến trình 
thực hiện 
có thể 
không đều 
giữa các 
nhóm. 
Thường xuyên 
phổ biến quán 
triệt, định 
hướng nội dung 
thực hiện, họp 
đánh giá trao 
18 
thực tế. đổi, rút kinh 
nghiệm. 
4. Lập kế hoạch 
xây dựng phát 
triển văn hóa nhà 
trường. 
Đạt mục tiêu 
đưa ra. Đưa nhà 
trường ngày 
tiến bộ và phát 
triển mạnh về 
văn hóa. 
BGH, Chủ tịch 
công đoàn, Đoàn 
TN các TTCM 
- Kinh phí của 
trường. Máy vi 
tính. 
- Thực hiện từ 
22/8 đến 
10/9/2018. 
Nghiên cứu 
các văn bản về 
văn hóa. Sưu 
tầm tài liệu. 
Một số cán 
bộ giáo 
viên nhân 
viên chưa 
quan tâm. 
Bàn bạc trao 
đổi tại các buổi 
họp, nâng cao ý 
thức lợi ích của 
văn hóa nhà 
trường. 
5. Xây dựng 
những giá trị cốt 
lõi về văn hoá nhà 
trường. 
Đề ra những giá 
trị cốt lõi cụ thể 
rõ ràng về văn 
hóa nhà trường. 
Bí thư Chi bộ, 
BGH, Chủ tịch 
công đoàn, Đoàn 
TN 
- Kinh phí của 
trường. Máy vi 
tính. 
- Thực hiện từ 
11/9 đến 
30/9/2018. 
Hiệu trưởng 
xây dựng rồi 
đưa ra Hội 
đồng sư phạm 
bàn bạc thống 
nhất cần xây 
dựng những 
giá trị cốt lõi 
nào. 
GV, NV 
không 
phối hợp 
thực hiện 
những giá 
trị cốt lõi 
VHNT. 
Tổ chức tuyên 
truyền vận động 
và nêu những 
mặt tích cực 
trong việc GV, 
NV thực hiện 
xây dựng 
VHNT. 
6. Tổ chức xây 
dựng các quy 
định, quy chế về 
VHNT. 
Làm cơ sở để 
thực hiện các 
quy định về văn 
hóa trong nhà 
trường. 
BGH, phối hợp 
với Chủ tịch 
Công đoàn, các 
TTCM. 
- Các văn bản 
quy định về 
VHNT, quy chế 
hoạt động của 
đơn vị. 
Xây dựng dự 
thảo các quy 
định về 
VHNT, tổ 
chức lấy ý 
Có nhiều 
tình huống 
giao tiếp 
phát sinh, 
nhiều ý 
Tham khảo các 
ý kiến đóng 
góp, điều chỉnh 
bổ sung cho 
phù hợp tình 
19 
- Thực hiện từ 
01/10 đến 
14/10/2018. 
kiến đóng góp, 
và hoàn chỉnh 
các quy định. 
kiến trái 
chiều. 
hình và điều 
kiện thực tế của 
trường. 
7. Triển khai phổ 
biến các quy định, 
quy chế về 
VHNT. 
Để tất cả các 
thành viên 
trong tập thể 
nắm rõ các quy 
định về văn hóa 
trong nhà 
trường. 
BGH, Công đoàn 
các bộ phận, 
TTCM. 
- Tình hình và 
điều kiện thực tế 
của trường. 
- Thực hiện từ 
15/10 đến 
31/10/2018. 
Công khai trên 
bảng thông 
báo của 
trường, trang 
web trường, 
phổ biến trong 
các cuộc họp. 
Có thành 
viên chưa 
hiểu rõ nội 
dung, cách 
thực hiện. 
Thường xuyên 
phổ biến, hướng 
dẫn thực hiện. 
8. Tăng cường 
quản lý nề nếp và 
chất lượng dạy và 
học. 
Nhằm tăng 
cường quản lý 
nề nếp dạy học 
và chất lượng 
dạy và học. 
Ban giám hiệu, 
các bộ phận, 
TTCM. 
- Điều kiện cơ 
sở vật chất và 
tình hình thực tế 
của trường. 
- Thực hiện từ 
01/11 đến 
28/2/2018. 
Xây dựng nội 
quy của nhà 
trường, thực 
hành nề nếp 
dạy học; Kiểm 
tra đánh giá 
việc thực hiện 
nề nếp theo 
định kỳ và đột 
xuất. 
Một số GV 
chưa chấp 
hành tốt nề 
nếp dạy 
học. 
Giao TTCM kết 
hợp Công đoàn 
động viên, nhắc 
nhở, nếu còn tái 
phạm sẽ đưa ra 
HĐSP để kiểm 
điểm. 
9. Phối kết hợp 
với địa phương và 
gia đình trong xây 
Nhằm huy động 
các nguồn lực 
trong và ngoài 
BGH, Công 
đoàn, Đoàn TN 
và Ban đại diện 
- Tình hình thực 
tế của trường và 
kinh phí. 
Lập KH phối 
hợp với gia 
đình HS; Giao 
Một số gia 
đình chưa 
tích cực 
Giao GVCN 
phối hợp với 
Ban đại diện 
20 
dựng VHNT. trường vào 
công tác xây 
dựng VHNT. 
CMHS. - Thực hiện từ 
01/3 đến 
01/4/2018. 
nhiệm vụ cho 
từng thành 
viên phù hợp 
với khả năng 
của từng 
người. 
phối hợp, CMHS vận 
động thuyết 
phục phụ huynh 
phối hợp. 
10. Tổ chức 
phong trào thi 
đua xây dựng 
VHNT. 
Nhằm thực hiện 
có hiệu quả kế 
hoạch xây dựng 
VHNT. 
BGH, Công 
đoàn, Đoàn TN, 
các TTCM. 
- Điều kiện cơ 
sở vật chất và 
tình hình thực tế 
của trường. 
- Trong cả năm 
học. 
Thi đua giữa 
các lớp về 
thực hiện tốt 
nội quy; Thi 
đua hưởng 
ứng phát huy 
vai trò chủ thể 
hoạt động của 
giáo viên. 
Một số chỉ 
tiêu thi đua 
quá cao. 
Cùng Công 
đoàn xem xét 
điều chỉnh lại 
cho phù hợp. 
11. Kiểm tra đánh 
giá, rút kinh 
nghiệm xây dựng 
VHNT. 
Đánh giá các 
mặt thực hiện 
tốt để phát huy, 
khắc phục các 
mặt còn tồn tại, 
hạn chế. 
Ban giám hiệu, 
chủ tịch công 
đoàn, các tổ 
trưởng. 
Các báo cáo tình 
hình thực hiện. 
Tình hình, diễn 
biến thực tế tại 
trường. 
- Thực hiện 
trong tháng 
5/2018. 
Tổng hợp báo 
cáo, ý kiến 
phản hồi từ 
các thành viên 
trong quá trình 
thực hiện, 
khen thưởng, 
xử lý vi phạm. 
Có thể do 
nể nang 
trong đánh 
giá nên 
một số cá 
nhân 
không hài 
lòng. 
Căn cứ các quy 
định để rà soát 
lại kết quả đánh 
giá. Tham khảo 
nhiều ý kiến về 
kết quả đánh 
giá. 
21 
4. Kết luận và kiến nghị. 
4.1. Kết luận. 
 Đối với nhà trường văn hóa là tài sản quý giá nhất bởi lẽ nhà trường là nơi bảo 
tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa của xã hội. Văn hóa nhà trường có tác động đến mọi 
khía cạnh sư phạm của nhà trường. Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn 
đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Phát triển văn hóa 
nhà trường có ý nghĩa tích cực đối với học sinh, đối với giáo viên và cả đối với lãnh 
đạo nhà trường. 
 Xây dựng và phát riển văn hóa nhà trường giúp tạo ra một môi trường học tập 
thuận lợi, thân thiện, an toàn và văn minh từ đó giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm của 
mình đối với gia đình, thầy cô và bản thân. Từ đó tích cực học tập, nỗ lực phấn đấu đạt 
thành tích học tập tốt nhất. Đối với giáo viên văn hóa nhà trường thúc đẩy các mối 
quan hệ tốt đẹp, sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để hoàn thành tốt 
các nhiệm vụ. Đồng thời tạo ra bầu không khí cở mở, thân thiện, tin cậy lẫn nhau từ đó 
thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với lãnh đạo văn hóa nhà trường giúp 
tạo ra một môi trường dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà 
trường để mọi người cùng nhau quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu chung của nhà 
trường. Đồng thời tránh được những mẫu thuẫn hay xung đột, tiêu cực có thể xảy ra. 
 Sau khi thực hiện tiểu luận này bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng và phát 
triển văn hóa nhà trường là hết sức cần thiết và nó đòi hỏi tất cả các thành viên trong 
nhà trường phải cùng nhận thức đúng về văn hóa nhà trường, mọi người cùng có trách 
nhiệm tham gia xây dựng và phát triển văn hóa của nhà trường. Ngoài ra, việc xây 
dựng văn hóa nhà trường không chỉ dành cho nhà trường mà còn cần sự chung tay góp 
sức và thực hiện đồng bộ từ các cơ quan và của cả xã hội. 
4.2. Kiến nghị. 
 * Đối với Phòng giáo dục đào tạo Trà Cú: 
 - Tăng cường công tác chỉ đạo các trường trong việc xây dựng và phát triển văn 
hóa tại các đơn vị trường trực thuộc. 
 - Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, triển khai các kế hoạch trong việc 
xây dựng văn hóa trong nhà trường. 
 - Tổ chức các hội thi về tuyên truyền, phổ biến về văn hóa nhà trường phong 
phú, đa dạng về hình thức. 
22 
 - Hỗ trợ nguồn kinh phí cho các trường trong việc xây dựng và thực hiện các 
quy tắc văn hóa trong nhà trường. 
 * Đối với chính quyền địa phương: 
 - Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các ngành thực hiện tốt công tác phối hợp 
với nhà trường trong các hoạt động tổ chức xây dựng và phát triển văn hóa của nhà 
trường. 
 - Có kế hoạch vận động, hỗ trợ nguồn kinh phí cho nhà trường trang bị về cơ 
sở vật chất và các hoạt động về xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường. 
23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông năm 2013 của trường 
Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 
[2] Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng 
Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính 
nhà nước. 
[3] Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-
BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào 
tạo) 
[4] Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Quy định về đạo đức nhà giáo 
[5] Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông 
tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo) 
[6] Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về 
việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học 
[7] Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018 của trường 
Tiểu học Định An 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_to_chuc_xay_dung_van_hoa_truong_tieu_hoc_dinh_an_h.pdf